1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN cứ KHOA học CHO VIỆC xây DỰNG CHIẾN lược PHÒNG NGỪA và NÂNG CAO HIỆU QUẢ đấu TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ở VIỆT NAM CHO đến năm 2020

317 293 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 317
Dung lượng 5,23 MB

Nội dung

Hạn chế trong việc thực hiện chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước về 2.3 Thiếu cơ chế để bảo đảm an toàn và động viên nhân dân cũng như các cơ quan thông tin đại chúng, nhà báo tíc

Trang 1

TTCP

VKHTT

THANH TRA CHÍNH PHỦ Viện khoa học thanh tra

TS Mai Quốc Bình Phó Tổng Thanh tra – Thanh tra Chính phủ

6754

10/3/2008

Hà Nội, 7 – 2007

Trang 2

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

1 TS Mai Quốc Bình – Phó Tổng Thanh tra, TTCP

2 TS Lê Tiến Hào – Phó Tổng Thanh tra, TTCP

3 TS Nguyễn Văn Thanh - Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra, TTCP

4 ThS Đinh Văn Minh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra, TTCP

5 GS.TS Trần Ngọc Đường – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

6 GS.TSKH Đào Trí Úc - Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật

7 PGS.TS Phạm Sỹ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam

8 Thiếu tướng PGS.TS Lê Văn Cương - Viện Chiến lược và khoa học Công an

9 TS Nguyễn Văn Luật - Viện trưởng Viện khoa học Xét xử, TANDTC

10 TS Nguyễn Văn Thuỵ - Nguyên vụ trưởng, Ban trung ương 6(2)

11 TS Ngô Văn Điểm – Phó trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng

12 TS Nguyễn Văn Lạng – Phó Chánh Thanh tra, Bộ Tài nguyên môi trường

13 ThS Trần Đại Thắng - Viện khoa học Kiểm sát, VKSNDTC

14 Phan An Sa – Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin

15 Trần Quang Trung – Chánh Thanh tra Bộ Y tế

16 ThS Trần Huy Trường - Trưởng phòng Thanh tra, Bộ Tài chính

17 Trần Đức Lượng - Vụ trưởng Vụ II, Thanh tra Chính phủ

18 Cao Văn Thống - Phó vụ trưởng Uỷ ban kiểm tra trung ương

19 Lê Văn Lân – Vụ trưởng, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng

Trang 3

CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa HĐND : Hội đồng nhân dân

UBND : Uỷ ban nhân dân UBTVQH : Uỷ ban thường vụ Quốc hội NDT : Nhân dân tệ

TTDVMSC : Trung tâm dịch vụ mua sắm công MSCTT : Mua sắm công tập trung

Trang 4

MỤC LỤC

Chương I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ CÔNG TÁC

I Quan niệm và các dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng 16

1.2 Các dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng 18

III Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành 21

4.1 Văn hoá và sự cần thiết tiếp cận vấn đề tham nhũng từ góc độ văn hoá 23

4.2 Đặc trưng, nguồn gốc và hậu quả của tham nhũng – nhìn từ góc độ văn hoá 24

4.3 Vấn đề phòng, chống tham nhũng – nhìn từ góc độ văn hoá 25

V Một số nét về lịch sử pháp luật chống tham nhũng ở nước ta 26

5.1 Quan niệm và kinh nghiệm chống tham nhũng trước Cách mạng tháng Tám 26

5.2 Quan niệm và kinh nghiệm chống tham nhũng thời kỳ sau Cách mạng tháng

VI Quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ tịch về tham nhũng và đấu tranh chống

6.1 Quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ tịch về tham nhũng 30

6.2 Quan điểm của Hồ Chủ tịch về chống tham nhũng 33

Chương II THỰC TRẠNG, HẬU QUẢ VÀ NGUYÊN NHÂN

THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

39

1.1 Khái quát chung về thực trạng tham nhũng và những khó khăn trong việc đánh

1.3 Tình hình tham nhũng trong một số lĩnh vực cụ thể 52

1.4 Đối tượng tham nhũng 61

2.1 Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của

2.2 Tham nhũng cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước 62

2.3 Tham nhũng làm thay đổi, xâm phạm, thậm chí đảo lộn những chuẩn mực đạo

đức xã hội, làm vẩn đục mối quan hệ xã hội và những giá trị đạo đức tốt đẹp có tính

truyền thống của dân tộc

63

2.4 Tình trạng tham nhũng của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước làm hoạt động

công vụ trở thành hoạt động vụ lợi, tha hoá 63

2.5 Tham nhũng xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự

nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội 63

Trang 5

III Những nguyên nhân chủ yếu của tệ tham nhũng hiện nay 64

3.1 Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác

quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém 64

3.2 Cơ chế chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ 65

3.3 Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin – cho” vẫn còn

phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo kẽ hở cho sự sách

nhiễu, vòi vĩnh, ăn hối lộ

66 3.4 Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường 66 3.5 Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống tham

nhũng chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ chế phối hợp cụ thể, hữu

hiệu

68

3.6 Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu 69

3.7 Do ảnh hưởng của một số tập quán văn hóa cũ không lành mạnh 70

3.8 Việc huy động lực lượng đông đảo nhân dân cũng như sự tham gia của lực

lượng báo chí vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn chưa được quan tâm đúng

mức

71

3.9 Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tham nhũng và đấu

tranh chống tham nhũng mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa tạo ra một sự

chuyển biến tích cực trong ý thức của xã hội trong việc phản ứng với tệ nạn tham

nhũng cũng như đề cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc tham gia vào

cuộc đấu tranh chống tham nhũng

72

Chương III TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG

I Về những kết quả đã đạt được trong công tác đấu tranh chống tham nhũng 73

1.1 Về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng 73

1.2 Công tác phòng ngừa phát hiện và xử lý tham nhũng của các cơ quan nhà nước 77

1.3 Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, nhân dân và các cơ quan thông tin đại

II Về những hạn chế, nhược điểm trong công tác phòng, chống tham, nhũng 93

2.1 Việc ban hành chủ trương, chính sách, giải pháp về phòng, chống tham nhũng

còn chậm và thiếu những quy định chưa chặt chẽ, tính khả thi chưa cao 93

2.2 Hạn chế trong việc thực hiện chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước về

2.3 Thiếu cơ chế để bảo đảm an toàn và động viên nhân dân cũng như các cơ quan

thông tin đại chúng, nhà báo tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh chống tham

2.4 Quá trình điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm về tham nhũng thường gặp

nhiều khó khăn hơn so với các tội phạm khác 101

2.5 Việc phối kết hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý cán bộ, công chức có hành vi tham

III Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trong tổ chức phòng, chống tham

Trang 6

Chương IV YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VỚI NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

108

I/ Những tiêu chuẩn cơ bản của một nhà nước pháp quyền 109

1.1 Nhà nước pháp quyền dựa trên nền tảng của chủ nghĩa lập hiến 109

1.2 Pháp luật giữ vị trí chi phối và có hiệu lực pháp lý tối thượng trong xã hội, Nhà

nước cũng phải chịu sự ràng buộc của pháp luật 110

1.3 Bảo đảm nguyên tắc phân quyền và yêu cầu về sự độc lập của tư pháp 111

1.4 Pháp luật phải được áp dụng công bằng, nhất quán, phải bảo đảm tính công

khai, sự minh bạch, dễ tiếp cận, áp dụng kịp thời 112

1.5 Tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người 113

II Những yêu cầu đặt ra đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam và vấn đề đấu tranh chống tham nhũng 115

2.2 Các yêu cầu và nguyên tắc của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta –

cơ sở của việc xác định giải pháp phòng, chống tham nhũng 118

2.3 Giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước là điều kiện cần thiết để phòng,

chống tham nhũng trong một nhà nước pháp quyền 128

2.4 Giám sát của xã hội dân sự đối với các hoạt động của bộ máy nhà nước và cán

bộ, công chức là một yếu tố quan trọng góp phần đấu tranh chống tham nhũng 133

Chương V MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

TRONG LỊCH SỬ NƯỚC TA VÀ TRÊN THẾ GIỚI 137

I Sơ lược lịch sử về chống tham nhũng ở nước ta 137

1.1 Pháp luật chống tham nhũng thời kỳ phong kiến 137

1.2 Pháp luật chống tham nhũng từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 147

II Quan niệm về tham nhũng và chủ trương phòng, chống tham nhũng của các

2.1 Quan niệm về tham nhũng 150 2.2 Tình hình phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới 152

III Những giải pháp phòng, chống tham nhũng chủ yếu ở các nước 157

IV Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chống tham

4.1 Khái quát mô hình tổ chức của các cơ quan chống tham nhũng trên thế giới 170

4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chống tham nhũng theo các mô hình khác

V Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng 177

5.3 Hình sự hoá và thực thi pháp luật: 180

5.4 Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi phê chuẩn Công ước 181

VI Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong đấu tranh chống tham nhũng 181

Trang 7

6.1 Liên Hợp quốc 182 6.2 Tổ chức về phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) 182

6.6 Tổ chức toàn cầu của Nghị viện chống tham nhũng (GOPAC) 185

VII Nội dung cơ bản của chiến lược phòng, chống tham nhũng của một số

7.1 Các đánh giá về bối cảnh xây dựng và thực hiện chiến lược 186

7.2 Các giải pháp phòng, chống tham nhũng 187

7.3 Tổ chức thực hiện chiến lược 194

Chương VI CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH

CHỐNG THAM NHŨNG

198

I Các giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất, trách nhiệm của cán bộ, công

chức, tăng cường kiểm soát hoạt động công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng 200

1.1 Về công tác cán bộ 200 1.2 Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và nâng cao nhận

thức, ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức

202 1.3 Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công quyền 203

1.4 Xây dựng và bảo đảm thực hiện qui tắc ứng xử của cán bộ công chức: 207

1.5 Tăng cường minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, đề cao tính tự

giác và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức danh lãnh

đạo, quản lý trong các cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội 209

1.6 Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan,

tổ chức hoặc ngành lĩnh vực, địa phương mà mình phụ trách 211

1.7 Cải cách chế độ tiền lương nhằm phòng ngừa tham nhũng 211

1.8 Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ của các cơ quan nhà

II Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội nhằm nâng

2.1 Về quản lý và sử dụng đất đai 214

2.2 Công tác quản lý đầu tư xây dựng và hoạt động mua sắm công 215

2.3 Đẩy mạnh cải cách nền tài chính công, kiểm soát tốt hơn nữa công tác thu chi,

2.4 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; tăng cường quản lý vốn

2.5 Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm phòng ngừa tham nhũng 221

III Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ

quan nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng 227

3.1 Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan có chức năng phát hiện và xử lý

Trang 8

3.4 Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét

IV Các giải pháp nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của xã hội tham gia

4.1 Các giải pháp nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của xã hội tham gia tích

4.2 Phát huy vai trò của xã hội công dân trong đấu tranh chống tham nhũng 235

V Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng 237

Chương VII ĐỊNH HƯỚNG, YÊU CẦU, NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG

THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

III Cơ cấu và những nội dung cơ bản của chiến lược phòng, chống tham

Trang 9

BÀI TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài: Đánh giá một cách toàn diện thực

trạng tham nhũng và cơ chế phòng, chống tham nhũng hiện nay, từ đó dự báo về tình hình tham nhũng trong thời gian tới và đưa ra những luận cứ khoa học cho hình thành Chiến lược chống tham nhũng ở Việt Nam đến năm

2020

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài và sự cần thiết phải nghiên cứu Đề tài: Phòng, chống tham nhũng luôn là vấn đề

được quan tâm tại nhiều nước trên thế giới và hiện nay đang trở thành vấn đề

có tính chất quốc tế Tại nhiều nước cũng như một số tổ chức quốc tế có các công trình nghiên cứu hoặc đánh giá về vấn đề này Tuy nhiên ở mỗi nước đều có những điều kiện về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa khác nhau nên định hướng và kết quả nghiên cứu các giải pháp đấu tranh chống tham nhũng cũng khác nhau Kinh nghiệm cho thấy các giải pháp đấu tranh chống tham nhũng ở các nước là khác nhau và cần có sự nghiên cứu, vận dụng một cách có lựa chọn

Thanh tra Chính phủ, Ban chỉ đạo TW 6 (lần 2), Ban Nội chính TW Đảng, Bộ Tài chính đã có những nghiên cứu, đánh giá bước đầu về thực trạng, nguyên nhân tham nhũng và đưa ra một số kiến nghị về đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng

Ngoài ra, từ trước đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về chống tham nhũng, những thường nghiên cứu tham nhũng ở từng phương diện cụ thể hay từng lĩnh vực cụ thể và chủ yếu nghiên cứu tham nhũng với tính chất là một tội phạm hình sự Chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện cơ sở khoa học vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng, đặc biệt là nghiên cứu tham nhũng như một hiện tượng chính trị - văn hoá - xã hội để tìm ra các giải pháp có tính chất tổng thể nhằm phòng ngừa và chống tham nhũng có hiệu quả

Trong khi đó, Công ước chống tham nhũng của LHQ mà Tổng Thanh tra thay mặt Chính Phủ ký ngày 9-12-2003 yêu cầu các quốc gia thành viên phải xây dựng Chính sách quốc gia/Chiến lược chống tham nhũng.Để chuẩn

bị tích cực cho việc phê chuẩn Công ước, Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ khẩn trương nghiên cứu nhằm góp phần cùng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng chiến lược phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Trang 10

Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng Chiến lược tổng thể về phòng, chống tham nhũng bao gồm những giải pháp cấp bách trước mắt và những giải pháp cơ bản có tính chất chiến lược

Đặc biệt, việc nghiên cứu đề tài này gắn bó chặt chẽ và có tác dụng tương tác, hỗ trợ cho việc soạn thảo Luật chống tham nhũng mà Quốc hội và Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ chủ trì trong năm 2005

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật được sử dụng:

Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng lớn và rất phức tạp cho nên cần sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, cụ thể như sau:

1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:

Xem xét tham nhũng với tư cách là một hiện tượng xã hội lịch sử, đặc biệt khi nghiên cứu về bản chất, nguyên nhân và nguồn gốc của nó; quan hệ của tệ tham nhũng với việc thực hiện quyền lực và quá trình phát triển của bộ máy nhà nước; đấu tranh chống tham nhũng như là một yêu cầu tất yếu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nghiên cứu các biện pháp phòng, chống tham nhũng trên quan điểm lịch

sử cụ thể để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay cũng như dự báo trước những nguy cơ và chiều hướng phát triển của tệ tham nhũng trong những năm tiếp theo

2 Phương pháp hệ thống cấu trúc:

Đặt vấn đề phòng, chống tham nhũng trong tổng thể quá trình đổi mới

hệ thống chính trị, đổi mới bộ máy nhà nước và cải các hành chính cũng như quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

4 Phương pháp điều tra xã hội học:

Cần thiết phải đánh giá nhận thức và phản ứng của xã hội đối với tệ tham nhũng, từ đó xem xét các khả năng và yếu tố nhằm thức đẩy sự tham gia của

xã hội vào đấu tranh phòng chống tham nhũng

5 Phương pháp mô hình hoá:

Trang 11

Đề tài hướng tới việc tìm ra các giải pháp cụ thể cho đấu tranh phòng chống tham nhũng cho nên cần mô tả sự hình thành, phát triển tệ tham nhũng nói chung và các biện pháp tác động nhằm ngăn ngừa tham nhũng, đồng thời

mô tả một số hành vi tham nhũng điển hình và sự tham tham gia của các yếu

tố có liên quan Trên cơ sở đó nêu ra các hướng tác động nhằm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới loại trừ tham nhũng Để đạt mục tiêu nghiên cứu

đó, Đề tài đã thực hiện các công việc chính sau: thu thập thông tin tài liệu trong nước và nước ngoài về chống tham nhũng; tiến hành điều tra xã hội học, khảo sát thực tế trong nước và ngoài nước; phân tích tài liệu, số liệu điều tra khảo sát; tổ chức hội thảo khoa học Về phương pháp nghiên cứu, Đề tài

đã kết hợp khảo sát thu thập tài liệu hiện có với điều tra phỏng vấn, thực hiện phân tích – tổng hợp, so sánh, kết hợp logic và lịch sử, …Các kết quả nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài đã được kế thừa và quá trình nghiên cứu luôn xuất phát từ tình hình thực tiễn cũng như xu hướng phát triển và biến động của tình hình

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hơn 70 năm xây dựng và đấu tranh cách mạng, nước ta đã giành được nhiều thắng lợi trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước hơn 20 năm qua đã và đang từng bước đưa đất nước ta vững chắc đi lên, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, vị trí và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định Những thành tựu quan trọng đó minh chứng đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyết tâm của Nhà nước và nhân dân ta trong việc xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh Tuy nhiên, chúng ta đang gặp nhiều trở ngại, trong đó tệ nạn tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn nhất vì nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ ta

Nhận thức rõ tác hại nguy hiểm của tệ nạn tham nhũng, Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định nạn tham nhũng đang

là một nguy cơ trực tiếp quan hệ đến sự sống còn của hệ thống chính trị và nêu nhiệm vụ phải tiến hành đấu tranh kiên quyết, thường xuyên và có hiệu quả chống nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước, trong các ngành, các cấp từ

trung ương đến cơ sở Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng nêu rõ:

“Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, gây bất bình trong nhân dân

và là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta” 1 Nghị quyết Đại hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Tích cực

phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của

xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn

đe doạ sự sống còn của chế độ ta” 2 Thể chế hoá quyết tâm, chủ trương của

Đảng, ngày 29/11/2005, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 đã ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh chống tham nhũng Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Luật phòng, chống tham nhũng của Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều hoạt động thiết thực như ban hành chương trình hành động, hoàn thiện thể chế, huy động và kiện toàn lực lượng, tổ chức bộ máy để phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng

1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, 2002, Tr 76

2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 45,46

Trang 13

Với những nỗ lực to lớn của Đảng và Nhà nước, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tham nhũng của Việt Nam thời gian vừa qua đã đạt được một số kết quả tích cực Tuy nhiên, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, đầy cam go và phức tạp, đòi hỏi phải tập trung rất cao sự chỉ đạo, điều hành cũng như nỗ lực thực hiện của cả hệ thống chính trị; gắn liền với hiệu quả xây dựng thể chế, cải cách bộ máy nhà nước và nền hành chính, cải cách tư pháp; liên quan đến việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức v.v… Để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, trước hết, cần phải nhận diện đúng bản chất, đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng để từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu và lộ trình cụ thể để đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn này Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phòng ngừa

và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên cơ sở khoa học

và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ở từng giai đoạn giai đoạn cụ thể

Cho đến nay, mặc dù đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về tham nhũng và các vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách độc lập, toàn diện về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng, chỉ ra đầy đủ, có hệ thống những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và việc xây dựng chiến lược phòng, chống tham nhũng nói riêng Chính vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ những luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam là yêu cầu khách quan và cấp thiết Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Thanh tra Chính phủ đã

được giao nhiệm vụ nghiên cứu “Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến

lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam cho đến năm 2020” dưới hình thức Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà

nước theo Quyết định số 562/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề thuộc về thể chế chính trị và tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như các yếu tố về kinh tế xã hội Mục tiêu chính của đề tài là nhằm nghiên cứu một cách toàn diện thực trạng tham nhũng ở Việt Nam, những nguyên nhân chủ yếu của tham nhũng, những biểu hiện mới của tham nhũng

Trang 14

trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường để từ đó đề ra các giải pháp có tính chất chiến lược, lâu dài để đấu tranh với tệ nạn này; góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của nhà nước và xã hội theo những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

Qua hơn hai năm thực hiện, nhiều nội dung nghiên cứu của đề tài đã được triển khai tích cực và có kết quả Các chuyên đề nghiên cứu đã được thực hiện với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, những người làm công tác quản

lý cũng như những cán bộ, công chức trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng Kết quả nghiên cứu của các chuyên đề cũng được tổng thuật và đưa ra thảo luận trong các nhóm chuyên gia để đánh giá cho ý kiến tiếp tục hoàn chỉnh Để đề tài phản ánh đúng yêu cầu của thực tiễn, Ban Chủ nhiệm đề tài đã tổ chức việc khảo sát tại một số địa phương để đánh giá về nhận thức về tham nhũng của các tầng lớp nhân dân hiện nay Ngoài ra, Ban chủ nhiệm Đề tài cũng đã tiến hành chuyến khảo sát nghiên cứu tại Ba Lan và Cộng hoà Liên bang Đức về kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng và tập hợp nghiên cứu nhiều tài liệu về phòng, chống tham nhũng ở các nước và các tổ chức quốc tế

Việc triển khai nghiên cứu đề tài được thực hiện trong bối cảnh tham nhũng đang trở thành một trong những quốc nạn lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta, đấu tranh chống tham nhũng đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm quan trọng của bộ máy nhà nước Trước tình hình đó, thực hiện nhiệm vụ do Quốc hội, Chính phủ giao, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan soạn thảo Luật phòng, chống tham nhũng (đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005) Bên cạnh đó, sau khi Việt Nam ký kết Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, để chuẩn bị cho việc phê chuẩn Công ước, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành rà soát hệ thống pháp luật, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam khi tham gia Công ước

Quá trình nghiên cứu đề tài đã gắn bó chặt chẽ với quá trình xây dựng Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành, quá trình xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết TW 3 khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Hầu hết các nội dung nghiên cứu của đề tài đã được thảo luận trong khi soạn thảo Luật

Trang 15

phòng, chống tham nhũng và xây dựng Nghị quyết TW 3 Không ít những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài đã được tiếp thu trực tiếp vào nội dung của đạo luật và Nghị quyết (vấn đề công khai minh bạch hoạt động của cơ quan tổ chức đơn vị, vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức ) Bên cạnh đó, quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật và Nghị quyết của Đảng trong thời gian qua cũng phát hiện ra nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ và những yêu cầu đó đã cơ bản được giải quyết trong đề tài Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài vừa một ý nghĩa thực tiễn to lớn, vừa là sự tổng kết và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng để từ đó hình thành cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phòng, chống tham nhũng của Việt Nam

Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong Báo cáo Tổng thuật gồm:

Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về tham nhũng và công tác đấu

Chương IV: Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

với nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng

Chương V: Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trên thế giới

Chương VI: Các giải pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh

chống tham nhũng và việc xây dựng chiến lược phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Trang 16

Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ CÔNG

TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG

I Quan niệm và các dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng

1.1 Quan niệm về tham nhũng

Tham nhũng là khái niệm được sử dụng rất quen thuộc từ lâu nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau Theo từ điển Tiếng Việt, “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của”3 Trong khi

đó, theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) thì tham nhũng được định nghĩa đơn giản, trong một

phạm vi hẹp, đó là "sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng” v.v… Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau như vậy nhưng nhìn chung, có hai loại khái

niệm phổ biến nhất về tham nhũng như sau:

- Khái niệm tham nhũng được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm mọi hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi Chủ thể của hành vi tham nhũng có thể là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người khác thuộc khu vực nhà nước (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội…) mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức; thậm chí, chủ thể của hành vi tham nhũng cũng có thể là người thuộc khu vực tư nhân

- Khái niệm tham nhũng theo nghĩa hẹp và đã được pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống tham nhũng), thì "tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi"4 Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người trong khu vực nhà nước (các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước) Việc giới hạn này là nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng xảy ra phổ biến nhất, bảo đảm tính trọng tâm, trọng điểm, góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu tranh chống tham nhũng Mặt khác, việc giới hạn như vậy cũng thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ máy nhà nước, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu…, là các biện pháp chỉ áp dụng đối với với cán bộ, công chức thuộc khu vực nhà nước

3 Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn Ngữ Học – NXB Đà Nẵng 2004

4 Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng

Trang 17

Đối với khu vực ngoài nhà nước, khi có vụ việc xảy ra thì pháp luật cũng đã có những sự điều chỉnh nhất định… Bên cạnh đó, cũng có trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước câu kết, móc nối với những người thoái hoá, biến chất trong khu vực nhà nước hoặc lợi dụng ảnh hưởng của những người này để trục lợi; nhưng trong những trường hợp đó, họ đã trở thành đồng phạm khi những người có hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Việc xác định rõ ràng và có quan niệm đúng đắn về tham nhũng là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm tính hiệu quả trong đấu tranh phòng và chống lại tệ nạn này Trong điều kiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước

ta còn nhiều cam go, phức tạp thì sự thống nhất trong quan niệm về tham nhũng

là rất cần thiết Khái niệm về tham nhũng theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam là tương đối phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cũng như phù hợp với tình hình và đặc điểm của cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước

ta trong giai đoạn trước mắt

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu đan xen, nhất là trong quá trình sản xuất kinh doanh, các quan niệm

về “khu vực công” và “khu vực tư” càng ngày trở nên khó phân biệt Thêm vào

đó, việc chuyển giao các công việc trước kia thuộc về nhà nước cho các khu vực phi nhà nước đã khiến cho quan niệm về công tư lại càng trở nên khó xác định Xét cho cùng, tham nhũng là sử dụng quyền lực “công” để phục vụ lợi ích “tư” nhưng khái niệm “công” cần được mở rộng hơn trước Nếu như trước kia “của công” đồng nghĩa với “Nhà nước” thì hiện nay nó gần đồng nghĩa với khái niệm

“của chung” (tức là không chỉ nhà nước mà ngay trong các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay bất cứ một nhóm người nào đó) Mặt khác, nhận thức được tác hại của tham nhũng trong "khu vực tư", ngày càng nhiều ý kiến cũng đồng tình với việc Chính phủ cần mở rộng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng sang khu vực này Qua khảo sát cho thấy khi được hỏi thì 43,14% cán bộ, công chức, 38,74% hưu trí, 46,42% học sinh, sinh viên, nhóm 34,51% các nghề nghiệp khác cho rằng cần phải đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong cả khu vực ngoài nhà nước (các doanh nghiệp dân doanh, các tổ chức xã hội)5 Chính vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu đưa ra những cơ chế phù hợp với yêu cầu mới của

5 Kết quả điều tra xã hội học do Viện Khoa học Thanh tra thực hiện trong khuôn khổ đề tài "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng cho đến năm 2020"

Trang 18

cuộc đấu tranh chống tham nhũng Có thể hiện nay, vấn đề này còn chưa gay gắt nhưng chắc chắn trong một vài năm tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, vấn đề chống tham nhũng trong các khu vực ngoài nhà nước sẽ trở nên bức thiết Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam đã

ký kết và đang trong quá trình phê chuẩn cũng nhấn mạnh vấn đề này

1.2 Các dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng

Như đã trình bày, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm, khái niệm khác nhau về tham nhũng Tương ứng với mỗi loại khái niệm về tham nhũng là các đặc trưng khác nhau về tham nhũng Tuy các khái niệm có phạm vi và mức độ khác nhau, nhưng về cơ bản, các khái niệm này đều thống nhất với nhau về ba đặc trưng (yếu tố) không thể thiếu được của tham nhũng, đó là: vị trí công tác, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; sự lợi dụng vị trí đó; có mục đích vụ lợi (cho mình hoặc cho người khác)

Phân tích khái niệm “tham nhũng” theo quy định của pháp luật Việt Nam, có thể thấy tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như sau:

- Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn

Đặc điểm của tham nhũng là người có hành vi này phải là người có chức

vụ, quyền hạn Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm

vụ, công vụ đó (khoản 3 Điều 1 của Luật phòng, chống tham nhũng)

Nhìn chung, những đối tượng này có những đặc điểm đặc thù so với các nhóm đối tượng khác, như họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và

có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng

- Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao

“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham nhũng Trong hành vi tham nhũng thì người thực hiện hành vi tham nhũng phải

sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi

Trang 19

ích cho mình hoặc cho gia đình mình hoặc cho người khác Đây cũng là một yếu tố rất cơ bản để xác định hành vi tham nhũng Một người có chức vụ, quyền hạn đã có hành vi vi phạm với mục đích vụ lợi nhưng không dựa trên sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì cũng không phải hành vi tham nhũng mà có thể phạm tội khác (chẳng hạn như trộm cắp )

- Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi

Hành vi tham nhũng là hành vi chủ ý, có mục đích Mục đích của hành vi tham nhũng phải là mục đích vụ lợi Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không phải là hành vi tham nhũng Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng Như vậy, chủ thể của hành

vi tham nhũng không nhất thiết phải đã đạt được lợi ích mà lợi ích này có thể sẽ

có trong tương lai

Liên quan đến yếu tố vụ lợi, một trong những điểm yếu của pháp luật Việt Nam hiện nay là trong đa số các trường hợp, việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, trên cơ sở đó quyết định hình phạt chỉ nhằm vào những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được Điều đó chỉ phù hợp với nền kinh tế hiện vật trước đây Trong cơ chế thị trường, lợi ích vật chất chạy rất “vòng vèo”, vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy

đủ (trong các tội danh quy định trong Bộ luật hình sự thì việc xác định giá trị tài sản tham nhũng chủ yếu được tính ra tiền để xác định mức độ nguy hiểm và quyết định hình phạt) Ngoài ra, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt (chẳng hạn việc dùng tài sản của nhà nước để phô trương thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan hệ để dễ bề kiếm chác sau này thì mục đích của hành vi này vừa là lợi ích vật chất vừa là lợi ích tinh thần )

II Nguồn gốc và nguyên nhân của tham nhũng

2.1 Nguồn gốc của tham nhũng

Nghiên cứu khái niệm và đặc trưng của tham nhũng cho thấy, vấn đề quyền lực và lợi ích cá nhân là những dấu hiệu rất cơ bản của tham nhũng Tham nhũng luôn luôn gắn với quyền lực và lợi ích cá nhân Qua nghiên cứu

về tham nhũng của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng qua các thời kỳ lịch sử, có thể nhận thấy:

- Tham nhũng là hiện tượng xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư hữu,

sự hình thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy Nhà nước, quyền lực nhà nước và các quyền lực công cộng khác

Trang 20

- Cùng với sự phát triển của các hình thái Nhà nước thì kinh tế thị trường

và sự can thiệp của Nhà nước là những tiền đề khách quan quan trọng làm cho nạn tham nhũng phát triển

- Vấn đề lợi ích là yếu tố chủ quan dẫn đến tham nhũng Khi yếu tố lợi ích kết hợp với sự tha hoá, biến chất, xuống cấp về đạo đức của những người

có chức vụ, quyền hạn thì khả năng xảy ra tham nhũng là rất cao

Như vậy, tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ với những mức độ khác nhau Chừng nào còn Nhà nước và các hình thức quyền lực chính trị bị tha hoá bởi thói tham lam, ích kỷ thì còn có thể xảy ra tham nhũng - có thể coi tham nhũng

là căn bệnh bẩm sinh của quyền lực Nhận thức đó không đồng nghĩa với việc coi tham nhũng là điều đương nhiên phải chấp nhận trong bộ máy nhà nước mà

là để chúng ta có một ý thức rõ ràng về nguy cơ tiềm tàng của nó trong hoạt động của bộ máy nhà nước và có các giải pháp ngăn chặn và từng bước đẩy lùi

tệ nạn này

2.2 Nguyên nhân của tham nhũng

Tham nhũng do nhiều nguyên nhân, trong đó, có một số nguyên nhân cơ bản như sau:

- Thứ nhất, nguyên nhân về quản lý nhà nước Hệ thống quản lý nhà nước

lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi, hiện tượng tham nhũng, tiêu cực và vi phạm pháp luật có điều kiện phát triển Quản lý yếu kém, lỏng lẻo thường thể hiện ở các mặt: hệ thống pháp luật lạc hậu, thiếu đồng bộ, không hoàn thiện; bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ công chức yếu kém về năng lực, đạo đức; chế độ đãi ngộ không thỏa đáng trong khi vấn đề trách nhiệm giải trình cũng như kiểm tra, giám sát, đánh giá không rõ ràng; cơ chế phòng ngừa và xử lý tham nhũng thiếu hoàn thiện

- Thứ hai, nguyên nhân về kinh tế Nền kinh tế kém phát triển, đang phát

triển hoặc trong quá trình chuyển đổi vừa là nguyên nhân những cũng là điều kiện, môi trường để phát sinh tham nhũng Các nguyên nhân cụ thể bao gồm: cơ chế quản lý kinh tế yếu kém; nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh tế; khu vực kinh tế do nhà nước nắm giữ chiếm tỷ trọng quá lớn và bất hợp lý về cơ cấu trong tổng thể nền kinh tế quốc dân trong khi việc cổ phần hoá, tư nhân hoá tiến hành chậm, có nhiều tiêu cực; hoạt động bảo hộ, trợ cấp, cấp phép của các

cơ quan nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, thương mại được thực hiện một cách sai trái, thiếu minh bạch; sự cấu kết giữa công chức, doanh nghiệp nhà

Trang 21

nước với doanh nghiệp tư nhân trong khi thực hiện các hoạt động kinh tế của nhà nước; sự cạnh tranh không lành mạnh vì mục tiêu lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh

- Thứ ba, nguyên nhân về chính trị Bộ máy chính trị chuyên quyền, độc

đoán; các cá nhân, gia đình, tập đoàn chính trị lũng đoạn nhà nước, biến nhà nước thành bộ máy quân sự, gia đình trị; hoạt động chính trị “tiền bạc”, thiếu dân chủ; hoạt động tranh cử, thăng quan, tiến chức được đảm bảo bằng quan hệ chính trị và các lợi ích bất chính; tiền bạc và lợi ích chính trị có mối quan hệ hữu

cơ, tương hỗ là các nguyên nhân căn bản về mặt chính trị dẫn đến hành vi tham nhũng Thuật ngữ “tham nhũng chính trị” tương đối phổ biến trên thế giới hiện nay dùng để chỉ hành vi tham nhũng trong quá trình vận động tranh cử và vận động tài trợ cho các đảng phái chính trị, phục vụ các hoạt động chính trị

- Thứ tư, nguyên nhân về văn hoá Văn hoá quà tặng; quan điểm phe

cánh, thiên vị, thân quen, cục bộ, địa phương; văn hoá “bí mật” là các yếu tố văn hoá đã và đang ảnh hưởng, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, tạo cơ sở phát sinh tham nhũng, tiêu cực tại nhiều quốc gia trên thế giới

III Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành

Ở Việt Nam, trong những vừa năm qua, tham nhũng đã xảy ra dưới nhiều dạng khác nhau, có những hành vi đã mang tính “truyền thống“, phổ biến

ai cũng dễ nhận thấy và lên án nhưng cũng có những hành vi biểu hiện tham nhũng mới phát sinh, đôi khi khó bị phát hiện và được che đậy mỹ miều dưới danh nghĩa “quan hệ tình cảm“, quà cáp xã giao Chúng ta có thể chỉ ra dưới đây các dạng tham nhũng phổ biến như nhũng nhiễu vòi tiền, nhận hối lộ trong khi thi hành công vụ ; lợi dụng chức quyền để ký bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay tiền nhà nước; trục lợi từ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; chia chác đất đai, công thổ cho mình và những người thân đứng tên; cố tình làm sai lệnh hồ sơ các vụ án hình sự, dân sự để trục lợi, ăn tiền của đương sự; mua bán phi pháp thông tin, bí mật quốc gia để trục lợi v.v

Từ thực tế đó và từ những quy định về đặc trưng của hành vi tham nhũng như đã nêu ở trên, Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh chống tham nhũng cũng như Luật phòng, chống tham nhũng mới được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã phân loại tham nhũng theo hành vi Theo đó, những hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng:

- Tham ô tài sản

Trang 22

- Nhận hối lộ

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì

vụ lợi

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì

vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì

vụ lợi

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi

- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi 6

Việc quy định những hành vi tham nhũng như trên đã tạo thuận lợi cho công tác đánh giá, xem xét và xử lý những người có hành vi tham nhũng nhưng phần nào nó cũng gây khó khăn trong việc phát hiệnn và xử lý hành vi tham nhũng, nhất là khi phân biệt sự khác nhau giữa các hành vi này Điều này vừa gây khó khăn cho chính những người “cầm cân nảy mực” khi xác định tội danh

và lượng hình và có thể tạo thành kẽ hở dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa được chính xác, thống nhất Không ít những nhà nghiên cứu luật pháp cho rằng, với tính chất là một hành vi vi phạm mang tính vụ lợi và chiếm đoạt tài sản thì xét cho cùng tham nhũng có thể qui về hai hành vi cơ bản là "tham ô" (lợi dụng quyền chức để chiếm đoạt tài sản công) và "nhận hối lộ" (dùng quyền chức vụ, quyền hạn để trực tiếp hoặc gián tiếp buộc người khác đưa tài sản hoặc một lợi ích khác cho mình) Ngoài ra, nhận thức của xã hội về hành vi tham nhũng cũng rất khác nhau Nhiều ý kiến cho rằng, tham nhũng không chỉ thể hiện ở 12 hành vi như quy định của luật phòng, chống tham nhũng còn thể hiện ở các dạng khác như: lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền

6 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng

Trang 23

hạn để trục lợi, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng7

IV Tham nhũng nhìn từ góc độ văn hoá

Tham nhũng từ trước đến nay phần nhiều được nghiên cứu với tính cách

là một hiện tượng pháp lý Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tham nhũng ngày càng có tính phổ biến và tràn lan, không chỉ còn là một căn bệnh của bộ máy nhà nước mà đã lây sang cả quan niệm và cung cách ứng xử của xã hội Chính vì vậy nó cần được nghiên cứu dưới khía cạnh văn hoá để tìm thấy sự tác động cần thiết để đưa ra các giải pháp phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả

4.1 Văn hoá và sự cần thiết tiếp cận vấn đề tham nhũng từ góc độ văn hoá

Văn hoá là một khái niệm có nội hàm rộng và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, dù tiếp cận dưới góc độ nào, thì văn hoá vẫn được nhìn nhận với ý nghĩa cơ bản của nó, đó là sự giáo hoá con người qua vẻ đẹp của những giá trị, sự vun trồng tinh thần theo chuẩn mực thẩm mỹ chân - thiện – mỹ Văn hoá chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, trở thành chuẩn mực cái đẹp và là nguồn nuôi dưỡng, phát triển, hoàn thiện con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

Văn hoá (với tư cách là văn hoá của mỗi cá nhân hay văn hoá của một cộng động, dân tộc – môi trường văn hoá) có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách, tâm hồn, phẩm chất của mỗi con người và nâng cao hiệu quả hoạt động của họ, cả trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực tinh thần Sự tác động đó không mang tính trực tiếp, tức thời mà là một quá trình lâu dài nhưng rất bền vững Sự hấp thụ những giá trị đẹp đẽ của văn hoá có thể ví như mảnh đất tốt để nuôi dưỡng tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, ý thức vì cộng đồng, là cơ sở vững chắc để con người có hành vi xử sự đúng đắn, tránh

xa mọi biểu hiện tiêu cực, trong đó có tham nhũng Ngược lại, sự nhận thức lệch lạc về các giá trị chuẩn mực, sự tha hoá trong lối sống… sẽ là những nguyên nhân mang tính tất yếu của tham nhũng, hối lộ và nhiều hiện tượng tiêu cực khác Vì vậy, việc nghiên cứu về tệ nạn tham nhũng rất cần phải được nhìn nhận dưới góc độ văn hoá, để có thể tìm hiểu một cách sâu sắc những căn nguyên của nó, lý giải sự tác động của yếu tố con người và những vấn đề về môi trường, đạo đức, lối sống… với tư cách là những yếu tố giữ vai trò quyết

7 Kết quả điều tra xã hội học do Viện Khoa học Thanh tra thực hiện trong khuôn khổ đề tài "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng cho đến năm 2020"

Trang 24

định trong việc hình thành và phát triển của các hành vi tham nhũng, tìm ra những cơ chế hiệu quả và lâu dài hơn nhằm phòng, chống sự phát triển của nó trong thực tế đời sống

4.2 Đặc trưng, nguồn gốc và hậu quả của tham nhũng – nhìn từ góc độ văn hoá

4.2.1 Đặc trưng của tham nhũng nhìn từ góc độ văn hoá

Nếu như nghiên cứu tham nhũng từ góc độ kinh tế, nhiều tác giả đã đề cập đến các đặc trưng của nó như: tinh vi, kín đáo, khó phát hiện, phạm vi hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, tính chất quốc tế hoá… thì dưới góc độ văn hoá, tham nhũng được nhận biết với một số đặc trưng quan trọng đó là tính lịch sử, tính hệ thống và tính phi văn hoá

Thứ nhất, về tính lịch sử, tham nhũng là hiện tượng xã hội thuộc phạm

trù lịch sử, gắn liền với sự ra đời, phát triển của nhà nước và quyền lực nhà nước, tồn tại ở mọi chế độ với những mức độ khác nhau

Thứ hai, về tính hệ thống, tham nhũng thường không bao giờ là một hành

vi mang tính nhất thời mà thường được thực hiện nhiều lần, trong nhiều thời điểm với nhiều hình thức khác nhau

Thứ ba, về tính phi văn hoá, tham nhũng là hành vi vụ lợi cá nhân, hậu

quả trực tiếp mà tham nhũng gây nên là hậu quả về mặt kinh tế Tuy nhiên, xét dưới góc độ văn hoá, có thể coi đây là một hành vi phi văn hoá, bởi lẽ nó đi ngược lại với những quy tắc, những chuẩn mực về đạo đức, trách nhiệm công

vụ, những giá trị văn hoá đã được mọi người thừa nhận

4.2.2 Nguồn gốc của tham nhũng

Nguồn gốc của tham nhũng nhìn từ góc độ văn hoá bao gồm nhưng nội dung sau:

- Chủ nghĩa cá nhân, lối sống coi trọng vật chất và tệ nạn tham nhũng

Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh giao lưu văn hoá với các quốc gia trên thế giới đã làm cho tư tưởng, văn hoá và lối sống phương Tây được truyền bá vào Việt Nam một cách mạnh mẽ Bên cạnh những mặt tích cực thì kèm theo đó là những tác động tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, coi trọng vật chất Tâm lý hưởng thụ vật chất đã chế ngự ý thức quan tâm đến các giá trị tinh thần như lương tâm, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng v.v và chi phối hành vi của con người, trở thành căn nguyên làm nảy sinh những hành vi nhũng nhiễu để thoả mãn lợi ích cho cá nhân, biến tài sản công thành tài sản của mình mà không quan tâm đến những tác hại do hành vi của mình gây ra đối với lợi ích chung

Trang 25

- Sự tha hoá, biến chất và tham nhũng

Cùng với những ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng còn bắt nguồn từ chính sự tha hoá, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, những người giữ vị trí lãnh đạo của cơ quan, doanh nghiệp…

- Sự nhận thức và tệ nạn tham nhũng

Một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn tới việc phát sinh tham nhũng đó là sự nhận thức phiến diện, không đầy đủ về tham nhũng cũng như tác hại của nó Nguyên nhân này làm cho tham nhũng ngày càng bám sâu vào các thiết chế quyền lực và càng khó khắc phục hơn

Ngoài ra, khi nghiên cứu về văn hoá Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là văn hoá trong quản lý, điều hành, các nhà nghiên cứu đã phát hiện

và nêu lên một số vấn đề có liên quan đến việc hình thành và phát triển của tệ nạn tham nhũng Các vấn đề này được khái quát trong một số “thuật ngữ” như: chủ nghĩa “thân quen”, “quan tính”, tâm lý “ngại đấu tranh”, tâm lý “dĩ hoà vi quý”, văn hoá "quà biếu"… Chính những vấn đề này đã làm cho mọi mối quan

hệ liên quan đến lợi ích chung, khi tiến hành những công việc thuộc nhiệm vụ, công vụ không được giải quyết dựa trên cơ sở pháp luật, theo đúng quy định của pháp luật; những hành vi sai trái không bị trừng phạt nghiêm khắc Pháp luật dường như bị vô hiệu hoá và người ta không có thói quen dùng pháp luật

để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, không đấu tranh đến cùng chống lại những biểu hiện tiêu cực Những yếu tố đó tạo nên một môi trường dung dưỡng cho các hành vi tham nhũng, làm nhụt ý chí đấu tranh chống tham nhũng, khiến cho tham nhũng càng có cơ hội hoành hành

4.2.3 Hậu quả của tham nhũng đối với văn hoá

Bên cạnh việc gây ra những thiệt hại to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của quốc gia, tệ nạn tham nhũng còn để lại những hậu quả không nhỏ về mặt xã hội Tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn cản trở tăng trưởng kinh tế, tăng khoảng cách giàu nghèo và bất công xã hội, suy giảm lòng tin của nhân dân…đồng thời, tham nhũng cũng làm thay đổi, thậm chí làm đảo lộn những giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội, làm vẩn đục các quan hệ xã hội Tham nhũng là nguyên nhân gây nên những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức

và sự dao động trong tư tưởng của không ít cán bộ và nhân dân, làm biến đổi những chân giá trị đã được thừa nhận trong đời sống dân tộc, tác động tiêu cực đối với việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta

4.3 Vấn đề phòng, chống tham nhũng – nhìn từ góc độ văn hoá

Dưới góc độ văn hoá, việc phòng, chống tham nhũng cần những giải

Trang 26

pháp về văn hoá, đó là sự phòng, chống “từ xa” Giải pháp này tuy không trực tiếp và tức thời nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ và hiệu quả, cần được quan tâm vận dụng nhiều hơn nữa trong thực tiễn Với vai trò đó, khi tiến hành cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng cần lưu ý một số vấn đề mang tính quan điểm sau đây:

- Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh để tăng cường sức đề kháng của cá nhân và xã hội đối với tham nhũng, tạo dư luận lên án hành vi tham nhũng, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng xã hội trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng

- Quan tâm xây dựng văn hoá trong đội ngũ cán bộ, lãnh đạo nhà nước

và doanh nghiệp; đặc biệt là quan tâm xây dựng văn hoá Đảng

- Tiến hành cuộc điều tra về lối sống của đội ngũ lãnh đạo, trên cơ sở đó, xây dựng bộ quy tắc đạo đức đối với người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước và doanh nghiệp

V Một số nét về lịch sử pháp luật chống tham nhũng ở nước ta 5.1 Quan niệm và kinh nghiệm chống tham nhũng trước Cách mạng tháng Tám

5.1.1 Thời kỳ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần

Qua những tư liệu ít ỏi về lịch sử thời kỳ này chúng ta có thể nhận thấy, quan niệm về tham nhũng thời kỳ này tuy mới sơ khai, nhưng đã liệt kê ra được một số hành vi cụ thể, bao gồm cả hành vi lấy tài sản công, lợi dụng chức vụ để lấy tài sản của dân, lợi dụng việc công, lợi dụng người quyền thế để mưu lợi riêng Về việc xử lý đối với các hành vi tham nhũng cũng rất nghiêm khắc, ai vi phạm đều bị liệt vào tội hình Có một số kinh nghiệm rất hay là quy định về định kỳ kiểm tra lại việc thực hiện chức trách của quan lại, nếu ai không có lỗi thì sẽ được thăng tiến và quy định thưởng cho người tố cáo hành vi lạm quyền của quan lại trong việc thu thuế quá quy định

5.1.2 Thời kỳ Hậu Lê

Tiếp nối các quan niệm và kinh nghiệm chống tham nhũng của thời kỳ trước, quan niệm về tham nhũng đã có bước phát triển Mặc dù ở thời kỳ này quan niệm về tham nhũng vẫn chưa có sự khái quát mà vẫn chỉ quy định mang tính mô tả cụ thể từng hành vi lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân trong mối quan hệ với dân hoặc với công quỹ nhà nước nhưng quan niệm về tham nhũng thời kỳ này đã có bước phát triển và ngày càng tiếp cận đúng bản chất của hành vi tham nhũng Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua sự điều chỉnh của pháp luật với việc dành nhiều quy định trong chương Đoán ngục (xử án)

Trang 27

của Bộ luật Hồng Đức để điều chỉnh các hành vi tham nhũng trong hoạt động

tư pháp - một lĩnh vực phổ biến xảy ra các hành vi tham nhũng Kéo theo sự phát triển của các quan niệm về tham nhũng thì các biện pháp và hình thức nhằm chống lại hành vi này cũng được các nhà cầm quyền đương thời chú trọng, từ việc xử phạt nghiêm minh trực tiếp các hành vi lợi dụng chức quyền

để mưu lợi cá nhân cho đến các biện pháp gián tiếp như việc giáo dục đội ngũ quan lại, có chế độ lương bổng hậu hĩ và đặc biệt là việc áp dụng biện pháp hồi

tỵ - một biện pháp phòng ngừa và chống tham nhũng cực kỳ hữu hiệu và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến đương thời

5.1.3 Thời kỳ nhà Nguyễn

Ở thời kỳ này, quan niệm về tham nhũng đã ngày càng sát thực với bản chất của hành vi lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân Tuy vẫn chưa có sự khái quát hoá cao hành vi “tham nhũng”, nhưng những dạng thức cụ thể của hành vi này so với thời kỳ trước đã được bổ sung phong phú và đầy đủ hơn Điểm đặc biệt của thời kỳ này là việc là đã nhận thức rõ được tệ tham nhũng, hối lộ là căn bệnh đồng hành cùng với đội ngũ quan lại, thấy rõ được tác hại của vấn đề này; từ đó tìm ra những nguyên nhân mang tính bản chất của việc phát sinh các hành vi này và đưa ra các phương thức khắc phục Về việc xử lý đối với các hành vi tham nhũng, thời kỳ này vẫn tiếp tục chính sách coi đây là tội hình và trừng trị rất nghiêm khắc đối với những viên quan nào có hành vi tham nhũng

5.2 Quan niệm và kinh nghiệm chống tham nhũng thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám đến nay

5.2.1 Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

Do trong đây là thời kỳ nước ta mới giành được chính quyền nên những người tham gia thực hiện việc quản lý nhà nước hầu hết còn thiếu kinh nghiệm quản lý Đây là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng một số người cố tình lợi dụng địa vị của mình trong bộ máy chính quyền để mưu lợi cá nhân, tham ô, lãng phí Nhận thấy nguy cơ này, quan niệm và thái độ của Đảng

và Nhà nước ta về tham nhũng đã rất rõ ràng, coi tham nhũng là hành vi không thể chấp nhận được đối với bất kỳ một nhân viên nào trong bộ máy nhà nước, đồng thời cũng xác định đây là một nguy cơ làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính quyền, do đó cần kiên quyết bài trừ bằng cách đưa ra những cơ chế đặc biệt để kiểm soát hành vi của nhân viên nhà nước và xử phạt nghiêm minh đối với người thực hiện hành vi này Tuy quan niệm về hành vi tham nhũng

Trang 28

thời kỳ này đã có sự khái quát hoá cao nhưng mới chỉ dừng lại ở việc xác định dấu hiệu chung là nhận hối lộ và phu lạm, biển thủ công quỹ (đây thực chất là những biểu hiện cụ thể của hành vi tham ô) Chủ thể thực hiện các hành vi tham nhũng này được hiểu là bất kỳ một nhân viên nhà nước nào kể cả quân nhân có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương nếu thực hiện các hành vi nhận hối lộ hoặc phù lạm, biển thủ công quỹ đều bị xử lý Bên cạnh đó, do nhận thức đúng đắn về bản chất và mục đích của hành vi tham nhũng là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm tìm kiếm lợi ích vật chất, nên trong việc xử lý, ngoài hình thức phạt tù còn chú trọng đến việc thu hồi tài sản cho nhà nước và phạt nặng về kinh tế Điều này

đã thể hiện một định hướng đúng đắn cho cuộc đấu tranh chống loại tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước để tìm kiếm lợi ích cá nhân

5.2.2 Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cho đến trước khi có Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998

Trong thời kỳ này các hành vi tham nhũng được nhận diện phổ biến là hành vi tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và hành vi giả mạo trong công tác Công tác phòng chống tham nhũng chỉ chú trọng đến việc xử lý các hành vi tham nhũng mà chưa có nhiều quy định liên quan đến việc tạo ra cơ chế phòng ngừa nhằm loại bỏ nguyên nhân và triệt tiêu tận gốc tệ tham nhũng Tuy đã thành lập Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu ở trung ương và ở cả các tỉnh, thành phố, nhưng về mặt

tổ chức đây chỉ là một cơ quan của bộ máy hành chính chứ chưa có tính liên ngành, phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng

5.2.3 Thời kỳ từ khi có Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 đến nay

Với sự ra đời của Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998, các hành vi tham nhũng được nhận diện khá cụ thể, bao gồm các hành vi: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; nhận hối lộ; dùng tài sản xã hội chủ nghĩa làm của hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đưa hối lộ, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài

Trang 29

sản cá nhân; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ

để vụ lợi; lạm quyền trong khi khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để vụ lợi; lập quỹ trái phép để vụ lợi; giả mạo trong công tác để vụ lợi Sau đó, để phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, quan niệm về các hành vi tham nhũng lúc này đồng nhất với các hành vi được coi là tội phạm về tham nhũng quy định trong Bộ luật Hình sự với 7 hành vi bao gồm: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức

vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi

Tuy nhiên, trước những diễn biến của tệ tham nhũng trong thời gian gần đây, cũng như dự báo trước xu hướng của những hành vi tham nhũng sẽ xuất hiện trong thời gian tới, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã có bổ sung thêm một số hành vi khác cũng được coi là tham nhũng, đó là: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái phép pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi Bên cạnh việc nhận diện cụ thể các hành vi tham nhũng, quan niệm về hành vi tham nhũng cũng có sự thay đổi, từ chỗ coi đối tượng của hành vi tham nhũng chỉ giới hạn là tiền, tài sản, các lợi ích vật chất khác, thì nay đã mở rộng hơn, được hiểu bao gồm cả những lợi ích về tinh thần

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng cũng đã được pháp luật quy định tương đối cụ thể bao gồm các quy định về trách nhiệm phòng ngừa chung của toàn xã hội; quy định cụ thể những việc mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm; quy định về các vấn đề, các lĩnh vực cần công khai, minh bạch, cũng như những phương thức để công khai, minh bạch; quy định việc minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn v.v… Bên cạnh đó, pháp luật

Trang 30

thời kỳ này đã xác định cụ thể việc phát hiện tham nhũng là trách nhiệm chung của công dân, cán bộ, công chức và của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, quy định việc xử lý đối với người có hành vi tham nhũng và các biện pháp xử lý đối với tài sản tham nhũng

VI Quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ tịch về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng

Khi nghiên cứu về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng, chúng ta không thể không nghiên cứu về những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân của chủ tịch Hồ Chí Minh là nền tảng cốt lõi cho việc xây dựng một nhà nước dân chủ Người

có một thái độ hết sức nghiêm khắc đối với tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu; thường xuyên giáo dục toàn Đảng, toàn dân đấu tranh không khoan nhượng đối với tệ nạn này Những lời dạy của Người vừa sâu sắc, toàn diện vừa căn bản lâu dài; vừa có tính khái quát vừa cụ thể, dễ hiểu, luôn giữ được tính thời sự và còn nguyên giá trị, là kim chỉ nam cho chúng ta trong cuộc đấu tranh với tệ nạn tham nhũng trong tình hình hiện nay

6.1 Quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ tịch về tham nhũng

6.1.1.Quan niệm về tham nhũng, lãng phí

Chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu là mối quan tâm lớn, thường xuyên của Hồ Chủ tịch Người coi tham ô, lãng phí là "tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội" Người chỉ rõ bản chất của tham ô: "là lấy của công làm của

tư Là gian lận tham lam", "tham ô là trộm cướp" Người nêu ra một khái niệm khái quát, làm rõ bản chất tham ô:

“Tham ô là gì?

- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là:

ăn cắp của công làm của tư đục khoét của nhân dân

ăn bớt của bộ đội Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô

- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là:

ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”8Một điểm đặc trưng của hành vi tham ô theo Hồ Chủ tịch chính là việc biến "của công" thành "của tư" Nhưng hiểu thế nào là "của công", thế nào là

8 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 6, tr.488

Trang 31

"của tư "? "Của công" chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân đóng góp, phục vụ mục đích chung là giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước "Của tư" không chỉ là tài sản riêng của một cán bộ, công chức nào Tài sản chung khi không dành phục vụ mục đích chung, chỉ dành làm của riêng, quỹ riêng cho một tập thể, một địa phương cũng bị coi là "của tư"

Bất cứ hành vi nào lấy "của công" làm "của tư" cũng đều bị Hồ Chủ tịch coi là hành vi tham ô Đây chính là hành vi tham ô hiểu theo nghĩa rộng Theo nghĩa này, chủ thể của hành vi tham ô không chỉ là cán bộ, công chức - những người nắm chức vụ, quyền hạn nhất định trong bộ máy nhà nước Người dân bình thường nếu như "ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế" cũng có thể là chủ thể của hành vi tham ô Trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, mọi nguồn lực đều phải được huy động cho sự nghiệp cách mạng Nếu như tiền vốn, tài sản công bị chiếm đoạt dưới bất cứ hình thức nào, để phục vụ cho lợi ích cá nhân hẹp hòi thì đều có thể bị coi là tham ô

Sâu sắc hơn nữa, Hồ Chủ tịch còn chỉ ra một hình thức tham ô tinh vi, rất khó nhận thấy trong cuộc sống đời thường, đó là "tham ô gián tiếp" Người nêu

ra một thí dụ về "tham ô gián tiếp" : “một cán bộ, Chính phủ, nhân dân trả lương hàng tháng đều cho, nhưng lại kém lòng trách nhiệm, đứng núi này, trông núi nọ, làm việc chậm chạp, ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân”9 Đây là một hình thức tham ô đặc biệt Tuy không nhanh chóng gây hậu quả nghiêm trọng như những hành vi trực tiếp chiếm đoạt tài sản công, nhưng

"tham ô gián tiếp" xảy ra hàng ngày, thường xuyên, liên tục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, hiệu lực của quản

lý nhà nước, là một trong những mối nguy hại lớn đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước

6.1.2 Nguyên nhân của tệ tham ô, lãng phí

Tham ô, lãng phí là những căn bệnh nguy hiểm Muốn chống tham ô, lãng phí hiệu quả, cần phải tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân của chúng Hồ Chủ tịch đã nói: "Tham ô, lãng phí đều do bệnh quan liêu mà ra”10 Người chỉ

rõ tệ quan liêu chính là căn nguyên sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, là điều kiện của tham ô, lãng phí Người khẳng định nơi nào có tệ quan liêu thì ở đó có tham ô, lãng phí; mà quan liêu càng nặng thì tham ô, lãng phí càng nhiều

Theo Hồ Chủ tịch, quan liêu là "bệnh giấy tờ, bệnh hình thức, không

9 Sđd, tập 6, tr436

10 Sđd, tập 6, tr394

Trang 32

thực tế, là xa cách quần chúng, không theo đường lối quần chúng, làm không đúng chính sách của Chính phủ và của Đoàn thể”11 Quan liêu là cán bộ phụ trách xa rời thực tế, không đi sâu đi sát công việc, việc gì cũng không nắm vững, chỉ đạo một cách đại khái, chung chung Quan liêu là xa rời quần chúng, không rõ lai lịch, tư tưởng và công tác của cán bộ mình, không lắng nghe ý kiến của quần chúng, sợ phê bình và tự phê bình Tác phong của người cán bộ mắc bệnh quan liêu là thiếu dân chủ, không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công phụ trách

Theo Hồ Chủ tịch, người cán bộ mắc bệnh quan liêu còn có biểu hiện

“đối với công việc thì trọng hình thức, mà không xem xét mọi mặt, không vào sâu vấn đề Chỉ biết khai hội nghị, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn”12 Khi triển khai thực hiện công việc của bản thân, giao nhiệm vụ cho cấp dưới mà không biết kiểm tra thì sẽ không có điều kiện giải thích, hướng dẫn, đôn đốc cấp dưới, không kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hay xử lý vi phạm, điều này dẫn đến công việc sẽ không có hiệu quả, gây thiệt hại về tài sản, tiền bạc, công sức của Nhà nước, của nhân dân

Theo Hồ Chủ tịch, vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí Điều đó dẫn đến hậu quả

là không những bản thân người cán bộ mắc bệnh quan liêu có hành vi tham ô, lãng phí để chiếm đoạt của công làm của tư, thoả mãn lợi ích cá nhân mà việc buông lỏng quản lý, điều hành, giáo dục cán bộ không đến nơi đến chốn, bao che, ô dù dẫn đến việc để xảy ra tham ô, lãng phí của cán bộ cấp dưới, gây

thiệt hại, thất thoát tài sản của Nhà nước, thời giờ, công sức của nhân dân

6.1.3 Tác hại của tệ tham ô, lãng phí, quan liêu

Hồ Chủ tịch khẳng định quan liêu, tham ô, lãng phí là "bạn đồng minh của thực dân, phong kiến", "kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ"13 Bởi vì, tham ô, lãng phí có tác hại rất lớn Trước hết và trực tiếp, nó gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, của nhân dân Cán bộ được giao quản lý tài sản của Nhà nước, của nhân dân, tài sản do những nước bạn đóng góp, giúp đỡ để phục vụ cho kháng chiến, kiến quốc, nâng cao đời sống của nhân dân Do chủ nghĩa cá nhân, do tư lợi một số cán bộ đã tham ô, chiếm đoạt của công, biến

11 Sđd, tập 6, tr394

12 Sđd, tập 6, tr489

13 Sđd, tập 6, tr490

Trang 33

của công thành của tư, xâm phạm đến của công của Nhà nước, của tập thể, làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân

Tham ô, lãng phí còn làm tha hoá, suy thoái đạo đức cách mạng của cán

bộ, phá hoại tinh thần trong sạch, ý chí vượt khó của cán bộ, nhân dân, xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước Hồ Chủ tịch khẳng định: phần đông cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công nhân viên chức ta đều trong sạch, tận tuỵ, đều là mang bản chất, đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính Họ không ngại gian khổ, hy sinh vì cách mạng, vì nhân dân Nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ do tham ô, quan liêu, lãng phí, do mưu lợi cá nhân, chỉ nghĩ đến hưởng thụ đã thoái hoá, biến chất, không giữ được đạo đức cách mạng Điều này làm giảm sức chiến đấu của Đảng, giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, làm hại đến sự nghiệp cách mạng

Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, cả nước phải huy động và đã huy động được mọi nguồn lực: của cải vật chất, công sức, tinh thần…Vì sự nghiệp cách mạng của đất nước, "chiến sỹ thì hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi nước mắt

để đóng góp"14 Những kẻ tham ô, lãng phí đã chiếm đoạt, đã phí phạm, huỷ hoại những nguồn lực ấy Điều này dẫn đến một hậu quả nguy hại lớn hơn nữa,

đó là sự cản trở, phá hoại sự nghiệp cách mạng, "làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta"

6.2 Quan điểm của Hồ Chủ tịch về chống tham nhũng

6.2.1 Chống tham ô, lãng phí là cách mạng

Sự nghiệp cách mạng do toàn thể hệ thống chính trị, toàn thể quần chúng nhân dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa là nội dung, mục tiêu của cách mạng

Hồ Chủ tịch khẳng định: "tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ"15, tham ô là đặc trưng, gắn liền với thực dân, phong kiến Đấu tranh chống thực dân, phong kiến, xây dựng xã hội mới phải bao hàm cả đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu Cách mạng không thể thành công hoàn toàn nếu vẫn còn tham ô, lãng phí Vì vậy, chống tham ô, lãng phí là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng của cách mạng

Tham ô, lãng phí, quan liêu ngăn trở, phá hoại sự nghiệp cách mạng Tài

14 Sđd, tập 6, tr490

15 Sđd, tập 6, tr494

Trang 34

sản của Nhà nước, của cải, công sức của nhân dân bị chiếm đoạt, lãng phí Đội ngũ cán bộ cách mạng bị tha hoá, suy thoái đạo đức, sút giảm tính chiến đấu

Đó là hậu quả nguy hại mà tham ô, lãng phí, quan liêu gây ra, đe doạ gây ra đối với cách mạng Do vậy, đấu tranh chống tham ô, lãng phí chính là để loại bỏ

những trở lực của cách mạng, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng

6.2.2 Chống tham ô, lãng phí là dân chủ

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân Quyền lực thuộc về nhân dân Tất cả tài sản là của nhân dân Nhân dân đóng góp mồ hôi xương máu, tiền của cho công cuộc kháng chiến, xây dựng đất nước Vì vậy, bảo vệ của công, chống tham ô, lãng phí là bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân

Hồ Chủ tịch chỉ rõ: "phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công"16 Dân chủ tức là nhân dân làm chủ Cán bộ là người được giao quản lý tài sản để thực hiện các nhiệm vụ

do nhân dân giao phó Vì vậy, nhân dân có quyền và nghĩa vụ giám sát, phê bình cán bộ, đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí

Sự tham gia của quần chúng quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí Quần chúng tham gia tích cực, đông đảo thì cuộc đấu tranh càng mang lại hiệu quả cao Bác Hồ khẳng định: "Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng"17

6.2.3 Quan điểm chỉ đạo công tác phòng, chống tham ô, lãng phí của

Hồ Chủ tịch

Công tác chống tham ô, lãng phí là rất quan trọng, phải được tất cả các cấp, các ngành quan tâm và tiến hành thường xuyên Cũng như các mặt trận khác, muốn giành thắng lợi trên mặt trận chống tham ô, lãng phí; chúng ta phải nắm được các quan điểm chính chỉ đạo cuộc đấu tranh trên mặt trận đó Hồ Chủ tịch nêu rõ: “phải có chuẩn bị, có kế hoạch, có tổ chức, ắt phải có lãnh đạo

và trung kiên”18 Đấu tranh chống tham ô, lãng phí cần phải bằng hệ thống các biện pháp đồng bộ, cả trước mắt và lâu dài, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và

“chống” Cùng với việc xây dựng cơ chế phòng, chống, tấn công tham ô, lãng phí trên tất cả các lĩnh vực, cần xác định và tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm và các biện pháp chủ yếu Yếu tố quan trọng, quyết định hiệu lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí chính là công tác lãnh đạo

16 Sđd, tập 6, tr495

17 Sđd, tập 6, tr495

18 Sđd, tập 6, tr490

Trang 35

Cũng như trong tất cả các hoạt động khác của cách mạng nước ta, sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, thông qua các chủ trương, chính sách mang tính chỉ đạo, thông qua các tổ chức, các cấp uỷ Đảng, chính là mấu chốt, quyết định

sự thành bại của cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu

Hồ Chủ tịch luôn nhấn mạnh trong cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục và cưỡng chế, trong đó lấy tuyên truyền, giáo dục là nền tảng, cơ sở Người nói: “Trong phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu, giáo dục là chính, trừng phạt là phụ”19 Việc tuyên truyền, giáo dục cần được đặc biệt coi trọng, làm cho cán bộ hiểu được

sự nguy hại, xấu xa của tham ô, lãng phí, từ đó có các hành động tích cực nhằm phòng, chống Đồng thời, qua công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ giúp nêu gương tốt, lên án các hành vi tham ô, lãng phí, góp phần vào việc tích cực ngăn chặn nạn tham ô, lãng phí Nhưng khi cần thiết, đối với những kẻ đã suy thoái

về đạo đức, không chịu rèn luyện, ăn năn hối cải, cố tình tư lợi, chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của nhân dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng, phải trừng trị thẳng tay, đúng pháp luật để bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật và để răn đe,

làm gương

6.2.4 Các biện pháp phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc sự nguy hiểm, tìm ra bản chất, nguyên nhân của tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chủ tịch đã nêu ra hàng loạt biện pháp nhằm đấu tranh phòng, chống Trong các biện pháp phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chủ tịch đặc biệt chú trọng biện pháp phát động tư tưởng của quần chúng Người nói: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham

ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”20 Quần chúng là lực lượng chính của cách mạng, sự tham gia tích cực của quần chúng quyết định sự thành bại của cách mạng Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, quần chúng nhân dân giám sát cán bộ, công chức, kịp thời phát hiện sai phạm, phê bình, lên án các biểu hiện tiêu cực của cán bộ Sự giám sát gắt gao của quần chúng nhân dân đối với cán bộ, công chức nhà nước, thông qua các hình thức khác nhau là một cơ chế ngăn ngừa tham ô, lãng phí hữu hiệu Đồng thời,

sự giám sát chặt chẽ, với các phản ánh, kiến nghị kịp thời của nhân dân sẽ giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm phát hiện các hành vi tham ô, lãng

19 Sđd, tập 6, tr.493

20 Sđd, tập 10, tr576

Trang 36

phí, từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp

Tham ô, lãng phí, quan liêu là biểu hiện sự tha hoá, suy thoái đạo đức của cán bộ, công chức Nhà nước Đó là chỉ lo vun vén, hưởng thụ, không quan tâm đến rèn luyện, tu dưỡng, thiếu trách nhiệm với công việc, không quan tâm đến tâm tư, nguyên vọng của cấp dưới, của nhân dân, sợ sự giám sát, phê bình Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu chính là biện pháp phòng ngừa tham ô, lãng phí hữu hiệu nhất Để đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu có hiệu quả, Người chỉ thị: “Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên”21 Người cán bộ cần xác định đúng vai trò của mình là công bộc của nhân dân, nhiệm vụ của mình là phục vụ sự nghiệp cách mạng, đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, luôn đi sâu, đi sát công việc, gần gũi quần chúng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật Người cán bộ phải không ngừng tu dưỡng, phấn, luôn luôn học hỏi, học trong sách vở, học hỏi cấp trên, cấp dưới và nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng, phát động, chỉ đạo và hướng dẫn phong trào phê bình và tự phê bình trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên Người chỉ đạo: "bộ đội, cơ quan, đoàn thể và nhân dân phải tổ chức một phong trào thật thà tự phê bình và phê bình từ cấp trên xuống, cấp dưới lên"22 Trong phong trào này, mỗi cán bộ, Đảng viên phải luôn ý thức tự phê bình và phê bình, không phải để đả kích, hạ bệ nhau, mà để cùng nhau nhận thức các sai lầm, khuyết điểm, cùng bàn cách khắc phục, sửa chữa, để thực hiện chức trách, công vụ tốt hơn Tự phê bình và phê bình phải hướng đến sự đoàn kết của cán

bộ, Đảng viên, hướng đến nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần vượt khó

để hoàn thành các nhiệm vụ của cách mạng Hồ Chủ tịch nêu quan điểm chỉ đạo đối với việc tự phê bình và phê bình, theo đó, cán bộ, Đảng viên "tự kiểm thảo và kiểm thảo người khác phải thật thà, phải dựa vào sự thực, phải đào tận gốc rễ những khuyết điểm Không nên thoa vẽ, che giấu, không nên "ít thít ra nhiều", càng không nên nói việc nhỏ bỏ việc lớn, nói việc cũ quên việc mới"23 Người nêu các bước thực hiện tự phê bình và phê bình, trước hết, tự phê bình

và phê bình ở các "tiểu tổ" Sau đó, cơ quan triển khai kiểm thảo chung Phê bình và tự phê bình phải tiến hành từ trên xuống, từ dưới lên, phải làm thường

21 Sđd, tập 12, tr439

22 Sđd, tập 6, tr395

23 Sđd, tập 6, tr492

Trang 37

xuyên, liên tục, phải có báo cáo, điều tra, hướng dẫn việc kiểm thảo Sau khi công khai, thật thà tự phê bình và phê bình, cán bộ, Đảng viên phải kiên quyết sửa đổi những sai lầm, khuyết điểm

Theo Hồ Chủ tịch, người cán bộ phải là tấm gương về sự trong sáng, lòng tận tuỵ, ý chí vượt khó, về phẩm chất đạo đức cách mạng; phải luôn luôn thực hiện “Cần, kiệm, liêm, chính” Người dạy rằng: "Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hoá thì phải luôn thực hành 4 chữ mà Bác thường nói Đó là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính"24 Bác Hồ có rất nhiều bài nói, bài viết về Cần, Kiệm, Liêm, Chính Hồ Chủ tịch phân tích, giải thích cụ thể cặn kẽ thế nào là Cần, Kiệm, Liêm, Chính Người nói: “Cần tức là tăng năng suất trong công tác, bất kể công tác gì Kiệm là không lãng phí thì giờ, của cải của mình và của nhân dân Liêm tức là không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công

và của nhân dân Chính là việc phải thì dù nhỏ cũng phải làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh”25 Người yêu cầu, hướng dẫn cán bộ, công chức thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính Người cho rằng đó chính là phẩm chất cần phải có của người cán bộ cách mạng Thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính là theo "phe thiện"," phe dân chủ hoà bình" chống lại "phe ác" là tham ô, lãng phí, quan liêu

Hồ Chủ tịch coi giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tư tưởng, về phòng ngừa là chính, là nền tảng trong cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu Đồng thời, Người luôn nhấn mạnh việc nghiêm trị các hành vi tham

ô, lãng phí Việc trừng trị nghiêm khắc hành vi tham ô, lãng phí phải đúng các quy định của pháp luật, không được nể nang người có chức vụ, địa vị, với mục đích bảo vệ công lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, răn đe, làm gương cho những kẻ đang hoặc có ý định tham ô Người chỉ thị: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ Bất Liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì” Cùng với rất nhiều bài nói, bài viết, Bác Hồ đã có những hành động hết sức cụ thể minh chứng rằng Bác luôn nhân từ, coi giáo dục, thuyết phục là chính, nhưng Người cũng rất nghiêm khắc đối với những kẻ tham ô, tư lợi, phá hoại

sự nghiệp cách mạng Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục quân nhu, vốn là người có công với cách mạng, nhưng đã có hành động tham ô tài sản của Nhà nước Toà án kết án Trần Dụ Châu tử hình Gia đình Trần Dụ Châu đã làm đơn gửi Bác Hồ xin được ân giảm Nhưng Bác Hồ bác đơn xin ân giảm đó Và hình phạt đã được thi hành Đây chính là sự thể hiện sinh động, cụ thể, rõ nét quan

24 Sđd, tập 7, tr347

25 Sđd, tập 7, tr392

Trang 38

điểm, sự nghiêm khắc của Bác đối với hành vi tham ô, lãng phí

6.2.5 Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí

Trong công cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, các cơ quan thanh tra nhà nước đóng vai trò rất quan trọng Hồ Chủ tịch huấn thị: “các ban thanh tra phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô Phát hiện ra những việc lãng phí, tham ô, chẳng những cần báo cáo với Trung ương

và Chính phủ biết và giải quyết mà còn giúp các cấp lãnh đạo địa phương tìm

ra những biện pháp để tích cực chống lãng phí, tham ô”26

Như vậy, thanh tra, kiểm tra không những để phát hiện vi phạm, phát hiện tham ô, lãng phí để xử lý Quan trọng hơn, qua kiểm tra, các cơ quan thanh tra nhà nước tìm hiểu nguyên nhân tham ô, lãng phí, tìm ra biện pháp chống tham ô, lãng phí, từ đó, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với bản thân các cơ quan là đối tượng thanh tra, kiểm tra để có các giải pháp hữu hiệu nhằm chống tham ô, lãng phí có hiệu quả

Bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguyên nhân, nguồn gốc của nạn tham ô, lãng phí Vì vậy, các cơ quan thanh tra nhà nước chẳng những kiểm tra chống lãng phí, tham ô mà còn phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh để giúp các cơ quan Nhà nước cải tiến công tác công tác, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy Nhà nước

Cơ quan thanh tra nhà nước là cơ quan được Đảng, Chính phủ tín nhiệm giao trọng trách chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu Để thực hiện tốt, có hiệu quả nhiệm vụ của mình, cơ quan thanh tra nhà nước phải tự chống tham ô, lãng phí, bệnh quan liêu trong nội bộ cơ quan mình trước Hồ Chủ tịch yêu cầu người cán bộ thanh tra phải tự mình nghiêm chỉnh, phải có đạo đức cách mạng, tự mình phải gương mẫu cho người khác Người chỉ thị rõ ràng:

“phái anh tham ô đi thanh tra tham ô thì không được, phái người lười đi thanh tra công việc người khác cũng không được”27 Người cán bộ thanh tra khi đi thanh tra chống quan liêu thì trước hết bản thân mình không được quan liêu Thanh tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự thật ở cơ quan, ở địa phương nào đấy phải đến tận nơi, nghe ngóng, tìm hiểu, chịu khó Quan liêu sẽ không làm được nhiệm vụ

26 Sđd, tập 10, tr81

27 Thanh tra Nhà nước – Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thanh tra, tr73

Trang 39

Chương II THỰC TRẠNG, HẬU QUẢ VÀ NGUYÊN NHÂN THAM NHŨNG Ở

cơ đe doạ sự sống còn của Đảng và chế độ ta

Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng và đã đạt được những kết quả ban đầu Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến, có nguy cơ lan tràn ở mọi ngành, mọi cấp Thậm chí tham nhũng đã ăn sâu vào tư duy và tác phong làm việc hàng ngày của một số cán bộ, công chức, làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, gây bất bình trong nhân dân Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX nêu rõ: “Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn rất nghiêm trọng, kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm”28 Mới đây, Hội

nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cũng đã nhận định: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”29 Đã đến lúc chúng ta phải nhận thức đầy đủ tính chất, mức độ, những tác hại và biến những quyết tâm chính trị thành những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này

Trang 40

Với mục tiêu hướng tới việc xây dựng một chiến lược phòng, chống tham nhũng có hiệu quả thì điều quan trọng đầu tiên phải đánh giá thật chính xác và toàn diện thực trạng tham nhũng ở nước ta Nếu coi tham nhũng là căn bệnh, thì việc chỉ rõ tình trạng của bệnh tật cũng như thể trạng của “bệnh nhân”

là yêu cầu đầu tiên phải làm Tuy nhiên có thể thấy đây hoàn toàn không phải là điều đơn giản Mặc dù sự cảm nhận của xã hội là rõ ràng và không phải là không có cơ sở nhưng cho đến hiện nay chúng ta chưa có những chuẩn mực cần thiết để đánh giá thực trạng tham nhũng Nếu nói về tham nhũng thì số lịêu đáng tin cậy nhất (hoặc ít nhất là cũng không gây ra tranh cãi) có lẽ là số liệu

về những vụ án trong đó bị cáo truy tố về một trong số 7 tội danh thuộc nhóm tội phạm tham nhũng được quy định trong Bộ Luật Hình sự Tổng hợp số liệu

từ các cơ quan bảo vệ pháp luật trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 cho thấy:

1 Tội tham ô tài sản (Điều 278): 2 Tội nhận hối lộ (Điều 279):

chiếm đoạt tài sản (Điều 280):

4 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281):

Ngày đăng: 05/07/2016, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w