ñy ban d©n téc *** BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Cơ quan quản lý : Ủy ban Dân tộc Đơn vị thực hiện : Viện Dân tộc Chủ nhiện : PGS.TS Khổng Diễn Phó Chủ nhiệm : TS. Phan Văn Hùng 8625 Hà Nội, tháng 12 năm 2010 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 9 1. Khái niệm, nội dung và các loại hình chiến lược phát triển 9 1. 1. Khái niệm về chiến lược phát triển 9 1.2. Nội dung của chiến lược phát triển 12 1.3. Một số loại hình chiến lượ c phát triển 15 1.4. Vai trò của chiến lược phát triển 19 2. Khái niệm, tính chất cơ bản của Chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số 20 2.1 Quan điểm của Lênin và Hồ Chí Minh về chiến lược phát triển các dân tộc 20 2.2. Khái niệm về Chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số 22 2.3. Tính chất cơ bản cuả Chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số 23 3. Kinh nghi ệm xây dựng chiến lược phát triển trong nước và quốc tế 25 3.1. Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam 25 3.2. Chiến lược Hưng biên phú dân và Quy hoạch “Thập nhất ngũ” trong sự nghiệp phát triển dân tộc thiểu số của Trung Quốc 28 PHẦN HAI: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 37 1. Khái quát đặc điểm, chính sách và một số hạn chế về phát triển của các dân tộc thiểu số hiện nay 37 1.1. Đặc điểm các dân tộc thiểu số 37 1.2. Thực trạng xây dựng, thực hiện chính sách dân tộc hiện nay 38 1.3. Một số hạn chế về phát triển các dân tộc thiểu s ố 49 2. Các ý kiến khác nhau về xây dựng Chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số 57 2.1. Ý kiến về sự không cần thiết phải xây dựng Chiến lược 58 2.2. Ý kiến cần thiết xây dựng Chiến lược 64 3. Quan điểm của Đảng và căn cứ pháp lý xây dựng Chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số 66 2 3.1. Quan điểm của Đảng 66 3.2. Các căn cứ pháp lý 69 4. Sự cần thiết xây dựng Chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số 73 PHẦN BA: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 75 1. Quan điểm 75 1.1. Vị trí của Chiến lược 75 1.2. Vai trò của Chiến lược 76 1.3. Yêu cầu về nội dung Chiến lược 77 2. Định hướng 78 2.1. Xác định tên gọi của Chiến lược 78 2.2. Cơ sở khoa học xác định tư tưởng, mục tiêu, nội dung của Chiến lược 78 2.3. Phương pháp xây dựng Chiến lược 92 2.4. Cách tiếp cận khi xây dựng Chiến lược 98 2.5. Quy trình xây dựng Chi ến lược 100 2.6. Giải pháp xây dựng Chiến lược 103 3. Một số kiến nghị 105 KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 3 BẢNG BIỂU Bảng 1: Diễn biến thu nhập bình quân đầu người/tháng của một số vùng 50 Bảng 2: Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng miền núi, dân tộc 50 Bảng 3: So sánh thu nhập bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế 51 Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2004 theo giá thực tế phân theo 5 nhóm thu nhập 52 Bảng 5: Tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận với các loại hình văn hóa thông tin 54 Bảng 6. Tỷ lệ hộ gia đình thường xuyên xem tivi………………………………………… 51 Bảng 7. Tỷ lệ hộ gia đình thường xuyên nghe đài 55 Bảng 8. Ý kiến cán bộ TW về “Đã có chiến lược phát triển các bộ, ngành không cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số” 63 Bảng 9. Ý kiến địa phương về “Đã có chiến lược phát triển các bộ, ngành không cần thiết phải xây dựng chiến lượ c phát triển các dân tộc thiểu số” 63 Bảng 10. Ý kiến chuyên gia TW về “Nghị quyết TW 7 Khoa 9 về công tác dân tộc là bản chiến lược về công tác dân tộc” 64 Bảng 11. Ý kiến của TW về sự cần thiết xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số 65 Bảng 12. Ý kiến của địa phương về sự cần thiết xây dựng chiến lược phát triể n các dân tộc thiểu số 66 ______________________________________________________________ HỘP Hộp 1. Ý kiến của chuyên gia, nhà quản lý về việc xây dựng, thực hiện chính sách dân tộc hiện nay: 46 Hộp 2. Quan điểm của chuyên gia của Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đâu tư về tác động của Chiến lược phát triển quốc gia, các bộ, ngành đến vùng dân tộc 62 Hộp 3. Ý kiế n của chuyên gia Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Viện Dân tộc học; Viện Chính sách, Chiến lược phát triển Bộ Nông nghiệp về Nghị quyết TW7 64 Hộp 4. Ý kiến của PGS.TS Bùi Tất Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xác định tư tưởng, mục tiêu của chiến lược. 79 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, Quyết định 72 của Chính phủ và Nghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 7 khóa IX về công tác dân tộc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1277/QĐ - TTg về phê duyệt đề án “Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộ c giai đoạn 2006-2010”, trong đó yêu cầu Ủy ban Dân tộc xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về công tác dân tộc phục vụ xây dựng chiến lược phát triển vùng dân tộc thiểu số. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng của Ủy ban Dân tộc. Theo Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09/5/2008 của Chính phủ, Quy định chức năng, nhiệ m vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc, trong đó Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng chiến lược phát triển vùng dân tộc thiểu số để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Như vậy, từ các văn bản chỉ đạo điều hành của Đảng và Nhà nước cũng như các nhiệm vụ được giao tại Nghị định thì Ủy ban Dân tộc phải xây dựng được chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, đến nay nhiệm vụ này vẫn chưa được thực hiện. Việc xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ cho xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số đến năm 2020 là rất quan trọng. Có được các luận cứ khoa học đúng đắn thì mới xây dựng được một chiến lược phù hợp làm cơ sở để triển khai thực hiện có hiệu quả phát triển các dân tộc thiểu số nước ta trong bối cảnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướ c và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy thực hiện đề tài “Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đến năm 2020” là cần thiết và cấp bách, cung cấp luận cứ khoa học, chuẩn bị cho việc xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số. 5 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chiến lược phát triển của một số bộ ngành nói riêng; đặc điểm tình hình về phát triển các dân tộc thiểu số, đề xuất cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đến năm 2020. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cách tiếp cận Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số đến năm 2020 là tập hợp các quan điểm, luận cứ khoa học dựa trên những điều kiện liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách cả nước nói chung, kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nói riêng. Tiếp cận có nghĩa là xác định chỗ đứng, hướng quan sát, cách tìm kiếm để có được thông tin chân thực về đối tượng, để hiểu được đối tượng. Khái niệm “chỗ đứng”, “hướng quan sát”, “cách tìm kiếm” ở đây thuộc về lĩnh vực tiếp cận tri thức, trước hết là những cách tiếp cận chung nhất, đảm bảo được tính toàn diện của thông tin về đối tượng và được sử dụng cho hầu hết các lĩnh vực khoa học, đó còn là cách tiếp cận lịch sử, cách tiếp cận logic, cách tiếp cận hệ thống. Đề tài sẽ đi sâu tiếp cận vĩ mô, tổng quan, liên ngành, đa lĩnh vực thông qua các ý kiến của các chuyên gia từ các bộ, ngành trung ương và các nhà quản lý ở địa phương. Ngoài các cách tiếp cận như trên, do tính chất đặc thù, đề tài tiếp cận liên cấp, tức là nghiên cứu xem xét ở các cấp độ khác nhau, đồng thời có sự đan xen, tác động qua lại lẫn nhau giữa các cấp quản lý trong hoạch định các chính sách ở vùng dân tộc thiểu số. Cuối cùng là tiếp cận trực tiếp các dân tộc thiểu số, chủ thể của đối tượng nghiên cứu này. 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tư liệu th ứ cấp Đề tài đã nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu liên quan về xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; các công trình nghiên cứu liên quan về chiến lược, các báo cáo tổng kết, 6 hội nghị, hội thảo của các cơ quan trung ương, các báo cáo thường niên, báo cáo chuyên đề của một số địa phương về các vấn đề liên quan Qua đó phân tích, so sánh và kế thừa những luận điểm khoa học đã được nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia + Đề tài đã tổ chức 02 cuộc hội thảo ở Trung ương để xin ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý tư vấn, góp ý về nội dung phiếu hỏ i, dự thảo báo cáo tổng hợp của đề tài. + Đề tài đã tổ chức 03 hội thảo song phương với các cơ quan chuyên môn như: Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Viện Chính sách, Chiến lược Nông nghiệp thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn; Viện Dân tộc học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. + Đề tài đã tổ chức hội th ảo tại 2 vùng: Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên để lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở địa phương. + Phỏng vấn sâu các chuyên gia thông qua phiếu hỏi trực tiếp. Đề tài đã xây dựng 02 mẫu phiếu để phỏng vấn sâu các các nhà quản lý, các nhà khoa học có liên quan ở Trung ương và địa phương. Ở Trung ương phỏng vấn 20 phiếu đối tượng là các nhà khoa học, quản lý: Các chuyên gia ở các Vụ, đơn vị tại các B ộ, ngành liên quan như Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Địa phương I, II, Trường Cán bộ Dân tộc, Viện Dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc; Viện Chiến lược Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Viện Chiến lược và Chính sách phát triển Nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Viện Dân tộc học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đa số các chuyên gia phỏng vấn có trình độ tiến sĩ, một số chuyên gia có học hàm giáo sư, phó giáo sư, đã có nhiều năm công tác ở lĩnh vực dân tộc; dân tộc học; nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển các bộ, ngành. Ở địa phương phỏng vấn 30 phiếu các nhà quản lý: Hầu hết các phiếu phỏng vấn được hỏi đối tượng là trưở ng ban, giám đốc, phó trưởng ban, phó giám đốc, trưởng phòng, phó trưởng phòng, các Ban Dân tộc; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Y tế; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục 7 4. Nội dung nghiên cứu - Nội dung và kinh nghiệm xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển tổng thể (chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước) và của các bộ ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. - Nghiên cứu tổng quan tình hình phát triển và các chính sách thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số thông qua các tài liệu thứ cấp. - Khuyến nghị về ph ương pháp, quy trình xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số đến năm 2020. 5. Các cá nhân tham gia thực hiện đề tài TT Họ và tên Tổ chức Nội dung tham gia 1 PGS. TS. Khổng Diễn Nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học Chủ nhiệm 2 GS.TS. Phan Văn Hùng Viện trưởng Viện Dân tộc Phó chủ nhiệm 3 PGS.TS. Phạm Quang Hoan Viện trưởng Viện Dân tộc học Thành viên 4 TS. Dương Ngọc Thí Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Chiến lược phát triển Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Thành viên 5 TS. Tạ Thị Đoàn Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I Thành viên 6 Nguyễn Xuân Đức Vụ trưởng Vụ Địa phương II Thành viên 7 CVCC. Đinh Văn Tỵ Phó Viện trưởng Viện Dân tộc Thành viên 8 TS. Nguyễn Cao Thịnh Viện Dân tộc Thành viên 9 Phạm Mạnh Thùy Phó ban Chính sách xã hội, Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thành viên 8 10 CN. Phan Văn Cương Viện Dân tộc Thành viên 11 CN. Đinh Thị Thu Thảo Viện Dân tộc Thành viên 12 CN. Hà Thị Hòa Viện Dân tộc Thành viên 13 CN. Hoàng Lệ Nhật Viện Dân tộc Thư ký hành chính 14 CN. Nguyễn Thị Nhiên Viện Dân tộc Thư ký khoa học 6. Cấu trúc nội dung đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của báo cáo được chia thành 3 phần chính: Phần một. Một số vấn đề lý luận về chiến lược, chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số. Phần này tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý thuyết liên quan đến chiến lược và chiến lược phát triển. Trong đó giới thiệu một số kinh nghiệm chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số của nước ngoài. Phần hai. Cơ sở thực tiễn và sự cần thiết xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số. Phần này tập trung phân tích thực trạng phát triển, những vấn đề tồn tại, hạn chế của việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc: phân tích các quan điểm khác nhau và cơ sở pháp lý cần thiết xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số. Phần ba. Quan điểm, định hướng xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số. Phần này đề tài đưa ra một số quan điểm về vị trí, vai trò, yêu cầu đối với Chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số và định hướng xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số đến năm 2020. 9 PHẦN MỘT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 1. Khái niệm, nội dung và các loại hình chiến lược phát triển 1. 1. Khái niệm về chiến lược phát triển ‐Chiến lược Có rất nhiều khái niệm, quan niệm về “chiến lược” đã được đưa ra theo nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Đây là một thuật ngữ đã có từ xa xưa. Ở phương Tây, thuật ngữ “chiến lược” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ “Strategem” hoặc “Strateges”, nó mang ý nghĩa về tư tưởng chỉ đạo có tính cơ bản đối với các hành vi để đạt đượ c mục đích lớn lao nào đó mà người ta mong muốn. Chiến lược đối với một đối tượng cụ thể chứ không có chiến lược chung chung và nó được hoàn thiện theo thực tế phát triển của xã hội loài người. Vào đầu thế kỷ 20 ở các nước Châu Âu thuật ngữ “chiến lược” xuất hiện chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự, chính trị. Khi mới xuất hi ện, thuật ngữ “chiến lược” sử dụng trong quân sự được các nhà khoa học Trung Quốc lý giải là “nghệ thuật thống soái”. Với cách lý giải như vậy, trong quân sự “chiến lược” có thể hiểu là phương pháp chỉ huy, tài thao lược của người cầm quân, có thể vạch ra những phương hướng chủ yếu của cuộc đấu tranh bao gồm kế hoạch tổ chức, phương pháp chiến đấu, k ỹ thuật chiến thuật sẽ được sử dụng và khả năng ứng phó nhanh, nhạy kịp thời trong những tình huống cụ thể để giành thắng lợi, giành lấy quyền kiểm soát trong một thời kỳ nhất định. Ngày nay, các học giả Trung Quốc cho rằng: Chiến lược là những mưu tính và quyết sách đối với những vấn đề trọng đại có tính chất toàn cục và lâu dài, còn lý luậ n và phương pháp quyết sách những vấn đề trọng đại mang tính toàn cục và lâu dài nhiệm vụ của chiến lược học. Đối với quan điểm này thì “chiến lược” đã thể hiện vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Quả thực “Mưu tính” là toàn bộ những phương hướng, kế hoạch của con người về một vấn đề nào đó, dựa trên những cơ sở thự c tiễn khách quan, khoa học, qua đó nó thể hiện nhận thức, trí tuệ và trình độ phát triển của một đất nước, một dân tộc. [...]... về chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số Cho đến nay chưa có từ điển, hay học giả nào bàn luận và giải nghĩa về thuật ngữ chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số Thực chất đây là một loại hình chiến lược phát triển đã được xác định cụ thể, có đối tượng là sự phát triển của các dân tộc thiểu số Từ thực tiễn quan niệm về chiến lược phát triển, các quan điểm về dân tộc và phát triển các dân tộc, ... vậy Chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số phải có khả năng điều chỉnh nhanh, thích ứng rộng phù hợp với hoàn cảnh mới 3 Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển trong nước và quốc tế 3.1 Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam Các Bộ ngành ở nước ta khi xây dựng chiến lược đều thống nhất quy trình xây dựng chiến lược chung còn nội dung, phương pháp xây dựng. .. khoảng 10 năm trở lại đây đối với các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc là chiến lược “Hưng biên phú dân Ở Trung Quốc có tất cả 135 huyện biên giới, trong đó có 107 huyện thuộc các khu “tự trị dân tộc có dân số các dân tộc thiểu số chiếm gần 50% dân số của vùng biên, nghĩa là khoảng 10 triệu người Đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số ở đây còn nhiều khó khăn, do vậy năm 1998 Ủy ban Dân tộc Trung ương... bào dân tộc thiểu số + Nỗ lực nâng cao trình độ giáo dục khoa học kỹ thuật cho dân tộc thiểu số + Thúc đẩy vững chắc sự nghiệp phục vụ y tế dân tộc thiểu số + Tập trung lực lượng phát triển sự nghiệp văn hóa dân tộc thiểu số + Vững bước nâng cao cấp độ phúc lợi xã hội cho dân tộc thiểu số + Tăng cường xây dựng đội ngũ nhân tài người dân tộc thiểu số + Tiếp tục mở rộng lớn mạnh công tác “mở cửa” dân tộc. .. vụ chiến lược thành hiện thực Thứ ba, việc điều hành và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng, nó có tính quyết định tới việc biến các ý tưởng, quan điểm và mục tiêu chiến lược trở thành hiện thực Như vậy, khi nói về chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số là nói tới chiến lược về sự phát triển của một hệ thống, chiến lược dẫn dắt hệ thống đó phát triển. .. trọng, giúp nhau cùng phát triển Chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số là công cụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc, phản ánh các vấn đề mang tính quy luật, được dự báo một cách khoa học, để chỉ đạo quá trình phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng các dân tộc Một số vấn đề quan trọng cần chú ý khi bàn về thuật ngữ chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số Thứ nhất, Quan... tố chiến lược được mô tả như sau: Các căn cứ của chiến lược Hệ mục tiêu chiến lược Hệ quan điểm Định hướng và giải pháp chiến lược 14 1.3 Một số loại hình chiến lược phát triển - Chiến lược phát triển truyền thống Chiến lược phát triển truyền thống được xem là chiến lược phát triển có đặc trưng: chỉ theo đuổi tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất quốc dân Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đại đa số. .. ngành: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ - Phát triển nguồn nhân lực - Phát triển các vùng lãnh thổ + Cơ sở khoa học để hoạch định chuyển đổi cơ cấu vùng, lãnh thổ + Định hướng chiến lược vùng, lãnh thổ * Cơ sở khoa học để xác định các giai đoạn của chiến lược: Có hai cách để xác định các giai đoạn của chiến lược - Cách thứ nhất: xác định thời gian là 5 năm hoặc 10 năm (thường là theo thời đoạn... lối cơ bản về phát triển các dân tộc thiểu số được phản ánh trong tư tưởng chiến lược và hệ thống các quan điểm chỉ đạo thông qua các mục tiêu, phạm vi bao quát của chiến lược và những nhiệm vụ cơ bản phải thực hiện để đạt được những mục tiêu đó Thứ hai, Chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số phải được đảm bảo đầy đủ, kịp thời các phương tiện vật chất và tinh thần để biến các mục tiêu chiến lược. .. tôi xin nêu khái niệm về chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số như sau: Chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số là xác định các mục tiêu, 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2000 22 phương hướng, giải pháp trong dài hạn, nhằm phát triển các dân tộc thiểu số theo nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, . điểm tình hình về phát triển các dân tộc thiểu số, đề xuất cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đến năm 2020. 3. Cách tiếp cận và phương. tài Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đến năm 2020 là cần thiết và cấp bách, cung cấp luận cứ khoa học, chuẩn bị cho việc xây dựng chiến lược phát. lược phát triển các dân tộc thiểu số và định hướng xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số đến năm 2020. 9 PHẦN MỘT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN, CHIẾN LƯỢC