1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC

73 1,2K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 505 KB

Nội dung

Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK 3

1.1 Khái quát về ngân hàng Eximbank 3

1.1.1 Quá trình hình thành phát triển 3

1.1.2 Cơ cấu tổ chức 6

1.1.3 Sản phẩm cung ứng 8

1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Eximbank 9

1.2.1 Hoạt động huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư 9

1.2.2 Hoạt động tín dụng 9

1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK 12

2.1 Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Eximbank12 2.1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu 12

2.1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu 17

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank 19

2.3 Thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank 22

2.3.1 Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 22

2.3.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Eximbank 24

2.3.2.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro thường gặp 24

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 32

Trang 2

2.3.3.1 Về phía ngân hàng 32

2.3.3.2 Các nguyên nhân từ phía khách hàng 33

2.3.3.3 Các nguyên nhân khách quan 34

2.4 Thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Eximbank 35

2.4.1 Rủi ro trong thanh toán hàng xuất khẩu 35

2.4.2 Rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu 37

2.4.3 Thực trạng quản lý rủi ro tại Eximbank 40

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK 43

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Eximbank 43

3.1.1 Định hướng chung 43

3.1.2 Định hướng trong hoạt động thanh toán quốc tế 44

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng eximbank 45

3.2.1 Các giải pháp đối với khách hàng Các giải pháp từ phía khách hàng 45

3.2.1.1 Phối hợp với bộ phận tín dụng nhằm nâng cao công tác kiểm tra, phân tích và đánh giá khách hàng 45

3.2.1.2 Tăng cường chất lượng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng .46

3.2.1.3 Ngân hàng và khách hàng cùng tham gia việc kiểm tra bộ chứng từ 47

3.2.1.4 Phát triển hoạt động marketing thu hút khách hàng mới, và phân loại giữa khách hàng truyền thống và khách hàng mới 47

3.2.2 Cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ 48

3.2.2.1 Đối với L/C nhập khẩu 48

Trang 3

3.2.2.2 Đối với L/C xuất khẩu 50

3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thanh toán tín dụng chứng từ 50

3.2.3.1 Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực 50

3.2.3.2 Giải pháp về chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức cán bộ nhân viên 51

3.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 53

3.2.5 Những tình huống rủi ro thực tế thường gặp và biện pháp 56

3.2.5.1 LC nhập khẩu 56

3.2.5.2 L/C xuất khẩu 59

3.3 Một số kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan liên quan 61

3.3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu bằng các phương thức thanh toán nói chung và bằng phương thức L/C nói riêng 61

3.3.2 Tạo ra sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan cùng với các ngân hàng thương mại, và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhâp khẩu 62

3.3.3 Hoàn thiện và đổi mới chính sách thúc đẩy, xúc tiến xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho giao dịch thanh toán quốc tế 63

DANH MỤC THAM KHẢO 64

Trang 4

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***

LỜI CAM KẾT

Kính gửi: - Trường Đại học Kinh tế quốc dân

- Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Tên em là Nguyễn Đức Minh

Sinh viên lớp Thương mại quốc tế 48

Tôi xin cam kết rằng bài viết dưới đây là do bản thân tôi dựa trên cơ sởphân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo và những thông tin số liệu có thậtcủa Ngân hàng thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam cung cấp đểhoàn thành bản đề tài này

Nếu sao chép đề tài của người khác thực hiện em xin hoàn toàn chịutrách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010

Sinh viênNguyễn Đức Minh

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Hệ thống mạng lưới đến 30/06/2009 4

Biểu đồ 1.2: Trị giá tổng tài sản qua các năm 5

Biểu đồ 1.3: Trị giá vốn chủ sở hữu qua các năm 5

Bảng 1.1: Hoạt động huy động vốn phân loại theo khách hàng 9

Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng phân loại theo khách hàng 10

Biểu đồ 1.4: Doanh số thanh toán quốc tế 11

Sơ đồ 2.1 :Tổng quan quy trình thực hiện nghiệp vụ L/C 14

Sơ đồ 2.2: Quy trình phát hành L/C 15

Bảng2.1 : Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ 16

Sơ đồ 2.3: Quy trình thông báo L/C 18

Bảng 2.2: Phí thông báo L/C 19

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh số thanh toán nhập khẩu 2009 20

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh số thanh toán xuất khẩu 2009 20

Bảng 2.3: doanh số thanh toán quốc tế các năm 21

Bảng 2.4: cơ cấu thanh toán quốc tế 22

Bảng 2.4: Trị giá thiệt hại trong thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank 35

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

P.TDDN Phòng tín dụng doanh nghiệp

L/C Letter of credit

WTO Tổ chức thương mại thế giới

ICC Phòng thương mại quốc tế

TTR Telex transfer remittance

UCP Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từSWIFT Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu

KSV Kiểm soát viên

TTV Thanh toán viên

P.TTQT Phòng thanh toán quốc tế

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, hoạt động kinh tế quốc tế ngàycàng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong sựnghiệp phát triển nền kinh tế nước ta Với tư cách là chất xúc tác cho sựphát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng khôngngừng được mở rộng và phát triển Khi thương mại quốc tế càng phát triểnthì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phứctạp Điều này đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro ngày càng cao trong hoạt độngkinh tế quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng Bằng chứng là nếunhìn lại công tác thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Namtrong thời gian qua, điều có những con số thiệt hại đáng kể trong nghiệp vụthanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụngchứng từ

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế luôn là thế mạnh của Eximbank Và trongcác phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức thanh toán tín dụngchứng từ được sử dụng nhiều nhất tại Ngân hàng Eximbank Các ngân hàngthương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Eximbank nói riêng đang gặprất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu vực

và quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt Do vậy, việchoàn thiện và phát triển công tác thanh toán quốc tế cụ thể là nghiên cứu vàphòng tránh các rủi ro trong thanh toán quốc tế là một trong các mối quan

tâm nghiên cứu của mỗi ngân hàng Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số giải

Trang 8

pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng

Eximbank” Chuyên đề gồm 3 phần:

- Chương I: Tổng quan về Ngân hàng Eximbank

- Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank

- Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank

Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ thầy giáo hướng dẫn T.S PhạmThái Hưng đã tận tình hướng dẫn, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các côchú, anh chị tại chi nhánh Ngân hàng Eximbank 60 Láng Hạ giúp tôi có điềukiện tốt nhất để có thể hoàn thành đề tài này Tôi hy vọng chuyên đề thực tập

sẽ mang lại những giải pháp hạn chế rủi ro thực tiễn khả thi

Trang 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK

1.1 Khái quát về ngân hàng Eximbank

1.1.1 Quá trình hình thành phát triển

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số

140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng

Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong

những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt độngrộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và 124 Chinhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, TiềnGiang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM Đãthiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới

Tên đầy đủ tiếng việt: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩuViệt Nam

Tên tiếng Anh: Vietnam Export Import Bank

Tên viết tắt: Eximbank/ EIB

Hội sở: 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84.8) 38210055 - Fax: (84.8) 38296063

Trang 10

trong vòng 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VNĐ tương đương12,5 triệu USD Eximbank có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với hội

sở chính tại Tp Hồ Chí Minh, 01 sở giao dịch, 34 chi nhánh và 86 phòng giaodịch với đội ngũ nhân sự lên đến 3227 người (đến thời điểm 30/06/2009) Đặcbiệt trên bình diện quốc tế, tới nay Eximbank đã thiết lập được một mạng lướirộng lớn với 720 ngân hàng đại lý ở 65 quốc gia trên thế giới

năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 30/ 06/ 2009

(nguồn: bản cáo bạch Eximbank)

Trong quá trình hoạt động, Eximbank luôn nằm trong nhóm cácNHTMCP có quy mô lớn và đạt nhiều thành tựu quan trọng

Tổng tài sản (tỷ đồng): trong 5 năm ngân hàng luôn giữ được tăngtrưởng tổng tài sản khá cao, bình quân tăng hơn 50%/năm

Biểu đồ 1.2: Trị giá tổng tài sản qua các năm

Trang 11

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(nguồn: báo cáo thường niên Eximbank năm 2009)

Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng): Năng lực tài chính tăng trưởng vượt bậctrong 2 năm vừa qua và đã trở thành lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của ngânhàng

Biểu đồ 1.3: Trị giá vốn chủ sở hữu qua các năm

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(nguồn: báo cáo thường niên Eximbank 2009)

Trang 13

BAN KIỂM SOÁT

KHỐI PHÁT TRIỂN

KHỐI NGÂN QUỸ DẦU

TƯ TÀI CHÍNH KHỐI KH CÁ NHÂN

KHỐI KH DN

P KINH DOANH TIỀN TỆ

P TÍN DỤNG CÁ NHÂN

P TÍN DỤNG CÁ NHÂN

P TÍN DỤNG CÁ NHÂN

TT Q/L DỮ LIỆU HTCB, B/MẬT

TT P/TRIỂN BẢO TRÌ 8P, DV CNTT

TT NGHIÊN CỨU DỰ

ÁN 8P, DV CNTT

P QUẢN LÝ NHÂN SỰ

P PT NGUỒN NHÂN LỰC

TT ĐÀO TẠO

P HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ

P QUẢN LÝ – XÂY DỰNG

P MỞ RỘNG VÀ PT MẠNG LƯỚI

P PHÁP CHẾ TUÂN THỦ

P XỬ LÝ NỢ

P QUẢN LÝ RỦI RO

P KIỂM TRA

KB NỘI BỘ

P KẾ TOÁN

SỞ GIAO DỊCH/ CHI NHÁNH PHÒNG ĐIỂM GIAO DỊCH

Trang 14

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư

- Nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn

- Chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theo phương thức giao ngay (Spot),hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (CurrencyOption)

- Thanh toán quốc tế, các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T,P/O, Cheque.đầu tư chứng khoán và các giấy tờ có giá

- Dịch vụ thanh toán và phát triển thẻ nội địa: thẻ Eximbank MasterCard,thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card Chấp nhận thanh toán thẻquốc tế Visa, MasterCard, JCB thanh toán qua mạng bằng Thẻ

- Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking

- Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợpThomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M),cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu củakhách hàng

Trang 15

1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Eximbank

1.2.1 Hoạt động huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư

Tính đến 31/12/2009, tổng huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư trongtoàn hệ thống đạt 46.989 tỷ đồng tăng 45% ( tương đương 14.658 tỷ đồng) sovới năm 2008 đạt 104% kế hoạch năm 2009

Hoạt động huy động vốn từ tổ chức kinh tế năm 2009 đạt 14.209 tỷđồng, tăng 62,6% ( tương đương 5.468 tỷ đồng) so với đầu năm 2009, đạt101,3% so với kế hoạch Số dư huy động vốn từ tổ chức kinh tế chiếm 30%trong tổng huy động vốn Huy động vốn từ dân cư đạt 32.780 tỷ đồng, tăng39% (tương đương 9.190 tỷ đồng) so với đầu năm 2009, chiếm 70% trongtổng huy động

Bảng 1.1: Hoạt động huy động vốn phân loại theo khách hàng

Với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, từ cuối năm

2008 chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng từ thắt chặt sang nới lỏngdần như tỷ lệ dự trữ bắt buộc VNĐ kỳ hạn dưới 12 tháng giảm mạnh từ mức11% vào tháng 10/2008 xuống còn 3% tháng 3/2009, lãi suất cơ bản giảm từmức 11% vào tháng 10/2008 xuống còn 7% vào tháng 2/2009 và được duy trìtrong 10 tháng năm 2009 Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, chính sách hỗ trợlãi suất, cùng với sự hồi phục của thị trường chứng khoán cũng như các hoạt

Trang 16

động sản xuất kinh doanh nói chung đã góp phần thúc đẩy dự nợ tín dụngtăng cao trong năm 2009.

Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng phân loại theo khách hàng

(nguồn: báo cáo thường niên eximbank 2009)

Cùng với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành, doanh số cho vaycủa Eximbank 140.000 tỷ đồng Tổng dư nợ cho vay đạt 38.580 tỷ đồng, tăng82% (mức tăng trưởng của ngành là 38%) so với đầu năm, đạt 113% kếhoạch Trong đó, cơ cấu tín dụng bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng đạt

198 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,5%, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệpđạt 26.827 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,5%, tăng 90,8% (tương đương 12.765

tỷ đồng) so với đầu năm; dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 11.555 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 30%, tăng 61% (tương đương 4.385 tỷ đồng) so với đầunăm

Trang 17

1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế vốn là thế mạnh của ngân hàng Eximbank, tuynhiên những hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã tác độngmạnh tới hoạt động sản xuất, nhập khẩu của Việt Nam nói chung cũng nhưmảng dịch vụ thanh toán quốc tế của eximbank nói riêng Các doanh nghiệptrong năm 2009 đã gặp nhiều khó khăn hơn do phải đương đầu với nhiều áplực từ cả hai phía thị trường trong nước và thị trường nước ngoài

Trong năm 2009, tổng thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank đạt3.098,19 triệu USD tương đương tăng 5,2% Trong đó: thanh toán L/C đạt1.249,43 triệu USD, tăng 30,41 triệu USD tương đương tăng 2,5% so với năm2008; thanh toán nhờ thu đạt 267,13 triệu USD, tăng 74,09 triệu USD tươngđương tăng 38,45% so với năm 2008; thanh toán TTR đạt 1.581,63 triệuUSD, tăng 48,6 triệu USD, tương đương 3,17% so với năm 2008

Biểu đồ 1.4: Doanh số thanh toán quốc tế

năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Eximbank)

Trang 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK

2.1 Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Eximbank 2.1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu.

Trình tự thực hiện

Hồ sơ đề nghị mở L/C nhập khẩu gửi Eximbank

01 bản chính giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu Eximbank)

01 bản sao chứng thư bảo hiểm (Đối với những L/C mở có giá trị không baogồm bảo hiểm nhưng không ký quỹ đủ)

01 bản sao Hợp đồng uỷ thác (Nếu nhập khẩu ủy thác)

Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc Bộ quản lýchuyên ngành (Đối với các mặt hàng trong danh mục nhập khẩu có điều kiện)

01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số XuấtNhập Khẩu của doanh nghiệp (Nếu khách hàng đến giao dịch lần đầu)

Nếu ký quỹ đủ 100% trị giá L/C hoặc đã có thỏa ước về hạn mức mở L/Cvới Eximbank: khách hàng gửi hồ sơ đề nghị mở L/C trực tiếp tại PhòngThanh Toán Nhập Khẩu

Nếu ký quỹ nhỏ hơn 100% trị giá L/C: khách hàng liên hệ trực tiếp vớiPhòng Tín Dụng Doanh Nghiệp Eximbank để được hướng dẫn cụ thể về thủtục bảo lãnh, vay tín dụng, thế chấp hoặc cầm cố cũng như thỏa thuận mức kýquỹ và nộp hồ sơ đề nghị mở L/C tại đây để được xét duyệt

Trường hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để ký quỹ mở hoặc thanhtoán L/C, có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Kinh Doanh Ngoại tệ Eximbank

Ký hậu vận tải đơn của đơn vị/Phát hành Thư Bảo Lãnh nhận hàng

EXIMBANK thực hiện mở L/C trong vòng 1 ngày làm việc

Xử lý chứng từ và thực hiện thanh toán

Trang 19

Sau khi kiểm tra bộ chứng từ do Ngân hàng nước ngoài gởi đến,Eximbank sẽ thông báo ngay đến khách hàng.

Trên cơ sở khách hàng đã ký quỹ đủ trị giá của bộ chứng từ hoặc có bảolãnh của và Phòng Tín Dụng Doanh Nghiệp :

Đối với L/C trả ngay:

Nếu chứng từ phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ cho kháchhàng và thực hiện thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài theo điều kiện L/C

Nếu chứng từ không phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ chokhách hàng ngay khi khách hàng ký chấp nhận bất hợp lệ và đồng ý thanhtoán

Khi đến hạn thanh toán Eximbank sẽ ghi nợ tài khoản khách hàng để thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài.

Ðiều kiện mở L/C:

Ðể được mở L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng:

- Giấy đăng ký kinh doanh

- Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng ( muốn mở tài khoản phải đóng ít

nhất 500 USD vào tài khoản chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau:

+ Quyết định thành lập Công ty

+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng

Sơ đồ 2.1 :Tổng quan quy trình thực hiện nghiệp vụ L/C

Mở L/C

THƯ KÝ QUỸ

NHẬN & KIỂM CHỨNG TỪ

Tu chỉnh L/C (nếu có)

HOÀN TRẢ CHỨNG TỪ

Trang 20

KSV kiểm chéo điện L/C sau

khi thanh toán viên đã dò

chứng từ cần thiết liên quan

(hợp đồng ngoại, bảo hiểm)

Trang 21

Bảng2.1 : Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ

1.1.2.2 Số tiền chưa được

ký quỹ

Tỷ lệ thu tốithiểu 0,15%/sốtiền chưa ký quỹ1.2 Hủy thư tín dụng theo

yêu cầu

Ngân hàng nướcngoài (nếu có)

1.8 Tu chỉnh thư tín dụng Nếu ngưới bán chịu, thu thêm

điện SWIFT theo thực tế1.8.1 Tu chỉnh tăng trị giá Theo phần 1/1.1

1.8.2 Tu chỉnh khác 10 USD/lần

Trang 22

2.1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu.

Thông báo thư tín dụng

Ngay sau khi nhận được L/C hoặc tu chỉnh từ Ngân hàng phát hành và đãkiểm tra tính xác thực, Eximbank sẽ thông báo ngay qua điện thoại cho kháchhàng để cử nhân viên đến Ngân hàng nhận (cán bộ đến nhận L/C và hoặc tuchỉnh cần mang theo giấy giới thiệu của cơ quan)

Khi nhận L/C hoặc tu chỉnh, khách hàng cần kiểm tra lại nội dung, nếu cóđiểm nào không phù hợp với hợp đồng đã ký kết với người mua nước ngoàihoặc bất lợi cho việc thanh toán, khách hàng cần liên hệ trực tiếp với ngườimua để yêu cầu tu chỉnh L/C cho phù hợp

Trường hợp khách hàng từ chối không nhận L/C hoặc tu chỉnh, cần thôngbáo ngay bằng văn bản cho Eximbank để thông báo kịp thời cho Ngân hàngphát hành

Chuyển nhượng thư tín dụng

Điều kiện để L/C có thể được chuyển nhượng tại VN Eximbank:

- L/C cho phép chuyển nhượng

- Ngân hàng được ủy quyền chuyển nhượng là VN Eximbank

Khi khách hàng có yêu cầu chuyển nhượng L/C, gửi cho Eximbank thưyêu cầu chuyển nhượng theo mẫu in sẵn của Eximbank kèm bản chính của L/

C cùng các tu chỉnh liên quan (nếu có)

Xuất trình và thanh toán bộ chứng từ theo tín dụng chứng từ

Thủ tục xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu để thanh toán theo L/C:

Thư yêu cầu gửi chứng từ đòi tiền có ký tên, đóng dấu và ghi đầy đủ cácchi tiết

Bản chính L/C và các tu chỉnh liên quan (nếu có)

Các chứng từ theo yêu cầu của L/C

Khi nhận được báo có từ Ngân hàng nước ngoài, Eximbank sẽ thực hiệnngay việc ghi có theo chỉ thị của khách hàng phù hợp với quy định của Ngân

Trang 23

hàng Nhà nước, sau khi đã trừ các phí phát sinh.

Sơ đồ 2.3: Quy trình thông báo L/C

Soạn in Thư thông báo L/C Tu chỉnh L/C

Lưu hồ sơ

Yêu cầu P.TTQT xác nhận tính chân thực của L/C Tu chỉnh L/C ( nếu nhận từ ngân hàng

thông báo thứ nhất) Tiếp nhận L/C / tu chỉnh

L/C

Trang 24

2.2 Thông báo tu chỉnh thư

NH thôngbáo thứnhất

2.3 Chuyển tiếp thư tín dụng

Trang 25

2.7 Hủy thư tín dụng theo

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank

Trong năm 2009, tổng thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank đạt3.098,19 triệu USD tương đương tăng 5,2% Trong đó: thanh toán L/C đạt1.249,43 triệu USD, tăng 30,41 triệu USD tương đương tăng 2,5% so với năm2008; thanh toán nhờ thu đạt 267,13 triệu USD, tăng 74,09 triệu USD tươngđương tăng 38,45% so với năm 2008; thanh toán TTR đạt 1.581,63 triệuUSD, tăng 48,6 triệu USD, tương đương 3,17% so với năm 2008

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh số thanh toán nhập khẩu 2009

45%

48%

7%

LC TTR Nhờ thu

(Nguồn: báo cáo thường niên Eximbank 2009) Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh số thanh toán xuất khẩu 2009

Trang 26

55%

12%

LC TTR Nhờ thu

(Nguồn: báo cáo thường niên Eximbank 2009)

Trong năm 2008, tổng thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank đạt2944,99 triệu USD tương đương tăng 5,46% Trong đó: thánh toán L/C đạt1219,02 triệu USD, tăng 35,14 triệu USD tương đương tăng 2,9% so với năm2007; thanh toán nhờ thu đạt 192,94 triệu USD, tăng 65,19 triệu USD tươngđương tăng 33,78 % so với năm 2007; thanh toán TTR đạt 1533,03 triệuUSD, tăng 45,7 triệu USD, tương đương tăng 2,98% so với năm 2007

Trong năm 2006 doanh số thanh toán quốc tế trong năm đạt 2300 triệuUSD, tăng 37% so với năm 2005 Trong đó doanh số thanh toán hàng xuấtkhẩu đạt 356,4 triệu USD, tăng 18% so với năm 2005; doanh số thanh toánnhập khẩu đạt 1415 triệu USD, tăng 66% so với năm 2005; doanh số thanhtoán phi mậu dịch đạt 547 triệu USD, tăng 3% so với năm 2005

Bảng 2.3: doanh số thanh toán quốc tế các năm

Đơn vị: triệu USD

Doan

h số Năm 2005Số tiền Tỷ Năm 2006Số Tỷ Năm 2007Số tiền Tỷ Năm 2008Số tiền Tỷ Năm 2009Số tiền Tỷ

Trang 27

toán

trọng (%) tiền trọng(%) trọng(%) trọng(%)

trọn g (%) Nhập

khẩu 852,41 63,72 1415 60,73 1779,31 63,72 1585,87 53,85 807 14Xuất

khẩu 302,03 16,45 356,4 15,49 459,35 16,45 604,02 20,51 1876 32,5Phi

mậu

dịch 531,07

19,8

3 547 23,78 553,73 19,83 755,10 25,64 3082 53,5Tổng 1685.51 100 2300 100 2792,39 100 2944,99 100 3098,19 100

(nguồn: báo cáo thường niên Eximbank các năm)

Trang 28

Bảng 2.4: cơ cấu thanh toán quốc tế

Đơn vị: Triệu USD

Tỷ trọng (%) Số tiền

Tỷ trọng (%) Số tiền

Tỷ trọng (%) TTR 812,46 48,21 1147,65 49,91 1480,76 52,14 1533,03 52,06 1581,63 51,05 Nhờ

thu 89,12 5,29 108,38 4,72 127,75 7,23 192,94 6,55 267,13 8,62Tín

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank các năm)

2.3 Thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng

từ tại Ngân hàng Eximbank

2.3.1 Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

a Ưu điểm:

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói chung có nhiều ưu điểmvượt trội hơn so với các phương thức thanh toán khác, từ việc đảm bảo đượcquyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia cho đến có tính chặt chẽ hơn vềpháp lý để giảm thiểu việc xảy ra tranh chấp phát sinh

Đối với người nhập khẩu

+ Giảm bớt được rủi ro đối với việc hàng hóa không đúng quy cách, sốlượng như trong hợp đồng thương mại đã ký sau khi đã thanh toán tiền hàng

do thực hiện việc kiểm tra đối ứng bộ chứng từ nhận được có phù hợp với cácđiều kiện và điểu khoản của L/C hay không

+ Được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng trong việc tư vấn và kiểm tra bộchứng từ

Trang 29

+ Với việc chỉ phải ký quỹ dưới 100% giá trị của L/C, đối với ngườinhập khẩu đây là một hình thức tài trợ tín dụng của ngân hàng phát hành, do

đó, người nhập khẩu có thể tận dụng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Đối với người xuất khẩu

+ Với sự cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành thì người xuấtkhẩu có được sự đảm bảo nhận được tiền sau khi tuân thủ các điều kiện vàđiều khoản của thư tín dụng

+ Giảm thiểu được các rủi ro trong việc kiểm tra L/C tìm những điềukhoản, điều kiện bất lợi cho người xuất khẩu dưới sự giúp đỡ tư vấn của ngânhàng

+ Quyền sở hữu hàng hóa được đảm bảo do bộ chứng từ được ngân hànglưu giữ cho đến khi nhận được chấp nhận thanh toán từ phía người nhập khẩu.+ Người xuất khẩu cũng có thể vay vốn của ngân hàng như một hình thứctài trợ xuất khẩu thông qua việc chiết khẩu bộ chứng từ hay thế chấp bộchứng từ cho ngân hàng

Đối với ngân hàng

Ngân hàng gia tăng doanh thu, tăng được độ uy tín trong nghiệp vụ thanhtoán quốc tế đối với khách hàng, cũng như sức cạnh tranh so với các đối thủ.Thông qua đó, ngân hàng có khả năng mở rộng ảnh hưởng, phát triển các dịch

vụ như tín dụng tài trợ thương mại, bảo lãnh quốc tế, kinh doanh ngoại tệ

b Nhược điểm:

Mặc dù, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được áp dụng rộng rãitrong thanh toán quốc tế do tính ưu việt của phương thức này, song vẫn tồn tạibên cạnh đó những rủi ro xảy ra cho các bên tham gia trong quá trình thựchiện và cũng xuất phát từ các bên tham gia ví dụ như rủi ro kỹ thuật, rủi rochính trị, rủi ro đạo đức…

Trang 30

2.3.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng

từ tại ngân hàng Eximbank

2.3.2.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro thường gặp

2.3.2.1.1 khái niệm rủi ro:

Trong cuộc sống hằng ngày luôn tồn tại những rủi ro, và rủi ro nói chung

là những khả năng xảy ra thiệt hại Trong hoạt động thanh toán quốc tế tạingân hàng có thể định nghĩa rủi ro như sau: “Rủi ro trong thanh toán quốc tế

là những khả năng xảy ra thiệt hại trong quá trình thực hiện thanh toán quốc

tế làm ảnh hưởng tới cả quá trình Những khả năng đó có thể bắt nguồn từmối quan hệ giữa các bên tham gia quá trình thanh toán quốc tế, hoặc các yếu

tố khách quan bên ngoài tác động, gây tổn thất về tài sản, thu nhập cho cácbên tham gia”

Để hạn chế và phòng tránh với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trìnhthanh toán quốc tế các bên liên quan như: người nhập khẩu, người xuất khẩu,ngân hàng đã đưa ra những biện pháp cụ thể, song mức độ ảnh hưởng hay hậuquả mà rủi ro đem lại cho các bên là không thể ước chừng một cách chínhxác Do vậy, các biện pháp đưa ra chỉ với mục đích hạn chế một cách tối đa

và phòng tránh để hoạt động thanh toán quốc tế được diễn ra tốt đẹp

2.3.2.1.2 Các rủi ro thường gặp

 Rủi ro kỹ thuật

Rủi ro đối với nhà xuất khẩu

Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng pháthành đứng ra cam kết thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộchứng từ phù hợp với L/C trong khi đó để đảm bảo việc giao hàng theoquy định của hợp đồng thương mại, L/C thường đòi hỏi nhiều điều khoảnrất chi tiết và khắt khe Chỉ với một sai khác dù rất nhỏ cũng có thể bịngân hàng mở và người mua từ chối thanh toán với lý do có sự sai biệthoặc không phù hợp với L/C Việc duy nhất mà người xuất khẩu có thể

Trang 31

làm để tránh được rủi ro trên là nhanh chóng, khẩn trương lập bộ chứng từphù hợp với L/C Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đápứng được các yêu cầu sau:

- Các chứng từ phải được lập ra đúng yêu cầu về số lượng, số loại,nội dung như đã quy định trong L/C

- Nội dung của các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau

- Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm trả tiền quy địnhtrong

L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C

Nhưng trong thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trìnhlập chứng từ mà thường gặp nhất là:

- Sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ

- Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng như số loại chứng từ,số

bản của mỗi loại

- Các sai sót trên bề mặt chứng từ như:

+ Số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị L/C

số lượng, trọng lương hàng hoá

+ Các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảngbốc dỡ, về hãng vận tải, phương thức vận chuyển

Trang 32

Tất cả những sai sót trên đều có thể là nguyên nhân gây nên rủi rotrong thanh toán, gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu.

Khi nộp chứng từ cho ngân hàng chiết khấu, nếu ngân hàng pháthiện ra các sai sót mà có thể sửa chữa được thì việc sửa chữa sẽ làmchậm quá trình thanh toán Nếu sai sót không thể sửa chữa thì bộ chứng từkhông được chiết khấu hoặc chấp nhận mà phải đợi ý kiến của ngân hàng

mở và người mua để giải quyết Như vậy, quá trình thanh toán sẽ bị kéo dàilàm cho người bán không thể thu hồi vốn nhanh được Hơn nữa, người mua

và ngân hàng mở có thể dựa vào những sai biệt rất nhỏ của chứng từ để từchối thanh toán trong khi đó hàng hoá đã được gửi đi Nhà xuất khẩu sẽ chịuthiệt hại khi phải bán giảm giá hàng hoá hoặc tìm khách hàng khác để tiêuthụ và cùng với nó là một các chi phí như phí đền bù, cước lưu kho và cácphí tổn phát sinh khác

Một rủi ro kỹ thuật nữa là việc người bán phạm phải các sai lầmkhi tiến hành giao hàng như việc vi phạm thời hạn thanh toán thư tín dụng,giao hàng muộn, xuất trình chứng từ muộn Nếu việc xuất trình chứng từthể hiện sự vi phạm một trong các thời hạn nói trên cũng sẽ bị từ chối thanhtoán

Rủi ro với nhà nhập khẩu

Rủi ro lớn nhất đối với người nhập khẩu là việc nhận hành hoá khôngđúng với hợp đồng mua bán Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do bị lợi dụng tínhđộc lập giữa L/C và hợp đồng thương mại Việc thanh toán giữa ngân hànghai bên mua bán chỉ thực hiện trên cơ sở bộ chứng từ đã giao hàng xuất trìnhphù hợp với quy định của L/C tức là ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm về sự

Trang 33

khớp đúng trên bề mặt giữa bộ chứng từ thanh toán với L/C chứ không chịutrách nhiệm về tính chân thực của chứng từ và tình hình thực tế giao hàng Dovậy, người mua sẽ phải chịu rủi ro khi tiền hàng đã trả theo bộ chứng từ xuấttrình cho ngân hàng đều phù hợp cả về số lượng, chất lượng nhưng thực tếthì hàng hoá nhận được lại không đúng với mong muốn, không giống nhưtrong hợp đồng thương mại mà trước đó hai bên đã thoả thuận.

Rủi ro kỹ thuật mà người nhập khẩu có thể gặp nhiều nhất là trường hợphàng cập cảng nhưng người nhập khẩu vẫn chưa có bộ chứng từ trong tay, do

sự thiếu chắc chắn trong thỏa thuận điều khoản về thời gian giao hàng củangười nhập khẩu Trong trường hợp này, để có thể nhận được hàng thôngthường người nhập khẩu phải xuất trình được vận đơn nằm trong bộ chứng từ,

do vậy nếu người nhập khẩu cần nhận hàng hóa ngay thì phải bỏ một khoảnphí để có được sự bảo lãnh của ngân hàng phát hành với chủ tàu

Ngoài những rủi ro chủ yếu trên, người nhập khẩu còn có thể gặp một sốloại rủi ro kỹ thuật khác như việc nhà nhập khẩu kiểm tra không kỹ và chấpnhận những bộ chứng từ lỗi không đúng quy cách, sai các chi tiết cũng sẽ gặpkhó khăn trong việc giải quyết tranh chấp sau này, hoặc người nhập khẩu cóthể gặp trường hợp bị mất toàn bộ hàng hóa trong khi vẫn phải thanh toán tiềnhàng do chỉ với một phần vận đơn người khác cũng có thể nhận hàng, nguyênnhân là người nhập khẩu không quy định rõ ràng trong L/C về “bộ vận đơnđầy đủ” (full set of bills of lading)

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành

Việc đầu tiên của các ngân hàng thương mại khi mở L/C nhập khẩu làphải kiểm tra tính pháp lý của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp mới giao

Trang 34

dịch lần đầu), hợp đồng thương mại, đơn xin mở L/C, nguồn vốn thanh toánbao gồm vốn vay hay vốn tự có và các chứng từ có liên quan khác Rủi ro ởcông đoạn này thường xảy ra ở phía doanh nghiệp thể hiện trong các điềukhoản của hợp đồng ngoại thương như giá cả, phương thức thanhtoán, phương thức vận tải, điều khoản trọng tài Vì vậy, để giảm thiểu rủi

ro, các cán bộ tác nghiệp của ngân hàng hết sức lưu ý nghiên cứu kỹ các điềukhoản trong hợp đồng ngoại thương và đơn xin mở L/C để tư vấn cho doanhnghiệp lấy lại lợi thế nếu thấy cần thiết Thực tế đã xảy ra nhiều trườnghợp mà lợi thế thuộc về khách hàng nước ngoài và ngân hàng đã tư vấn dànxếp ổn thoả theo đúng luật của nước phát hành và quốc tế

Một rủi ro nữa mà ngân hàng có thể gặp phải khi mở L/C là dùng saihoặc sót trong từng chữ, dấu chấm, dấu phẩy so với đơn xin mở L/C củadoanh nghiệp Tất nhiên phí tu chỉnh cho những sai sót đó ngân hàng phảichịu Vì vậy, để khắc phục rủi ro này, cần phải tiến hành kiểm tra lại kỹcàngsau khi đã mở L/C trên máy Một điều cũng cần quan tâm là ngân hàng

mở tuyệt đối không được tự thêm bớt nội dung vào L/C so với đơn xin mở,ngoại trừ sự thêm bớt đó làm tăng thêm lợi thế cho khách hàng của mình vàphù hợp với hợp đồng ngoại thương, và các văn bản pháp luật điều chỉnh đãđược dẫn chiếu trong L/C như UCP 500 và Incoterms 2000

Sau khi nhận được bộ chứng từ gửi từ phía nhà xuất khẩu, ngân hàng sẽtiến hành kiểm tra tính xác thực và phù hợp của bộ chứng từ với quy địnhtrong L/C Rủi ro xảy ra cho ngân hàng, khi ngân hàng chấp nhận trả tiền haychấp nhận thanh toán hối phiếu cho người xuất khẩu khi bộ chứng từ có lỗi.Ngân hàng có thể phải chịu mất toàn bộ số tiền đã thanh toán cho người xuất

Trang 35

khẩu nếu như người nhập khẩu không chấp nhận bộ chứng từ và hoàn tiềncho ngân hàng

Trong nghiệp vụ thông báo L/C, ngân hàng mở có thể bị rủi ro

do không hành động đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu Theo UCP 500,ngân hàng mở được miễn trách nhiệm thanh toán nếu toàn bộ chứng từ có saibiệt hay không phù hợp với L/C Tuy nhiên nếu ngân hàng mở không hànhđộng đúng theo những quy định tại điều 13 UCP 500 thì ngân hàng mở gặprủi ro trên chính những bộ chứng từ không phù hợp đó Đó là các trườnghợp:

+ Thông báo từ chối nhưng không nói rõ sự sai biệt của chứng từhoặc những điểm không phù hợp bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận và trởnên không có giá trị

+ Thông báo những sai biệt, không phù hợp và từ chối chứng từvượt quá 7 ngày làm việc của ngân hàng

Rủi ro đối với ngân hàng thông báo

Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng thông báo khi ngân hàng nàyquyết định thông báo phải một L/C giả hoặc một tu chỉnh L/C không có hiệulực trong khi chính ngân hàng chưa xác định được tình trạng mã khoá (haymẫu chữ ký uỷ quyền đối với trường hợp phát hành L/C bằng thư) hoặc khingân hàng thông báo quyết định của mình cho ngân hàng mở biết một cáchchậm trễ

Theo quy định của UCP 500, khi trên thư tín dụng chuyển bằng điện

có ghi "các chi tiết đầy đủ gửi sau" hay những từ có nội dung tương tự hoặcghi rằng thư xác nhận sẽ là văn bản có hiệu lực của thư tín dụng thì điện

Trang 36

chuyển sẽ không được xem như là văn bản có hiệu lực Vì vậy, nếu ngânhàng thông báo về thư tín dụng cho khách hàng thì phải ghi rõ trên thôngbáo: "thông báo sơ bộ chưa có hiệu lực thi hành" Khi ngân hàng thông báokhông làm đúng điều đó để khách hàng hiểu lầm rằng đó là L/C có hiệu lực

và thực hiện giao hàng thì mọi rủi ro ngân hàng sẽ phải hoàn toàn chịu tráchnhiệm

Rủi ro đạo đức

Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa

vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác

- Rủi ro đạo đức đối với nhà xuất khẩu

Khi nhà nhập khẩu không có thiện chí hoặc cố ý kéo dài thời gian thựchiện hợp đồng bằng cách dựa vào những sai sót nhỏ nhất của bộ chứng từ đểđòi giảm giá, chiếm dụng vốn của người bán và có thể từ chối thanh toán

- Rủi ro đạo đức đối với nhà nhập khẩu

Nhà xuất khẩu có chủ ý gian lận với hành vi gian dối trong việc thành lập

bộ chứng từ giả mạo, cố tình giao hàng kém chất lượng, không đúng số lượngnhư trong bộ chứng từ Nhà nhập khẩu vẫn phải thanh toán cho ngân hàngtrong mọi trường hợp

- Rủi ro đạo đức đối với ngân hàng

Ngân hành phát hành phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người hưởnglợi theo qui định của L/C trong cả trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm khônghoàn trả cho ngân hàng

Rủi ro chính trị và pháp lý

Ngày đăng: 04/09/2012, 14:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Hoạt động huy động vốn phân loại theo khách hàng - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 1.1 Hoạt động huy động vốn phân loại theo khách hàng (Trang 16)
Bảng 1.1: Hoạt động huy động vốn phân loại theo khách hàng - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 1.1 Hoạt động huy động vốn phân loại theo khách hàng (Trang 16)
Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng phân loại theo khách hàng - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 1.2 Hoạt động tín dụng phân loại theo khách hàng (Trang 17)
Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng phân loại theo khách hàng - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 1.2 Hoạt động tín dụng phân loại theo khách hàng (Trang 17)
Sơ đồ 2.1 :Tổng quan quy trình thực hiện nghiệp vụ L/C - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Sơ đồ 2.1 Tổng quan quy trình thực hiện nghiệp vụ L/C (Trang 20)
In bút ngoại bảng và bút toán hạch toán phí - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
n bút ngoại bảng và bút toán hạch toán phí (Trang 21)
Sơ đồ 2.2: Quy trình phát hành L/C - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Sơ đồ 2.2 Quy trình phát hành L/C (Trang 21)
Sơ đồ 2.3: Quy trình thông báo L/C - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Sơ đồ 2.3 Quy trình thông báo L/C (Trang 24)
Bảng 2.2: Phí thông báo L/C - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 2.2 Phí thông báo L/C (Trang 25)
Bảng 2.2: Phí thông báo L/C - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 2.2 Phí thông báo L/C (Trang 25)
Bảng 2.3: doanh số thanh toán quốc tế các năm - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 2.3 doanh số thanh toán quốc tế các năm (Trang 27)
Bảng 2.3: doanh số thanh toán quốc tế các năm - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 2.3 doanh số thanh toán quốc tế các năm (Trang 27)
Bảng 2.4: cơ cấu thanh toán quốc tế - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 2.4 cơ cấu thanh toán quốc tế (Trang 29)
Bảng 2.4: cơ cấu thanh toán quốc tế - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 2.4 cơ cấu thanh toán quốc tế (Trang 29)
Bảng 2.4: Trị giá thiệt hại trong thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 2.4 Trị giá thiệt hại trong thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank (Trang 42)
Bảng 2.4: Trị giá thiệt hại trong thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức  thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 2.4 Trị giá thiệt hại trong thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank (Trang 42)
Bảng 2.5: Rủi ro trong thanh toán nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 2.5 Rủi ro trong thanh toán nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank (Trang 45)
Bảng 2.5: Rủi ro trong thanh toán nhập khẩu theo phương thức thanh toán  tín dụng chứng từ tại Eximbank - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC
Bảng 2.5 Rủi ro trong thanh toán nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w