Kết luận chương IV

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TÌNH TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN TRI TÔN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. doc (Trang 59 - 63)

L ời mở đầu

4.12. Kết luận chương IV

Qua phân tích này, chúng ta thấy những vấn đề then chốt như: đất đai, đi làm xa,

trình độ học vấn của chủ hộ, làm nông và hộ vay từ các tổ chức tín dụng chính thức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác giảm nghèo của huyện Tri Tôn.

Thời gian qua, huyện Tri Tôn đã có những tiến bộ quan trọng trong công tác

giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do để lo ngại về tính bền vững của những thành quả này

như: tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao, môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, mức hưởng thụ văn hóa của người dân còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh. Những phân tích trong nghiên cứu này cho thấy mức sống của người

nhiều hộ sống trong nhà ở tạm, thiếu điện thắp sáng, thiếu nước sạch và không được

học hành.

CHƯƠNG V: ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO

Ở HUYỆN TRI TÔN

Qua phân tích thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo túng của bà con huyện Tri Tôn, tác giả nhận xét rằng tình trạng nghèo của huyện Tri Tôn do

không, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng làm nông nghiệp của chủ hộ, và số tiền

mà hộ được vay từ các tổ chức tín dụng chính thức.

Căn cứ vào những kết luận trên, tác giả xin đề xuất những giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả cho công tác giảm nghèo ở huyện Tri Tôn.

5. 1 . Diện tích đất hộ gia đình:

Đối với những hộ nghèo có đất: Chính quyền phải có chính sách tín dụng gắn

liền với chương trình khuyến nông, lâm và ngư nghiệp để tạo sự bổ sung cần thiết cho

phát triển của các chương trình . Người nghèo ít có khả năng tiếp cận thông tin về thị trường, và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cho nên, Chính quyền địa phương

mà cụ thể là các cán bộ khuyến nông phải hướng dẫn và gắn sản xuất của họ theo nhu

cầu của thị trường, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản

phẩm và giảm giá thành. Những nỗ lực đó sẽ giúp họ có thể tăng giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích.

Chính quyền địa phương cần kiện toàn hệ thống cán bộ khuyến nông ở cấp xã,

tăng cường đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp thôn, ấp để hướng dẫn bà con trong phương pháp sản xuất thâm canh. Ngoài ra, các chính sách để ổn định giá

cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc nông nghiệp, xăng, dầu … đầu tư và nâng cấp hệ thống thủy lợi, các hồ chứa nước để tưới tiêu vào mùa khô là thật sự cần thiết.

Do vậy, cách tốt nhất để hỗ trợ người nghèo là cho họ một cơ hội làm việc để có

thể cải thiện thu nhập. Ngoài ra, các chính sách để tạo một môi trường kinh doanh

thuận lợi cho tất cả các lĩnh vực kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển và cung cấp

thêm việc làm cho người nghèo cần được xem là điều cốt yếu.

Đối với những hộ nghèo không có đất: Chính quyền các cấp nên có chính sách tạo công ăn việc làm tại chỗ cho họ bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hành

địa phương, nhất là các ngành thâm dụng lao động. Ràng buộc các doanh nghiệp nầy

bằng những cam kết sẽ phải sử dụng lao động tại chỗ, bù lại, doanh nghiệp nhận được

những ưu đãi đầu tư về mặt thuế má, để khai thác và sử dụng được những nguồn lực tại

chỗ, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo cho địa phương. Bên cạnh đó, tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ với việc hỗ trợ và thành lập những cơ sở sản xuất tiểu

thủ công nghiệp như: mỹ nghệ, sản xuất các mặt hàng từ mây tre, làm đồ gốm, đường

thốt nốt, hợp tác xã cơ khí, sửa chữa máy nông nghiệp. Chính quyền phải có những quy định và kiểm soát để tránh tình trạng phân biệt đối xử trên thị trường lao động giữa người nghèo và không nghèo.

Mặt khác, khi người nghèo không có đất hay có ít đất thì phần lớn sinh kế của

họ đều dựa vào làm thuê, làm mướn, tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp hoặc đi làm ngoài tỉnh. Ngoài ra, họ có một nguồn thu rất có ý nghĩa là khai thác nguồn tài nguyên có sẵn của tự nhiên như: cá tôm, ếch nhái, rắn, rùa, thú rừng, gỗ quý… với

những phương tiện khai thác rất tinh vi nhưng ẩn chứa mầm họa hủy diệt: sự tuyệt

chủng của các loại thủy sinh, thú rừng và tàn phá môi trường.

Với diện tích đất nông nghiệp manh mún như hiện nay thì ngành nông nghiệp nước ta khó có thể cạnh tranh với các quốc gia khác. Việc tích tụ ruộng đất sẽ là điều

chắc chắn và có xu hướng gia tăng, ở Tri Tôn đã có người sở hữu diện tích đất là 70 ha, một con số kỷ lục ở ĐBSCL.

Những chiến lược phát triển kinh tế thường đi kèm với sự đánh đổi. Trên một

diện tích đủ lớn, người ta có thể triển khai quy trình sản xuất áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ sau thu hoạch để cải thiện chất lượng, giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Nhưng ngược lại, cũng

với những thành tựu đó, người nông dân mất đất lại trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình hoặc thậm chí họ có thể thất nghiệp cũng từ việc cơ giới hóa nông

chuyển đổi được nhẹ nhàng và giúp các hộ gia đình không còn đất có thể tự trang bị

cho mình những năng lực và tài sản khác để có thể có điều kiện sống ổn định hơn. Ngoài ra, Nhà nước nên tăng cường công tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng: đường giao thông, trường học, bệnh viện, nước sạch, điện. Hiện tại, muốn thu hút các nhà máy, xí nghiệp về vùng biên giới nầy thì điều kiện tiên quyết là cơ sở hạ tầng phải đáp ứng cho các doanh nghiệp hoạt động.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TÌNH TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN TRI TÔN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. doc (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)