Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thị trường
Trang 1Câu 1:
Câu hỏi: Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thị trường?
Trả lời:
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa
Trong mọi xã hội sức lao động là điều kiện cơ bản của sản xuất nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa với hai điều kiện sau:
- Thứ nhất: người lao động phải tự do về thân thể,làm chủ đươc sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa
- Thứ hai:người có sức lao động không có TLSX,để tồn tai buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống
Hàng hóa sức lao động là một hàng hóa đặc biệt, nó tồn tại trong con người và người ta có thể bán nó trong một khoảng thời gian nhất định Vì thế giá trị và giá trị sử dụng của nó khác với hàng hóa thông thường :
Hàng hóa sức lao động: Hàng hóa thị trường :
Giá trị:
Giá trị hàng hóa sức lao động do thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất sức lao động quyết định và
nó được đo gián tiếp của những tư liệu sinh
hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao
động Nó bao gồm cả yếu tố vật chất tinh
thần và lịch sử.Vì ngoài những nhu cầu về
vật chất,nhười công nhân còn có những
nhu cầu về tinh thân văn hóa …Những nhu
cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa Nó chỉ thuần túy gồm yếu
tố vật chất
Trang 2mỗi nước ở từng thời kỳ,đồng thời nó còn
phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý,khí hậu
của nước ta
Giá trị sức lao động không cố định,tăng
lên khi nhu cầu về hàng hóa,dịch vụ của
con người tăng và yêu cầu kĩ thuật
tăng Giảm khi năng suất lao động xã hội
tăng làm giảm giá trị hàng hóa tiêu dùng
Giá trị sử dụng:
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao
động là khả năng thực hiện một loại lao
động cụ thể nào đó.và được thể hiện trong
quá trình lao động Giá trị sử dụng phải
phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao
động.Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp
vụ chuyên môn là điều mà người lao động
phải thường xuyên quan tâm nếu không
muốn bị đào thải,thất nghiệp
Quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao
động ,đó là quá trình sản xuất ra một loại
hàng hóa nào đó , chuyển toàn bộ lao động
quá khứ của TLSX và lao động mới vào
sản phấm mới vì thế tạo ra một giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức
lao động Phần lớn hơn đó chính là giá trị
thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt Đây
chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng
hóa sức lao động ,nguồn gốc của tăng giá
trị trong sản xuất ,nguồn gốc của sự giàu
có,nguồn gốc của giá trị tiêu dùng
Giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường là thuộc tính tự nhiên của vật thể,thõa mãn được nhu cầu nào đó của con người.Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngy một lúc đã phát hiện ra được hết ,mà
nó được phát hiện dần trong quá trình phts triển khoa học kỹ thuật
Giá cả có thể tương đương với giá trị
Người mua có quyền sử dụng và
Trang 3Giá cả nhỏ hơn giá trị
Người mua có quyền sử dụng không có
quyền sở hửu,người bán phải phục tùng
người mua
quyền sở hữu
Câu 2:
Câu hỏi: Hãy cho biết quan điểm của Mác –Lê Nin về vấn đề dân tộc?
Đảng và nhà nước ta đã làm gì để tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc
Trả lời:
- Khái niệm dân tộc
Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:
Thứ nhất: Khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có
những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự thừa kế và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành
ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó
Thứ hai: Khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền
vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước
Như vậy, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng đồng
xã hội theo nghĩa là các dân tộc, còn theo nghĩa thứ hai thì dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia - dân tộc Với nghĩa như vậy đã cho thấy: khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định và thực tiễn lịch sữ chứng minh rằng những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi thường không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quố gia Đây là những nhân tố bổ sung
và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển
Trang 4- Quan điểm của Mac – Lênin về vấn đề dân tộc:
Nghiên cứu về vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin đã phân tích và chỉ ra hai u hưỡng phát triển khách quan của nó:
Xu hướng thứ nhất: Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập Thực tế này đã diienx ra ở những quốc gia, khu vực nơi có nhiều cộng đồng dân cư với nguồn dân tộc người khác nhau trong chủ nghĩa tư bản Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để tiến tới thành lập quốc gia dân tộc độc lập và có tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản Trong xu hướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã có ý thức được rằng, chỉ trong cộng đồng dân tộc họ mới có quyền quyết định con đường phát triển của dân tộc mình
Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp với nhau Sự phát triển của lực lượng sản xuất, giao lưu kinh
tế, văn hóa trong chủ nghĩa tư bản đã tạo nên mới liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sự biệt lập khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau
Khi nghiên cứu về vấn đề dân tộc, chủ nghĩa Mac – Lênin khẳng định rằng, chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi tình trạng áp bức giai cấp, tình trạng người bóc lột người bị thủ tiêu thì tình trạng áp bức dân tộc cũng bị xóa bỏ
Với thắng lợi của cách mạng vô sản, giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền tạo tiền đề cho tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng
mở ra quá trình hình thành và phát triển của dân tộc xã hội chủ nghĩa
Tuy nhiên, dân tộc xã hội chủ nghĩa chi xuất hiện khi sự cải tạo, xây dựng từng bước cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ xã hội, quan hệ dân tộc theo các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học Đồng thời ,dân tộc xã hội chủ nghĩa cũng chỉ có thể ra đời từ kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa – tư tưởng
Dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội có sự vận động mới theo hướng ngày càng tiến bộ, văn minh Trong đó, hai xu hướng khách quan của sự
Trang 5phát triển dân tộc sẽ phát huy tác dụng cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia Quan hệ dân tộc sẽ là biểu hiện sinh động của hai xu hướng đó trong điều kiện của công cuộc xây dựng
xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa
Tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tại ra những điề kiện thuận lợi để xây dựng quan hệ dân tộc bình đẳng, hợp tác giúp đở nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc.sự xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng sẽ là nhân tố quan trọng cho từng dân tộc nhanh chóng đi tới phồn vinh, hạnh phúc Mỗi dân tộc không những có điệu kiện khai thác tối đa tiềm năng của dân tộc mình để phát triển mà còn nhận được sự giúp đỡ, dựa vào tiền năng của dân tộc anh em để phát triển nhanh chóng
Sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội tronh một quốc gia sẽ làm cho những giá trị tinh hoa của các dân tộc hòa nhập vào nhau., bổ sung cho nhau làm phong phú thêm giá trị chung của quốc gia – dân tộc Những giá trị chung đó sẽ lại là cơ sở liên kết các dân tộc chặt chẽ, bền vững hơn
Tóm lại, dân tộc và quan hệ dân tộc trong tiến trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là một nội dung quan trọng trong toàn bộ nội dung của sự nghiệp xây dựng
xã hội mới Xã hội mới từng bước tọa ra những điền kiện để xây dựng quan hệ hợp tác giữa các dân tộc Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc gắn với sự phát triển của cả cộng đồng các dân tộc, Sự tăng cường tính thống nhất các dân trở thành một quá trình hợp quy luật Tuy nhiên, tính cộng đồng chung, tính thống nhất vẫn trên cơ sở giữ gìn và phát huy tinh hoa, bản sắc của từng dân tộc
- Những biện pháp của Đảng và Nhà nước ta để tăng cường cũng cố khối đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân
là các tổ chức Đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu:
Trang 6- Về đối nội:
Thực hiện đồng bộ các chính sách và pháp luật của Nhà nước nhằm pháp huy dân chủ và giữ vững kỷ cương trong xã hội Tổ chức và động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hóa – xã hội; mỗi người,, mỗi hộ đều phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng và đất nước, thu nhập chính đáng, nần cao đời sống Chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng chất lượng và tổ chứa; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng
là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước Giải quyết việc làm, giảm tối đa công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bỏa hộ lao động, ; chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao Đối với giai cấp nông dân: phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới
và CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn Thực hiện tốt chính sách về ruộng đất Tạo điều kiện thuận lợi để giúp nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch
vụ Hỗ trợ và khuyến khích nông dân học nghề, tiếp nhận và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ
Đối với tri thức và doanh nhân: phát huy trí tuệ và năng lực, tạo điều kiện phát huy tiềm năng và vai trò tích cực trong phát triển sản xuất kinh doanh
Đối với thế hệ trẻ: thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập.lao động giải trí, phát triển thẻ lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm
Đối với những tâng lớp khác: tạo điều kiện phát huy năng lực, sử dựng tất cả tiềm năng nhằm nâng cao đời sống, góp phấn xây dựng xã hội
Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò quan trọng trong việc, tập hợp, vân động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa các chủ trương chính sách của
Trang 7đảng,nhà nước,các chương trình kinh tế ,văn hóa,xã hội ,quốc phòng,an ninh vào cuộc sống ,góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội
Nhà nước ban hành cơ chế mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội Câc cấp ủy đảng và các cấp chính quyền có ý định tiếp xúc ,đối thọai trực tiếp với nhân dân ;thường xuyên lắng nghe ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phản ánh với Đảng nhà nước những vấn
đề mà nhân dân quan tâm tham gia xây dựng chủ trương ,chính sách ,pháp luật
Về đối ngoại :
Nhiệm vụ cúa công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình ,tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới ,đẩy mạnh phát triến kinh tế -xã hội, cộng nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội
Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh
tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới Tiếp tục
mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền
Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả” Tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới Tăng cường vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đẻ phát triển kinh tế-xã hội
Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát các văn bản pháp quy, sửa đổi, bổ sung, và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch Cải thiện môi trường đầu tư; thu hút các nguồn vốn FDI,ODA, đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác
Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngọai nhân dân; chính trị đối ngoại và kình tế đối ngoại, quốc phòng và an ninh; thông tin đối ngoại và thông tin trong nước