Thực trạng quản lý rủi ro tại Eximbank

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC (Trang 47 - 50)

Vấn đề quản lý rủi ro luôn được Eximbank quan tâm và chú trọng xây dựng từ những ngày đầu thành lập. Hiện nay hệ thống quản lý rủi ro của Eximbank gồm 3 bộ phận chính:

• Phòng R&D (nghiên cứu và phát triển) tìm hiểu về mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu xem có rủi ro gì ko? Phát hiện những rủi ro mới phát sinh đồng thời đưa ra những cảnh báo với bộ phận thanh toán quốc tế và khách hàng biết về những rủi ro có thể sẽ gặp phải. Nghiên cứu các biện pháp và chính sách nhằm khắc phục những rủi ro trong thanh toán

• Phòng QHQT tìm hiểu các ngân hàng trên thế giới có những biến động gì? có những loại rủi ro thường gặp như thế nào? uy tín của các ngân hàng? để từ đó xây dựng các mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài hoặc có thêm sự thận trọng khi tham gia giao dịch với các ngân hàng chưa có nhiều uy tín.

• Phòng tín dụng doanh nghiệp đưa ra tư vấn xem ngân hàng có nên tài trợ XNK hay không? Cùng với phòng R&D và phòng QHQT đưa ra các cảnh báo cụ thể với từng mặt hàng tới tất cả các chi nhánh, dự trù các biện pháp phòng ngừa nếu có như nếu có rủi ro cao thì yêu cầu tăng mức ký quỹ, nếu khả năng gặp tổn thất hoặc nguy hại đến uy tín của ngân hàng là rất lớn thì có thể không chấp nhận yêu cầu thanh toán của khách hàng…

Các bộ phận trên cùng hợp tác với nhau để tạo ra một hệ thống quản lý rủi ro hoạt động hữu hiệu. Hệ thống này đã phát hiện, cảnh báo và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro giúp cho Eximbank tránh được những rủi ro và thiệt hại không đáng có trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ.

Tuy nhiên, Eximbank vẫn còn tồn tại những nhược điểm trong việc quản lý rủi ro như:

- Hiện nay nghiệp vụ thanh toán quốc tế không tập trung mà tất cả các chi nhánh đều hoạt động độc lập với nhau, hội sở chỉ hỗ trợ thông tin cần thiết nên thông tin lưu chuyển trong hệ thống không được nhanh chóng và thông suốt. Theo đó khi có rủi ro xảy ra sẽ thiếu sự nhạy bén trong xử lý và kịp thời giải quyết những rủi ro đó. Ngoài ra hoạt động QLRR tại các chi nhánh thuộc phòng tín dụng doanh nghiệp chứ không có phòng chịu trách nhiệm chuyên trách, do vậy thiếu tính chuyên nghiệp trong việc phát hiện và xử lý rủi ro.

- Một số ngân hàng hiện nay đều có 1 tạp chí nội bộ nhưng Eximbank chưa có, do vậy Eximbank nên có một tạp chí mà ở đó có thể thường xuyên đưa ra những thông tin về các rủi ro, tình huống, trường hợp cụ

thể và các thông tin rủi ro về mặt hàng, thị trường mới xuất hiện có thể làm xuất hiện rủi ro cho khách hàng và ngân hàng

- Hàng năm cơ quan QLRR ở Eximbank có xuất bản 1 tập những diều cần lưu ý, rủi ro có thể nhưng chủ yếu rủi ro được nhắc trong đó thuộc bên tín dụng, thời gian phát hành lại quá dài thường là 6 tháng hoặc 1 năm do vậy thiếu tính cập nhật trong khi thị trường thì luôn biến động và ngày càng có nhiều rủi ro mới phát sinh

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI

NGÂN HÀNG EXIMBANK

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank.DOC (Trang 47 - 50)