BO LAO DONG - THUONG BINH VA XA HOI esa Nw ` a ` a ® ĐỀ TÀI CÁP NHÀ NƯỚC
LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
TIỀN LƯƠNG MỚI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS LÊ DUY ĐỒNG - THỨ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Ha Noi - Nam 2001
6845
Trang 2» ` sứ ` a
— Đề TÀI CÁP NHÀ NƯỚC
“LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG
DE ÁN TIỀN LƯƠNG MỚI”
Cơ quan quan ly Dé tai: BO KHOA HOC CONG RGHE VA WOT TRƯỜRG Co quan chu tri Dé tai : BO LAO DORG - THYORG BING VA XA HOT
BAN CHU NHIEM DE TAI
- TS Lê Duy Đồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ nhiệm Đề tài;
- KS Dang Nhu Lợi, Vụ trưởng Vụ Tiền lương và Tiên công - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ nhiệm Đề tài;
- TS Phạm Minh Huân, Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương và Tiền công - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thư ký Đề tài;
~- Thạc sĩ Hoàng Thị Huệ, Vụ trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, thành viên;
- TS Vũ Tuấn Anh, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn, thành viên;
TỔ THƯ KÝ ĐỀ TÀI
- TS Phạm Minh Huân, Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương và Tiền công -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thư ký Đề tài phụ trách tổ;
- Thạc sĩ Nguyễn Lan Hương, Phó trưởng phòng - Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội;
- TS Trần Thị Tuyết, Trưởng phòng Vụ Tổng hợp Pháp chế - Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội;
- Cử nhân Nguyễn Duy Thăng, Phó Vụ trưởng - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;
Trang 3* Những người cộng tác chính:
- TS Trần Hữu Cận, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
~- PGS.TS Trân Văn Thiện, Trường đại học quốc gia TP.HCM - Dược sĩ Hoàng Thị Sáu, Bộ Y tế
- TS Trần Thị Lan Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo
- TS Nguyễn Duy Hùng, Ban Tổ chức Trung ương
- Kỹ sư Nguyễn Văn Sơn, Vụ trưởng Ban Tổ chức Trung ương
- Cử nhân Nguyễn Xuân Nga, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - PGS.TS Phạm Đức Thành, Trường đại học kinh tế quốc dân
- TS Nguyễn Hữu Cảng, Bộ Quốc phòng - Cử nhân Nguyễn Văn Mỹ, Bộ Công an
- Cử nhân Đặng Anh Thư, Văn Phòng Chính phủ
- PGS.TS Lê Sỹ Thiệp, Học Viện hành chính quốc gia - TS Hoàng Ngọc Hoà, Học viện chính trị quốc gia HCM * Cơ quan phối hợp chính:
- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính
- Bộ Y tế
- Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Văn hố và Thơng tin
- Ban Tổ chức Trung ương
- Ban Khoa giáo Trung ương - Bộ Quốc phòng
- Bộ Công an
- Văn Phòng Chính phủ
- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Trang 4DAT VAN DE
Chính sách tiền lương, tiền công và thu nhập là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của đất nước Chính sách này có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác các khả năng tiềm tàng từ mỗi người lao động
Lịch sử quá trình hình thành hệ thống chính sách tiền lương ở Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, chúng ta đi vào khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, xây đựng và phát triển đất nước Năm 1957 bắt đầu thực hiện chế độ trả lương bằng tiền Năm 1960 cùng với thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, chúng ra tiến hành cải tiến cơ bản chế độ tiền lương theo quan điểm tiền lương của chủ nghĩa xã hội và nguyên tắc phân phối
theo lao động
Đến năm 1985, cùng với việc thực hiện cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền, chúng ta thực hiện cải tiến cơ bản chế độ tiền lương lần thứ hai Lần này chủ yếu tính toán lại mức lương trên cơ sở bỏ chế độ tem phiếu, tính đủ giá các mặt hàng theo định lượng đưa vào tiền lương Nhưng sau một thời gian ngắn, do không giữ và ổn định được giá cả sinh hoạt, Nhà nước phải quay trở lại chế độ tem phiếu đối với 6 mặt hàng thiết yếu Đến năm 1989, Nhà nước thực hiện cơ chế giá cả theo thị trường, bỏ chế độ bù giá qua ngân sách, chế độ tem phiếu dần mất đi ở từng địa phương và đến năm 1991 thì không còn chế độ tem phiếu định lượng
Năm 1993, chúng ta thực hiện cải cách chính sách tiền lương lần thứ 3 với mục tiêu xoá bỏ chế độ bao cấp, chống bình quân trong tiền lương, thực hiện phân phối theo lao động, tổ chức hệ thống tiền lương theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Trang 5được thay đổi để chính sách tiền lương có thể vận hành một cách suôn sẻ, có
hiệu quả trong đời sống kinh tế, :hính trị, xã hội của đất nước
Trong các năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về tiền lương như:
- Năm 1990 - 1991, 7 cơ quan, gồm các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu và các trường Đại học đã nghiên cứu Đề tài cấp Nhà nước mã số 88 - 76 - 055 "Những vấn đề cơ bản về cải tiến hệ thống tiền lương ở Việt Nam" Đề tài đã được chuyển thành dé án để thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào tháng 4/1993
- Năm 1992 đến năm 1994, tập thể các nhà khoa học ở các Viện nghiên cứu, Trường đại học cùng cán bộ quản lý nhà nước ở các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu để tài cấp nhà nước mã số KX - 03 - 11 "Luận cứ khoa học của việc đổi mới chính sách và cơ chế quản lý lao động, tiền lương, tiền công,
thu nhập trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta"
Ngoài ra, trong thời gian này còn có nhiều đề tài cấp Bộ nghiên cứu về những vấn để cụ thể, như: tiền lương tối thiểu; thang lương, bảng lương, cơ chế quản lý tiền lương; tiêu chuẩn, chức danh, biên chế
Các công trình nghiên cứu đã đưa ra các luận cứ, quan điểm khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng đề án cải cách tiền lương năm 1993 Nhưng các công trình này mới giải quyết những khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực lao động, tiền lương, chủ yếu tập trung vào khu vực sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường Tiền lương của khu vực hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và một số chính sách có liên quan, chưa được đề cập sâu, rộng, đầy đủ, chưa có hệ thống lập luận vững chắc làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách tiền lương của khu vực này
Tính đến nay, qua hơn 7 năm thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị định số 25/CP và 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ, hệ thống chính sách tiền lương mới đã cơ bản dat được những mục tiêu đề ra, dần dần đáp ứng và
phù hợp với đường lối đổi mới chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước Tuy nhiên, từ thực tế hiện nay cho thấy, tiền lương còn tồn tại nhiều vấn
để, chưa thoả mãn các đòi hỏi của thực tiễn Các quan điểm, lý luận, phương
Trang 6các vấn đề chưa được đề cập đầy đủ lập luận thiếu vững chắc Chúng ta đã từng đi sâu nghiên cứu đưa ra quan điểm tiền lương theo cơ chế thị trường (giá cả hàng hoá sức lao động), nhưng khi hình thành, hoạch định chính sách lại bắt đầu từ tiền lương của khu vực hành chính, sự nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào nguồn chỉ cân đối từ ngân sách Nhà nước Thực tiễn và lý luận vẫn mâu thuẫn sâu sắc
Trong khu vực sản xuất, kinh doanh ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta còn tồn tại năm thành phần kinh tế, trong đó ba thành phần kinh tế có quan hệ lao động và có chế độ tiền lương là: kinh tế quốc doanh (doanh nghiệp nhà nước), tư bản nhà nước và tư bản tư nhân Thành phần kinh tế hợp tác, cá thể và tiểu chủ vấn để quan hệ lao động, thuê mướn lao động chưa rõ ràng nên vấn đề tiền lương còn mờ nhạt
Tiền lương trong sản xuất, kinh doanh là yếu tố thuộc chi phí sản xuất, phân phối lần đầu, vấn đề lý luận tiền lương có những điểm khác với khu vực hành chính, sự nghiệp Tiền lương phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường, giá cả sinh hoạt và tập quán tiêu dùng từng vùng, hiệu quả kinh doanh của mỗi ngành và từng doanh nghiệp là những vấn đề cần nghiên cứu Giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư bản nhà nước, tư bản tư nhân, vấn đề lý luận tiền lương và các phương án giải quyết vấn đề tiền lương cũng không hoàn toàn giống nhau Coi sức lao động là hàng hoá trong doanh nghiệp nhà nước khi người công nhân, người lao động làm chủ sở hữu tư liệu sản xuất, làm chủ quá trình sản xuất và phân phối theo quan điểm hiện nay vẫn chưa phải đã có đủ lập luận vững chắc và rõ ràng
Trong khu vực hành chính, sự nghiệp: tiền lương thuộc lĩnh vực phân phối lại, nguồn chi trả chủ yếu từ ngân sách nhà nước trên cơ sở cân đối nguồn thu từ thuế Vì vậy, tiền lương ở khu vực này tuỳ thuộc khá nhiều vào nguồn thú ngân sách tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan điểm sử dụng ngân sách, vào thể chế của hệ thống tổ chức quản lý nhà nước Chưa nói đến trong khu vực này công chức quản lý nhà nước, viên chức các đơn vị và tổ chức sự nghiệp (giáo dục, v tế nghiên cứu khoa học, văn hoá nghệ thuật, ) và lực lượng vũ trang, tính chất
công việc, đặc điểm lao động, quan hệ lao động cũng khác nhau, do đó cần đưa
ra quan điểm lý luận tiền lương một cách chung nhất và bên cạnh đó còn có
Trang 7Từ các nội dung trên đặt ra cho tập thể các nhà khoa học, các nhà quản lý và các cơ quan tham gia cần thiết phải nghiên cứu đề tài cấp nhà nước "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng đề án tiền lương mới" nhằm phân tích, đánh giá đúng thực trạng chính sách chế độ tiền lương hiện hành; hình thành cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học về tiền lương ở Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị về mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc và giải pháp thực hiện đề án tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy, Khoá VIH và Nghị quyết đại hội Đảng IX
Chính sách tiền lương là vấn đề hết sức phức tạp, kết quả nghiên cứu của dé tài còn nhiều nội dung chưa đề cập hoặc đề cập chưa sâu, chưa rõ ràng; cơ sở
lý luận, phương pháp luận khoa học có thể còn hạn chế, vì vậy, tập thể Ban Chủ
nhiệm và những người tham gia nghiên cứu đề tài rất mong nhận được ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý thuộc các ngành, các lĩnh vực đóng góp để đề tài được hoàn chỉnh, góp phần tích cực cho việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương phù hợp, có hiệu quả ở Việt Nam
ĐỀ TÀI GỒM 3 PHẦN CHÍNH
PhẩnI : Đánh giá thực trạng chính sách tiền lương hiện hành Phần II : Luận cứ cơ bản xây dựng chế độ tiền lương mới
Trang 8PHAN I: DANH GIA THUC TRANG
CHINH SACH TIEN LUONG HIEN HANH
V/ ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TÁC CẢI CÁCH CHÍNH
SÁCH TIỀN LƯƠNG NHÀ NƯỚC NĂM 1993
1 Bối cảnh kinh tế - xã hội và chính sách tiền lương trước năm 1993
Cùng với quá trình đổi mới đất nước (bắt đầu từ năm 1986), một loạt các vấn đề về kinh tế - xã hội đòi hỏi phải được cải cách cho phù hợp, trong đó có
'chính sách tiên lương Chính sách tiền lương là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội vừa liên quan trực tiếp đến lợi ích thói quen và
tâm lý của hàng triệu người lao động, vừa ảnh hưởng đến sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Chính sách tiền lương đúng, có căn cứ khoa học là động lực quan trọng, trực tiếp góp phần bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước trước cải cách tiền lương năm 1993 hết sức phức tạp, đó là:
- Biến động ở Dong Âu và Liên Xô (cũ) ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế nước ta;
- Tinh hình trong nước hết sức khó khăn, bên cạnh những thành tựu của công cuộc đổi mới, nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát còn cao (năm 1990: 70%, 1991: 67,5%, 1992: 16,7%), nhiều đoanh nghiệp bị thua lỗ; ngân sách nhà nước hết sức căng thẳng Dôi dư lớn lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, việc giảm biên chế hành chính sự nghiệp theo Nghị quyết Quốc hội kỳ họp thứ 8 khoá VII chậm và gặp không ít khó khăn;
Trang 9- Quản lý Nhà nước về ngân sách, biên chế và tiền lương vừa phân tán vừa kém hiệu lực Tình trạng thả nổi việc quản lý tiền lương và thu nhập kéo dài chứa đựng những dấu hiệu không ổn định trong nền kinh tế và trong xã hội
- Việc đổi mới các chính sách liên quan đến tiền lương không được tiến hành đồng bộ càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong bản thân chính sách tiền lương, tạo ra những mâu thuẫn mới mang tính tiêu cực trong phân phốt thu nhập đã vi phạm nghiêm trọng công bằng xã hội
Trong bối cảnh khó khăn, phức tạp đó đã nảy sinh các ý kiến trái ngược nhau trong việc giải quyết vấn đề tiền lương Có ý kiến cho rằng cần phải cải cách ngay chính sách tiền lương với mức lương đủ sống và đủ để khuyến khích nhân tài, nhưng muốn thực hiện được thì ngân sách Nhà nước phải có nguồn thu lớn và liên tục trong nhiều năm hoặc phải giảm ngay một số lớn đối tượng h- ưởng lương và trợ cấp từ ngân sách Nhà nước Ngược lạt cũng có ý kiến cho
rằng trong bối cảnh đó không thể thực hiện cải cách tiền lương được, mà chỉ nên
đưa ra những biện pháp "che chắn" nhằm bảo đảm cuộc sống cho công chức, viên chức và người lao động Cách giải quyết này dù có được thực hiện cũng hết sức tạm thời, không xử lý được các mâu thuẫn của chính sách tiền lương năm
1985
2 Mục tiêu, quan điểm cải cách chính sách tiền lương năm 1993
Trước những ý kiến trái ngược nhau nêu trên, để có cơ sở xem xét, tháng 4/1990, Hội đồng Bộ trưởng( nay là Chính phủ) đã Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu đổi mới chính sách tiền lương Nhà nước do một Phó Thủ tư- ớng Chính phủ làm Trưởng ban (có sự tham gia nghiên cứu của nhiều Bộ, ngành, Viện nghiên cứu khoa học và các trường Đại học) Đến tháng 3/1991 việc nghiên cứu đã căn bản hoàn thành Kết quả nghiên cứu đã được Bộ Chính trị nhất trí thông qua mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc cải cách tiền lương như sau:
2.1 Mục Hêu
- Chính sách tiền lương mới phải làm cho tiền lương trở thành thước đo giá trị lao động, áp dụng ở mọi thành phần kinh tế khi có quan hệ lao động theo
Trang 10- Tiền lương phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, là nguồn thu nhập chính, kích thích người lao động làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, thực hiện phân phối công bằng trong xã hội
- Khác phục cơ bản các mâu thuẫn của chế độ tiền lương năm 1985 Thực hiện tiền tệ hoá tiền lương, xoá bao cấp với bước đi thích hợp nhằm phản ánh tính đúng tính đủ chị phí tiền lương trong sản xuất, tiền lương trong ngân sách Nhà nước khi thực hiện cải cách tiền lương
~- Nhà nước thực hiện quân lý, kiểm soát tiền lương và thu nhập bằng các
công cụ điều tiết thích hợp nhằm tăng cường và củng cố trật tự, kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực lao động, tiền lương
2.2 Quan điểm:
~ Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ trong nền kinh tế thị trường Tiền lương phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động cho người thực sự lao động
- Kết cấu tiền lương mới phải được thay đổi căn bản Các yếu tố như : nhà ở, bảo hiểm, giáo dục, y tế và đi lại phải là yếu tố cấu thành trong lương tối thiểu Quan hệ tiền lương, giá cả tiền lương, tiền công phải phù hợp với những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường
- Chính sách tiền lương mới phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa “làm” và “ăn”, phải là một bộ phận cấu thành của tổng thể các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước Tiền lương phải được tính toán trên những cân đối lớn, phù hợp với thực tế khách quan của nên kinh tế Tách dần chế độ ưu đãi ra khỏi tiền lương, hình thành và tách ra khỏi ngân sách Nhà nước quỹ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế đối với các đối tượng hưởng lương; Xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”
do toàn dân đóng góp cho những người có công để giảm dần sức ép đối với ngân sách Nhà nước khi cải cách tiền lương
Trang 11pháp lý của các chủ sở hữu tài sản, của người sử dụng lao động và người lao động trong việc kiểm soát quản lý tiền lương thích hợp với từng khu vực
- Việc cải cách chính sách tiền lương phải gắn và tạo điều kiện thúc đẩy sự biến đổi các chính sách xã hội và các chính sách khác có liên quan; Cải cách chính sách tiền lương là một quá trình với các bước đi thích hợp Phải tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy Nhà nước, Đảng, đoàn thể và các doanh nghiệp nhà n- ước, chuyển mạnh đối tượng Nhà nước đang phải trả lương từ ngân sách sang các nguồn khác, gắn tiền lương với chất lượng và hiệu quả công tác Xúc tiến việc ban hành quy chế công chức, thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước Đồng thời phải quản lý chặt chế tiền lương trong khu vực sản xuất, kinh doanh theo tinh thần tiền lương phải phù hợp với năng suất lao động, giảm bớt tình trang thu nhập chênh lệch quá bất hợp lý và tăng thêm nguồn thu vào ngân sách Nhà nước
3 Nguyên tác, bước đi của cải cách tiền lương năm 1993 3.1 Chỉ đạo của Quốc hội
Các mục tiêu, quan điểm nêu trên đã được Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 khố VIH (7/1991) thơng qua và giao cho Chính phủ xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương
Sau bước đi tiên tệ hoá tiền lương năm 1992, tại kỳ hợp thứ 2, Quốc hội
khố IX đã thơng qua Đề án cải cách toàn diện chế độ tiền lương và giao cho Chính phủ triển khai thực hiện với những nội dung cơ bản sau:
- Mức tiền lương tối thiểu: 120.000 đồng/tháng;
- Quan hệ tiền lương Tối thiểu - Trung bình - Tối đa là 1 - 1,9 - 10 và tiếp tục điều chỉnh để đạt quan hệ 1 - 2,2 - 13 vào năm sau;
- Tổng quỹ tiền lương và tính chất lương chi từ ngân sách tăng thêm so với năm 1992 là 4.000 tỷ đồng;
Trang 12Tại phiên hợp ngày 11 và 12/3/1993, Bộ Chính trị đã chỉ đạo việc xây dựng chế độ tiền lương mới theo những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản sau:
- Các yêu cầu:
+ Bảo đảm ổn định kinh tế - chính trị - xã hội khi thực hiện tiền lương mới; đoàn kết, công khai, dân chủ trong việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới;
+ Bao đảm lưu thơng hàng hố - tiền tệ, quản lý và kiểm soát được tài
chính, giá cả, lạm phát theo mục tiêu chung;
+ Nhà nước kiểm soát được biên chế, quỹ tiền lương chi từ ngân sách; + Tạo sự phấn khởi của người lao động, chế độ tiền lương mới phải tạo được động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc, đẩy lùi tham nhũng, thói vô trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức
và người lao động
- Các nguyên tắc:
+ Quỹ tiền lương và trợ cấp chi tăng thêm cho cải cách tiền lương đối với lực lượng lao động thuộc ngân sách nhà nước trả lương không được vượt quá dự toán Quốc hội cho phép; tăng thu ngân sách để bảo đảm nguồn trả lương sau khi cải cách, không tăng bội chi ngân sách hoặc phát hành tiền để giải quyết tiền lư- ơng;
+ Áp dụng thống nhất mức tiền lương tối thiểu trong cả nước và phụ cấp
đất đỏ cho vùng có giá sinh hoạt cao, quan hệ tiền lương là 1 - 10; tăng cường quản lý Nhà nước về tiền lương, bảo đảm quan hệ hợp lý về tiền lương giữa hành chính, sự nghiệp và sản xuất, kinh doanh:
Trang 13+ Không cơng chức hố đội ngũ cán bộ xã, phường, thực hiện chế độ phụ cấp đối với các đối tượng này theo định suất do Chính phủ quy định;
+ Thực hiện thu lại đủ những khoản người hưởng lương phải trả như: tiền nhà, điện, nước bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, loại trừ dần những khoản thu bất hợp lý ngoài lương
Theo yêu cầu và nguyên tắc nêu trên tháng 5/1993 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định quy định tạm thời chế độ tiền lương mới đối với các đối tượng hưởng lương (dân cử, bầu cử, đẳng, đoàn thể, hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và sản xuất, kinh doanh)
4 Đánh giá: 4.1 Mặt được
- Những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc cải cách tiền lương năm 1993 nêu trên là hết sức đúng đắn và quan trọng đã đặt cơ sở, nền móng cho đổi mới chính sách tiền lương khi chuyển sang kinh tế thị trường, đánh dấu sự chuyển biến cơ bản có tính chất cải cách trên những mặt sau:
+ Chuyển từ việc phân phối bằng hiện vật không theo quan hệ thị trường, chi phí tiền lương bị bóp méo trong ngân sách Nhà nước, trong giá thành, phí Í- ưu thơng sang phân phối theo giá trị thông qua tiền lương;
+ Chuyền từ việc hoạch định chính sách tiền lương theo cơ chế tập trung, bao cấp với phạm vị chỉ giới hạn trong khu vực nhà nước sang chính sách tiền lương cởi mở hơn áp dụng thích hợp đối với mọi quan hệ lao động trong nền
kinh tế thị trường;
Trang 14+ Xác định quá trình, bước đi của cải cách phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước
- Cải cách chính sách tiền lương được đặt trong tổng thể cải cách chính sách kinh tế, xã hội có liên quan đã góp phần xoá bỏ bao cấp, thực hiện phan phối công bằng hơn, tạo động lực tăng năng suất lao động, biệu quả công tác, tăng trưởng kinh tế, thay đổi phương thức quản lý của Nhà nước về lao động, tiền lương phù hợp với nền kinh tế thị trường;
- Về cơ bản các quan điểm, nguyên tắc nêu trên vẫn tiếp tục có giá trị lớn về lí luận và thực tiễn trong việc tiếp tục hoạch chính sách tiền lương trong giai đoạn tới
4.2 Những vấn đề cần tiếp tục xem xét 4.2.1 Về mục tiêu:
Có thể nói 4 mục tiêu trong đề án cải cách chính sách tiền lương năm 1993 xét về tầm chiến lược vẫn là các mục tiêu cho các năm tới Nhưng nhìn nhận vào thực tiễn bối cảnh kinh tế xã hội của nước ta trong những năm đầu của thập ký 90 và ngay cả hiện nay thì các mục tiêu đã đặt ra là quá cao cho nên tính khả thi khó đạt được theo mong muốn Vì vậy bên cạnh mục tiêu có tính lâu dài phải đạt tới cần phải đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ, từng lần cải cách
4.2.2 Về quan điểm:
- Tiền lương là giá cả sức lao động là quan điểm đúng nhưng chưa đủ Quan điểm này chỉ đúng khi nền kinh tế đã chuyển hẳn sang nên kinh tế thị trường và thị trường lao động đã phát triển, người lao động có thể tự do đi tìm việc làm mà không có trở ngại nào Nhưng trong nhiều mặt người lao động chưa làm được việc đó Mặt khác còn một bộ phận lớn đốt tượng hưởng lương từ ngân sách như công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang do đó không có quan hệ theo Luật Lao động thì quan điểm tiền lương là giá cả sức lao động là không phù hợp, vì tiền lương trong khu vực này phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu ngân sách và quan điểm sử dụng ngân sách, thể chế của hệ thống tổ chức quản lí Nhà nước về nhân sự Do đó, cần phải làm rõ tiên
Trang 15lương đúng cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động như là đầu tư cho sự phát triển, cho việc hoàn chỉnh bộ máy quản lý xã hội lành mạnh gắn với quyền làm chủ của Nhân dân;
- Việc thay đổi kết cấu chi dùng trong tiền lương là đúng và cần thiết, tuy nhiên do nền kinh tế của chúng ta chưa phát triển, năng suất lao động thấp, sự tăng lên của năng suất lao động chủ yếu là sự tăng lên của số lượng lao động ở trình độ thấp, cho nên các yếu tố nhu cầu tính trong lương tối thiểu ở mức thấp, nên chỉ có ý nghĩa nhiều trong phân tích, tính toán, còn trên thực tế ý nghĩa rất hạn chế Vì vậy, ngoài việc triệt để thực hiện tiền tệ hoá và đưa đủ các yếu tố vào cơ cấu lương tối thiểu, cần phải bảo đảm nâng dần mức lương tối thiểu theo
sự phát triển của nền kinh tế thì hệ thống tiền lương mới có tác dụng thực sự;
-_ Việc phân biệt tiền lương giữa các khu vực để có chính sách cơ chế phù hợp là đúng Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính sách tiền lương có sự phân biệt rõ về thang lương, bảng lương, cơ chế tiền lương gắn với người sử dụng lao động và mục đích sử dụng trong từng khu vực Tuy nhiên trên thực tế tác động của sự phân biệt đó bị bó hẹp, mới giải quyết được trong khu vực Nhà nước, chưa đáp ứng và phù hợp với lao động ngoài khu vực Nhà nước Vì vậy cần phải tiếp tục xem xét vấn đề này trên cơ sở khoa học, thực tiễn các mối tương quan hợp lý giữa các khu vực và thực tế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
- Quan điểm về giải quyết các mối quan hệ đồng bộ giữa chính sách tiên
lương và các chính sách liên quan khác, đặc biệt là giữa chính sách tiền lương với cải cách hành chính; chính sách xã hội hoá trong các ngành sự nghiệp là rất quan trọng, nó vừa là tiền đề, điều kiện vừa là mối quan hệ nhân quả của quá trình cải cách tiền lương Tuy nhiên quan điểm này chưa được thể hiện đầy đủ và chưa có các giải pháp tích cực thúc dẩy để đạt mục tiêu đề ra
Ngoài ra, cần phải tiếp tục làm rõ vấn đề tiển lương, tiền công và th nhập trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong cải cách hành chính quốc gia trong việc bảo đảm hài hoà 3 lợi ích người lao động, doann nghiệp, Nhà nước, bảo đảm công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ
I/ DANH GIA NOI DUNG CUA CHE ĐỘ TIỀN LƯƠNG HIỆN HANH
Trang 16Chế độ tiền lương hiện hành thực hiện từ 01/4/1993 theo Đề án cải cách chính sách tiền lương Nhà nước đã được Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 9 và Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 2 thông qua với mức tiền lương tối thiểu là
120.000 đồng/tháng, quan hệ tiền lương tối thiểu - tối đa là 1-10 Trong quá
trình thực hiện, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản bổ sung, sửa đổi, đến nay hệ thống các văn bản chính quy định chế độ tiền lương hiện hành gồm:
- Nghị quyết số 35 NQ/UBTVQH ngày 17/5/1993 và Nghị quyết số 52 NQ/UBTVQH ngày 7/12/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định bảng lương chức vụ dân cử trong các cơ quan Nhà nước ở Trưng ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, Kiểm sát;
~ Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương của chức vụ dân cử thuộc hệ thống hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang;
- Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương của công nhân viên chức trong các doanh nghiệp;
- Quyết định số 69 QĐ/IW ngày 17/5/1993 của Ban Bí thư quy định chế độ tiền lương của Đảng, đoàn thể;
- Nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ thực hiện tính đủ mức tiền lương tối thiểu 120.000 đồng/tháng từ 01/12/1993;
- Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994 và Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương; _
- Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ nâng mức tiền
lương tối thiểu từ 120.000 đồng/tháng lên 144.000 đồng/tháng từ 01/01/1997;
Trang 17- Nghị định số 110/1997/NĐ-CP ngày 18/11/1997 của Chính phủ bổ sung hệ số mức lương chức vụ quản lý và phụ cấp chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp
- Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999 của Chính phủ nâng mức tiền lương tối thiểu từ 144.000 đồng/tháng lên 180.000 đồng/tháng từ
1/1/2000 đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;
- Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ nâng
mức tiền lương tối thiểu từ 180.000 đồng/tháng lên 210.000 đồng/tháng từ
1/1/2001 đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;
- Nghị định số 10/2000/NĐ-CP ngày 27/3/2000 của Chính phủ quy định
mức tiền lưỡng tối thiểu trong các doanh nghiệp;
- Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/3/1997 về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước
- Các Quyết định của Thủ tướng, gồm: Quyết định số 574/TTg ngày 25/11/1993 bổ sung một số chế độ đối với cán bộ, công chức; Quyết định số 83/1998/QĐ-TTg ngày 15/4/1998 về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước; các Quyết định về chế độ phụ cấp ưu đãi giáo viên, bồi dưỡng, phụ cấp đặc thù đối với ngành Y tế, Thể dục Thể thao, Văn hoá, Thơng tin, Kiểm sốt viên đê điều, chế độ bồi dư- ống đối với công nhân, viên chức một số ngành nghề đặc biệt trong doanh nghiệp và nhiều Quyết định cho phép một số ngành được tạo và trích một phần nguồn thu từ phí, lệ phí để bổ sung thu nhập của công nhân, viên chức đơn vị mình
- Hàng trăm Thông tư và văn bản của Liên Bộ và của các Bộ, ngành chức năng hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định nêu trên
Ngoài ra, kể từ khi ban hành chế độ tiền lương mới năm 1993 đến nay
còn có rất nhiều Nghị quyết của Đảng, của Bộ Chính trị và Quốc hội yêu cầu phải tiếp tục phải cải cách tiền lương để đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước
Trang 18- Trén 1,5 triệu người làm việc tron; các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội, gồm: Cán bộ bầu cử trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện; Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm việc trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp;
- Si quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an
- Trên 5 triệu lao động làm việc trong hơn 5.000 doanh nghiệp Nhà nước, trên 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 3.200 cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam và khoảng 45.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
Ngoài ra, mức lương tối thiểu còn được dùng làm cơ sở để quy định chế độ phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; 643 971 cán bộ xã, phường; 1.637.456 người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngân sách;
1.339.553 người có công
Tóm lại, chính sách, chế độ tiền lương hiện hành có liên quan đến hàng triệu người, đặc biệt là các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước Đây là một đặc thù riêng có của Việt Nam vì vậy, mỗi khi đặt vấn đề điều chỉnh, cải cách tiền lương đều phải xem xét đến quan hệ cân đối (cân đối vẻ chế độ và nguồn) của hàng triệu người Thực tiễn cho thấy việc cân đối này là vô cùng phức tạp, là nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến trình tiếp tục cải cách chính sách tiền lương Nhà nước
Chế độ tiên lương nói chung bao gồm 4 nội dung co ban sau: - Mức lương tối thiểu;
- Hệ thống thang, bảng lương (bội số, ngạch, bậc và hệ số mức lương); - Các chế độ phụ cấp lương;
Trang 192 Đánh giá các nội dung của chế độ tiên lương mới năm 1993
2.1.Về mức tiên lương tối thiểu
2.1.1 Cơ sở lý luận
Tiền lương tối thiểu là một nội dung quan trọng trong chính sách tiên lương, là căn cứ để xác định các mức lương khác trong các ngành nghề, vì vậy cần thiết phải đánh giá đây đủ từ mục tiêu đến phương pháp xác định tiền lương tối thiểu chung, vùng, ngành năm 1993
Mức tiền lương tối thiểu chung quy định năm 1993 và hệ số mức lương tối thiểu tăng thêm theo ngành, theo vùng quy định trong các năm tiếp theo nhằm bảo đảm các mục tiêu sau:
- Bảo đảm tái sản xuất sức lao động đơn giản và một phần để tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng cho những người lao động làm công ăn lương, phù hợp với khả năng chỉ trả của chủ sử dụng lao động và bảo đảm quan hệ hợp lý với mặt bằng tiền công của các tầng lớp dân cư trong xã hội
- Bảo vệ người lao động không có trình độ tay nghề hoặc những người lao động trong các ngành, nghề có cung - cầu lao động bất lợi trong thị trường hư- ởng mức tiền lương thấp nhất Các mức tiền lương tối thiểu qui định có tác động ổn định mức sống cho người lao động ở mức tối thiểu, là một trong các biện pháp ngăn cản sự nghèo đói dưới mức cho phép
- Thiết lập mối ràng buộc kinh tế đối với người sử dụng lao động, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của lao động Ngăn ngừa các tranh chấp lao động Khuyến khích việc nâng cao hiệu suất sử dụng lao động
- Là căn cứ để hoàn thiện hệ thống trả công lao động, tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh giữa các ngành, nghẻ, khu vực Mức tiền lương tối thiểu được
Trang 20- Tang khả năng hoà nhập của lao động Việt Nam vào thị trường lao đệng của khu vực và quốc tế, là yếu tố để thu hút đầu tư nước ngoài và thực hiện một bước tự do hoá thị trường lao động
Tóm lại, các mục tiêu đặt ra của tiền lương tối thiểu nêu trên nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong đó có sự luân chuyển tự do của lao động và khả năng thoả thuận của các bên có liên quan; đồng thời là lưới an toàn chung cho cả xã hội, không chỉ bó hẹp trong khu vực nhà nước Tiền lương tối thiểu vừa là căn cứ để phát triển thị trường lao động, vừa góp phần phát triển nên kinh tế Đây là một trong các mục tiêu có tính khái quát của hệ thống trả công lao động
Tuy nhiên trong điều kiện của nước ta hiện nay, nền kinh tế chưa phát triển, năng suất lao động rất thấp, nguồn trang trải tiền lương-trong khu vực hành chính, sự nghiệp chủ yếu cân đối từ ngân sách nhà nước, thì có thể thấy các mục tiêu của tiền lương tối thiểu đề ra là khá cao so với khả năng của nền kinh tế và trình độ phát triển xã hội Vì vậy, ngoài các mục tiêu có tính chiến lược về lâu đài, cần phải có các mục tiêu cụ thể phù hợp với phát triển kinh tế và nhận thức của từng giai đoạn để có tính khả thi theo mong muốn
*_Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu chung, vùng ngành: a) Tiên lương tối thiểu chung
- Các căn cứ xác định tiền lương tối thiểu chung:
+ Hệ thống nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình ho:
+ Mức sống chung đạt được và sự phân cực mức sống giữa các tầng lớp
dân cư trong xã hội;
+ Khả năng chỉ trả của các cơ sở sản xuất kinh doanh hay mức tiền lương, tiền công đạt được trong từng lĩnh vực, ngành nghề;
Trang 21- Phuong pháp xác định:
Vẻ lý thuyết, mức lương tối thiểu chung được xác định một cách tổng hợp theo các phương pháp tiếp cận khác nhau Các thông số “đầu vào” sử đụng để
xây dựng các mức lương tối thiểu bao gồm:
+ Mức chi tiêu chuẩn của hộ gia đình;
+ Số liệu điều tra về thu nhập, mức sống của hộ gia đình trên cả nước; + Số liệu điều tra về tình hình trả công trong các khu vực (kinh tế quốc
doanh và ngoài quốc doanh);
+ Phân tích thực trạng và cơ cấu của thu nhập quốc dân;
+ Các dự báo về tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo
Phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung nêu trên được đặt trong mối quan hệ tổng thể với các nhân tố chỉ phối là chênh lệch mức sống giữa các vùng, khả năng chỉ trả của các chủ sử dụng lao động, các mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước trong thời kỳ tiếp theo Với cách tiếp cận này nếu thực hiện đúng đắn sẽ góp phần nâng cao tính khả thi của mức lương tối thiểu Tuy nhiên, ngoại trừ hệ thống nhu cầu của người lao động, các căn cứ xác định mức lương tối thiểu chung (đặc biệt 1A kha nang chi tra của doanh nghiệp) chỉ được phản ánh trong lý luận nhiều hơn là thực tế áp dụng Chúng ta vẫn áp đặt khả năng cân đối ngân sách đối với đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước để xác định mức lương tối thiểu chung là chủ yếu Bên cạnh đó, do không có sự luân chuyển lao động và sự đa dạng hoá các hình thức tổ chức lao động giữa các vùng, ngành, nghề nên tiền lương tối thiểu chung ở ta hiện nay còn bất hợp lý nhất là đối với khu vực sản xuất, kinh doanh, cho nên mức lương tối thiểu không phát huy được chức năng điểu tiết cung - cầu lao động giữa các vùng, ngành, nghề
b) Mức tiên lương tối thiểu theo ngành:
Trang 22phức tạp và trình độ tay nghề thấp nhất trong một ngành mà các yếu tố này chưa thể hiện ở mức tiền lương tối thiểu chung Trên giác độ này, mức tiền lương tối thiển ngành là cơ sở để trả công lao động trong từng ngành cụ thể và góp phần loại trừ sự cạnh tranh không công bằng giữa các ngành
Phương pháp xác định thường dựa trên mức lương tối thiểu chung và điều kiện riêng trong một ngành để qui định mức lương tối thiểu ngành Khác với mức tiền lương tối thiểu chung cần phải quy định thống nhất, mức tiển lương tối thiểu ngành, nghề được qui định tuỳ theo điều kiện của từng ngành, nghề và khả năng thoả thuận của người lao động trong từng ngành
Thực tế ở Việt Nam, mức lương tối thiểu ngành trùng với mức lương bậc 1 của các ngành, nghề, bởi về mặt lý luận ta chưa chọn được đối tượng nghiên cứu để xác định mức lương tối thiểu Nếu chọn đối tượng là lao động kỹ thuật, có đào tạo trong một nghề cụ thể thì đối tượng đó lại không phải là lao động
giản đơn để xác định mức lương tối thiểu Vì vậy, mức lương tối thiểu chung rất
quan trọng và quyết định độ lớn mức lương bậc 1 của ngành ©) Mức lương tối thiểu vùng
Mục tiêu mức lương tối thiểu theo vùng là để đáp ứng sự khác biệt về không gian của các yếu tố chỉ phối tiền lương tối thiểu chung, nhấn mạnh yếu tố đặc thù của từng vùng cũng như chiến lược phát triển trong từng vùng Việc quy
định mức lương tối thiểu theo vùng nhằm:
+ Bảo đảm sức mua của mức lương tối thiểu tại các vùng với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị khác nhau;
+ Góp phần điều tiết cung - cầu lao động giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động giữa các vùng, tạo ra dòng di chuyển lao động và dân cư hợp lý giữa các vùng, góp phần điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp giữa các vùng;
+ Hoàn thiện hệ thống trả công lao động, loại bỏ một số phụ cấp trong tiền lương như phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút
Trang 23+ Chênh lệch về thu nhập và mức chi tiên bình quân giữa các vùng: + Chênh lệch về tỷ lệ chỉ ăn trong cơ cấu chi tiêu giữa các vùng; + Chênh lệch về chỉ số phát triển con người giữa các vùng; + Quan hệ cung - cầu lao động giữa các vùng
* Điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, vùng, ngành:
Vai trò của mức lương tối thiểu phụ thuộc rất lớn vào sức mua của mức Ì- ương tối thiểu( mức lương thực tế), vì vậy khi có sự biến động của các yếu tố làm ảnh hưởng tới mức lương tối thiểu thì cần phải điều chỉnh mức lương cho
phù hợp Các căn cứ để điều chỉnh tiền lương tối thiểu là:
~ Chỉ số tăng giá sinh hoạt của các mặt hàng thiết yếu;
- Mức thu nhập và khả năng phát triển kinh tế giữa các khu vực kinh tế
2.1.2 Mức lương tối thiếu
4) Mức lương tối thiểu trong đề án tiên lương năm 1993
Trên cơ sở các luận cứ khoa học cho việc xác định các mức lương tối
thiểu nêu trên, năm 1993 việc xác định mức lương tối thiểu chung được thực
hiện theo 4 phương pháp (theo giá tháng 10/1990):
+ Thứ nhất, xác định từ nhu cầu tối thiểu của người lao động có nuôi con Cách tiếp cận này đã đưa ra cơ cấu tiền lương tối thiểu gồm 9 yếu tố: ăn, mặc, Ở, đi lại, học tập, văn hoá - giao tiếp xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp);
+ Thứ hai, xác định từ kết quả điều tra 7000 phiếu về tiền lương, thu nhập của công nhân, viên chức và các tầng lớp dân cư ở 25 tỉnh, thành phố trong cả nước, sau đó phúc tra lại bằng 2000 phiếu;
Trang 24+ Thứ tư, xác định từ khả năng nền kinh tế thông qua quỹ tiêu dùng cá nhân dân cư trong kết cấu GDP (tiếp cận từ tiền lương trung bình)
Qua kết quả 4 cách tiếp cận nêu trên và căn cứ khả năng nền kinh tế, Quốc hội đã thông qua mức lương tối thiểu tính theo giá tháng 10/1990 là 85.000 đồng/tháng với cơ cấu gồm 8 yếu tố: ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, văn hoá - giao tiếp xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội (chưa có bảo hiểm thất nghiệp) Mặc dù tại thời điểm tháng 10/1990 chưa có điều kiện thực hiện mức lương tối thiểu này, nhưng kết quả nghiên cứu đã được dùng làm cơ sở để thực hiện các bước đi tiền tệ hoá tiền lương trong năm 1992 về nhà ở, tiền học, đi lại và bảo hiểm y tế
b) Mức lương tối thiểu được Quốc hội thơng qua
Quốc hội khố IX, kỳ họp thứ 2 thông qua bước đi thực hiện đề án cải cách tiền lương trong năm 1993, trong đó mức lương tối thiểu áp dụng từ 01/4/1993 là 120.000 đ/tháng Mức lương tối thiểu này được xác định dựa trên
các căn cứ như sau:
+ Thứ nhất, theo mức lương tối thiểu trong đề án cải cách chính sách tiền
lương đã được Quốc hội khoá VIH, kỳ họp thứ 9 thông qua (theo giá tháng 10/1990 là 85.000 đồng/tháng) cộng thêm một phần trượt giá sinh hoạt từ đó đến khoảng giữa năm 1992;
+ Thứ bai, theo kết quả điều tra tháng 11/1991 về tiền công và thu nhập ở một số vùng trong cả nước và phúc tra kết quả đã điều tra năm 1990;
+ Thứ ba, theo mức lương tối thiểu hiện hành và cộng thêm các khoản tiền tệ hoá của cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước
Với 3 căn cứ nêu trên, xác định được mức lương tối thiểu nằm trong khoảng từ 108.000 đồng đến 135.000 đồng Như vậy, mức lương tối thiểu 120.000 đồng được Quốc hội thông qua là mức tính bình quân Trong cơ cấu mức lương tối thiểu không quy định cụ thể tỷ trọng các yếu tố, mà chỉ quy định 2 khoản ch: về bảo hiểm xã hội (5%) và bảo hiểm y tế (1%), còn lại 94% dé chi cho các nhu cầu khác
Trang 25* D6i vdi cdn bộ, công nhân viên chức trong khu vực Nhà nước:
- Do khả năng của ngân sách Nhà nước, nên tại thời điểm 01/4/1993 chưa thực hiện đủ ngay mức tiền lương tối thiểu 120.000 đồng mà thực hiện bước 1 là
110.000 đồng Đến tháng 12/1993 mới thực hiện bước 2 tính đủ 120.000
đồng/tháng
- Đến tháng 01/1997 khi giá sinh hoạt đã tăng thêm khoảng 33% so với tháng 12/1993, Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 120.000 đồng lên 144.000 đồng/tháng (tăng 20%) Cũng tại thời điểm này Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 cho phép các doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh (lợi nhuận, nộp ngân sách, tốc độ tăng năng suất lao động) được điều chỉnh tăng thêm mức tiền lương tối thiểu theo vùng, theo ngành so với mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức (144.000 đồng), cụ thể như sau:
+ Tiên lương tối thiểu theo ngành: Căn cứ vào vai trò, vị trí, ý nghĩa của
ngành trong phát triển kinh tế, điểu kiện lao động nặng nhọc, độc hại và tính
hấp dẫn của các ngành trong việc thu hút lao động, chia thành 3 nhóm ngành, với hệ số được cộng thêm vào mức lương tối thiểu chưng là 0,8; 1,0 va 1,2
+ Tiền lương tối thiểu theo vùng: Căn cứ vào cung cầu lao động, giá thuê nhân công và giá cả sinh hoạt, chia thành 3 vùng, với hệ số được cộng thêm vào mức lương tối thiểu chung là 0,1; 0,2 và 0,3
Như vậy, mức lương tối thiểu của các doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh trong khung từ 144.000 đồng/tháng đến 360.000 đồng/tháng
- Đến tháng 01/2000 khi giá sinh hoạt đã tăng thêm khoảng trên 50% so với tháng 12/1993, Nhà nước mới điều chỉnh nâng mức lương tối thiểu áp dụng đối với các tượng hưởng lương ngân sách từ 144.000 đồng/tháng lên 180.000 đồng/tháng( tăng 25%) Tiền lương của doanh nghiệp nhà nước vẫn được áp dụng cơ chế điều chỉnh tăng thêm I,5 lần như năm 1997 đã quy định
Trang 26vẫn được áp dụng cơ chế điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức
lương tối thiểu chung
*- Đối với người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp:
Theo quy định của Bộ Luật Lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tư nhân không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức
lương tối thiểu chung do Nhà nước công bố
*- Đối với người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam:
Sau khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987) Chính phủ đã quy định mức tiền lương tối thiểu tính theo vùng có gốc ngoại tệ là 30 - 35 - 40 - 45 USD/tháng Từ ngày 01/7/1999 mức tiền lương tối thiểu ở khu vực này được quy định trả bằng đồng Việt Nam với các mức 417.000 - 487.000 - 556.000 - 626.000 đồng/tháng
2.1.3 Đánh giá về mức lương tối thiểu a) Mat duoc
- Mục tiêu đặt ra của tiền lương tối thiểu nhằm bảo đảm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong nền kinh tế thị trường là đúng Phương pháp xác định mức tiền lương tối thiểu được tiếp cận có căn cứ khoa học và tổng hợp hơn sát với thực tế đời sống phù hợp với khả năng nền kinh tế Đã thực hiện “tiền tệ hoá” tiền lương và loại bỏ được các khoản phân phối ngoài tiền lương chi từ ngân sách nhà nước cho
công nhân, viên chức Đây là điểm thay đổi cơ bản có tính chất cải cách trong
chính sách tiền lương mới
Trang 27- Mức tiền lương tối thiểu 120.000 đồng/tháng tại thời điểm 01/4/1993
có cải thiện so với mức lương tối thiểu trước đó, cụ thể như sau: Mức lương tối thiểu bằng tiền (chưa kể tiền tệ hoá) trước 01/4/1993 của cán bộ, công chức là 51.300 đồng/tháng; nếu tính cả tiền tệ hoá các khoản phân phối từ ngân sách nhà nước vào tiền lương là 88.500 đồng/tháng Như vậy, mức tiền lương tối thiểu 120.000 đồng so với mức lương tối thiểu đã cộng thêm tiền tệ hoá tăng thêm 36%; đồng thời đã mở rộng bội số từ 1 - 3,5 lên I - 10 nên mức lương càng cao, mức độ cải thiện rõ rệt hơn (trung bình tăng thêm khoảng 96%)
- Việc cho phép các doanh nghiệp nhà nước (từ năm 1997) được ấp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm, mức lương tối thiểu chung phù hợp với ngành nghề
_ và theo vùng đã thúc đẩy các doanh nghiệp sắp xếp lại tổ chức sản xuất, tổ chức
lao động, tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương, tiết kiệm chỉ phí, tăng tiền lương gắn với tăng lợi nhuận
b) Mặt chưa được
- So với sức phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay có thể thấy, mục tiêu tính đúng, tính đủ lương tối thiểu được đặt ra là khá cao nhưng thực tế đạt được còn thấp Mặt khác, tại thời điểm thiết kế, tiền lương tối thiểu mới được xem xét chủ yếu trong khu vực nhà nước chưa có sự liên kết của khu vực này với các khu vực ngoài nhà nước, là những nơi thể hiện rõ sự vận hành của cơ chế thị trường, đặc biệt là quan hệ cung - cầu lao động Vì vậy, nhìn chung tác dụng của mức lương tối thiểu rất hạn chế
- Phương pháp xác định mức tiền lương tối thiểu cho kết quả là mức bình quân của các cách tiếp cận khác nhau, nên đã “bình quân hoá” cả 3 yếu tố trong lương là: chênh lệch giá sinh hoạt (tuy Nghị định về tiền lương có đưa ra 5 mức từ 0,1 đến 0,3 nhưng trên thực tế chưa ở đâu được áp dụng), tập quán tiêu dùng và chênh lệch tiền công đã hình thành trên thị trường lao động giữa các vùng (kết quả điều tra năm 1990 cho thấy, sự chênh lệch về tiền công đã hình thành giữa các vùng đến 1,6 lần)
Trang 28kinh doanh do có nhiều mức lương tối thiểu khác nhau theo loại hình doanh nghiệp chưa tạo điều kiện tốt để hình thành đúng giá tiền công trên thị trường, chưa thúc đẩy tự do hoá của người lao động đi tìm việc làm Tròng khu vực hành chính, sự nghiệp, nhất là một số đơn vị sự nghiệp có nguồn thu do áp dụng
thống nhất mức tiền lương tối thiểu đã dẫn đến hậu quả làm chậm tiến trình xã
hội hoá các hoạt động sự nghiệp mang tính dịch vụ công Để giải quyết vấn để này cần tách các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu khỏi khu vực hành chính sự nghiệp nói chung và cho phép áp dụng mức lương tối thiểu như các doanh nghiệp
- Mức lương tối thiểu so với nhu cầu của người lao động và mục tiêu đặt ra là quá thấp, không đủ chi cho nhu cầu thiết yếu của bản thân người lao động
Việc quy định mức lương tối thiểu chủ yếu phụ thuộc vào khả năng ngân sách
nhà nước, chưa tôn trọng thực tế mức tiền công đã hình thành trên thị trường và các kết quả nghiên cứu khoa học (nếu lấy mức lương tối thiểu 85.000 đồng/tháng theo giá tháng 10/1990 đã được Quốc hội thông qua và tính trượt giá đến tháng 4/1993 thì mức lương tối thiểu là 202.470 đồng/tháng, như vậy mức lương tối thiểu 120.000 đồng chỉ bằng 59,3% so với mức dự tính theo mục tiêu) Vì vậy mức lương tối thiểu chưa thực sự là cơ sở hình thành mức tiền công trên thị trường sức lao động, đẫn đến tiền lương theo thang, bảng lương thấp nhiều lần so với thu nhập thực lĩnh
- Việc duy trì quá lâu mức tiền lương tối thiểu vốn dĩ đã ấn định thấp (120.000 đồng/tháng từ 1993 đến 1996 và 144.000 đồng/tháng từ 1997 đến hết
năm 1999) trong khi chỉ số giá sinh hoạt tăng đã làm mất tác dụng tích cực của chế độ tiền lương, phát sinh mâu thuẫn khó lý giải được là, trong thời gian dài nền kinh tế liên tục tăng trưởng (8 - 9%/năm) nhưng tiền lương thực tế lại giảm sút
Trang 29; - Chua 1am rõ những căn cứ, những điều kiện trong việc xây dựng và áp
dụng mức lương tối thiểu chung, vùng, ngành; mức lương tối thiểu tháng, ngày, giờ và mức lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế (phương pháp xác định không thống nhất giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
- Việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu thường là do “áp lực” của xã
hội và vẫn bị coi là một gánh nặng của ngân sách nhà nước Hễ nói đến tăng tiền lương là nói đến cân đối ngân sách Quan điểm này đã dẫn đến việc không thực hiện đúng tiến trình cải cách đã đặt ra làm cho tiền lương đặt ra bên cạnh guồng máy sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, tiền lương không được coi là động lực để phát huy hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động, dẫn đến duy trì mức lương tối thiểu thấp, không gắn với hiệu quả công việc và không kích thích người lao động gắn bó với nghề nghiệp của mình Quan điểm “ngân sách” bao trùm cả khu vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đã biến tiền lương thành yếu tố đơn thuần của phạm trù phân phối, tách rời các căn cứ của nó là trình độ phát triển sản xuất, năng suất lao động, các lợi thế cạnh tranh, làm cần trở tính linh hoạt của tiền lương trong cơ chế thị trường, không khuyến khích việc sử dựng và bố trí lao động hợp lý, tạo sự chia cắt thị trường lao động giữa các khu vực
Trang 30- Việc qui định tiền lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có lợi là bảo vệ được người lao động Việt Nam trước sức ép về việc làm do cung nhiều hơn cầu, trước sự kém hiểu biết của người lao động và kém hiệu quả của tổ chức cơng đồn trong thời kỳ đầu mở cửa Tuy nhiên sự chênh lệch của các mức lương giữa các khu vực đã gây ra sự chia cắt thị trường lao động và
gây tổn hại cho các khu vực kinh tế khác nhau
- Về công cụ quản lý và bộ máy thanh tra giám sát: Điều 56 của Bộ Luật Lao động qui định “Chính phủ qui định và công bố mức lương tối thiểu chung,
mức lương tối thiểu theo vùng và mức lương tối thiểu theo ngành cho từng thời
kỳ” Tuy nhiên đến nay danh mục các hàng hoá tính để xác định mức tăng giá để điều chỉnh lại tiền lương tối thiểu vẫn chưa có Bên cạnh đó, cơ chế quản lý tiền lương tối thiểu vẫn mang nặng tính hành chính, chưa tạo điều kiện cho sự tham gia của các bên có liên quan (đại diện người sử dụng lao động và đại diện người lao động là công đoàn) Đến nay ở Việt Nam chỉ có cơ quan ban hành, chưa có bộ máy chức năng để thanh tra, giám sát và điều chỉnh các mức lương tối thiểu, vì vậy các mức lương tối thiểu vừa lỏng lẻo vừa cứng nhắc Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, Chính phủ cần phải lập ra Ban tiền lương tối thiểu quốc gia, vùng, ngành Ban này giúp cho việc giám sát theo đối tình hình thực hiện mức lương tối thiểu trong các khu vực kinh tế khác nhau, đặc biệt là khu vực sản xuất nhỏ là những nơi thường không áp dụng mức lương tối thiểu qui định của Nhà nước Đồng thời tư vấn về định hướng, biện pháp để Chính phủ quyết định các mức lương tối thiểu phù hợp
2.2 Về hệ thống thang lương, bảng lương
Đến nay, trong các thuật ngữ khoa học chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa thang lương hoặc bảng lương Tuy nhiên theo chế độ tiền lương ở nước ta từ trước đến nay thì có thể quan niệm về thang lương, bảng lương như sau:
Trang 31- Bảng lương được thiết kế với một số bậc lương phân biệt trình độ để áp dụng đối với các nghề công nhân theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, hoặc với một số bậc lương theo thâm niên áp dụng đối với tất cả các viên chức (đảng, đoàn thể, hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và viên chức trong doanh nghiệp), vì vậy việc nâng bậc lương trong bảng lương viên chức chủ yếu căn cứ vào mức độ hồn thành cơng việc được giao và thâm niên giữ bậc trong bảng lương
2.2.1 Cơ sở lý luận
Hệ thống thang lương, bảng lương được xây dựng trên các cơ sở sau: - Dựa trên quan hệ tiền lương giữa tối thiểu - trung bình - tối đa (Chủ tịch
nước) là I - 2,2 - 13 Trước mắt trong giai đoạn I (năm 1993) quan hệ này là 1 -
1,9 - 10;
- Xây dựng phù hợp với đặc thù lao động từng khu vực, từng ngành, từng nghề;
- Các bậc lương, mức lương trong các thang lương, bảng lương được xây dựng bằng các hệ số so với tiền lương tối thiểu Mỗi bậc lương, mức lương được xác định bởi 2 yếu tố là độ phức tạp và điều kiện lao động;
- Giữa các thang lương, bảng lương của các khu vực và trong từng khu vực có mối tương quan phù hợp với nhau
2.2.2 Phương pháp thiết kế thang lương, bảng lương trong đề án cải cách tiền lương đã được Quốc hội kỳ hợp thứ 9, khố VTIII thơng qua
4) Đối với cán bộ, công chức
Tiền lương của các chức đanh (hoặc nhóm chức danh) cán bộ, công chức
được quy định bằng hệ số mức lương Mỗi mức lương cụ thể được xác định bằng hệ số mức lương nhân với mức lương tối thiểu
Trang 32Hé sé Hệ số độ Hệ số mức = phứctạp x điều kiện lương lao động lao động Trong đó:
- Hệ số độ phức tạp lao động của cán bộ, công chức được xác định bằng phương pháp điều tra cho điểm theo 2 nhóm yếu tố (mỗi nhóm được chia thành nhiều yếu tố thành phần theo các mức độ khác nhau) như sau:
+ Nhóm ï, nhóm yếu tố chất lượng công việc, nghề nghiệp gồm 5 yếu tố thành phần: Trình độ đào tạo theo yêu cầu công việc; Thời gian làm việc cẩn thiết để thạo việc; Tính chủ động, sáng tạo trong công việc; Mức độ hợp tác của công việc và sự nhạy bén, khéo léo khi xử lý công việc
+ Nhóm 2, nhóm yếu tố trách nhiệm của công việc cũng gồm 5 yếu tố thành phần: Trách nhiệm và ảnh hưởng của kết quả thực hiện công việc; Trách nhiệm đối với các quyết định có liên quan đến công việc; Trách nhiệm vật chất đối với phương tiện làm việc; Trách nhiệm đối với tính mạng con người khi thực hiện công việc và trách nhiệm trong quan hệ đối nội, đối ngoại theo yêu cầu của công việc, nghề nghiệp
- Hệ số điều kiện lao động cũng được xác định bằng phương pháp cho điểm theo 4 yếu tố: Cường độ lao động vẻ thể lực; Độ tập trung thần kinh trí tuệ; Cường độ hoạt động của trí não; Tính đơn điệu và thay đổi trạng thái khi làm việc
b) Đối với công nhân, viên chúc trong các doanh nghiệp
- Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, viên chức quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp được xác định như đối với công chức
- Đối với công nhân: Hệ số mức lương cũng được xác định bằng hệ số độ
Trang 33k, xT, +k,xT,+k,xT, Trong đó:
B : Bội số độ phức tạp của nghề công nhân
T,: Thời gian học văn hoá theo yêu cầu tuyển sinh đào tạo
T;: Thời gian đào tạo nghề (cộng đồn) để đạt bậc cao nhất trong nghề T; : Thời gian tích luỹ kinh nghiệm để đạt bậc cao nhất trong nghề Tạ : Thời gian học phổ thông và học nghề để đạt bậc 1 của nghề kị, k;, k; : Là các hệ số quy đối giữa 3 loại thời gian T, , T, va T; Các giá trị kị, kạ ; k; và T ạ được xác định như sau:
k, = 1,0 k, = 1,74 k, = 0,83 T = 7,5
+ Hệ số điều kiện lao động: Được xác định chủ yếu theo phân loại lao động trước đó và theo mức tiêu hao lao động bình quân của ngành, nghề (bình quân hao phí calo/ngày) và được chia thành 6 mức từ 1 đến 1,41
c) Đối với người hưởng lương trong lực lượng vũ trang:
- Đối với sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương: Tiền lương được xác định theo cấp hàm Mức tiền lương tổng ngạch bình quân chung (lương cấp hàm cộng với phụ cấp thâm niên theo Luật định) bằng 1,8 lần so với tiền lương bình quân chưng của công chức khu vực hành chính, sự nghiệp
- Đối với quân nhân chuyên nghiệp: Tiền lương được xác định theo cấp đào tạo và điều kiện lao động, cao nhất bằng quân hàm Trung tá và cũng hưởng phụ cấp thâm niên Mức tiền lương tổng ngạch bình quân bằng 1,7 lần so với tiền lương bình quân chung của công chức
Trang 34Căn cứ vào phương pháp thiết kế hệ số tiền lương nêu trên, cho kết quả cân đối hệ số mức lương của cán bộ, công nhân viên theo bảng sau: £ 2 11.00 13.00 3 a $ 3 9.75 11.32 # 8 8.55 9.93 Ÿ E 2 al & 7.50 8.11 8.71} 9.33 a ^ zis + | eo 6.64 7.18 771} 8.26 # ela > Als 5.87 6.35 6.82| 7.30 = as Š 8 a 5.20 5.62 6.04] 6.47 § = ‘S| S| số 2 4.64 5.02 5.39{ 5.77 8 sia 3 als 4.14 4.48 481] 5.15 ‘ Nee A 3 ĐÔ 3.70 4.00{ 430] 4.60 4.90 5.22 2 Fils 3.25 3.50 3.78] 4.04 4.31 4.58 3 a || 3 Ằ Z||# 2.85 3.08 3431| 3.55 3.78 4.02 E củ so s Fl sll 2.50 2.70 2911 3.11 3.31 3.53 a 8S llã ||? 5 Z5l|ol|# 2.19 2.37 2.55| — 2.72 2.90 3.09 Zz s g Ca as > 20 4 1.93 2.09 2.24| 2.40 2.56 2.72 3 _ 5 = 1.69 1.83 1.96| 2.10 2.24 2.38 = = a 8 > |JJŠ||= 1.48 1.60 1,72] L84 1.96 2.09 = =~ oo = m||š 130 1.41 151] 162 172 183 = gs} ie 2 Y\ig 1.14 1.23 1.33} 1⁄42 lãI 1.62 > |] V 1.00 1.081] 1.162] 1.244 1.325 1.410
Điều kiện lao động của viên chức (4 mức)
Điều kiện lao động của công nhân (đủ 6 mức)
Theo bảng cân đối trên, quan hệ tiền lương giữa các loại cán bộ, công
nhân, viên chức được xác định như sau:
- Cán bộ do bầu cử (dân cử, bầu cử) có hệ số mức độ phức tạp lao động
tir 3,70 dén 11,0, hệ số điều kiện lao động là 1,162 Có 10 hệ số mức lương, thấp nhất Ja 4,3, cao nhất (Tổng Bí thư và Chủ tịch nước) là 13,0
- Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ (kế cả viên chức lãnh đạo xếp lương
chuyên môn hưởng phụ cấp chức vụ) trong khu vực hành chính, sự nghiệp và
Trang 35kiện lao động từ 1,0 đến 1,244 Có 56 hệ số mức lương, thấp nhất 1,48, cao nhất 9,33
- Viên chức thừa hành, phục vụ có hệ số mức độ phức tạp lao động từ 1,0 đến 2,5, hệ số điều kiện lao động từ 1,0 đến 1,244 Có 32 hệ số mức lương, thấp nhất là 1,0, cao nhất là 3, 1
- Công nhân trong các doanh nghiệp có hệ số mức độ phức tạp lao động từ 1,0 đến 3,70, hệ số điều kiện lao động từ 1,0 đến 1,41 Có 66 hệ số mức lương, thấp nhất là 1,0, cao nhất là 5,22
2.2.3 Đánh giá hệ thống thang lương, bảng lương hiện hành: * Ưu điểm:
a) Việc quy định tiền lương bằng phương pháp hệ số so với mức lương tối
thiểu đã làm đơn giản hệ thống thang, bằng lương, thuận lợi cho việc thay đổi
các mức lương giữa các thời kỳ trên cơ sở chỉ cần thay đổi mức lương tối thiểu mà không phải tính lại các mức lương khác và không làm đảo lộn quan hệ tiền lương hiện hành Đây là qui định khoa học trong điều kiện chỉ số giá sinh hoạt và lạm phát còn thường xuyên biến động Quan hệ tiền lương được mở rộng từ 1 - 3,5 lên I - 10 đã khắc phục một bước tính bình quân trong chế độ tiền lương và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay;
b) Việc tách biệt hệ thống thang, bảng lương theo 4 loại đối tượng hưởng lương khác nhau (bầu cử, hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp) là hợp lý, đã có những tác dụng như sau:
- Đối với các chức vụ bầu cử: hệ số mức lương có chú trọng hơn so với công chức (đặc biệt là ở cấp huyện) và được sắp xếp theo từng hệ thống trên cơ sở phân loại về tổ chức và chức vụ, bảo đảm tương quan về tiền lương giữa các chức vụ bầu cử trong các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp; giữa các chức vụ dân cử với bầu cử trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Trang 36yêu cầu của cải cách hành chính Đặc biệt có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chống và khắc phục tính bình quân trong tiền lương;
- Đối với công nhân viên chức trong các doanh nghiệp: Tiền lương được đùng làm cơ sở để thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và dùng để thực hiện các chế độ theo Luật định
, - Đối với các đối tượng hưởng lương trong lực lượng vũ trang: Tiền lương được xác định trên cơ sở khẳng định "Quân đội là một ngành lao động đặc biệt làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế”, bình quân bằng 1,8 lần
hành chính, sự nghiệp đã thể hiện quan điểm ưu tiên của Đảng, Nhà nước, trách
nhiệm của xã hội đối với lực lượng cầm súng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ trật tự an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đây là vấn đề rất quan trọng không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà nó còn tác động đến tâm tư, tình cảm của sĩ quan, chiến sĩ và hậu phương gia đình, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại trong tình hình mới
c) Việc quy định chế độ phụ cấp chức vụ đã khắc phục được bất hợp lý giữa chế độ tiền lương chức vụ và lương chuyên môn, nghiệp vụ trước đó
* Những tồn tại cơ bản
~ Với quan hệ tối đa | - 10 chưa thực hiện được tiền tệ hoá triệt để, do một số chế độ có tính chất lương vẫn còn thực hiện dưới dạng bao cấp Quan hệ tiền lương trung bình bằng 1,9 lương tối thiểu là quá thấp, thấp hơn cả chế độ tiền lương năm 1960, vì vậy không khuyến khích người lao động nâng cao trình độ để nâng cao chất lương nguồn lao động Quan hệ tiền lương giữa các khu vực
vẫn còn những điểm chưa hợp lý
- Quan điểm kiểm sốt vĩ mơ chú ý quá nhiều đến các cân đối ngang
(giữa các ngành nghề, loại công chức), chưa quan tâm đến việc gắn thang, bảng lương với trách nhiệm công việc cụ thể (cân đối đọc)
Trang 37thang, bảng lương, gây khó khăn cho việc chuyển xếp lương và điều động cán bộ, công chức, phức tạp cho việc quản lý
- Việc đưa yếu tố ưu đãi ngành (kể cả lực lượng vũ trang) vào hệ số mức lương theo ngạch, bậc tạo thêm bất hợp lý mới Mỗi ngành chỉ nhìn tiền lương của mình, không nhìn tương quan chung, nên không thấy rõ được sự ưu đãi tiền lương theo ngành, để lại tiếp tục đề nghị phụ cấp ưu đãi ngành, như Giáo dục, Y tế, Việc điều chuyển cán bộ, công chức, viên chức giữa các ngành, nghề cũng gặp không ít khó khăn do phải xếp lại lương Ngoài ra, việc đưa yếu tố ưu đãi ngành, nghề cũng như yếu tố điều kiện lao động vào hệ số mức lương để khi nghỉ hưu tiền lương hưu cững khác nhau và phân biệt quá xa là không đủ cơ sở
về mặt lý luận (lương hưu của sĩ quan bằng gần 2 lần lương hưu của công nhân,
viên chức), gây phản ứng của những người nghỉ hưu
- Đối với các chức vụ bầu cử, tiền lương không phân loại tỉnh, huyện là chưa hợp lí, tạo ra sự mâu thuẫn ngay trong công chức, viên chức cùng 1 cấp hành chính, lại vừa có sự cách biệt giữa dân cử với hành chính, đặc biệt ở cấp huyện Việc quy định mỗi chức vụ bầu cử chỉ có l hệ số mức lương là chưa phù hợp vì thực tế phần lớn cán bộ bầu cử trưởng thành từ công chức có các mức lương khác nhau, nay xếp vào cùng 1 bậc lương đã gây nhiều phản ứng; mặt khác, cán bộ bầu cử đều nằm trong hệ thống chính trị, việc điều động, luân chuyển giữa các cơ quan, tổ chức là bình thường, việc phải xếp lại lương theo công việc mới là rất phức tạp Ngoài ra, việc quy định chế độ tiền lương chức vụ dan cử, bầu cử vẫn phát sinh mâu thuần với tiền lương theo chuyên môn, nghiệp vụ ở chỗ khi giữ chức vụ bầu cử có thể được tăng nhiều bậc lương, nhưng khi thôi chức lại được xử lý xếp chuyển "tương đương", thậm chí còn cao hơn là chưa hợp lý
- Đối với công chức:
+ Do mỗi ngành đều thiết kế I bảng lương riêng, nên trùng lặp nhiều về số bậc, hệ số mức lương trong hệ thống bảng lương công chức;
Trang 38“gốc”, chất lượng tiêu chuẩn còn nhiều vấn đề cần phải được hoàn thiện, nhưng từ năm 1993 đến nay không có hướng dẫn thêm Bên cạnh đó việc tổ chức thi nâng ngạch vừa chậm, vừa thiếu cụ thể (các nghề khác nhau đều thi cùng 1 đẻ thi) lam giảm tác dụng của chế độ tiền lương công chức;
+ Bac | cua mot số ngạch công chức tương đương nhưng hệ số mức lương lại khác nhau, mặc dù cùng yêu cầu về trình độ đào tạo (thậm chí thời gian đào tạo cao hơn nhưng lại có hệ số mức lương thấp hơn, ví dụ cùng tốt nghiệp đại hoc 4 năm, khi ra trường nếu về doanh nghiệp thì xếp hệ số lương 1,78; về cơ quan hành chính xếp 1,86; về giảng dạy xếp 1,92; về thanh tra, trọng tài kinh tế
xếp 2,01; về toà án, kiểm sát xếp 2,16 ) Sự khác nhau này là do khi thiết kế hệ
số điều kiện lao động và sự ưu đãi ngành đã kết cấu vào hệ số lương Nhược điểm này đã gây khó khăn cho việc xếp lại lương khi công chức chuyển từ ngành này sang ngành khác có cùng trình độ;
+ Số bậc lương trong mỗi ngạch công chức được thiết kế theo nguyên tắc phải “chụp” được thực trạng xếp lương của công chức trước khi cải cách, nên số
bậc vừa thừa đối với người mới tuyển, có thâm niên ít, lại vừa thiếu đối với
những người đã cố thâm niên cao, xếp lương sai với quy định của Nhà nước Mặt khác, ở những ngạch thấp lại có nhiều bậc lương, khoảng cách hệ số giữa các bậc lương bị dồn nén, trong khi mức lương tối thiểu còn thấp, nên khoảng cách theo số tiền tuyệt đối giữa hai bậc liền kề quá ít, không khuyến khích công chức làm việc tích cực, có hiệu quả để nâng bậc lương
- Đối với công nhân viên chức khu vực sản xuất, kinh doanh:
+ Thang lương, bảng lương nhiều, phức tạp, bội số của các thang lương, bảng lương còn bình quân Nhưng vẫn chưa đủ để áp dụng cho tất cả các ngành, nghề, công việc, đặc biệt trong kinh tế thị trường, sản phẩm đa dạng, kết cấu ngành, nghề luôn thay đổi, nhiều nghề mới xuất hiện cho nên tác dụng rất hạn chế
+ Việc thiết kế các thang lương chưa dựa trên sự điều chỉnh, thay đổi theo
Trang 39+ Việc thiết kế khoảng cách giữa các bậc của thang lương (theo cấp số
nhân) đã dẫn đến khoảng cách giữa các bậc 1, 2, 3 thường từ 10-12%, nhưng
khoảng cách giữa các bậc 4, 5, 6 thì luỹ tiến quá cao từ 20% trở lên, thậm chí có bậc khoảng cách trên 60% Trong khi đó việc thiết kế các bảng lương lại theo cấp số cộng làm phát sinh mâu thuẫn về khoảng cách hệ số giữa các bậc lương trong hệ thống thang, bảng lương
+ Đối với bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành phục vụ (có hệ số từ 1,0 - 5,44) áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp, được xây đựng tương quan với khu vực hành chính, sự nghiệp, chưa gắn với việc xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ở doanh nghiệp Hạn chế lớn nhất là so với hệ số mức lương của công nhân thì mức lương của viên chức chuyên môn, nghiệp vụ là thấp (Kỹ sư đào tạo 5 năm hệ số mức lương 1,78, trong khi công nhân thời gian đào tạo 18 tháng thường được xếp vào bậc 3, hệ số lương 1,62)
+ Đối với bảng lương viên chức quản lý doanh nghiệp (có hệ số từ 3,04
đến 7,06) được xác định cho 3 chức danh giám đốc, phó giám đốc, kế toán
trưởng gắn với 6 hạng doanh nghiệp theo độ phức tạp quản lý và hiệu quả sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, việc xác định chỉ tiêu xếp hạng chưa hoàn toàn hợp lý, cho nên có doanh nghiệp tuy mức độ phức tạp quản lý và hiệu quả kinh doanh không cao nhưng vân được xếp hạng doanh nghiệp có mức lương cao, không cân đối với các chức danh hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ, đó là chưa kể đến việc cân đối tiêu chuẩn xếp hạng giữa các ngành kinh tế, kỹ thuật cho hợp lý là việc hết sức khó khăn Mặt khác nếu xác định Giám đốc là một nghề thì với mỗi hạng doanh nghiệp chỉ thiết kế 2 bậc lương là không đủ để nâng bậc lương nếu doanh nghiệp không tăng quy mô và hiệu quả để nâng hạng + Về thực chất, thang bảng lương trong khu vực sản xuất, kinh doanh chỉ có doanh nghiệp nhà nước áp dụng và chỉ có ý nghĩa cơ bản để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, trả lương ngày nghỉ theo chế độ (nghỉ phép năm, việc riêng, ), trả lương làm đêm, làm thêm giờ Còn khi tại chức người lao động chỉ quan tâm đến thu nhập, tiền lương thực hiện, ít chú trọng đến lương theo ngạch, bậc chức vụ
Trang 40- Đối với người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, tiền lương còn mang tính bình quân, chưa phản ảnh được nguyên tắc phân phối theo lao động và còn tồn tại nhiều bất hợp lý, cụ thể như sau:
+ Đối với Sĩ quan, ngoài lương quân hàm, người giữ chức vụ lãnh đạo còn hưởng phụ cấp chức vụ Theo quy định mỗi chức vụ được bố trí nhiều bậc quân hàm kế tiếp (hiện nay là 3 bậc) đã phát sinh mâu thuẫn là: Cùng giữ chức vụ như nhau, cùng chịu trách nhiệm như nhau nhưng tiền lương lại hưởng khác nhau do
quân hàm khác nhau Sự bất cập này đã gây thắc mắc trong cán bộ, sĩ quan giữ
cùng chức vụ lãnh đạo nhưng quân hàm khác nhau Ngoài ra, việc quy định hai lần nâng lương mới bằng mức tăng của một lần thăng cấp quân hàm đối với trường hợp khi đến hạn thăng quân hàm nhưng không được bổ nhiệm chức vụ
cao hơn cũng còn nhiều điểm chưa hợp lý
+ Đối với Quân nhân chuyên nghiệp: Do hệ số mức lương bậc ¡ của các nhóm phụ thuộc vào điều kiện lao động nên hiện nay trong đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp có tình trạng cấp học cao hơn nhưng khi ra trường chỉ hưởng lương bằng thậm trí thấp hơn cấp học thấp Mặt khác, quan hệ giữa bảng lương Quân nhân chuyên nghiệp với bảng lương của công chức còn bất hợp lý như hệ số mức lương cao nhất của Quân nhân chuyên nghiệp là 6,18, trong khi đó, hệ số mức lương cao nhất của công chức ở nhiều ngành là 7,1 Ngoài ra, bảng lương hiện hành chưa phản ảnh được thực tiễn tổ chức lực lượng Quân nhân chuyên nghiệp trong tình hình mới là chủ trương chuyển Sĩ quan sang Quân nhân chuyên nghiệp, sang công chức quốc phòng, an ninh và ngược lại, nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng và cơ cấu hợp lý
+ Đối với Công nhân viên chức Quốc phòng - An ninh: Tiền lương áp dụng như công chức viên chức có cùng ngành nghề và tuỳ theo tính chất công việc, ngành nghề được hưởng phụ cấp Quốc phòng, An ninh là chưa phản ảnh được tính lịch sử quá trình phục vụ của công nhân viên quốc phòng, an ninh
2.3 Về các chế độ phụ cấp lương 2.3.1 Cơ sở lý luận