Rút kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu ứng dụng bản đổ tư duy trong dạy và học sinh học (Trang 27 - 29)

- Vị trí: trong nhân tế bào tại các NST Thời gian:diễn ra ở pha S(Kì trung

3.Rút kinh nghiệm:

• Nghĩ trước khi viết.

• Viết ngắn gọn, có tổ chức.

• Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần)

• Vẽ nhiều sẽ quen.

• Giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình, nội dung bài học, lựa chọn ra những phần, những bài có khả năng áp dụng BĐTD với đối tượng HS phù hợp.

C. KẾT LUẬN

Không thể phủ nhận BĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, tích cực và độc lập. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình.

Tuy nhiên, không phải bất cứ nội dung nào, bài học nào cũng có thể sử dụng BĐTD và cũng không phải sử dụng một cách áp đặt cho mọi giờ học. Cũng như các thiết bị dạy học khác, BĐTD cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng của mình, do đó sử dụng BĐTD cần đúng lúc, đúng cách, phù hợp với đối tượng học sinh và quan trọng là đảm bảo việc truyền tải nội dung bài học. Do đó, giáo viên cần có sự linh hoạt trong sử dụng BĐTD, cần xác định một số căn cứ để sử dụng BĐTD cho phù hợp, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị dạy học cho tương xứng.

Đổi mới phương pháp dạy chưa đủ mà còn phải đổi mới phương pháp học thì mới có hiệu quả. Vì vậy cần tăng cường hướng dẫn cho học sinh tự đặt mục tiêu trong học tập, có kế họach học tập cụ thể, phương pháp nghiên cứu tài liệu, học tập nhóm, học tập bằng lập “bản đồ tư duy”:

Tóm lại, Đổi mới phương pháp dạy- học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp bởi không phải dễ dàng thay đổi được thói quen của cả thầy, trò và các điều kiện để thực hiện. Nó đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết, tìm tòi, sáng tạo, đầu tư công sức và trí tuệ.

Một phần của tài liệu ứng dụng bản đổ tư duy trong dạy và học sinh học (Trang 27 - 29)