Đặc điểm về hình thức

Một phần của tài liệu Luận văn: CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY doc (Trang 97 - 102)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

3.2.1. Đặc điểm về hình thức

Trên cở sở thống kê từ 102 câu hỏi trong trong 5 truyện ngắn của Nông Viết Toại, chúng tôi nhận thấy, các câu hỏi trong truyện ngắn của Nông Viết Toại đƣợc cấu tạo nhờ bốn phƣơng tiện sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

a. Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt

Trong truyện ngắn Nông Viết Toại, câu hỏi đƣợc cấu tạo nhờ các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt xuất hiện nhiều nhất (47 câu, chiếm 46,1% tổng số câu hỏi). Loại câu hỏi dạng này tồn tại ở cả độc thoại và hội thoại, nó có mặt trong tất cả các truyện ngắn của “Tuyển tập Nông Viết Toại”. Ví dụ:

Boong mầu pây lẳc au cúa mang cúa nguyễn tầu mà?” (chúng mày-đi-

lấy-trộm-của-bùa-của-yểm-tầư-về = Chúng mày đã lấy trộm của bùa của yểm

ở đâu mang về nhà?) [Ngần muộc, tr. 184]

Câu tẻ ngòi mầu phi pửt xảm cặn tầư?” (tao-còn-xem-mày-ma pựt-sợ-

cặn tầư = Để tao xem con ma pựt ghê ghớm đến thế nào?) [Cái pựt, tr. 174] “Cần hâu lẩu pện lừ dè?” (ngƣời-ta-nói-pện lừ-thế = Ngƣời ta nói nhƣ thế nào?) [Hăn phi, tr. 149]

Kha mầư lăng pện nảy?” (chân-mày-lăng-thế này = Chân mày bị làm sao thế?) [Chài vệ quốc đoàn, tr. 199]

“Pện nảy hết lừ?” (thế này-hết lừ = Thế này làm sao?) [Boỏng tàng tập éo, tr. 119]

Phần lớn các câu hỏi này đƣợc dùng khi các nhân vật trong truyện muốn biết thông tin từ ngƣời nghe, nói cách khác là ngƣời nói đang có nhu cầu lấp đầy, hoàn thiện những thông tin còn khuyết thiếu mà bản thân chƣa biết, chƣa rõ.

Ở một số trƣờng hợp các câu hỏi loại này đƣợc dùng vào mục đích khác.

Chẳng hạn nhƣ hỏi để bộc lộ sự lo lắng “Cà này hết lừ?” (giờ này-làm sao =

Giờ làm thế nào?), hỏi để ƣớm lời “Chao cạ ngỏ pây thủ te, mầu hết lừ? (nếu-

nói-tôi-đi-đầu thú-mày-hết lừ = Giá nhƣ tôi đi đầu thú thì mình nghĩ sao?)...thông thƣờng các câu hỏi này đƣợc dùng trong độc thoại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Dùng các từ ngữ biểu thị tình thái ở cuối câu

Số lƣợng các câu hỏi đƣợc cấu tạo nhờ các từ ngữ biểu thị tình thái trong truyện ngắn thuộc “Tuyển tập Nông Viết Toại” là 33 câu, chiếm 32%. Chúng có mặt ở cả năm truyện ngắn đƣợc khảo sát, xuất hiện ở cả trong hội thoại và độc thoại. Ví dụ:

(1) Pỏ khươi lỏ? (em rể-lỏ = Em rể à?) [Boỏng tàng tập éo, tr. 116]

(2) Me ơi, kin pjầu dá lỏ? (mẹ-ơi-ăn-cơm-dá lỏ = mẹ ơi ăn cơm chƣa?) [Hăn phi, tr. 157]

(3) Dò, khảm đảy kha tẻ tẻo cạ bấu đảy kha mương lò?

(dò-vƣợt-đƣợc-chân-suối-lại-bảo-không-đƣợc-chân-mƣơng- = Chả

nhẽ, vƣợt qua đƣợc con suối mà lại không qua đƣợc con mƣơng à?) [Ngần muộc, tr.188]

(4) Bấu hung lẻ lan mầu chẳn quá vằn dá bấu dạc lò?

(không-nấu-thì-cháu-mày-nhịn-hơn-ngày-rồi-không-đói-= Không nấu

thì ăn gì, cháu đã nhịn cả ngày rồi không đói à?) [Chài vệ quốc đoàn, Tr.202] (5) Chang bản rườn hâu mì sáy pết mẻ Slay nỏ? (trong-bản-nhà-ta-có- trứng-vịt-mẹ-Slay-nỏ = Trong bản có nhà bán trứng vịt mẹ Slay nhỉ?) [Cái pựt, Tr.169]

Các từ ngữ biểu thị tình thái dùng để hỏi trong “Tuyển tập Nông Viết Toại gồm có 6 từ, là: lò, dế, nỏ, lỏ,nẹ, dè. Các từ này có tần số xuất hiện

không giống nhau. Qua khảo sát, có thể nhận thấy là từ đƣợc sử dụng nhiều

nhất (17 câu, chiếm 52% tổng số các câu hỏi có cấu tạo nhờ các từ ngữ biểu thị tình thái). Từ này có mặt trong tất cả các truyện ngắn đƣợc khảo sát. Các từ khác có tần số xuất hiện ít hơn, đặc biệt nẹ là từ có tần số xuất hiện ít nhất (1 câu, chiếm 3%).

Nhìn chung, các câu hỏi này thƣờng mang đậm tính chất chủ quan của ngƣời hỏi. Điều đƣợc các nhân vật nêu ra để hỏi không phải là điều hoàn toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xa lạ với họ. Thậm chí có thể đó là điều ngƣời hỏi đã biết rõ, nhƣng theo cách cảm nhận chủ quan của mình, họ cần bày tỏ cách nhìn nhận đánh giá về điều đó và muốn xác định xem ý ngƣời nghe nhƣ thế nào trƣớc hiện thực đó. Nó có thể là sự phỏng đoán, đánh giá, yêu cầu hay mỉa mai, bực dọc

c. Dùng từ ngữ phủ định

Trong 102 câu hỏi thuộc năm truyện ngắn đƣợc khảo sát, có 15 câu hỏi cấu tạo nhờ từ ngữ phủ định, chiếm 14,7%. Các câu hỏi loại này tuy có số lƣợng không nhiều nhƣng có vai trò quan trọng góp phần thể hiện sự đa dạng trong cách diễn đạt của các nhân vật. Câu hỏi dùng từ ngữ phủ định có mặt trong tất cả các truyện ngắn của “Tuyển tập Nông Viết Toại”. Ví dụ:

- Truyện “Boỏng tàng tập éo”

Pện pỉ khươi vẳn nảy nắm mừa đuổi bại pí phát rẩy phái dú Pù Lăng Chủa náo chử bấu? (thế-anh-rể-hôm-nay-không-về-với-chị-phát-rẫy-ở-núi-

Lăng-Chủa-đâu-chử bấu = Thế chiều nay anh rể không cùng chị đi phát rẫy ở

núi Lăng Chủa đâu phải không?) [129] - Truyện “Chài vệ quốc đoàn”

Pện nâư nẩy lan đồng chí kin ngài tỉ hâư xằng? (thế-hôm nay-cháu-đồng

chí-ăn-cơm-ở-đâu-xằng = Thế từ sáng đến giờ cháu đồng chí ăn cơm chƣa?)

[199]

- Truyện “Hăn phi”

Mái cạ mì phi táng đếnh đảy hăn bấu? (nếu-nói-có-ma-thì-bà ấy-đƣợc- thấy-bấu = Nếu có ma thật đi nữa thì liệu bà ta có nhìn thấy không?) [152]

- Truyện ngắn “Ngần muộc”

Xằng thâng pi fạ, ngám đảy slí hả ăn bươn. Đảy au lăng khảu rườn mà bấu? (chƣa-tới-năm-trời-mới-đƣợc-bốn-năm-cái-tháng-đƣợc-lấy-gì-vào-nhà- về-bấu = Chƣa đầy một năm, mới có bốn năm tháng nay, có đƣợc mang gì vào nhà không?) [178]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Truyện ngắn “Cái pựt”

Chăn chử pện bấu pí Then? (có-phải-thế-bấu-bác-then = Có phải thế không bác Then?) [165]

d. Sử dụng từ ngữ chỉ sự lựa chọn

Mặc dù có số lƣợng không nhiều (10 câu, chiếm 9,8%) nhƣng trong các truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại thì đây là loại câu hỏi khá đặc biệt. Thông thƣờng, trong tiếng Tày câu hỏi loại này đƣợc dùng khi ngƣời hỏi muốn hƣớng ngƣời nghe đến những khả năng lựa chọn. Và theo đánh giá của ngƣời nói thì các khả năng lựa chọn này đều có xác xuất nhƣ nhau không nghiêng về bên nào. Tuy nhiên, trong các truyện ngắn của Nông Viết Toại, các câu hỏi sử dụng từ ngữ chỉ sự lựa chọn thƣờng là những câu hỏi độc thoại nội tâm, nói cách khác đó là câu hỏi do bản thân các nhân vật tự đặt ra để bộc lộ những trăn trở, những suy nghĩ của bản thân, những đấu tranh trong tƣ tƣởng. Đó không phải là những câu hỏi yêu cầu phải trả lời. Ví dụ:

(1) Bại đồng chí nhằng slứn lầu lụ bấu slứn lầu? (các-đồng-chí-còn-tin- ta-lụ-không-tin-ta = Liệu các đồng chí còn tin ta hay không?) [Boỏng tàng tập éo, tr.121]

(2) Thai phi lụ ni đíp? (chết-ma-lụ-sống-nhục = Không biết chết rồi thành ma hay vẫn sống kiếp chui nhục?) [Boỏng tàng tập éo, tr.143]

(3) Pửt Lem pốc fà nòn chang sluổn bấu chắc cạ tẻ lẳc chẳn khua lụ khổm khỏ? (pựt-lem-đắp-chăn-ngủ-trong-buồng-không-biết-là-cƣời-nín-lụ- khốn khó = Pửt Lem đang đắp chăn nằm trong buồng, không biết đang nín cƣời hay khóc?) [Cái pựt, tr.175].

Ngoài bốn phƣơng tiện chính trên, trong truyện ngắn của Nông Viết Toại còn có những câu hỏi đƣợc cấu tạo nhờ ngữ điệu. Các câu hỏi loại này có số lƣợng không nhiều song nó góp phần thể hiện sự đa dạng trong cách diễn đạt của các nhân vật trong truyện nói riêng và trong ngôn ngữ Tày nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Luận văn: CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY doc (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)