1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội..doc

69 1,3K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 662,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Trang 1

Lời nói đầu

Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các nước trên thế giới đều thực hiện mở cửa, hợp tác và hội nhập Trong bối cảnh đó hoạt động kinh tế đối ngoại đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành cầu nối giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng sử dụng thương mại như chiếc cầu nối để tiếp cận với thế giới Thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại giúp Việt Nam không những khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nguồn tài nguyên, nguồn vốn sẵn có của mình mà cong tận dụng được các nguồn lực, vốn của các nước tiên tiến nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mình Do đó phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại là vấn đề thiết yếu đối với mỗi quốc gia trong giai đoạn phát triển này.

Để hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia phát triển thì vấn đề then chốt là phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế Có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, mỗi phương thức có những ưu việt riêng của nó, tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sử dụng phổ biến nhất do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán khác Tuy nhiên, trong thực tế tham gia quá trình thương mại quốc tế, có rất nhiều lý do khác nhau đã làm cho hiệu quả phương thức thanh toán này của chúng ta còn khá thấp và bọ hạn chế nhiều Điều này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cũng như quyền lợi chính của các ngân hàng đã và đang là nhiệm vụ chính đặt ra cho các ngân hàng

Nắm bắt được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, NHĐT&PTVN Chi nhánh Hà Nội đã chú trọng vào nâng cao phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế mà trọng tâm là phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ Hoạt động thanh

Trang 2

toán tín dụng chứng từ của BIDV Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành công nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định điều này đã làm hạn chế hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Vì lý do này mà em đã mạnh

dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chinhánh Hà Nội”

Chuyên đề nêu các hình thức thanh toán quốc tế phổ biến, quy trình và thực trang thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Nội Trên cơ sở đó em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh.

Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau như tổng hợp, phân tích, liệt kê, so sánh kết hợp với tìm hiểu lý thuyết và phân tích thực tế tại BIDV Hà Nội làm cơ sở cho các kết luận.

Kết cấu chuyên đề:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức tín dụng chứng từ

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngânhàng ĐT&PTVN Chi nhánh Hà Nội.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hoạt động thanh toántín dụng chứng từ tại NHĐT&PTVN Chi nhánh Hà Nội.

Trang 3

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1Khái quát về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợivề tiền tệ phái sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổchức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc giavới tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các quốc gia vớinhau

Hoạt động thanh toán quốc tế được phân chia thành hai lĩnh vực là: Thanh toán trong ngoại thương ( thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch).

Thạnh toán quốc tế trong ngoại thương: Là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.

Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, tức là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại Đó là việc chi trả các chi phí cho cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các cho phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân, các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức đoàn thể trong nước.

1.1.2 Vai trò của Thanh toán quốc tế

a Vai trò của Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

Trang 4

Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập Thanh toán quốc tế trở thành chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế thế giơí, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác.Trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế càng đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng.

Thanh toán quốc tế là khâu mua bán quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ giữa các cá nhân,tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó mà tồn tại và phát triển được Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa tiền tệ một cách trôi chảy và hiệu quả Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàng, thể hiện chất lượng của một chu kì kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế tài chính trong hoạt động các doanh nghiệp.

b Vai trò của TTQT đối với ngân hàng - Mối quan hệ giữa ngân hàng với TTQT

Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua NHTM với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán.

Các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong giao dịch mua bán với nước ngoài.

Trang 5

Trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực.

TTQT – hoạt động sinh lời của NHTM

Ngày nay, hoạt động TTQT là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng TTQT còn là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thcus đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường vốn huy động, đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ…

Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò hết súc quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một hoạt động thanh toán thuần túy, mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

Thông qua cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng, ngân hàng thu một khoản phí để bù đắp các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết Tùy theo các phương thức thanh toán, môi trường cạnh tranh và độ tín nhiệm của khách hàng mà biểu phí mà mức phí dịch vụ áp dụng là khác nhau cho các khách hàng khác nhau Biểu phí dịch vụ TTQT tạo nên doanh thu và lợi nhuận của NHTM.

Đối với NHTM hiện đại thì thu nhập từ phí dịch vụ có xu hướng tăng không những cả về số lượng mà cả về tỷ trọng Hơn nữa, các NHTM ngày nay hoạt động là đa năng, tạo ra một dây chuyền kinh doanh khép kín, mỗi nghiệp vụ tạo ra một mắt xích không thể thiếu, trong đó hoạt động TTQT được xác định là hoạt động căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển như kinh doanh ngoại tệ, tào trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương…

1.1.3 Các phương thức TTQT chủ yếu

1 ) Phương thức ứng trước – advanced payment

Trang 6

a Khái niệm

Người mua chấp nhận giá hàng của người bán và chuyển tiền thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn (không hủy ngang), nghĩa là việc thanh toán được thực hiện trước khi hàng hóa được bán, gửi đi.

c Ưu điểm đối với các bên: Đối với nhà nhập khẩu

- Khả năng chắc chắn nhận được hàng hóa ngay cả khi nhà xuất khẩu vì một lý do nào đó không muốn giao hàng

- Do thanh toán trước nên người nhập khẩu có thể thương lượng với nhà xuất khẩu để được giảm giá.

Đối với nhà xuất khẩu

- Do được thanh toán trước, nên nhà xuất khẩu tránh được rủi ro vỡ nợ từ phía nhà nhập khẩu.

- Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.

- Do nhận được tiền thanh toán trước, nên trạng thái tiền tệ của nhà xuất khẩu được tăng cường.

d Rủi ro và trách nhiệm đối với các bên: Đối với nhà nhập khẩu:

Uy tín và khả năng của người bán: Sau khi nhận tiền, nhà xuất khẩu có thể chủ tâm không giao hàng, giao hàng thiếu, không có khả năng giao như thỏa thuận, hoặc thậm chí bị phá sản Để tránh rủi ro này, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu một bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay một dạng bảo lãnh khác từ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

Hàng hóa có được bảo hiểm đầy đủ trong quá trình vận chuyển? Người hưởng lợi bảo hiểm là người nhập khẩu ngay ca trong trường hợp nhà xuất khẩu mua bảo hiểm hàng hóa.

Đối với nhà xuất khẩu:

Trang 7

Sau khi đặt hàng, nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trước, trong khi đó hàng hóa đã được nhà xuất khẩu thực hiện thu mua, nên nhà xuất khẩu có thể phải chịu chi phí quản lý, chi phí lưu kho, tiền bảo hiểm, hoặc nếu như hàng hóa đã được gửi đi, thì phải chở hàng quay về và phải tìm khách hàng mua khác rất tốn kém hay phải giảm giá bán.

Người bán phải giao hàng khi nhận được xác nhận của ngân hang phục vụ mình là tiền thanh toán chuyển đến đã được ghi có vào tài khoản của người bán.

Khi đã nhận được tiền hàng thanh toán đầy đủ, người bán có nghĩa vụ bảo đảm giao hàng theo đúng đơn đặt hàng của người mua, đồng thời thu xếp vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người bán chịu trách nhiệm làm việc này.

2) Phương thức ghi sổ - Open account

a) Khái niệm:

Là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kì như đã thỏa thuận.

b) Đặc điểm:

- Không có sự tham gia của ngân hàng với với chức năng là mở tài khoản và thực hiện thanh toán.

- Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có hiệu lực thanh quyết toán.

- Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và NK - Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau.

- Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho một loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kì trong một thời gian nhất định.

Trang 8

- Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hươn giá hàng bán trả tiền ngay.

3 Phương thức chuyển tiền – Remittance

a/ Khái niệm và đặc điểm

Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.

Là phương thức đơn giản, người chuyển tiền và người nhận tiền thanh toán trực tiếp với nhau.

Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, và hưởng phí.

Trong thanh toán chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mua Người mua sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán do đó làm cho quyền lợi của người bán không được đảm bảo.

Chỉ được áp dụng trong các trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau.

4 Phương thức nhờ thu – Payment Collection

a/ Khái niệm và đặc điểm:

Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, bên bán (nhà XK) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà NK) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.

Trong phương thức nhờ thu, các ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán một cách sâu rộng và toàn diện hơn phương thức ứng trước hay ghi sổ Mức độ tham gia của ngân hàng vào quá trình nhờ thu phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung các chỉ thị và những gì mà bán người ủy quyền cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ b/ Các bên tham gia:

Trang 9

Người ủy nhiệm thu (Principal): Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền Người ủy nhiệm thường là người xuất khẩu, hoặc người kí phát hối phiếu Ngân hàng chuyển nhờ thu (Remitting bank), hay ngân hàng gửi chứng từ (Sending bank): Là ngân hàng theo yêu cầu của người ủy nhiệm, chấp nhận chuyển nhờ thu đến một ngân hàng ở gần và thuận tiện với người trả tiền.

Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): Là ngân hàng ở nước người mua nhận nhờ thu từ ngân hàng gửi nhờ thu và thực hiện thu tiền từ người mua theo các điều kiện ghi trong Lệnh nhờ thu.

Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng thu hộ đồng thời là ngân hàng xuất trình.Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng phục vụ người mua là ngân hàng xuất trình

Người trả tiền hay người thụ trái (Drawee): Là người mà nhờ thu được xuất trình để thanh toán và chấp nhận thanh toán Nguời trả tiền thường là người nhập khẩu hay người mua.

Ưu điểm của nhờ thu:

Đối với người bán: Có ngân hàng phục vụ mình tham gia với vai trò là ngân hàng

đại lý cho mình NH phục vụ người bán có thể tùy chọn NHTH Người bán có được các đại lý uy tín

Và được thừa nhận là các NH, ngay cả tại nước người mua Hơn nữa, toàn bộ quy trình nhờ thu được xử lý theo một quy tắc và tập quán thực hành ngân hàng quốc tế thống nhất (URC) Chính vì thế mà người bán có được vị thế và điều kiện tốt hơn trong việc xử lý các tình huống khi mà người mua không thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Đối với người mua: Nếu không tính đến các điều kiện đặc biệt, thì người mua chỉ

trả tiền khi sau khi hàng đã tới đích; hơn nữa việc nhận hàng thường diễn ra không muộn hơn thời điểm phải trả tiền.

1.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Trang 10

1.2.1 Khái niệm:

Điều 2, UCP 600 định nghĩa về Tắn dụng chứng từ như sau: Tắn dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hay gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang cua NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.

Tên gọi của Tắn dụng chứng từ là không bắt buộc, và có thể là bất cứ tên gọi nào, miễn là nội dung của nó thể hiện một thỏa thuận, theo đó một ngân hàng hành động theo yêu cầu hoặc theo chỉ thị của một khách hàng hoặc trên danh nghĩa chắnh mình phải trả tiền hoặc trả tiền theo lệnh của một người khác hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu do ngừời này kắ phát, khi bộ chứng từ quy định được xuất trình và tuân thủ các điều kiện của Tắn dụng.

Đặc điểm của giao dịch L/C:

1/ L/C là hợp đồng kinh tế hai bên:

L/C là hợp đồng kinh tế hai bên giữa NHPH và người thụ hưởng Mọi yêu cầu và chỉ thị của người xin mở L/C đã do NHPH đại diện, do đó tiếng nói chắnh thức của người xin mở L/C không được thể hiện trong L/C.

2/L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa:

Về bản chất, L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đòng ngoại thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch L/ C Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc không bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy.

Như vậy, L/C có tắnh chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này Một khi L/C đã được mở và được các ben chấp nhận, thì cho dù L/C có đúng với hợp đồng ngoại thýõng hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C.

3/ L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:

Trang 11

Các ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không Như vậy, các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chúng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao, chúng trở thành căn cứ để ngân hàng trả tiền, là căn cứ để nhà NK hoàn trả tiền cho NH, là chứng từ đi nhận hàng của nhà NK…Việc nhà XK có thu được tiền hay không, phụ thuộc duy nhất vào xuất trình chứng từ có phù hợp; đồng thời ngân hàng cũng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp, nghĩa là ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hóa mà bất kì chứng từ nào đại diện.

Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà XK, mặc dù trên thực tế có thể hàng hóa không được giao, không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ.

4/ L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:

Vì giao dịch chỉ bằng chứng từ và thanh toán cũng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ vì vậy yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C Để được thanh toán, nhà XK phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và điều khoản của L/C, bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu.

5/ L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro hay là công cụ từ chối thanh toán vàlừa đảo?

Từ bản chất của L/C chỉ là giao dịch bằng chứng từ và kiểm tra chứng từ lại chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ, chứ không xem xét tính chất bên trong của chứng từ, chính vì điều bày mà không ít các tranh chấp xảy ra về tính chất tuân thủ chặt chẽ của chứng từ Trong thực tế lập được một bộ chứng từ hoàn hảo không có bất cứ sai sót nào là một việc làm không hề dễ chút nào, hơn nữa, giga phù hợp và sai sót lại có ranh giới thật mong manh, tùy thuộc vào tập quán, trình độ, quan điểm, động cơ của những người liên quan Ngoài ra, do tính chất độc lập của L/C với

Trang 12

hợp đồng cơ sở, nên bọn lừa đảo có thể lợi dụng không giao hàng hoặc giao hàng không đúng, nhưng vẫn lập bộ chứng từ để thanh toán.

1.2.2 Các bên tham gia:

1 Người yêu cầu, Người mở, Người xin mở (Applicant):

Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ Người mở thường là người NK, yêu cầu NH phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho người thụ hưởng L/C.

2 Người thụ hưởng (Beneficiary): Là bên hưởng lợi L/C được phát hành, nghĩa là

được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán của L/C Người thụ hưởng có thể là người bán (seller), nhà XK (exporter), người kí phát hối phiếu (drawer)…

3 NHPH (Issuing bank): Là NH thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của người

mở, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho Người mở NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.

4 NHTB (Advising bank): Là NH thực hiện thông báo L/C cho NTH theo yêu cầu

của NHPH NHTB thường là Ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà XK.

5 NHXN (confiming bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với

L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH.

6 NHđCĐ (Nominated bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán

hoặc chiết khấu, hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự do

Quy trình thanh toán TDCT

Bước 1: Hai bên mua bán kí kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh

toán theo phương thức L/C.

Bước 2: Trên cơ sở các điều kiện và điều khoản của hợp đồng ngoại thương, nhà

NK làm đơn theo mẫu.

Trang 13

Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà XK để thông báo về việc phát hành L/C và chuyển L/C đến người XK.

Bước 4: Khi nhận được thông báo L/C, NHTB sẽ thông báo L/C cho nhà XK.Bước 5: Nhà XK nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề

nghị người NK thông qua NHPH sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.

Bước 6: Sau khi giao hàng,nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất

trình cho NHPH để thanh toán.

Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do mình

phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu thấy không phù hợp, thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà XK.

Bước 8: NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà NK sau khi đã

nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Bước 9: Nhà NK sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả

tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền 10)là sự cam kết nhận nợ có điều kiện của NHPH đối với NTH.

1.2.4 Thư Tín dụng (Letter of Credit - L/C ):1/Khái niệm thư tín dụng:

Thư tín dụng là một văn bản (thư hoặc điện tín) do ngân hàng phát hành mở ra, trên cơ sở yêu cầu của người nhập khẩu; trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng.

2/ Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng:

- Số hiệu thư tín dụng:

Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan, trên mỗi thư tín dụng đều có số hiệu riêng Số hiệu còn được sử dụng để ghi vào các chứng từ thanh toán.

Trang 14

- Địa điểm và ngày phát hành thư tín dụng:

Địa điểm phát hành thư tín dụng là nơi ngân hàng phát hành mở thư tín dụng để cam kết trả tiền cho người thụ hưởng Địa điểm còn có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến việc tham chiếu luật lệ để giải quyết khi có những bất đồng.

Ngày phát hành thư tín dụng, là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng đối với người thụ hưởng Là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực thư tín dụng và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện mở thư tín dụng đúng thời hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại.

- Số tiền của thư tín dụng ( kim ngạch).

Số tiền của thư tín dụng phải được ghi rõ bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau Đơn vị tiền tệ phải rõ ràng không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối vì như vậy sẽ gây khó khăn trong việc giao hàng và thanh toán cho người xuất khẩu Trong thư tín dụng thường ghi số tiền ở một số lượng giới hạn mà người xuất khẩu có thể thực hiện được

- Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là khoảng thời gian mà ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, khi người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng.

Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng có liên quan đến một số thời hạn sau: + Ngày giao hàng Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng và không được trùng với ngày cuối cùng hết hiệu lực của tín dụng.

+ Ngày xuất trình chứng từ thanh toán Sau khi giao hàng, trong một thời

Trang 15

gian hợp lý người xuất khẩu phải lập bộ chứng từ theo quy định, xuất trình tới ngân hàng để thanh toán Ngày xuất trình chứng từ cũng nằm trong hiệu lực của tín dụng.

+ Ngày phát hành thư tín dụng Ngày phát hành phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý Nếu phát hành thư tín dụng chậm, sẽ gây trở ngại cho người xuất khẩu trong việc giao hàng Nhưng nếu thư tín dụng được phát hành quá sớm so với ngày giao hàng, thì sẽ bất lợi cho người nhập khẩu vì họ bị đọng vốn.

+ Ngày hết hiệu lực của thư tín dụng phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.

+ Thời hạn giao hạng Thời hạn này do hợp đồng thương mại quy định và cũng được ghi trong thư tín dụng Đây là thời hạn cuối cùng người xuất khẩu phải chuyển giao xong hàng cho người nhập khẩu, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.

- Thời hạn trả tiền của thư tín dụng.

Thời hạn trả tiền có liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả chậm được quy định trong hợp đồng thương mại Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (trả tiền ngay), hoặc nằm ngoài hiệu lực của thư tín dụng ( trả tiền chậm) Trong trường hợp thanh toán chậm, sau ngày giao hàng thì cần lưu ý: sử dụng hối phiếu có kỳ hạn, phải được xuất trình để người có nghĩa vụ thanh toán ký chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

- Những nội dung liên quan đến hàng hoá.

Trong thư tín dụng cũng ghi rõ: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì ký mã hiệu…

- Những nội dung liên quan đến vận chuyển, giao nhận hàng hoá.

Trong nội dung của thư tín dụng cũng đề cập đến điều kiện cơ sở giao hàng, nơi gửi hàng, giao hàng, cách thức vận chuyển, cách giao hàng ( cho phép hay không cho phép giao hàng từng phần, chuyển tải được phép hay không).

- Các chứng từ phải xuất trình khi thanh toán.

Bộ chứng từ thanh toán có một ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên liên

Trang 16

quan: người nhập khẩu, người xuất khẩu, ngân hàng…

Tuỳ theo từng loại tín dụng, quy định các chứng từ cụ thể trong bộ chứng từ, số lượng từng loại, yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ.

Thông thường bộ chứng từ gồm có những chứng từ chủ yếu sau: + Hối phiếu thương mại.

+ Hoá đơn thương mại đã ký + Vận đơn đường biển + Bảng kê đóng gói chi tiết + ……….

……….

- Cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng.

Để đảm bảo sự thống nhất, tính chất pháp lý của thư tín dụng; ở phần cuối của thư tín dụng thường dẫn chiếu: thư tín dụng này áp dụng theo UCP số 600 do ICC phát hành bản sửa đổi năm 2007 (The Credit will be subject to the Unifrom Customs and Practice for Documentary Credit – 2007 Revision Publication No 600 of ICC, Pari ).

3/ Các loại thư Tín dụng:

Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là loại L/C mặc dù đã được

NH phát hành ra, trong khi người XK chuẩn bị giao hàng, nó vẫn có thể sửa đổi một số điều khoản hoặc huỷ bỏ toàn bộ mà không cần báo trước cho người thụ hưởng biết Việc sửa đổi, huỷ bỏ L/C chỉ được thực hiện trước khi hàng hoá được giao hoặc vận đơn chưa được chuyển nhượng Loại L/C này không đảm bảo quyền lợi cho người XK vì vậy hiện nay hầu như nó không được sử dụng trong TMQT mà chỉ tồn tại trên lí thuyết.

Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C sau khi đã

phát hành, NH phải cam kết thực hiện theo đúng những điều khoản của nó Tuy nhiên L/C này vẫn có thể được bổ sung, sửa đổi khi có sự thoả thuận nhất trí của các bên liên quan Theo quy định của UCP 500, nếu không có ghi chú đặc biệt về

Trang 17

loại L/C được mở thì NH được quyền hiểu đó là L/C không huỷ ngang.

Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C):

trong TMQT khi người XK không tin tưởng vào khả năng tài chính của NHPH L/ C, họ thường yêu cầu sử dụng L/C không huỷ ngang có xác nhận Đây là loại L/C không huỷ ngang được một NH có uy tín đảm bảo (xác nhận) trả tiền cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH L/C Trách nhiệm của NH xác nhận rất lớn, phải đảm bảo thanh toán số tiền của L/C Vì vậy NH xác nhận có quyền yêu cầu NHPH phải kí quỹ theo tỉ lệ giá trị của L/C Ngoài ra NH xác nhận còn thu được một khoản phí xác nhận L/C Vì có hai NH cam kết trả tiền nên quyền lợi của người XK được đảm bảo.

Thư tín dụng không thể huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable withoutrecourse L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi người thụ hưởng đã

được trả tiền thì NHPH không có quyền đòi lại tiền trong bất kì tình huống nào Khi sử dụng loại L/C này, người XK phải ghi rõ trên hối phiếu: “miễn truy đòi người kí phát” (without recourse to drawer) Đồng thời trong L/C cũng phải ghi rõ như vậy.

Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): là L/C không thể huỷ bỏ

trong đó quy định quyền của NH trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người thụ hưởng đầu tiên L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển một lần, chi phí chuyển nhượng do người thụ hưởng đầu tiên chịu Loại L/C này phù hợp với mô hình mua bán qua trung gian.

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể huỷ bỏ, sau

khi sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn với giá trị tối thiểu của mỗi lần đó.

L/C tuần hoàn được chia làm hai loại:

L/C tuần hoàn có tích luỹ (Cummulative revolving L/C): là loại L/C cho

Trang 18

phép chuyển kim ngạch L/C trước vào L/C sau và cứ như vậy cho tới L/C cuối cùng.

L/C tuần hoàn không tích luỹ (Non cummulative revolving L/C): là loại L/C tuần hoàn không cho phép chuyển số dư của L/C trước vào L/C sau.

Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): sau khi nhận được một L/C (L/C

gốc) của NH nước ngoài phát hành, người XK sử dụng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người thụ hưởng khác ở nước ngoài, với nội dung tương tự với L/C ban đầu, L/C mở sau đó gọi là L/C giáp lưng Nhìn chung L/C giáp lưng và L/ C gốc có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có một số điểm khác biệt:

Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn số chứng từ của L/C gốc Kim ngạch của L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc.

Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc.

Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại L/C chỉ có hiệu lực khi L/C

đối ứng của nó được mở ra Trong L/C ban đầu thường phải ghi L/C này chỉ có giá trị khi người thụ hưởng đã mở một L/C đối ứng với nó để cho người mở hưởng và trong L/C đối ứng phải ghi câu “L/C này đối ứng với L/C số mở ngày qua NH”.

Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): là L/C được mở ra để NH mở L/C

cam kết với người NK sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người XK không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã mở L/C dự phòng có tính chất là phương thức đảm bảo cho việc giao hàng thực hiện đúng hợp đồng.

Thư tín dụng thanh toán dần (Defered payment L/C): là L/C không thể huỷ

bỏ trong đó NH mở L/C hay NH xác nhận cam kết với người thụ hưởng sẽ thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định của L/C đó.

Tín dụng điều khoản đỏ (Red clause credit): tín dụng này có tên “điều khoản

đỏ” bởi vì điều khoản trong L/C được viết bằng mực đỏ để lưu ý tính chất riêng của loại L/C này.

Thực chất đây là tín dụng ứng trước L/C nàykèm theo một điều khoản đặc

Trang 19

biệt uỷ nhiệm cho NH thông báo hoặc NH xác nhận ứng trước cho người thụ hưởng trước khi họ xuất trình chứng từ hàng hoá Loại tín dụng này thường được sử dụng như một phương tiện cấp vốn cho bên bán trước khi giao.

4/ Văn bản pháp lý điều chỉnh thư tín dụng:Luật và công ước quốc tế:

- Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United nations convention on contracts for the international sale of good – Wien convention 1980).

-Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Unifom Law for bill of Exchange – ULB 1930).

- Công ước Liên hợp quốc về Hối phiếu và Lệnh phiếu quốc tế (International Bii of Exchange and International Promissory Note – UN convention 1980).

-Công ước Geneve 1931 về séc quốc tế (Geneve convention Check 1931) - Các nguồn luật và công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm.

- Các hiệp định song phương và đa phương…

Các nguồn luật quốc gia:

- Bộ luật dan sự - Luật thương mại - Luật ngoại hối.

- Luật các công cụ chuyển nhượng - Luật Thanh toán quốc tế…

Thông lệ và tập quán quốc tế:

- Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Unifom Customs and Pratice for Documentary Credit – UCP 600).

- Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Unifom Rules for Collection – URC) - Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng (Unifom Rules for Bank to bank

Reimbursement under Documentary Credit- URR).

- Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial

Trang 20

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI

NHÁNH HÀ NỘI

2.1 TỒNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆTNAM CHI NHÁNH HÀ NỘI.

2.1.1 Sự hình thành và cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đầu tư và phát triểnViệt Nam chi nhánh Hà Nội

2.1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư vàphát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng ĐT&PT Việt nam tiền thân là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957 trực thuộc Bộ tài chính theo nghị định số 117/TTG của Thủ tướng Chính phủ.

Trang 21

Ngày 27/5/1957, Ngân hàng Kiến thiết Hà nội (tiền thân của Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà nội ngày nay) nằm trong hệ thống Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành lập Nhiệm vụ của Ngân hàng là nhận vốn từ Ngân sách nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản Năm 1982 Ngân hàng kiến thiết Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và

Xây dựng Việt Nam tách khỏi Bộ tài chính, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà nội thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành 2 Pháp lệnh về Ngân hàng: - Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính

Việc ban hành này nhằm mục đích hoàn thiện hệ thông Ngân hàng cho phù hợp với cơ chế thị trường Hai pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 1/10/1990, theo đó hệ thống Ngân hàng bao gồm:

- Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng ĐT&PT, Công ty tài chính, HTX tín dụng.

Theo quy định của pháp lệnh, Việt Nam chỉ được thành lập Ngân hàng ĐT&PT quốc doanh.

Ngày 26/11/1990, NGân hàng ĐT&XD Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam theo quyết định số 401 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng và có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải – Hà Nội với số vốn điều lệ 1100 tỷ đồng và có các chi nhánh trực thuộc tại tỉnh, Thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương Theo đó Ngân hàng ĐT&XD Hà nội đổi tên thành Ngân hàng ĐT&PT Hà nội Từ khi thành lập cho đến năm 1995 chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trải qua 3 giai đoạn phát triển:

Trang 22

+ Giai đoạn 1957 – 1960: Phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiên tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

+ Giai đoạn 1965 – 1975: Phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo thang ra đánh phá Miền bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc.

+ Giai đoạn 1975 – 1995: Phục vụ công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế trong cả nước.

Ngày 1/1/1995, bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thành tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ tài chính Như vậy từ khi thành lập cho đến 01/01/1995, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam không hoàn toàn là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một Ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Và từ ngày 01/01/1995, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nói chung, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà Nội nói riêng đã thực sự hoạt động như một Ngân hàng thương mại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà nội có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chnh phủ, các tổ chức Tín dụng, các doanh nhiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND&USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà nội

Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà nội có 23 đầu mối, hơn 350 cán bộ công nhân viên Mô hình tổ chức của chi nhánh gồm:

Trang 23

Hoàn Kiếm Hà Nội

12 Phòng Điện Toán Số 4B Lê Thánh

Hoàn Kiếm Hà Nội

14 Phòng TĐ&QLTD Số 11 Lý thái tổ Lý Thái tổ Hoàn Kiếm Hà Nội 15 Phòng KT- KT Nội

Số 11 Lý thái tổ Lý Thái tổ Hoàn Kiếm Hà Nội

16 Giao dịch 1 Số 4 Yết Kiêu Cửa Nam Hoàn Kiếm Hà Nội

Đồng Tâm Hai bà Trưng Hà Nội

19 Giao dịch 10 Số 57, Tuệ Tĩnh Bùi Thị

Trang 24

22 Giao dịch 17 Số 13, Đinh Lễ Tràng Tiền Hoàn Kiếm Hà Nội 23 Giao dịch 18 Số 27, Đinh

Tiên Hoàng

Hàng Bạc Hoàn Kiếm Hà Nội

24 Giao dịch 19 Số 2, An Dương An Dương Tây Hồ Hà Nội

Thanh Xuân Hà Nội

III, Những hoạt động chính của Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà Nội

- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ.

- Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ Các nước và tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các DN hoạt động tại Việt Nam.

- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, TCTD trong và ngoài nước.

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.

- Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam với Lào.

- Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế: Vía, Mestercard, JCB card, cung cấp séc du lịch, ATM.

- Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.

- Kinh doanh ngoại tệ.

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh - Thực hiện các nghiệp vụ về đầu tư.

Trang 25

21.2 Tình hình hoạt động của Chi nhánh NH ĐT&PT Hà nội trong nhữngnăm gần đây:

Trải qua hơn 45 năm tồn tại và phát triển, chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã không ngừng lớn mạnh Với những bước thăng trầm của nền kinh tế Việt nam, ngân hàng đã phải trải qua không ít những thời kì khó khăn Năm 1995, việc chuyển toàn bộ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp về Tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ tài chính, theo thống kê khoảng 900 tỷ, đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Cùng lúc đó, điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động Tuy nhiên, với sự thay đổi phương thức hoạt động cùng sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, ngân hàng đã vượt qua được những khó khăn trước mắt Thời điểm này có thể được coi là một mốc đánh dấu sự chuyển mình không chỉ của chi nhánh mà còn của toàn hệ thống NHĐT&PT Việt Nam Với sự thay đổi phương thức hoạt động, từ việc hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh doanh đa năng tổng hợp, ngân hàng đã thực sự trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh Sau đây là một số hoạt động kinh doanh cơ bản của chi nhánh:

2.1.2.1 Công tác huy động vốn.

Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là yêu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế Trong năm 2007, thị trường vốn trong nước rất sôi động Trên địa bàn Hà nội các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất và các hình thức huy động vốn hết sức hấp dẫn Hòa chung trong không khí đó NH ĐT&PT Hà nội cũng nỗ lực không ngừng, ngân hàng đã sử dụng rất nhiều các hình thức huy động vốn hấp dẫn như: Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức huy động, thực hiện tốt công tác khách hàng…do đó trong năm 2007 công tác huy động vốn tại ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Huy động vốn cuối kì đạt 7048,924 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2006, tăng 55% so với năm 2005 Đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động cho chi nhánh đồng

Trang 26

thời còn hỗ trợ gần 2000 tỷ đồng cho hệ thống Cơ cấu nguồn vốn cũng đã được cải thiện đáng kể theo hướng tăng cường huy động vốn tiền gửi thanh toán từ các tổ chức kinh tế: Tiền gửi thanh toán tại thời điểm 31/12/2007 là 5012,837 tỷ đồng tăng 1116,858 tỷ đồng bằng 129% so với năm 2006, chiếm 72,4% tổng nguồn vốn của chi nhánh Nguyên nhân của sự chuyển đổi cơ cấu này là từu năm 2006 Chi nhánh đã thực hiện tốt vai trò chỉ định ngân hàng thanh toán chứng khoán: Nhận tiền đặt cọc, thanh toán chứng khoán cho các phiên đấu giá phát hành cổ phiếu lần đầu, thực hiện thanh toán bù trừ giữa các công ty chứng khoán

Cũng trong năm 2007 NHĐT&PT Hà nội đã thực hiện phát hành kì phiếu, trái phiếu để tăng thêm nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, đạt 176 tỷ đồng, so với năm 2006 đã giảm 264 tỷ đồng nguyên nhân là do ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn vào việc thu hút tiền gửi thanh toán từ các tổ chức kinh tế 3 Kì phiếu, trái phiếu 379.103 440.462 175.972 -60.04831291 B Nghiệp vụ cho vay 3459.374 3823.014 3790.552 -0.849120615 1 Cho vay ngắn hạn 2527.792 2994.203 3055.307 2.040743396 2.Cho vay trung hạn 291.013 257.372 323.094 25.53580032 3 Cho vay dài hạn 502.907 504.429 409.776 -18.76438508 4 Cho vay theo

Trang 27

Công tác tín dụng là một hoạt động nghiệp vụ chủ yếu tại BIDV chi nhánh Hà nội Với mục đích là cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chi nhánh đã xây dựng nên các cơ chế, chính sách phù hợp để có thể hỗ trợ tốt cho khách hàng cũng như không ngừng tăng cường hỗ trợ phát triển khách hàng Với nỗ lực không ngừng của mình năm 2007 Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Tính đến năm 2007 chi nhánh đã có hơn 200 khách hàng là doanh nghiệp quan hệ vay vốn thường xuyên, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đến 95% Tỷ lệ này năm 2006 là 96%, năm 2005 là 89%.

Doanh số cho vay cả năm 2007 đạt 3790.552 tỷ đồng giảm 0,85% so với 2006 trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đạt 3055,307 tỷ VND tăng 2,04% so với năm trước Cho vay trung hạn đạt 323,904 tỷ VND tăng 25,5% so với 2005 Cho vay dài hạn là 409,774 tỷ VND giảm 8,12%

Cơ cấu cho vay của ngân hàng thiên về cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn 81,5%, cho vay trưng và dài hạn chỉ chiếm có 19,4% tổng dư nợ Cho thấy ngân hàng đã chú trọng bảo đảm an toàn vốn (kế hoạch được giao là 31%).

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn khoanh chờ xử lý duy trì ơ mức 0.17% (kế hoạch được NHĐT&PTVN giao là 1%)

Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh chiếm 98% và ngân hàng đảm bảo rằng tất cả các khoản cho vay đều có tài sản đảm bảo.

Đây là một kết quả tương đối khả quan và đáng được ghi nhận Với kết quả trên cho thấy, ngân hàng đac có sự chọn lọc và phân loại khách hàng vay, để đảm bảo mục tiêu an toàn vốn cho hệ thống Tăng tỷ trọng cho vay ngắn và trung hạn, giảm tỷ lệ cho vay dài hạn Trong tình hình kinh tế diễn biến phức tạp như nước ta hiện nay thì đó là điều nên làm và hết sức cần thiết vì lợi ích lâu dài của ngân hàng Hơn nữa, nguyên nhân của sự giảm NV cho vay có thể là do ngân hàng đang tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp các dịch vụ của ngân hàng, hoạt động tạo doanh thu lớn cho ngân hầng mà lại an toàn tránh được rủi ro mất vốn.

Trang 28

2.1.2.3 Công tác dịch vụ

Là chi nhánh NHTM quốc doanh với định hướng hoạt động là phục vụ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, với nét đặc thù là hoạt động theo mô hình bán lẻ kiểu mẫu, chi nhánh Hà nội luôn chú trọng đến việc phát triển dịch vụ Bên cạnh đó, chi nhánh cũng luôn đi đầu trong việc tiển khai các dịch vụ mới như: Thu đổi các loại ngoại tệ, thu mua sec du lịch, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, chi trả kiều hối…

Tính đến năm 2007, thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu dịch vụ ròng đạt 12.145 tỷ VND tăng 20% so với năm 2006, tăng 47% so với năm 2005, đạt 118% so với kế hoạch năm 2007.Một số hoạt động có mức tăng trưởng cao như thu phí bảo lãnh tăng 34% , thanh toán quốc tế tăng 20% so với 2006.

BẢNG THU DỊCH VỤ CỦA BIDV HÀ NỘI

C Thu phí và kinh doanh ngoại

(Theo nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánhNHĐT&PT Hà nội)

Kết quả hoạt động dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu doanh thu của chi nhánh, tỷ trọng thu dịch vụ ròng tổng chênh lệch thu chi mức 19.6%.

Trong năm 2007, Chi nhánh Hà nội tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã đa năng động dạng hóa các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng như dịch vụ trả lương tự động, dịch vụ thu

Trang 29

hộ cho các đại lý, dịch vụ tài khoản Smart@ccount, dịch vụ Homebanking…Các dịch vụ này vừa góp phần đa dạng hóa hoạt động thanh toán, tăng thu phí thanh toán trong nước vừa là dịch vụ bổ trợ tài khoản hữu ích để thu hút khách hàng Đây cũng là chi nhánh đầu tiên trong toàn hệ thống triển khai thử nghiệm và triển khai đại trà các sản phẩm mới gắn liền với công nghệ hiện đại và cung cấp nhiều tiện ích phục vụ khách hàng, hoàn thành việc thanh toán thẻ VISA qua hệ thống ATM, mở rộng thêm hẹ thống ATM, và triển khai kí kết hợp đồng lắp đặt các điểm chấp nhận thẻ POS, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union với doanh số chi trả trên 215 nghìn USD thu phí khoảng 45 triệu đồng.

Trong các hoạt động dịch vụ của chi nhánh nổi lên hơn cả là các dịch vụ sau:

a Công tác Thanh toán quốc tế

Hoạt động Thanh toán quốc tế là một hoạt động then chốt trong các hoạt động dịch vụ của ngân hàng, nó xuất hiện từ rất lâu, cùng với tuổi đời của Chi nhánh.

Doanh số Thanh toán quốc tế của BIDV Hà nội

(Theo nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHĐT&PT Hà nội)

BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Trang 30

Doanh số TTQT năm 2007 đạt 6065 tỷ VND tăng 20% so với năm 2006, đóng góp hơn 40% vào tổng thu dịch vụ ròng của chi nhánh Tổng số khách hàng của hoạt động TTQT lên tới hơn 80 khách hàng Hiện nay chi nhánh đã triển khai mở rộng hoạt động TTQT ra 2 phòng giao dịch là Phòng giao dịch 10 và 6 (trước đây thì chỉ có hội sở của chi nhánh ở số 4 Lê thánh Tông thực hiện hoạt động này) Việc này làm cho doanh số TTQT không những tăng cả về giá trị mà cả về mặt số lượng khách hàng đến giao dịch Hoạt động TTQT tại chi nhánh bên cạnh việc phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu còn có các nghiệp vụ thanh toán khác như: Thanh toán sec du lịch, thương mại, dịch vụ chuyển tiền Có thể nói hoạt động TTQT đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà nội.

Trong thanh toán quốc tế của ngân hàng sử dụng các phương thức như: Chuyển tiền, Nhờ thu, Tín dụng chứng từ Ta đi sâu xem xét tình hình sử dụng các phương thúc này trong năm qua cho thấy:

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ NĂM 2007

Trang 31

Nội dung Kim ngạch Tỷ trọng 1 Doanh số thanh toán hàng nhập 3,129,368 100

Trang 32

Nhận xét:

Trong thanh toán hàng nhập: Ta thấy doanh thu từ thanh toán TDCT chiếm

tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu từ TTQT, chiếm tới 92,9% Điều này phản ánh sự cẩn trọng của các doanh nghiệp nước ngoài trong kinh doanh XNK với Việt Nam Khi doanh nghiệp VN nhập hàng từ nước ngoài, phía nước ngoài thường yêu cầu doanh nghiệp VN mở L/C để đảm bảo an toàn trong thanh toán và ràng buộc trách nhiệm thanh toán của NH Trong khi đó, ở các nước Châu Âu, đặc biệt là thị trường EU, chất lượng sản phẩm ở thị trường này là cao và tương đối ổn định, độ tin cậy trong kinh doanh giữa các bạn hàng là rất lớn nên các nước này thường sử dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán để tiết kiệm chi phí

Trong thanh toán hàng xuất, phương thức chiếm tỉ trọng lớn nhất lại là

phương thức chuyển tiền, chiếm tới 60% Sở dĩ có hiện tượng này là do các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp mới bước vào thương trường quốc tế, vì muốn bán được hàng sẵn sàng chấp nhận yêu cầu do phía nước ngoài đưa ra tức là thanh toán bằng D/A hoặc bằng chuyển tiền sau khi giao hàng Ngoài ra, có một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lâu đời với những khách hàng có uy tín nên đã chuyển sang phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu thay vì phương thức thanh toán L/C để tiết kiệm chi phí.

b Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Trang 33

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh cuãng có những bước phát triển Doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh năm 2007 đạt khoảng 207,5 triệu USD, tăng khoảng 15% so với cùng kì năm ngoái đảm bảo cung ứng đủ nguồn ngoại tệ cho khách hàng Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng là do tăng trưởng của hoạt động TTQT tại chi nhánh.

c Công tác đầu tư và phục vụ TTCK

Có thể nói hoạt động đầu tư và hoạt động ngân hàng phục vụ TTCK là một hoạt động nổi bật góp phần lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh đầu năm 2007.

Từ năm 2006 với vai trò là ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán, chi nhánh đã thực hiện phân, chi trả tiền đặt cọc tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội Ngoài ra chi nhánh cũng thực hiện thành công công tác thanh toán bù trừ tiền mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch thứ cấp cho trung tâm giao dịch chứng khoán với doanh số thanh toán bù trừ đạt khoảng 10000 tỷ VND

Ngoài ra chi nhánh cũng đã thực hiện kí kết hợp đồng cho vay hỗ trợ thanh toán đối với toàn bộ thành viên lưu kí với doanh số cho vay đạt khoảng 150 tỷ VND thu lãi gần 100 triệu đồng.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ NỘI.2.2.1 Kết quả hoạt động thanh toán L/C XNK tại ngân hàng ĐT&PTVN Chinhánh Hà Nội

Trong những năm gần đây thì hoạt động thanh toán quôc tế nói chung và hoạt

động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng đã và dang có xu hướng trở thành hoạt động chủ yếu chủa ngân hàng ĐT&PT Hà nội Kể từ khi đi vào hoạt động, nghiệp vụ này ngày càng phát triển qua các năm, năm sau có doanh số cao hơn năm trước Đã trải qua 45 năm tồn tại và phát triển, ngân hàng là một trong những ngân hàng có uy tín, nhưng về lĩnh vực này thì mới được quan tâm trong những năm gần đây, trước kia NH ĐT&PT chỉ chú trọng cho các hạng mục, công trình nhằm phục vụ cho sự phát triển quôc

Trang 34

gia Khi nền kinh tế hội nhập, hoạt động mua bán giữa các nước phát triển nghiệp vụ này từ đó mới được chú trọng Chưa phải là nghiệp vụ truyền thống, kinh nghiệm chưa có nhiều, ngân hàng cũng đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay chẳng hạn như ngân hàng Ngoại thương – một ngân hàng có truyền thống cũng như uy tín trong lĩnh vực này từ nhiều năm trước Nhưng nhờ sự nỗ lực học hỏi,làm việc, dần dần ngân hàng cũng đã tự khẳng định mình trên thương trường, doanh thu từ TTQT liên tục tăng cao.

DOANH SỐ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI

Ngày đăng: 27/08/2012, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, TCTD trong và ngoài nước. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội..doc
u tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, TCTD trong và ngoài nước (Trang 24)
Bảng tổng hợp huy động vốn Ờ sử dụng nguồn vốn - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội..doc
Bảng t ổng hợp huy động vốn Ờ sử dụng nguồn vốn (Trang 26)
BẢNG THU DỊCH VỤ CỦA BIDV HÀ NỘI - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội..doc
BẢNG THU DỊCH VỤ CỦA BIDV HÀ NỘI (Trang 28)
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ NĂM 2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội..doc
2007 (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w