Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Eximbank

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC (Trang 50)

3.1.1 Định hướng chung

Xây dựng ngân hàng Eximbank từng bước trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại đạt mức trung bình trong khu vực và quốc tế, nằm trong top đầu hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.

Mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng và sự đa dạng sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại, thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi. Xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc cộng đồng, đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền kinh tế thịnh vượng của đất nước và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.

Trong thời gian tới, ngân hàng tiếp tục thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên từng lĩnh vực cốt yếu của ngân hàng thương mại (ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn- tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, vàng và kinh doanh vốn), từng bước xâm nhập nhanh, có chọn lọc vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư và tài trợ dự án, đồng thời phát triển nhanh các dịch vụ tài chính.

+ Chiến lược tập trung thể hiện bằng nỗ lực vào từng phân khúc thị trường theo tiêu thức vùng địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị trường.

trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mang tính chiến lược then chốt, mang tính cạnh tranh nhằm tạo đòn bẩy mở rộng thị phần trong nước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

+ Thực hiện và đạt mục tiêu dựa trên nền tảng cốt lõi (tam giác chiến lược) ; năng lực tài chính – nhân lực – và công nghệ.

3.1.2 Định hướng trong hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những thế mạnh của Eximbank, đem lại nhiều doanh thu cho ngân hàng. Eximbank chú trọng đến việc đầu tư và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, phát triển đa dạng các dịch vụ, sản phẩm mới nhằm hấp dẫn khách hàng. Ngoài việc phát triển chủ đạo phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng cũng chú trọng phát triển các phương thức thanh toán quốc tế khác như chuyển tiền, nhờ thu…

Một số định hướng của Eximbank trong thời gian tới:

+ Đào tạo nguồn nhân lực nâng cao chất lượng chuyên môn của cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế bằng các khóa đào tạo từ Trung tâm đào tạo Eximbank.

+ Tăng trưởng khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu. Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Củng cố và tập trung tiếp thị mở rộng mạng lưới khách hàng.

+ Tập trung hoàn thiện công tác quản lý rủi ro bằng sự phối hợp giữa các phòng ban trong công tác kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, hoạt động, và các nghiệp vụ có liên quan tới hoạt động thanh toán quốc tế

+ Xây dựng, củng cố và phát triển uy tín cùng với thương hiệu của Eximbank trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Bắt kịp công nghệ thanh toán

với các ngân hàng trên thế giới

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng eximbank hàng eximbank

3.2.1. Các giải pháp đối với khách hàng Các giải pháp từ phía khách hàng hàng

3.2.1.1. Phối hợp với bộ phận tín dụng nhằm nâng cao công tác kiểm tra, phân tích và đánh giá khách hàng. phân tích và đánh giá khách hàng.

Đối với ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng mở L/C, thì công tác kiểm tra, phân tích và đánh giá khách hàng là một khâu rất quan trọng. Từ những phân tích đánh giá về năng lực pháp lý, khả năng tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh các năm, kế hoạch tiêu thụ hàng hóa sau khi nhập khẩu… ngân hàng sẽ căn cứ vào đó để đưa quyết định có đồng ý hay không yêu cầu mở L/C của khách hàng. Do đó công tác thẩm định khách hàng cần có sự chú trọng quan tâm, kỹ lưỡng.

Khi có sự liên kết giữa bộ phận thanh toán quốc tế với bộ phận tín dụng ta sẽ có những thông tin khách hàng tốt nhất về tình hình kinh doanh của khách hàng từ đó có thể đưa ra những quyết định để giúp đỡ khách hàng với những khó khăn thường gặp, thông thường là khó khăn về vốn. Ngân hàng có thể các biện pháp hỗ trợ khách hàng như: tài trợ xuất nhập khẩu đối với khách hàng thông qua mức ký quỹ mà ngân hàng yêu cầu với khách hàng, hay chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh L/C trả chậm… Ngân hàng cần có sự cân nhắc, đánh giá kỹ càng về khách hàng để có thể nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra, giúp ngân hàng tránh được nhiều rủi ro.

Ngân hàng cần thiết lập một hệ thống thông suốt và thống nhất giữa các bộ phận trên toàn hệ thống để đảm bảo có thể nắm bắt tốt diễn biến tình hình trong quá trình khách hàng thực hiện giao dịch tại ngân hàng. Công tác hỗ trợ khách hàng đối với tất cả khách hàng, nhất là với khách hàng lần đầu tiên giao dịch, và đối với khách hàng truyền thống cũng cần có để đảm bảo sự tin tưởng và hợp tác lâu dài.

3.2.1.2. Tăng cường chất lượng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng.

Ngân hàng nên phát triển các hoạt động dịch vụ tư vấn dành cho khách hàng giúp khách hàng hiểu rõ ràng về phương thức thanh toán để có những lựa chọn phù hợp, giảm thiểu sai sót, tránh được rủi ro có thể xảy ra, phát triển mối quan hệ với khách hàng và tạo dựng được uy tín của ngân hàng so với các ngân hàng khác.

Việt Nam vẫn đang là một nước nhập siêu nên tỷ trọng các hợp đồng mở L/C nhập khẩu tại ngân hàng Eximbank luôn cao. Do đó việc hỗ trợ tư vấn khách hàng là quan trọng và cần thiết. Ngân hàng ngân hàng cần chú trọng tư vấn về các vấn đề như: thủ tục theo yêu cầu của ngân hàng giúp người nhập khẩu có thể thực hiện yêu cầu mở L/C một cách dễ dàng, loại hình L/C mà người nhập khẩu nên mở cho phù hợp với bản hợp đồng thương mại, nội dung mở L/C với các điểu khoản nào thì có thể đảm bảo quyền lợi của người nhập khẩu và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, tránh được những tổn thất không đáng có.

Đối với người xuất khẩu, sau khi nhận được L/C từ phía ngân hàng phát hành, ngân hàng có thể tư vấn về những điều khoản bất lợi trong L/C đối với người xuất khẩu, hoặc việc tư vấn giúp người xuất khẩu sửa chữa những điểm

sai sót trong bộ chứng từ không phù hợp với yêu cầu của L/C. Đặc biệt, ngân hàng nên tư vấn cho người xuất khẩu việc lựa chọn hình thức thanh toán L/C phù hợp với loại hình kinh doanh để có thể thực hiện đàm phán mang lại lợi thế cho người xuất khẩu.

3.2.1.3. Ngân hàng và khách hàng cùng tham gia việc kiểm tra bộ chứng từ

Rủi ro xảy ra khi người nhập khẩu từ chối hoàn trả tiền cho ngân hàng trong trường hợp người nhập khẩu bắt lỗi bộ chứng từ

Công tác kiểm tra bộ chứng từ đóng vai trò quan trọng trong khâu xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng. Công tác này nếu được thực hiện chính xác thì sẽ giúp ngân hàng tránh được những rủi ro không đáng có xảy ra như việc người nhập khẩu từ chối hoàn trả tiền cho ngân hàng trong trường hợp người nhập khẩu bắt lỗi bộ chứng từ… Vì vậy, khi người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra tạo lập được mối quan hệ mật thiết giữa khách hàng và ngân hàng .

3.2.1.4. Phát triển hoạt động marketing thu hút khách hàng mới, và phân loại giữa khách hàng truyền thống và khách hàng mới. loại giữa khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

Phát triển hoạt động marketing giúp ngân hàng củng cố hình ảnh, uy tín và chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt theo phương thức tín dụng chứng từ đối với khách hàng. Các hoạt động marketting nên có như tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu về dịch vụ thanh toán quốc tế, quảng bá và giới thiệu về những kinh nghiệm, thế mạnh trong lĩnh vực thanh toán của ngân hàng. Phát triển hoạt động marketing tạo sự tin cậy gây dựng thương hiệu của ngân hàng. Hiện tại Việt Nam có khá nhiều ngân hàng thương mại mới được thành lập và sự tham gia kinh doanh ngân hàng của các tập đoàn tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính quốc tế lớn sau khi Việt Nam gia nhập WTO do đó tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong tất cả các hoạt động nói chung và hoạt đông thanh toán quốc tế nói riêng. Việc phát triển và đẩy mạnh hoạt động marketing ngày càng trở nên cần thiết, giúp ngân hàng thu hút nhiều khách hàng mới, bên cạnh đó củng cố được mối quan hệ với khách hàng truyền thống.

Rủi ro đạo đức thường là loại rủi ro có thể xảy ra xuất phát từ các khách hàng đối với ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần chú trọng vào việc quản lý khách hàng và chất lượng phục vụ của ngân hàng đối với từng đối tượng khách hàng.

Đối với khách hàng truyền thống, thực hiện những ưu tiên, ưu đãi cùng với chế độ phục vụ tốt nhất của ngân hàng để khách hàng có thể thấy rõ được thiện chí, lợi ích, tạo thêm mối quan hệ bền chặt với khách hàng, củng cố sự tin tưởng giữa khách hàng và ngân hàng, loại bỏ rủi ro đạo đức có thể xảy ra.

Đối với khách hàng mới, ngân hàng cần có sự nắm rõ những thông tin xác thực về khách hàng khi thực hiện giao dịch để có thể đánh giá chính xác tư cách phẩm chất của khách hàng tránh được những rủi ro đạo đức có thể xảy ra.

3.2.2. Cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ

3.2.2.1. Đối với L/C nhập khẩu

Vì L/C nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nên để hạn chế được rủi ro ngân hàng Eximbank cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tăng cường hoạt động thẩm định khả năng tài chính của các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam trước khi đồng ý mở L/C theo yêu cầu, tránh được những rủi ro đạo đức có thể xảy ra.

- Ngân hàng cần cân nhắc, phân tích những điều kiện bất lợi, những điều kiện tiềm ẩn rủi ro cao trong nội dung L/C đối với ngân hàng phát hành, để tránh các rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng sau này.

- Quy định mức ký quỹ hợp lý nhằm vừa không gây khó khăn cho khách hàng vừa đảm bảo được rủi ro thanh toán cho ngân hàng. Khi có mức ký quỹ hợp lý sẽ đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng, nhưng đó cũng là vấn đề cần cân nhắc trong chiến lược cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Ngân hàng nên cân nhắc mức ký quỹ với từng khách hàng qua việc căn cứ các chỉ tiêu như:

+ Uy tín và khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhập khẩu, vấn đề này nằm trong giải pháp phân loại giữa các nhóm khách hàng: nhóm khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Đối với nhóm khách hàng truyền thống, ngân hàng nên có mức ưu đãi hơn về giá trị ký quỹ.

+ Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nhu cầu thị trường của loại mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu so với thị hiếu của người dân, hiệu quả kinh tế của lô hàng đem lại cho doanh nghiệp.

+ Biến động của tỷ giá là nguyên nhân của rủi ro tỷ giá có thể xảy ra cho người nhập khẩu, do vậy mức ký quỹ của ngân hàng cũng phải phụ thuộc vào độ biến động của loại ngoại tệ mà người nhập khẩu dùng thanh toán theo hợp đồng.

- Ngân hàng cần phải có những hoạt động liên tục để phát triển công tác bảo lãnh L/C trả chậm, thực hiện theo đúng hướng dẫn trong quy chế.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát L/C trả chậm, quản lý tiền hàng thu được để đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn.

3.2.2.2. Đối với L/C xuất khẩu

Tỷ trọng L/C xuất trong tổng doanh số thanh toán L/C thấp hơn so với L/C nhập. Vì vậy, một mặt ngân hàng vừa phát triển nghiệp vụ này nhưng mặt khác cần có những biện pháp hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Một số giải pháp kiến nghị ngân hàng có thể sử dụng như sau:

- Cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình thanh toán L/C xuất khẩu thông qua khâu kiểm tra phát hiện sai sót của L/C, thông báo kịp thời cho người xuất khẩu để tham khảo ý kiến, hoặc từ chối chấp nhận L/C để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

- Nghiên cứu kỹ tình hình chính trị của nước nhập khẩu để có thể quyết định cho vay ứng trước bộ chứng từ của nhà xuất khẩu tránh trường hợp rủi ro doanh nghiệp nhập khẩu mất khả năng thanh toán do nguyên nhân chính trị

- Trong trường hợp ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu chiết khấu bộ chứng từ, ngân hàng cần xem xét kỹ các yếu tố như khả năng trả nợ của doanh nghiệp nếu bộ chứng từ không được thanh toán.

3.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thanh toán tín dụng chứng từ từ

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực

Trong quá trình tuyển dụng, Eximbank cần có những yêu cầu nhất định đối với đội ngũ nhân viên mới, như yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất

đạo đức dựa trên hệ thống thi tuyển có chất lượng mà ngân hàng cần xây dựng kỹ càng. Quá trình tuyển dụng phải đáp ứng được các nhu cầu sau:

+ Tuyển dụng xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nguồn nhân lực.

+ Tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công việc để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt.

+ tuyển dụng những người có kỷ luật, trung thực gắn bó với công việc với tổ chức.

Trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt, thì nhu cầu về cán bộ chất lượng của thì ngân hàng rất cao, do vậy ngân hàng cần phải có những chính sách thu hút được nhiều cán bộ chất lượng. Tuyển dụng tốt sẽ giúp Eximbank giảm được các chi phí do phải tuyển dụng lại, đào tạo lại cũng như trách được thiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện công việc.

3.2.3.2. Giải pháp về chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức cán bộ nhân viên kinh nghiệm và đạo đức cán bộ nhân viên

Đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên để nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như cập nhật những vấn đề mới trong hoạt động thanh toán quốc tế. Việc đào tạo này là rất cần thiết, ngân hàng có thể đào tạo từ trong nội bộ ngân hàng như cử những cá nhân có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để truyền đạt. Ngân hàng cũng có thể tận dụng mối quan hệ với các ngân hàng uy tín trên thế giới như ngân hàng tập đoàn Sumitomo Nhật Bản, để cử các cán bộ nhân viên đến học hỏi, giao lưu, truyền đạt kinh nghiệm. Về chính sách đào tạo Eximbank cần chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện một chính sách đào tạo phù hợp. Khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để cán bộ nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn bằng nhiều hình thức khác nhau cụ thể như : cử cán bộ nhân viên tham gia các hội thao về thanh toán quốc tế trong và ngoài nước, hỗ trợ học phí và tạo điều kiện về mặt thời gian để cán bộ nhân viên tham dự các khóa học Cao học hoặc học thêm văn bằng thứ hai; Eximbank tự tổ chức đào tạo và đào tạo lại các nghiệp vụ chuyên môn.

Để đẩy mạnh hoạt động ngân hàng đã thành lập Trung tâm đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC (Trang 50)