Số người phụ thuộc trong hộ gia đình

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TÌNH TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN TRI TÔN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. doc (Trang 47 - 89)

L ời mở đầu

4.5. Số người phụ thuộc trong hộ gia đình

Hình: 4.5.1 Số người phụ thuộc và tình trạng của hộ gia đình 74,22% 25,00% 0,78% 77,78% 20,37% 1,85% Từ 0 đến 1 Từ 1 đến 3 Lớn hơn 3 Nghèo Không nghèo

Hình (4.5.1) cho thấy, không có sự khác biệt lắm giữa tỷ lệ phụ thuộc và tình trạng nghèo của hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo có người sống phụ thuộc từ 1 đến 3 là 20,37%; lớn hơn 3 là 1,85%, con số nầy đối với hộ không nghèo là 25% và 0,78%. Với xu hướng hiện nay, khi con cái trưởng thành, lập gia đình thì “ra riêng”, hơn nữa, cũng

theo mẫu điều tra, quy mô bình quân của hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là: 4,46 người và số con trung bình của hộ là: 2,19 cũng không cao so với tỷ lệ trung bình của nước ta:

2,1 con / hộ gia đình.

Hình 4.5.2. Số người phụ thuộc và thành phần dân tộc.

81,43% 17,14% 1,43% 71,43% 27,68% 0,89% Từ 0 đến 1 Từ 1 đến 3 Lớn hơn 3 K inh K hmer

Theo mẫu điều tra (hình 4.5.2) cũng cho thấy, không có sự chênh lệch lớn giữa

số người sống phụ thuộc và thành phần dân tộc. Số người phụ thuộc lớn hơn 3 trong

các hộ người Kinh – Hoa là 0,89%, đối với hộ người Khmer con số nầy là 1,43%.

Hình 4.5.3.Số con và tình trạng của hộ gia đình

60,16% 35,94% 3,91% 62,96% 25,93% 11,11% Từ 1 đến 2 con Từ 3 đến 4 con Trên 5 con Nghèo Không nghèo

Theo hình 4.5.3, có đến 11,11% số hộ nghèo có trên 5 con, đối với hộ không

nghèo là 3,91%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra chủ hộ có trình độ trung học phổ thông đều không có con thứ năm. Vậy xu hướng là càng có trình độ học vấn cao, người ta

càng không sinh nhiều con.

Theo số liệu điều tra, có 30% số hộ làm thuê trong nông nghiệp có từ 3 con trở

lên. Hộ làm thuê trong nông nghiệp là làm cỏ, xịt thuốc, cắt lúa … các công việc nầy thường theo mùa vụ, thu nhập không thường xuyên, trong khi đó, đông con lại là gánh nặng, hộ gia đình dễ rơi vào vòng lẩn quẩn: thu nhập thấp, đông con, thất học, nghèo.

4.6. Tình trạng làm nông của hộ gia đình:

Hình: 4.6.1 Làm nông và tình trạng của hộ gia đình

78,72% 61,36% 21,28% 38,64% Nghề khác Làm nông Nghèo Không nghèo

Theo mẫu điều tra tại huyện Tri tôn (hình 4.6.1), có 38,64% hộ gia đình làm nông lâm vào cảnh nghèo, hộ nghèo sinh sống bằng những nghề phi nông nghiệp là 21,28,%. Trong thời gian qua, giá vật tư nông nghệp biến động và giá nông sản bán ra tăng giảm bất thường cộng với thiên tai, dịch bệnh cũng khiến cho nông dân lâm vào cảnh nghèo túng. Cũng qua phiếu điều tra: 43,18% số hộ làm nông không được sự hỗ

trợ từ các tổ chức khuyến nông ở địa phương. Trong thời buổi hiện nay, khi mà sản

xuất nông nghiệp không còn là của trời cho như trồng lúa mùa khi xưa, cứ chờ trời gần mưa, cày sơ rồi xạ lúa giống và chờ thu hoạch. Hộ nghèo với diện tích đất không nhiều,

nếu không biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất thì rất dễ bị thua lỗ.

Hình 4.6.2 Số con và việc làm của chủ hộ

33,33% 33,33% 33,33% 67,02% 30,85% 2,13% Từ 1 đến 2 con Từ 3 đến 4 con Trên 5 con Làm nông Nghề khác

Theo hình 4.6.2, có đến 33,33% hộ có trên năm con làm nghề nông, con số nầy đối với nghề khác là 2,13%. Từ trước đến giờ, nghề nông vốn cần nhiều nhân lực trong lao động. Trong tương lai, vấn đề sẽ khác đi do cơ giới hóa, tự động hóa trên đồng

ruộng, nhưng hiện nay, lực lượng lao động chân tay vẫn giữ vai trò quan trọng trong

4.7. Đi làm xa:

Hình 4.7.1 Đi làm xa và tình trạng của hộ gia đình

71,09% 28,91% 85,19% 14,81% Không đi làm xa Có đi làm xa Nghèo Không nghèo

Kết quả nghiên cứu cho thấy (hình 4.7.1), 28,91% hộ không nghèo có người đi làm xa và đối với hộ nghèo, con số đó là 14,81%. Khi mà dân số ngày càng tăng, sự thay đổi giá trị hợp thành của các sản phẩm nông nghiệp đang dần chuyển sang công

nghệ và vốn thì lực lượng lao động ở nông thôn sẽ trở nên dư thừa. Giải pháp dịch

chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị để tìm công ăn việc làm sẽ là một nhu cầu tất

yếu của sự phát triển. Đối với các hộ nghèo và cận nghèo, đi làm ăn ngoài tỉnh sẽ là một cách để thoát nghèo.

Hình 4.7.2 Số hộ đi làm xa theo địa phương

71,67% 76,67% 77,42% 28,33% 23,33% 22,58% Thị trấn Tri Tôn Xã ô lâm Xã Tà Đảnh Có đi làm xa Không đi làm xa

Theo số liệu điều tra (hình 4.7.2), tỷ lệ phần trăm của hộ có người đi làm xa ở tại

thị trấn Tri Tôn là cao nhất, chiếm 28,33%. Điều nầy cũng dễ hiểu vì Tri Tôn là nơi thị

tứ, người dân có rất nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin và các chương trình giới thiệu

Đảnh gần bằng nhau khoảng 23%. Xã Tà Đảnh là xã thuộc khu vực đã có cơ cấu ngành nghề rất đa dạng do vậy việc đi làm xa cũng dễ dàng, nhưng riêng xã Ô Lâm, hầu hết là

người Khmer với tỷ lệ hộ đi làm xa là 23,33% thì đây là một tín hiệu đáng mừng.

Hình 4.7.3 Thành phần dân tộc và vấn đề đi làm xa.

78,57% 73,21% 21,43% 26,79% Khmer Kinh Có đi làm xa Không đi làm xa

Qua mẫu điều tra (hình 4.7.3) ta nhận thấy: số hộ người Kinh – Hoa có người đi

làm xa là 26,79%, tỷ lệ nầy cũng không cao lắm nếu so với người Khmer là 21,43%.

Như vậy, cơ hội đi làm xa được chia đều cho cả hai cộng đồng dân tộc. Đi làm xa không những là giải pháp để góp phần giảm nghèo mà còn là sự đáp ứng cho vấn đề

cầu lao động đang ngày càng tăng cao tại thành thị và các khu công nghiệp.

4.8. Sở hữu đất đai và tình trạng của hộ gia đình:

Hình 4.8.1 Tình trạng hộ gia đình và sở hữu đất 72,22% 47,66% 27,78% 52,34% Nghèo Không nghèo Có đất Không có đất

Theo hình 4.8.1 hộ nghèo không có đất chiếm tỷ lệ 72,22%, con số đó của hộ

không nghèo là 47,66%. Kết quả thống kê cũng cho thấy số diện tích đấtbình quân trên

huê lợi thu được. Thêm vào đó, giá cả vật tư sản xuất luôn biến động, sâu rầy, chuột bọ

phá hại mùa màng… đối với những hộ làm nông nhưng khá giả có thể chịu đựng những

cú “sốc” về giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào, nhưng hộ nghèo dễ rơi vào tình cảnh phá sản và nợ nần.

4.9. Đường ô tô và khoảng cách của hộ gia đình đến trung tâm chợ:Hình 4.9.1 Tình trạng hộ gia đình và có đường ô tô Hình 4.9.1 Tình trạng hộ gia đình và có đường ô tô

12,31% 39,32% 87,69% 60,68% Không nghèo Nghèo Có đường ô tô Không có đường ô tô

Theo hình 4.9.1, có đến 39,32% hộ nghèo không có đường ô tô tới tận nhà, con số đó đối với hộ không nghèo là 12,31%. Thật vậy, nhà của hộ nghèo ít khi có “mặt

tiền” để có thể làm ăn, buôn bán hoặc cho thuê mặt bằng để làm phương tiện sinh sống. Cơ sở hạ tầng nói chung hay đường ô tô nói riêng là những điều kiện tiên quyết để cải

thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân thông qua việc thuận lợi trong trao đổi hàng hóa.

Hình 4.9.2 Đường ô tô và thành phần dân tộc của chủ hộ

87,14% 50,00% 12,86% 50,00% K hmer K inh Có đường ô tô Không có đường ô tô

Theo mẫu điều tra (hình 4.9.2), có đến 87,14% hộ gia đình người Khmer không có đường ô tô đến tận nhà. Người dân tộc, do phong tục sống trong cộng đồng phum,

sóc, họ không thích ở kề cận đường giao thông như người Kinh – Hoa, nhưng thời gian

qua, với chương trình 135, phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng sâu vùng xa và vùng đồng

bào dân tộc, hiện trạng đường giao thông đã cải thiện đáng kể. Đường nội huyện Tri

Tôn khá tốt, đường ô tô có thể về tới tận chợ khóm, ấp.

Hình 4.9.3 Nhóm khoảng cách và tình trạng của hộ 70,95% 55,56% 81,25% 29,05% 44,44% 18,75% Từ 1 đến 2 km Từ 3 đến 4 km Trên 4 km Nghèo Không nghèo

Cũng theo mẫu điều tra (hình 4.9.3) khoảng cách từ hộ gia đình đến trung tâm

chợ xã: Số hộ nghèo ở cách xa chợ từ 1 đến 2 km là 29,05%, từ 3 đến 4 km là 44,44%

và xa hơn 4 km là 18,75%, đối với hộ không nghèo, các số đó là: 70,95%; 55,56% và

81,25%. Như vậy qua thống kê ta nhận thấy, khoảng cách của hộ gia đình tới chợ

không phải là lý do quyết định tới mức thu chi của hộ. Và thực tế cũng cho thấy, hệ

thống đường giao thông nội huyện tại Tri Tôn khá tốt, hầu hết các chợ tại thôn, ấp đều có đường ô tô tới tận nơi, giúp cho việc lưu thông hàng hóa dễ dàng.

Hình 4.10.1 Vốn vay và tình trạng của hộ gia đình 53,13% 46,88% 81,48% 18,52% Không vay Có vay Nghèo Không nghèo

Theo mẫu điều tra (hình 4.10.1) số hộ nghèo không được vay vốn từ các nguồn

tín dụng chính thức là 81,48%, trong khi đó số hộ không nghèo được vay là 46,88%. Muốn làm ăn, kinh doanh mua bán đều phải cần tiền. Vốn vay từ các ngân hàng, đặc

biệt là những ngân hàng chính thức là một kênh quan trọng để giúp hộ gia đình vươn

lên thoát nghèo. Tuy nhiên, các ngân hàng, dù rằng là ngân hàng chính sách đi nữa

cũng vẫn là tổ chức kinh doanh tiền tệ, cho nên họ vẫn hướng tới vấn đề hiệu quả trong

kinh doanh. “Có thóc mới cho mượn gạo”, đối với người nghèo, khi họ không có gì

đáng giá để thế chấp thì chuyện vay vốn sẽ gặp khó khăn.

Hình 4.10.2 Thủ tục vay vốn và tình trạng hộ gia đình 20,37% 40,74% 29,63% 9,26% 54,69% 23,44% 6,25% 15,63% Dễ dàng Không khó lắm Rất khó Không biết thông

tin

Nghèo Không nghèo

Đối với các hộ nghèo, do không có gì để thế chấp và do trình độ hạn chế nên

người nghèo có tâm lý tự ti, hơn nữa, việc tính toán các phương án làm ăn theo yêu cầu của ngân hàng đôi khi quá tầm của họ. Trong mẫu điều tra (hình 4.10.2) cho thấy có

29,63% hộ nghèo cho là thủ tục vay là rất khó, 40,74% cho là không khó lắm và 20,37% cho là dễ dàng.

Số liệu thống kê điều tra cũng cho thấy số tiền bình quân của một người hộ

không nghèo vay từ các tổ chức tín dụng chính thức cao hơn gấp 11 lần so với một người của hộ nghèo.

Hình 4.10.3 Vay ngoài và tình trạng của hộ gia đình

72,66% 27,34%

77,78% 22,22%

Không vay ngoài Có vay ngoài

Nghèo Không nghèo:

Hình 4.10.3 cho thấy 22,22% hộ nghèo có vay ngoài, khi mà các tổ chức tín

dụng chính thức không thể vươn tới tất cả các hộ nghèo thì các tổ chức tín dụng không

chính thức sẽ làm thay họ. Thủ tục vay ngoài đơn giản, rất phù hợp với tâm lý của người nghèo, tất cả đều có giao kèo bất thành văn: bạc đứng, bạc góp, chơi hụi… Tuy

nhiên, vấn đề lãi suất cho vay phải bàn tính lại để người nghèo không phải lâm vào hoàn cảnh túng cùng do lãi suất quá cao và Chính quyền địa phương nên có giải pháp để quản lý được các tổ chức tín dụng không chính thức nầy.

4.11. Kết quả phân tích hồi quy:

Đầu tiên, chúng tôi đưa tất cả các biến vào mô hình.1 Sau nhiều lần hồi quy theo nguyên tắc loại bỏ dần các biến không có ý nghĩa thống kê và các biến dự đoán có khả năng đa cộng tuyến, kết quả ước lượng như sau:

Bảng 4.11.1 Mô hình Logit về nghèo ở huyện Tri Tôn

Biến số phụ thuộc: Dạng hộ (Hộ nghèo = 1; hộ không nghèo = 0) Hệ số hồi quy(Bk) S.E. Trị thống kê Z Giá trị P Các biến số độc lập Hằng số 0,222544 0,354440 0,658909 0,5100 Diện tích (1.000 m2) -0,349984 0,100246 -3,491252 0,0005 Đi làm xa (có = 1) -1,123436 0,533478 -2,105870 0,0352 Học vấn (từ lớp 0 - 12) -0,217817 0,068642 -3,173246 0,0015 Làm nông (Có = 1) 1,797312 0,472358 3,804978 0,0001

Số tiền vay (triệu đồng) -0,108538 0,049502 -2,193512 0,0283

Căn cứ kết quả hồi quy, chúng tôi tìm được mô hình chứa năm biến độc lập có ý

nghĩa thống kê là: DIENTICH, DILAMXA, HOCVAN, LAMNONG, và SOTIENVAY.

- Biến DIENTICH: Thể hiện diện tích đất mà hộ gia đình sở hữu, tính trên 1.000 m2. Hệ số hồi quy mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng. Ý nghĩa của biến là nếu hộ gia đình có sở hữu đất, khả năng nghèo của hộ càng ít.

- Biến DILAMXA: thể hiện gia đình có người đi làm ngoài tỉnh, hệ số hồi quy

mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng và biến có tác động khá lớn đến mô hình. Ý nghĩa

của biến là hộ gia đình có người đi làm xa thì khả năng nghèo của hộ càng ít.

- Biến HOCVAN thể hiện số năm đi học của chủ hộ mang dấu (-), phù hợp với

kỳ vọng. Thể hiện nội dung, càng được giáo dục đến nơi đến chốn thì khả năng lâm vào cảnh nghèo khó của hộ gia đình càng giảm.

- Biến LAMNONG, thể hiện nghề nghiệp chủ yếu của hộ là nông nghiệp, hệ số

hồi quy mang dấu (+), phù hợp với kỳ vọng. Biến LAMNONG có tác động mạnh mẽ

nhất trong mô hình. Giải thích ý nghĩa rằng, hoạt động thuần nông cũng là một nguy cơ đẩy hộ gia đình lâm vào cảnh nghèo túng.

- Biến: SOTIENVAY: thể hiện số tiền mà hộ được vay từ các tổ chức tín dụng

(triệu đồng). Hệ số hồi quy của biến mang dấu (-). Ý nghĩa của biến, khi hộ gia đình

được vay thì khả năng lâm vào hoàn cảnh nghèo của hộ càng giảm.

Bảng 4.11.2 Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên từng yếu tố Biến số phụ thuộc:

Dạng hộ (Hộ nghèo = 1; hộ không

nghèo = 0)

Xác suất nghèo được ước tính khi

biến độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất ban đầu(%) Hệ số tác động biên (eBk) 10% 20% 30% 40% Các biến số độc lập Diện tích (1.000 m2) 0,644046 6,68% 13,87% 21,63% 30,04% Đi làm xa (có = 1) 0,325160 3,49% 7,52% 12,23% 17,82% Học vấn (từ lớp 0 - 12) 0,804272 8,20% 16,74% 25,63% 34,90% Làm nông (Có = 1) 6,033407 40,13% 60,13% 72,11% 80,09%

Số tiền vay (triệu đồng) 0,897104 9,06% 18,32% 27,77% 37,42% Với xác suất nghèo ban đầu của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 20%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu chủ hộ được học thêm 1 năm thì xác suất nghèo của hộ

giảm còn 16,74%.

Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này có thêm 1.000 m2 đất để canh tác thì xác suất nghèo của

hộ giảm còn 6,68%.

Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này có vay thêm 1 triệu đồng để làm ăn thì xác suất nghèo của

Trong tất cả các biến có ý nghĩa, biến làm nông và biến đi làm xa có ảnh hưởng

hết sức rõ nét và mạnh mẽ đối với tình trạng nghèo của hộ gia đình. Càng tăng xác suất ban đầu, sự tác động theo kỳ vọng của biến vào tình trạng nghèo của hộ càng lớn. Nếu

xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 40%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này làm nông nghiệp thì xác suất nghèo của hộ tăng lên 80,09%. Cũng với

giả định như trên, nếu hộ gia đình có đi làm xa thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 17,82%.

Các biến khoảng cách và đường ô tô không có ý nghĩa thống kê. Điều nầy có thể

giải thích như sau: Trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã đầu tư phát triển giao thông,

thủy lợi, trường học, trạm xá, điện nước và chỉnh trang phum sóc đặc biệt là những

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TÌNH TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN TRI TÔN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. doc (Trang 47 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)