1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ứng dụng bản đổ tư duy trong dạy và học sinh học

39 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

 Do thời gian hạn chế nên trong trình bày chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được Quí Thầy Cô tham khảo, đóng góp ý kiến xây dựng, để nội dung chuyên đề được hoàn chỉ

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC SINH HỌC

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ, hỗ trợ của Quý Thầy Cô, các bạn đồng nghiệp và cả các em học sinh Do đó, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến :

 BGH trường THPT Trấn Biên – Biên Hòa – Đồng Nai đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề này

 Quí Thầy Cô trong tổ Hóa – Sinh, các bạn đồng nghiệp ở trường THPT Trấn Biên đã góp ý, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề

 Các em học sinh đã tham gia tích cực

 Do thời gian hạn chế nên trong trình bày chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được Quí Thầy Cô tham khảo, đóng góp ý kiến xây dựng, để nội dung chuyên đề được hoàn chỉnh và có thể mở rộng, giúp cho việc dạy - học của giáo viên - học sinh có hiệu quả hơn

Trang 3

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:

1 Họ và tên: PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

7 Đơn vị công tác: Trường THPT Trấn Biên

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

- Hoc vị: cử nhân

- Năm nhận bằng: 2003

- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy sinh học

- Số năm kinh nghiệm: Từ 2003

- Các sáng kiến kinh nghiệm dã có trong những năm gần đây:

* Sử dụng môt số phương pháp dạy học trong Sinh học 10

* Tổ chức họat động nhóm trong dạy học Sinh học

* Sử dụng phiếu học tập trong dạy học Sinh học

Trang 4

Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh chưa biết cách học, mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau

Với đặc trưng riêng của môn Sinh học: môn học nghiên cứu đối tượng sống bao gồm: nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, các quá trình sinh lí, hóa sinh, các mối quan hệ giữa các

tổ chức sống với nhau và với môi trường, sự vận động của thế giới sống qua không gian

và thời gian, thì phương pháp chuyển tải bằng sơ đồ thường mang lại hiệu quả cao

Trong giảng dạy GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của GV, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình Vì vậy việc

sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy- học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học, tất cả

HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng, giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não, …

Việc ứng dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, họat động nhóm… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH Mặt khác đổi mới phương pháp dạy và học xưa nay thường gắn nhiều với khoa học công nghệ, đòi hỏi hạ tầng cơ sở vật chất tốt Những điều kiện này lại thường khó thực hiện ở vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế còn nhiều khó khăn Với BĐTD, nhiều trường học

ở các tỉnh vùng sâu, vùng cao vẫn có thể áp dụng

Với những lý do trên dã đưa tôi đến chọn đề tài “ Ứng dụng Bản Đổ Tư Duy trong dạy và học Sinh học ”

Trang 5

II CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học

- Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

2 Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học Chuyển trọng tâm

hoạt động từ giáo viên sang học sinh Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi khám phá

- Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời Không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho học sinh phương pháp học tập, phương pháp tự học

- Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng

kiến thức

- Cá thể hóa việc dạy học

- Tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học

- Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức, sử dụng nhiều loại hình kiểm tra thích hợp

Trang 6

III THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

1 Thuận lợi:

Giáo dục ngày càng được xã hội quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy, đổi từ cách dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học

theo “phương pháp dạy – học tích cực”

Bản thân được học tập đầy đủ các khóa tập huấn thay SGK, tham dự chuyên đề do Sở

GD – ĐT tỉnh Đồng Nai tổ chức nhằm giúp cho GV tiếp cận tốt phương pháp mới Tôi cũng cố gắng tìm đọc, sưu tầm nhiều tài liệu tham khảo

Bên cạnh đó là sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, quý đồng nghiệp và các em HS trong qúa trình thực hiện đề tài

2 Khó khăn:

Đa số HS không có một mục tiêu rõ ràng trong học tập, trong từng môn học, mục tiêu trong tương lai thấp HS chấp nhận điểm số mình có được mà không nỗ lực cải thiện vươn lên

Khi đặt mục tiêu học tập thì đa số HS không có một kế hoạch nào cụ thể về những

công việc, mức độ công việc, thời gian thực hiện công việc để đạt được mục tiêu đó, đa số

HS theo lối suy nghĩ “đến đâu hay đến đó”, chính điều này lại hình thành thói quen làm việc không có kế hoạch của các em sau này

HS chưa có ý thức đọc bài trước ở nhà

Ở trường học học sinh chỉ được dạy “ học cái gì ” chứ không được dạy “ học như thế

nào? ”

IV NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1 Những bất lợi của việc ghi chú kiểu truyền thống:

Ghi chú kiểu truyền thống là ghi chú thành từng câu, thường từ trái sang phài, được tạo ra bằng cách tổng hợp các khái niệm quan trọng từ các đọan văn trong sách họac viết dưới dạng nhiều phần mục được đánh số và sắp xếp theo trình tự

Mặc dù phương pháp ghi chú kiểu truyền thống là phương pháp chúng ta được dạy

và được hầu hết các học sinh sử dụng nhưng hiệu quả dạy và học không cao Tại sao?

- Không giúp tiết kiệm thời gian: Vì trong 1 câu văn có 2 lọai từ:

+ Từ khóa: chiếm khỏang 20-40% nhưng chứa gần 100% thông tin

+ Từ thứ yếu: chiếm khỏang 60-80% nhưng chứa ít thông tin

Trang 7

 Kiểu ghi chú này vẫn chứa đựng những từ thứ yếu nhưng không cần thiết cho việc học  Thời gian và cả trí nhớ bị lãng phí

- Sử dụng nhiều từ thứ yếu, ít sử dụng màu sắc, hình ảnh…  kết quả ghi nhớ thông tin kém, không rõ ràng, không tận dụng được trí tưởng tuợng

- Chưa tận dụng tối đa não bộ: không tận dụng chức năng của não phải( nhạy cảm với màu sắc, hình ảnh, tưởng tượng, hình dạng, nhịp điệu…) ,chỉ tận dụng chức năng nảo trái(

xử lý về từ ngữ, tính tóan, đườn g nét…) khả năng ghi nhớ thông tin bị giảm

2 Khái niệm bản đồ tư duy:

- Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực

- Bạn hãy tưởng tượng tới một chú bạch tuộc có thân ở giữa và những chiếc súc tua (vòi)

xung quanh Những chiếc tua này kiếm mồi nuôi sống toàn bộ cơ thể bạch tuộc BĐTD gồm 1 vấn đề lớn đặt ở trung tâm và các nhánh ý tưởng toả ra xung quanh

- BĐTD có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, chỉ cần chúng ta chú ý: Một bông hoa với nhuỵ ở trung tâm và rất nhiều cánh vòng quanh Một cây gỗ có những cành và lá tạo thành tán rộng…

3 Ưu điểm của BĐTD:

- Kiến thức được trình bày cô đọng tổng quát, các nội dung được hệ thống liện kết với

nhau, sử dụng hình ảnh, màu sắc sinh động, toàn bộ ý của sơ đồ có thể "nhìn thấy" 

phát huy tối đa tiềm năng tư duy, ghi nhớ của bộ não, giúp HS hiểu và nhớ lâu bài học, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học

- Tiết kiệm thới gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa

- BĐTD là sơ đồ mở, việc thiết kế không yêu cầu khắt khe chi tiết như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ 1 kiểu khác nhau Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS

- Phương tiện thiết kế bản đồ tư duy khá đơn giản, dễ tìm, kinh tế: giấy, bìa, bảng phụ, bút chì màu, phấn màu hoặc dùng phần mếm  có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các trường hiện nay

Trang 8

- Phát triển năng khiếu hội họa, sở thích mỗi người, được tự do chọn màu sắc, đường nét,

tự sáng tác nên những BĐTD, thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày của từng cá nhân nên cáng yêu quý vá trân trọng “ tác phẩm trí tuệ” của mình

- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic

- Sử dụng BĐTD trong dạy học nhóm đã phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả BĐTD tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn  HS có thể tương tác với bạn học của mình và với GV.

- Qua hoạt động thuyết trình BĐTD vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay

- Mặt khác, dạy học bằng BĐTD giúp học sinh không nhàm chán về bài học mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học Phương pháp này đặc biệt có ích trong việc củng

cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy logic, năng lực cho học sinh, nhất là những

học sinh khá, giỏi Học sinh có thể tự học ở nhà rất hiệu quả, không tốn kém

4 Các lọai bản đồ tư duy:

a BĐTD theo Đề Cương( BĐTD Tổng Quát)

- Dạng BĐTD này mang 1 cái nhìn tổng quát về tòan bộ môn học

- Chúng giúp HS có khái niệm về số lượng kiến thức HS phải chuẩn bị chi kì thi  Nên tạo BĐTD theo Đề Cương cho mỗi môn học

c BĐTD theo bài, đọan :

- Mỗi BĐTD dùng để tóm tắt 1 bài hoặc 1 trích đọan trong sách

- Tiết kiệm thời gian ôn lại những thông tin cần thiết mà không cần đọc lại

- Có thể vẽ những BĐTD tí hon trên giấy nhỏ và dán vào sách giáo khoa

Trang 9

+ Sử dụng màu sắc hợp lý Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh, tạo cảm giác vui vẻ, sống động làm tăng khả năng sáng tạo của người dùng

+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình ảnh chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng

- Bước 2: Vẽ các nhánh chính( cấp 1) đến hình ảnh trung tâm và vẽ thêm các tiêu đề phụ:

* Quy tắc:

+ Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn

+ Tiêu đề phụ được vẽ gắn liền với trung tâm

+ Được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật

+ Chỉ tận dụng các tứ khóa và hình ảnh trên mỗi nhánh Mỗi từ/ảnh nên đứng độc lập và được nằm trên mỗi nhánh

- Bước 3: Nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai, bằng các đường kẻ và thêm các chi tiết hỗ trợ

+ Các nhánh của 1 ý nên tỏa ra từ 1 điểm và có cùng 1 màu

+ Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm

- Bước 4: Có thể thêm nhiều hình ảnh giúp các ý quan trọng thêm nổi bật và lưu vào trí nhớ tốt hơn

*** Khái quát các bước vẽ BĐTD bằng phần mềm :

Trang 10

B7 Xem Bản đồ tư duy và in

B8 Lưu Bản đồ tư duy dưới dạng ảnh

*** Cách ghi chép có hiệu quả trên BĐTD

6) Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,…

7) Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng

8) Sử dụng màu sắc để ghi

6 Tóm tắt một số họat động dạy học trên lớp với BĐTD:

- Hoạt động 1: Lập BĐTD Mở đầu bài học, GV có thể cho HS lập BĐTD theo nhóm hay

cá nhân với các gợi ý của GV

- Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về BĐTD Cho một vài HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập

- Hoạt động 3: HS thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện BĐTD GV tổ chức cho HS thảo luận,

bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học GV sẽ là người cố vấn,

là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học

- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD GV cho HS lên trình bày, thuyết minh

về kiến thức thông qua một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc BĐTD mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện

7 Một số lưu ý khi ứng dụng BĐTD:

Trang 11

- Trước khi vẽ BĐTD phải đọc thông tin trong từng đọan và thu thập các từ khóa bằng cách gạch chân, lọai bỏ những từ không mang nội dung, để có thể nhớ được nội dung tài liệu đã đọc giúp trí não làm việc tốt hơn là bước chuẩn bị lập BĐTD

- Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh hay tên chủ đề và triển khai ra

- Sử dụng màu sắc, hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong BĐTD một cách phù hợp

- Nên chọn loại bút có nét thanh nhỏ, dễ nhìn, màu mực đừng quá đậm Không nhất thiết phải dùng giấy to thì mới thể hiện các nhánh được rõ ràng Giấy tập học sinh có những đường kẻ giúp canh được vị trí của các nhánh vì vậy càng dễ vẽ hơn Ngoài ra cũng dễ dàng bảo quản và mang theo lên trường ôn bài Nếu khéo léo có thể tóm tắt một bài học dài 3, 4 trang trên một trang giấy học trò

- Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc Bạn có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian

- Nếu thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, hãy thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó? Rất mới mẻ và tốn ít thời gian

- Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút

- Sử dụng những từ ngữ cô đọng thể hiện thông tin Nếu trên mỗi nhánh bạn viết đầy đủ

cả câu thì như vậy bạn sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi Khi đó, sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ

- BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu các nhóm HS có chung 1 kiểu BĐTD Gv chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét, màu sắc và hình thức( nếu cần)

- Có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành một tập Mỗi bài học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng

- Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi

- Sơ đồ tư duy cũng giúp HS và GV tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần mềm sơ đồ tư duy trên máy có thể làm tại nhà

V VẬN DỤNG:

Trang 12

ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG LĨNH HỘI KIẾN THỨC

MỚI VÀ ÔN TẬP KHẮC SÂU KIẾN THỨC

• GV, HS có thể sử dụng BĐTD để lĩnh hội tri thức mới, hệ thống hoá một vấn

đề, một chủ đề, chương, ôn tập kiến thức…

• HS hoạt động nhóm thông qua BĐTD trên lớp học , hoặc hoạt động cá thể, ôn luyện tập ở nhà…

- Gv hướng dẫn cho HS làm quen với BĐTD bằng cách giới thiệu cho HS một số BĐTD cùng với sự dẫn dắt của giáo viên

- Tập đọc, hiểu BĐTD sao cho bất kì HS nào nhìn vào BĐTD cũng có thể thuyết trình được nội dung 1 bài học, 1 chủ đề, 1 chương theo mạch logic nghiên cứu

- Hướng dẫn cho HS thói quen ghi tư duy logic theo hình thức sơ đồ hóa trên BĐTD

- Vẽ BĐTD theo nhóm hoặc từng cá nhân

Trang 13

BẢN ĐỒ TƯ DUY THEO ĐỌAN

MụcI: Cacbohidrat (Bài 4: Cacbohidrat và Lipit- SGK Sinh học 10 cơ bản)

Trang 14

BẢN ĐÒ TƯ DUY THEO BÀI

Bài 1: Gen , Mã di truyền và quá trình nhân đội ADN- SGK Sinh học 12 cơ bản)

Trang 15

BẢN ĐÒ TƯ DUY THEO CHƯƠNG

Chương I Đặc điểm chung của thế giới sống( SH 10 cơ bản)

BẢN SƠ ĐÒ TƯ DUY THEO CHỦ ĐỀ

1 Tế bào nhân thực( Bài 8, 9, 10 SGK Sinh học 10 cơ bản)

Trang 17

2 Virus ( Bài 29, 30 SGK Sinh học 10 cơ bản)

Trang 18

3 Hệ tuần hòan (Bài 18, 19 SGK Sinh học 11 cơ bản)

4 Các dạng biến dị (Ôn tập chương I, Phần V- Sinh học 12 cơ bản)

Ngày đăng: 13/05/2014, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w