1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng quy hoạch tái chế chất thải

166 567 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Định hướng quy hoạch tái chế chất thải

Định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn tại TPHCM đến 2020 tầm nhìn 2030CHƯƠNG 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH1.1. GIỚI THIỆU CHUNGThành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á (Qui hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025). Với diện tích 2.095 km2 và dân số (đăng kí và vãng lai) hơn 9 triệu người (2010), nằm trong vùng kinh tế năng động nhất Việt Nam, bao gồm đồng bằng sông Cửu Long và Vùng Đông Nam Bộ, trong đó có Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh là đầu tầu kinh tế không những trong Vùng mà còn của cả nước, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 12% trở lên, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.800 USD bằng 1,68 lần năm 2005 và đóng góp trên 22,5% ngân sách quốc gia (Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần IX).Bên cạnh việc sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thành phố Hồ Chí Minh cũng tiêu thụ một khối lượng khổng lồ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng (49 triệu KWh/ngày), đồng thời thải vào môi trường một khối lượng tương ứng (hơn 2 triệu tấn/ngày) các loại chất thải (lỏng, khí, rắn và bùn), bao gồm cả chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại, chất thải có thể tái chếchất thải chưa có khả năng tái chế. Chất lượng môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người đang bị đe dọa do sự phát triển thiếu bền vững (sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng không hiệu quả) và do các loại chất thải này. Các thành tựu đạt được về xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường, …, do quá trình phát triển kinh tế và xã hội mang lại trong nhiều năm qua, có nguy cơ đổ vỡ do nạn ô nhiễm môi trường. Không những thế, nguồn tài chính do nhiều năm phát triển kinh tế mang lại sẽ không đủ để phục hồi các tổn hại sức khỏe của người dân, khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường và suy thoái đa dạng sinh học,… đặc biệt là mất đi lợi thế cạnh tranh về đầu tư kinh tế trong và ngoài nước.Nguyên nhân làm cho chất lượng môi trường ngày càng bị đe dọa và tính chất nguy hại tiềm ẩn ngày càng cao có rất nhiều, kể cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng hai nguyên chính (theo thứ tự ưu tiên) cần phải xác định rõ là (1) hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chất thải chưa theo kịp tốc độ phát triển của thành phố và (2) cơ sở hạ tầng tái chế, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường còn thiếu rất nhiều để giải quyết khối lượng các loại chất thải phát sinh hàng ngày. Vì vậy, xây dựng một hệ thống quản lý môi trường nói chung và chất thải nói riêng, đặc biệt là hệ thống quản lý Nhà nước, bao gồm con người và cơ sở vật chất hỗ trợ, phù hợp với điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam, mang tính quyết định đến sự phát triển bền vững kinh tế và xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, một trong những định hướng chiến lược của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đặc biệt trong điều kiện hiện tượng Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở khắp các nơi trên thế giới với cường độ ngày càng khốc liệt, phạm vi ngày càng rộng và thành phố Hồ Chí Minh là một trong 10 thành phố trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Để làm được việc này, sau Chiến lược bảo vệ môi trường, Qui hoạch bảo vệ môi trường trong đó có Qui hoạch quản lý chất thải là một việc bắt buộc phải thực hiện.Từ năm 2000 đến nay, gần như không có các nghiên cứu hoặc đề xuất, một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, về hệ thống quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng cho thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu thống kê và thực tế cho thấy rằng, trong nhiều năm qua, số lượng cán bộ làm việc cho ngành môi trường (bao gồm cả kỹ thuật-công nghệ và quản lý Nhà nước) ngày càng tăng, trình độ học vấn ngày càng cao, cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư ngày càng 1 lớn, các văn bản pháp lý ra đời ngày càng nhiều, nhận thức xã hội về môi trường ngày càng rõ ràng, nhưng mức độ ô nhiễm môi trường (được đánh giá qua các thông số về nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường) chưa được cải thiện như mong muốn, các khu vực bị ô nhiễm ngày càng rộng và tính nguy hại có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, các ảnh hưởng sẽ xảy ra không phải chỉ có một thế hệ mà nhiều thế hệ, không chỉ có thân thể (điều kiện sinh lý) bị ảnh hưởng mà cả ý thức (tâm lý) cũng đang bị ảnh hưởng. Trong hệ thống quản lý chất thải, rất nhiều vấn đề cũ tích lũy và nhiều các vấn đề mới nảy sinh. Hệ thống này đang giải quyết các vấn đề theo sự vụ nhiều hơn là theo định hướng lâu dài, …, đặc biệt là vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân tố quyết định đến hiệu quả của một hệ thống quản lý đô thị. Do đó, hiệu quả quản lý chất thải của thành phố Hồ Chí Minh không cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế trong giai đoạn phát triển hiện nay, cũng như trong tương lai. Một trong những nguyên nhân là do thành phố vẫn chưa có Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải (bao gồm hệ thống kỹ thuật – công nghệ và hệ thống quản lý Nhà nước) làm kim chỉ nam cho các giai đoạn phát triển của thành phố.Báo cáo này trình bày nội dung Qui hoạch định hướng hệ thống quản lý chất thải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, hướng đến hệ thống quản lý xanh, trên cơ sở các Chiến lược và Qui hoạch phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia và thành phố Hồ Chí Minh, áp dụng các thành tựu cập nhật về kỹ thuật – công nghệ tái chế và xử lý chất thải, về khoa học quản lý đô thị và môi trường, học tập một số trường hợp điển hình đã được áp dụng thành công ở một số thành phố trên thế giới và điều kiện thực tế của thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ Vùng, quốc gia và khu vực, từ đó trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa vật chất (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài chính, …) và tinh thần (con người) nhằm từng bước cải thiện tiến đến xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thống kỹ thuật – công nghệ, nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tăng trưởng xanh.1.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG1.2.1 Giao thôngThành phố Hồ Chí Minh kết nối với các tỉnh lân cận bằng hệ thống đường bộ, sôi động nhất là quốc lộ 51 từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu; quốc lộ 1A, tỉnh lộ 50, 824 và 825 đi Long An; tỉnh lộ 25B, quốc lộ 1A đi Đồng Nai; tỉnh lộ 824 và quốc lộ 13 đi Bình Dương; quốc lộ 22 hoặc theo đường Trung Lập Hạ đi Tây Ninh. Trong tương lai, thành phố sẽ tiếp tục hiện đại hóa, mở rộng các tuyến đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu giữa các vùng kinh tế trong nước và với nước ngoài. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp cũng như mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế.Mạng lưới đường trong thành phố được phân bố theo dạng hướng tâm gồm 12 trục chính theo các hướng Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Chiều dài mạng lưới đường bộ do thành phố quản lý khoảng 1.521 km. Mạng lưới đường trừ một vài khu có qui hoạch trước, còn đa số đều phát triển tùy tiện từ kích thước, khổ đường, lộ giới, vĩa hè, nhiều hẻm chỉ còn lại 2m. Một số đường bị gián đoạn ở các chỗ thắt nút hẹp, các dòng sông chắn ngang, các đầu mối giao thông, chợ . là những điểm thường xuyên gây cản trở lớn cho giao thông nội bộ thành phố.1.2.2 Cấp nướcNguồn cung nướcNhà máy nước Thủ Đức: là nguồn cung cấp nước sạch chính cho thành phố hiện nay. Hiện công suất của Nhà máy là 750.000 m3/ngày đêm. Nước thô cung cấp cho nhà máy được lấy từ sông Đồng Nai qua trạm bơm Hóa An. Đường ống chuyển tải nước thô về thành phố có đường kính 1.800 mm, dài 10,8 km.2 Nhà máy nước BOT Bình An: công suất 100.000 m3/ngàyđêm, bắt đầu cấp nước từ tháng 8/1999. Nhà máy lấy nước thô từ sông Đồng Nai qua trạm bơm đặt tại chân cầu Đồng Nai (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) công suất 105.000 m3/ngày đêm. Nhà máy xử lý đặt tại đồi Bình An, huyện Thuận An - Tỉnh Bình Dương. Đường ống nước thô dài 3,2 km, đường kính 1.200 mm bằng thép dẫn nước thô đến nhà máy xử lý. Đường ống nước sạch dài 6 km, đường kính 1.000 mm bằng thép dẫn nước từ nhà máy xử lý đến bể chứa tại nhà máy nước Thủ Đức.Nhà máy nước Tân Hiệp: công suất 300.000 m3/ngđ, bắt đầu cấp nước từ 2004. Nguồn nước thô lấy từ sông Sài Gòn, gần cầu Bình Dương.Nhà máy nước ngầm Hóc Môn: công suất 50.000 m3/ngày đêm, bắt đầu cấp nước vào tháng 8 năm 1995, cung cấp nước cho các quận Tân Bình, quận 6, quận 11, được nối với mạng lưới đường ống hiện có thành một hệ thống liên hoàn hỗ trợ cho nhau.Hệ thống giếng ngầm: ngoài nhà máy nước Thủ Đức, Bình An và Hóc Môn, hệ thống cấp nước thành phố còn được bổ sung nguồn nước từ hệ thống gồm 39 giếng do Công ty Cấp nước quản lý bao gồm cụm giếng Tân Sơn Nhất, Gò Vấp, và các giếng khoan nằm rải rác trong thành phố. Trong đó có 11 giếng được xây dựng sau năm 1975, 28 giếng cũ đã được sửa chữa phục hồi hiện đang khai thác. Nước giếng bơm lên một số phải xử lý sắt mới hòa vào lưới phân phối để cung cấp. Tổng công suất phát nước của hệ thống giếng này khoảng 40.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra còn một số lượng lớn giếng ngầm của chương trình nước sạch nông thôn do UNICEF tài trợ hiện do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý và khoảng 100.000 giếng do các đơn vị sản xuất - dịch vụ và hộ dân tự khoan đang được sử dụng.Trạm cấp nước Bình Trị Đông: công suất 12.000 m3/ngđ, bắt đầu cung cấp nước từ tháng 2/1999.Mạng lưới chuyển tải và phân phốiMạng lưới chuyển tải nước sạchGồm 3 tuyến ống chính:- Tuyến thứ nhất từ nhà máy nước Thủ Đức về thành phố có đường kính 2000 mm, dài 12,4 km bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, có nòng thép. Năm 1991, Công ty Cấp nước đo kiểm định hệ số dẫn nước C (hệ số HAZEN) chỉ còn 107,4 giảm rất nhiều so với khi mới xây dựng là 140. Tuy nhiên chưa phát hiện dấu hiệu hư hại, do đó dự đoán khả năng vẫn có thể chuyển tải ở mức 750.000 m3/ngày đêm. Riêng đoạn ống đi ngầm qua đáy sông Sài Gòn ở độ sâu 21 m nên gặp khó khăn khi xác định tính chất bảo đảm an toàn.- Tuyến thứ hai từ nhà máy nước Thủ Đức đến khu công nghiệp Biên Hòa cung cấp nước cho khu công nghiệp có đường kính 600 mm dài 13,28 km bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, có nòng thép, riêng đoạn qua cầu Đồng Nai là hai tuyến ống bằng thép 350 mm dài 450 m song song nhau. Tuyến ống bắt đầu sử dụng từ năm 1967 và đến nay đã qua ba lần sửa chữa.- Tuyến thứ ba từ nhà máy nước ngầm Hóc Môn về Tân Hóa theo đường Cách Mạng Tháng 8 và Hương lộ 14 có đường kính 800 mm đến 1.000 mm dài tổng cộng 7 km bằng thép có lớp bảo vệ chống ăn mòn hóa học bên ngoài và tráng xi măng bên trong, chuyển tải nước sạch từ nhà máy qua Tân Bình về quận 11. Ống mới, còn sử dụng tốt, có khả năng chuyển tải 100.000 m3/ngày đêm.Mạng lưới phân phốiMạng lưới phân phối nước của thành phố rất phức tạp và đa dạng do việc phát triển không đồng bộ qua nhiều thời kỳ khác nhau. Chủ yếu trên khu vực nội thành cũ với diện tích khoảng 140 km2, gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Ngoài ra mạng lưới còn cung cấp nước cho khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Hiệp Phước và một số khu vực ở các 3 quận mới. Các khu vực còn lại trong thành phố tuy có mạng lưới đường ống nhưng còn rất hạn chế nên chỉ cung cấp nước cho một bộ phận dân cư. - Mạng cấp I: chủ yếu để chuyển nước từ ống 2000 mm sang mạng cấp II, cấp III.- Mạng cấp II: tiếp nhận nước từ ống chuyển tải hoặc các ống cấp I để thơng qua mạng cấp III (có khi trực tiếp khơng qua mạng cấp III) cấp nước cho một hoặc nhiều địa bàn tiêu thụ.- Mạng cấp II, III tại thành phố thường là ống gang xám, ống gang dẻo, ống nhựa PE, ống nhựa PVC. Trong đó, khoảng 9% chiều dài mạng lưới là ống gang cũ, đã sử dụng trên 50 năm, nhiều đoạn đã bị ăn mòn, tập trung ở các quận trung tâm như quận 1, một phần quận 3 và quận 5. Các tuyến ống đặt trong giai đoạn từ 1940-1960 với 50 % ống 80 mm, còn lại đa số là ống 150 mm và 250 mm, chủ yếu ở vùng phía đơng quận 5 và phía nam quận 10, cũng bị mục bể nhiều. Một số ống fibroximăng (abestos cement) có đường kính từ 80 mm đến 500mm với tổng chiều dài khoảng 1.301 km, ngồi ra cũng còn tồn tại một số ít ống cỡ 40 - 60 - 80 mm ở các đường nhỏ cụt làm nhiệm vụ như ống cấp III với tổng chiều dài khoảng 1.800 km. Hiện có khoảng 430 km ống cấp II - III có tuổi thọ trên 80 năm cần được cải tạo để giảm thiểu thất thốt nước, ngăn ngừa nhiễm bẩn làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước.1.2.3 Thốt nướcHệ thống thốt nước đơ thị của thành phố cho đến nay đang có thay đổi lớn với các dự án xây dựng mạng lưới thốt nước lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và Tàu Hủ - Bến Nghé, nhà máy xử lý hỗn hợp nước thải sinh hoạt và cơng nghiệp Bình Hưng Hòa cơng suất 30.000 m3/ngđ, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Bình Hưng cơng suất 141.000 m3/ngđ. Hệ thống thốt nước của thành phố là hệ thống thốt nước riêng một nửa, tức là vẫn áp dụng một mạng lưới thốt nước chung cho cả nước thải sinh hoạt, cơng nghiệp và nước mưa, nhưng sẽ tách ra khi mưa lớn. Sự phân cấp quản lý và thực hiện duy tu sửa chữa, xây dựng các cơng trình thốt nước theo địa bàn quản lý vẫn giữ ngun như thời kỳ trước, chưa có sự thay đổi.Trên địa bàn thành phố có khoảng 1.200 km kênh rạch, trong đó có 234 km do Cơng ty Thốt nước đơ thị quản lý dùng cho chức năng thốt nước. Hệ thống sơng ngòi, kênh rạch chịu tác động của chế độ bán nhật triều khơng đều của biển Đơng, nên gây khó khăn cho việc thốt nước của cả hệ thống cống - kênh rạch - sơng lớn. Lòng lạch bị bồi lắng, làm khả năng tiêu thốt nước tự nhiên của hệ thống này bị giảm đi khoảng 50 - 60 %.Mạng lưới cống ngầm được xây dựng từ 1890, sau đó được phát triển thêm vào cuối những năm 1960, vừa thu nước thải và vừa thu nước mưa, phát triển đến nay mang tính chắp vá và phân bố khơng đều trên điạ bàn, tập trung ở các quận trung tâm. Hiện nay mạng lưới này đang được xây mới. Khu vực các quận mới như quận 2, quận 9, quận 12 mạng lưới thốt nước còn rất ít. Nhiều khu tập trung dân cư ở các quận ven, trong nội thành chưa có cống thốt nước. Nước thải được thải trực tiếp xuống mặt đất, chảy tràn lan và tự thấm gây ơ nhiễm mơi trường. Theo số liệu thống kê của Viện Qui hoạch, hiện trên địa bàn, các quận trung tâm có hệ thống thốt nước 100% (quận1, 3, và 5), các quận mới và huyện có tỉ lệ được phục vụ thốt nước thấp, riêng Bình Chánh chỉ có 0.3%. Diện tích phục vụ chung của mạng lưới thốt nước khoảng 12% trên tổng diện tích lãnh thổ. Mạng lưới cấp 1 là sơng/kênh rạch chính tự nhiên. Cơng ty TNHH MTV Thốt nước Đơ thị (UDC) quản lý các kênh rạch nhỏ trực tiếp nhận nước thải và làm nhiệm vụ thốt nước và Khu Đường sơng quản lý các kênh, sơng rạch lớn làm nhiệm vụ vừa thốt nước, vừa phục vụ giao thơng vận tải đường thủy, tiếp nhận và pha lỗng nước thải và thốt nước thải ra biển Đơng. Như vậy hệ thống kênh rạch tự nhiên đóng một vai trò khơng kém phần quan trọng trong hệ thống thốt nước so với hệ thống đường ống cống. Sau khi được nạo vét thơng thống và cải tạo kênh rạch sẽ tăng cường được nhiệm vụ thốt nước và phát triển giao thơng vận tải đường thủy.4 Hiện nay kênh Nhiêu lộc - Thị Nghè đã tiến hành giải tỏa các nhà lấn chiếm 2 bờ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật dọc kênh giai đoạn I với 1.311 m bờ kè dọc kênh, 10.125 m đường dọc hai bên kênh, lắp đặt 1.736 cống thoát nước 400 đến 800. Một số các kênh rạch nhỏ ở như rạch Cầu (Q.4), rạch Đầm Sen (Q.11), Ông Buông, Tân Hóa, v.v . do Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị nạo vét. Ngoài ra, trên kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ, cửa rạch Bến Nghé khu vực tập trung ghe thuyền cũng được nạo vét phuc vụ cho việc cải tạo bến cảng và giao thông thủy.Tổng chiều dài của tuyến cống thoát nước được tính từ cấp 2 đến cấp 4 chia theo 2 cấp quản lý: tuyến cấp 2 và cấp 3 nhận nước mưa/nước thải từ tuyến cống cấp 3 và cấp 4 có đường kính từ 400 mm trở lên do Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị quản lý ước tính có chiều dài khoảng 516 km; tuyến cống cấp 4 do quận quản lý ước tính có chiều dài khoảng 415 km. Như vậy tổng cộng có khoảng 931 km đường cống thoát nước, gần 200 cửa xả trên diện tích lãnh thổ khoảng 650 km2 cần phải phục vụ thoát nước (140 km2 nội thành, và 510 km2 khu vực xung quanh nội thành). Mật độ mạng lưới bình quân là 0,143 mét/ha lãnh thổ (số liệu tổng hợp từ Dự án JICA,1999). Chất lượng cống rất kém do xây dựng từ lâu, hay bị tắc nghẽn, riêng các cống tròn và cống hộp đa số mới xây dựng nên chất lượng còn khá tốt.Tổng số trên toàn tuyến có 65.106 cái hầm ga. Hiện tại, khả năng hoạt động của các hầm ga chỉ đạt 70 – 80%. Trong năm 1999 đã xây thêm gần 200 hầm ga, làm biển báo cửa xả 122 cái, giải tỏa và nạo vét 65 cửa xả. Vấn đề tồn tại nghiêm trọng nhất hiện nay đối với thoát nước đô thị là úng ngập. Có khoảng 28% dân số bị ảnh hưởng thường xuyên do bị ngập trong các mùa mưa.Các dự án môi trường (1) Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, do Ngân hàng Thế giới WB cho vay, (2) Dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm, do chính phủ Bỉ tài trợ, (3) Dự án cải thiện vệ sinh môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi – Tẻ, do JBIC tài trợ, và (4) Dự án thoát nước Hàng Bàng, do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ, đang làm thay đổi hệ thống thoát nước của thành phố Hồ Chí Minh.1.2.4 Năng lượng (điện và nhiên liệu)ĐiệnHệ thống điện của thành phố được cung cấp từ nguồn điện Miền Nam qua 3 trạm Hóc Môn, Sài Gòn, Phú Lâm. Hệ thống lưới điện phân phối có 12 trạm ngắt cấp điện áp 15 KV, hầu hết phân bổ ở nội thành.Lưới phân phối bao gồm:- Lưới điện trung thế với hai cấp điện áp 15KV và 6,6KV. Nhiều tuyến trung thế dây có tiết diện quá nhỏ, mức mang tải lại quá lớn.- Lưới hạ thế có các cấp điện áp 220/380V (lưới 3 pha) và 220V (lưới 1 pha) vận hành theo sơ đồ hình tia, tổng chiều dài là 4.651km (chưa kể phần mạng lưới do khách hàng đang quản lý). Phần lớn sử dụng dây trần không được chuẩn hóa gây tổn thất kỹ thuật và phi kỹ thuật cao. Đây là khu vực có tổn thất điện năng lớn nhất so với toàn hệ thống, đặc biệt ở ngoại thành và các ngõ hẻm trong nội thành.Nhiên liệuToàn bộ nhiên liệu tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh được phân phối qua hệ thống các trạm xăng dầu và vận chuyển bằng các loại xe bồn chuyên dụng. Cho đến nay, thành phố vẫn chưa có đường ống dẫn khí đốt.1.2.5 Thông tin truyền thôngTừ 1991 đến nay, những chủ trương và biện pháp cải cách mạnh mẽ, đã tạo nên sức bật mới và ngành bưu chính viễn thông đã khơi đầu một giai đoạn phát triển, trong đó bưu điện thành phố Hồ 5 Chí Minh là một nhân tố tích cực đẩy mạnh phát triển trên cả hai lĩnh vực bưu chính và viễn thông. Giai đoạn 1996-1998 ngành bưu chinh - viễn thông chuyển sang giai đoạn tăng tốc, hiện đại hóa mạng lưới và cất cánh, góp phần làm tiền đề cho phát triển một số ngành kinh tế quốc dân, làm cầu nối trong lĩnh vực trao đổi tin tức và giao lưu tình cảm. Để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, mạng Bưu chính - Viễn thông dần chuyển sang thành mạng đa trung tâm, đa dạng hóa dịch vụ; hiện đại hóa công nghệ; tự do hóa thị trường Bưu chính-Viễn Thông trong nước theo chủ trương chung của Chính phủ.1.3 CHIẾN LƯỢC, QUI HOẠCH TỔNG THỂ VÀ QUI HOẠCH CHUYÊN NGÀNHQui hoạch định hướng Hệ thống quản lý chất thải thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện dựa trên:- Chiến lược phát triển;- Qui hoạch tổng thể;- Qui hoạch chuyên ngành.1.3.1 Chiến lược- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011 – 2020;- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh 2011 – 2020 (dự thảo);- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, tầm nhìn 2020 (2003);- Chiến lược quản lý môi trường thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (2002);- Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (2010).1.3.2 Qui hoạch tổng thểHiện nay thành phố Hồ Chí Minh đã có các qui hoạch tổng thể sau:- Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020;- Qui hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2050.- Qui hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.- Qui hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;- Qui hoạch phát triển ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.- Qui hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010 có tính đến năm 2020;Quan điểm phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020Định hướng phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 dựa trên các quan điểm chủ đạo sau đây:1./ Phát triển phải mang tính bền vững. Bền vững trong lĩnh vực kinh tế là đảm bảo cho nền kinh tế Thành phố phát triển lâu dài. Do đó, cần tạo các nền tảng cơ bản cho phát triển dài hạn. Bền vững là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.2./ Phát triển kinh tế phải hài hòa với phát triển văn hóa-xã hội. Đặt con người vào trung tâm của phát triển và các mục tiêu sau cùng là nhằm phát triển con người. Văn hóa vừa là nền tảng vừa là động lực cho phát triển kinh tế. Sự giàu có về vật chất phải đi liền với sự phát triển tương xứng về đời sống tinh thần, để đảm bảo cho một xã hội phát triển văn minh, hiện đại.6 3./ Kinh tế thành phố là kinh tế đô thị, khác với kinh tế quốc gia. Phát triển đô thị và phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau. Thực chất của phát triển kinh tế Thành phố là giải quyết các vấn đề phát triển đô thị.4./ Phát triển Thành phố phải gắn với phát triển vùng. Thành phố là hạt nhân phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, các quy hoạch, định hướng phát triển của Thành phố phải gắn kết chặt chẽ với toàn vùng.5./ Giai đoạn sắp tới là giai đoạn mà kinh tế cả nước sẽ hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Là thành viên WTO, chúng ta sẽ tiếp tục đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết mậu dịch tự do với các nước khu vực. Kế hoạch và chiến lược phát triển Thành phố cần đặt trong bối cảnh hội nhập như trên. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là của doanh nghiệp cần xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. Quan điểm của Thành phố là chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển. Phải sử dụng cho được công cụ hội nhập đề làm đòn bẩy phát triển Thành phố.Các qui hoạch tổng thể trên đã xác định dân số thành phố, cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp nước, thoát nước, thông tin, năng lượng, …) và cơ sở thượng tầng (giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật, …).1.3.3 Các qui hoạch chuyên ngànhCác qui hoạch chuyên ngành có liên quan đến công tác qui hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn bao gồm: qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch phát triển công nghiệp và một số chuyên ngành công nghiệp (cơ khí, hóa chất, điện – điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, …), qui hoạch y tế.1.4 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢNQuản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải (rắn) nói riêng là những lĩnh vực mới trong quản lý đô thị của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống định nghĩa và khái niệm cơ bản một cách hợp lý và chính xác về các vấn đề liên quan nói trên sẽ góp phần không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước và kỹ thuật – công nghệ, cũng như thực hiện luật pháp một cách chặt chẽ.Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Luật Bảo vệ Môi trường, 11-2005).Thực tế quản lý chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua đòi hỏi phải xem xét lại định nghĩa này, nhất là khi cả thế giới đang có xu hướng tăng cường hoạt động tái chế và quản lý chất thải chặt chẽ hơn.Trong chất thải (hiểu theo nghĩa hiện nay), có nhiều chất có thể tái sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho một hoặc nhiều đối tượng sử dụng khác. Vì vậy định nghĩa về chất thải cần được hiểu như sau, các chất có thể sử dụng trực tiếp cho một hoặc nhiều ngành sản xuất khác để sản xuất ra sản phẩm thì phải được xem là nguyên liệu, còn các chất chỉ có thể sử dụng làm nguyên liệu sau một hoặc một số quá trình xử lý (tái chế) thì bị xem là chất thải. Các chất thải này gọi là các chất thải có khả năng tái chế. Về nguyên tắc, tất cả các chất thải đều có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế.Ví dụ, chất thải rắn xây dựng (hiểu theo nghĩa hiện nay) nếu sử dụng phần gạch, đá, bê tông, … để sản xuất vật liệu xây dựng (như gạch không nung) với công nghệ và thiết bị sử dụng như khi dùng nguyên liệu là đá, cát, xi măng, thì không coi là chất thải rắn mà là nguyên liệu. Bia quá hạn sử dụng nhưng vẫn đủ chất lượng để sản xuất dấm ăn thì không coi là chất thải lỏng mà là nguyên liệu sản xuất dấm ăn. Trong khi đó dầu thải muốn sử dụng lại phải qua các công đoạn xử lý như tách nước, lọc cặn, … rồi mới sử dụng cho mục đích bôi trơn hoặc chạy máy thì bị coi là chất thải hoặc chất thải có khả năng tái chế, nhưng nếu sử dụng trực tiếp đốt trong lò hơi để sản xuất hơi nước sử dụng cho phát điện hoặc sấy khô thì có thể coi là nguyên liệu sản xuất.7 Về mặt vật lý, định nghĩa về Chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường (2005) chưa đề cập đến các loại vật chất không nằm trong dạng rắn, lỏng và khí. Ví dụ bùn hoặc hỗn hợp các loại trên.Vì vậy, một cách tổng quát và thực tế, chất thải cần được định nghĩa như sau:Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc hỗn hợp các thể trên (bùn – sludge, mud; semi-solid) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác của con người mà không thể sử dụng trực tiếp lại được nữa.Chất thải được phân thành chất thải nguy hại và chất thải thông thường (Luật Bảo vệ Môi trường, 11-2005).Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về Quản lý chất thải rắn).Chất thải rắn là tất cả các chất thải, phát sinh từ các hoạt động của con người và động vật, thường ở dạng dạng rắn và bị đổ bỏ vì không thể trực tiếp sử dụng lại được hoặc không được mong muốn nữa (Tchobanoglous et al., 1993).Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt cá nhân, các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư, .), khu thương mại và dịch vụ (cửa hàng, chợ, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, .), khu cơ quan (trường học, viện và trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hành chánh nhà nước, văn phòng công ty, nhà tù, .), từ các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh đường phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh, .), từ sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh, .) của các cơ sở y tế (phòng khám, trung tâm đa khoa, bệnh viện không lây nhiễm, …), từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân (văn phòng, căn tin, nhà ăn, nhà vệ sinh, …) trong các cơ sở công nghiệp (khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ).Chất thải rắn nguy hại sinh ra từ các nguồn trên được gọi là chất thải rắn sinh hoạt nguy hại.Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.Chất thải rắn công nghiệp bao gồm cả chất thải rắn và bùn sinh ra từ hệ thống xử lý chất thải lỏng và khí thải. Chất thải rắn công nghiệp không bao gồm chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ, công nhân thải ra từ nhà bếp, căntin, nhà vệ sinh, văn phòng, … của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.Chất thải rắn công nghiệp cũng còn được chia làm hai loại: (1) chất thải rắn không nguy hại, và (2) chất thải rắn nguy hại, hoặc (1) chất thải rắn có thể tái sử dụng, tái chế, và (2) chất thải rắn không thể tái sử dụng, tái chế (về khía cạnh kinh tế).Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.Bùn thải là hỗn hợp chất thải rắn và nước có thành phần đồng nhất trong toàn bộ thể tích, có kích thước hạt nhỏ hơn 0,1mm và có hàm lượng nước (độ ẩm) từ 70 – 95%.Bùn thải bao gồm các loại sau: (1) bùn thải từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt/đô thị, bao gồm mạng lưới thoát nước và trạm/nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt/đô thị; (2) bùn thải từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp, bao gồm mạng lưới thoát nước và trạm/nhà máy xử lý nước thải công nghiệp; (3) bùn thải từ các nhà máy xử lý nước cấp; (4) bùn thải từ các hoạt động nạo vét kênh rạch định kì; (5) bùn thải từ bể tự hoại (hầm cầu); (6) bùn thải từ các công trường xây dựng; và (7) các loại bùn khác.Sự khác nhau cơ bản giữa bùn thảichất thải rắn đô thị là tính đồng nhất của loại chất thải. Sự khác nhau cơ bản giữa bùn thải và nước thải là nồng độ của các chất trong dung dịch. Nếu bùn thải 8 và nước thải được coi là hỗn hợp đồng nhất (homogeneous), thì chất thải rắn đô thị được coi là hỗn hợp không đồng nhất (heterogeneous). Đó là lí do tại sao khi phân tích thành phần bùn thải/chất thải lỏng, mẫu bùn/nước chỉ cần dung tích nhỏ (vài mL đến vài trăm mL), mẫu chất thải rắn cần đến 900 kg.Chất thải xây dựng là chất thải phát sinh tại các công trường xây dựng, không bao gồm chất thải phát sinh từ sinh hoạt của công nhân trên công trường. Chất thải xây dựng bao gồm chất thải rắn xây dựng (gạch, vữa, bê tông, sắt thép, gỗ, đá, đất, cát, …) và bùn thải từ các hố móng.Chất thải rắn đô thị bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng và đập phá (xà bần), bùn thải từ các bể tự hoại, từ các hoạt động nạo vét cống rãnh và kênh rạch, chất thải rắn và bùn thải của các nhà máy xử lý (nhà máy xử lý nước cấp, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt), lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.Chất thải rắn đô thị thường không đồng nhất. Nhưng các chất thải sau quá trình phân loại thường đồng nhất và được gọi là phế liệu.Nói cách khác, trong điều kiện thu gom hiện nay, chất thải rắn đô thị bao gồm chất thải rắn sinh hoạt của các khu dân cư và hành chính, chất thải rắn sinh hoạt từ các cơ sở y tế không lây nhiễm, chất thải rắn sinh hoạt từ các cơ sở công nghiệp, chất thải rắn từ các nhà máy xử lý nước và bùn thải từ hệ thống cống rãnh thoát nước, nạo vét kênh rạch.Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác (Luật Bảo vệ Môi trường, 11-2005).Rõ ràng và chi tiết hơn, chất thải nguy hại có thể được định nghĩa như sau:Chất thải nguy hại là chất thải hoặc hợp chất của các chất thải rắn, do khối lượng, nồng độ hoặc do tính chất vật lý, hoá học hoặc lây nhiễm có thể:(A) gây hoặc góp phần đáng kể làm tăng số lượng tử vong hoặc làm tăng các bệnh nguy hiểm.(B) gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường khi không được xử lý, lưu trữ, vận chuyển, đổ bỏ, hoặc quản lý không hợp lýChất thải nguy hại là các loại chất thải (rắn, bùn, lỏng và các loại khí đóng bình) trừ các chất thải phóng xạ (và lây nhiễm), do hoạt tính hóa học của chúng hoặc tính chất độc hại, cháy nổ, ăn mòn, hoặc các tính chất khác, gây nên mối nguy hiểm hoặc tương tự đến sức khỏe hoặc môi trường, dù đơn độc hay tiếp xúc với các chất thải khác.Như vậy, chất thải nguy hại là chất thải có một trong bốn tính chất dễ cháy (ignitable), ăn mòn (corrosive), phản ứng (reactive), hoặc độc hại (toxic) (LaGrega et. al., 2001):Chất thải dễ cháy (Ignitable wastes): các chất thải dễ cháy là các chất lỏng có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn 60oC hoặc chất rắn có khả năng gây cháy ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.Chất thải ăn mòn (Corrosive wastes): các chất thải ăn mòn là các chất thải lỏng có pH thấp hơn 2 hoặc trên 12,5, hoặc ăn mòn thép ở tốc độ hơn 0,25 inches/năm.Chất thải phản ứng (Reactive wastes): các chất thải phản ứng thường là các chất không ổn định, phản ứng mãnh liệt với nước hoặc không khí, hoặc tạo thành hỗn hợp có khả năng nổ với nước. Loại chất thải này cũng bao gồm các chất thải có thể bốc khói khi trộn với nước và các chất có thể gây cháy nổ.Chất độc (Toxicity): tính chất của chất độc khó xác định hơn. Mục đích của thông số này là để xác định xem các thành phần độc hại trong mẫu chất thải rắn sẽ thấm vào nước ngầm nếu chất thải được đặt trong bãi chôn lấp chất rắn đô thị.Chất thải có thể cháy được là các loại chất thải có nhiệt lượng lớn hơn 1.500 kcal/kg. Về nguyên tắc tất cả các chất hữu cơ và các chất không hữu cơ có khả năng bị oxy hóa (bằng oxy O2) đều là các chất có thể cháy được. Chất hữu cơ càng bền vững nhiệt lượng càng cao.9 Chất thải rắn y tế là chất thải rắn sinh ra từ các cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm chuyên khoa, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, trạm y tế, phòng khám tư nhân, nhà thuốc, .)Chất thải y tế có thể được chia làm các loại sau:1. Chất thải lâm sàngChất thải lâm sàng gồm 5 nhóm:Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu .Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và những vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh khiết/xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu,…Nhóm D: là chất thải dược phẩm bao gồm:- Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng.- Thuốc gây độc tế bào.Nhóm E: là các mô và cơ quan người - động vật, bao gồm: tất cả các mô của cơ thể (dù bị nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn); các cơ quan, tay, chân, nhau thai, bào thai, xác xúc vật (có thể gọi nhóm chất thải này là bệnh phẩm).2. Chất thải phóng xạChất thải phóng xạ là chất thải có hoạt độ riêng giống như các chất phóng xạ. Tại các cơ sở y tế chất thải phóng xạ phát sinh tại các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ bao gồm chất thải rắn, lỏng và khí.Chất thải phóng xạ rắn: bao gồm các vật liệu sử dụng trong xét nghiệm, chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng hóa chất, .Chất thải phóng xạ lỏng: bao gồm dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ, .Chất thải phóng xạ khí: bao gồm các chất khí dùng trong lâm sàng như 133Xe, các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ, .3. Chất thải hóa học Chất thải hóa học bao gồm các chất thải rắn, lỏng, khí. Chất thải hóa học trong các cơ sở y tế được chia thành hai loại:Chất thải hóa học không gây hại như đường, acid béo, một số muối vô cơ và hữu cơ.Chất thải hóa học gây nguy hại, bao gồm:- Formaldehyde: được sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác và dùng bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác.- Các hóa chất quang hóa học: có trong các dung dịch cố định và tráng phim.- Các dung môi bao gồm: các hợp chất halogen như methylene chloride, chloprofom, freons, trichloro ethylen, các thuốc mê bốc hơi như halothane; các hợp chất không có halogen như xylen, acetone, isopropanol, toluen, ethyl acetate và acetonitrile.10 [...]... từ khu vực ngoại cảnh, Như vậy, trong các cơ sở y tế chất thải rắn có thể được phân loại thành chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn y tế gồm có chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ rắn, chất thải hoá học rắn, các bình chứa khí có áp suất dùng một lần và chất thải sinh hoạt lây nhiễm Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ... vật chất kỹ thuật – công nghệ hỗ trợ, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quản lý chất thải và khuyến khích các hoạt động tái sử dụng và tái chế Giới hạn qui hoạch Qui hoạch này giới hạn trong lĩnh vực quản lý chất thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Loại chất thải 1 Chất thải rắn sinh hoạt/đô thị (thông thường) và chất thải sinh hoạt nguy hại; 2 Chất thải rắn công nghiệp và chất thải. .. từ các tỉnh lận cận, quốc tế một khối lượng đáng kể các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại, đây cũng là nơi có số lượng các cơ sở tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhiều nhất của cả nước Mặc dù các hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý trong thời gian qua đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp... Sau khi dùng hết khí, đơn vị y tế trả lại cho công ty sản xuất Theo quy chế quản lý chất thải y tế, màu sắc túi, hộp và thùng đựng chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế được quy định như sau: Túi nylon màu vàng: đựng chất thải lâm sàng; Túi nylon màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt; Túi nylon màu đen: đựng chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào; Vật sắc nhọn đựng trong hộp bằng... xuất Xử lý chất thải là một quá trình hoặc tập hợp các quá trình biến đổi chất thải có khả năng gây ô nhiễm thành các chất không gây ô nhiễm môi trường hoặc gây ô nhiễm ít hơn Công nghệ xử lý (tái chế) là tập hợp các quá trình, phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quy t, công cụ, phương tiện theo một trình tự nhất định được sử dụng để xử lý (tái chế) chất thải nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ... các loại chất thải có khả năng tái sử dung và tái chế (phế liệu) được thu gom bởi một mạng lưới chân rết khắp thành phố nhằm có thể tận thu tối đa những chất thải mà các cơ sở tái chế 35 có thể tái chế Các nguồn phế liệu này được phát sinh từ hoạt động hàng ngày của các hộ gia đình, các cơ quan xí nghiệp, các trung tâm thương mại và các bãi đổ chất thải rắn trong thành phố Đa số các cơ sở tái chế là... năm 2003 đến nay và đề tài NCKH “Qui hoạch tổng thể Hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại”, báo cáo “Qui hoạch định hướng Hệ thống quản lý chất thải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, theo hướng Quản lý xanh” được xây dựng với sự tham gia của các cán bộ sau: 1 Hiện trạng và qui hoạch hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn sinh hoạt Ths Võ Thị Huỳnh... lý chất thải sinh hoạt, 8 năm quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại, … Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, hướng đến Hệ thống quản lý xanh (Green Management System), theo phương án Qui hoạch định hướng, tập trung vào việc xây dựng các phương án dự phòng, được kiến nghị thực hiện Mục tiêu qui hoạch. .. giải quy t trong định hướng qui hoạch 2015 – 2030 là đổi mới phương tiện thu gom, vận chuyển trên địa bàn thành phố và từng bước xã hội hóa lĩnh vực này bằng cách đấu thầu cung ứng dịch vụ này Bên cạnh đó, việc định hướng quy hoạch các Khu Liên hợp xử lý cần xem xét đến cự ly vận chuyển nhằm chuẩn bị ngân sách thành phố trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Tái sử dụng và tái chế. .. hại; 3 Chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại; 4 Chất thải rắn xây dựng; 5 Bùn thải, bao gồm: ● Bùn thải từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, bao gồm mạng lưới thoát nước và trạm (chung cư hoặc cụm dân cư)/nhà máy xử lý (tập trung) nước thải sinh hoạt; ● Bùn thải từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp, bao gồm mạng lưới thoát nước và trạm (nhà máy)/nhà máy xử lý (khu công nghiệp) nước thải . gồm cả chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại, chất thải có thể tái chế và chất thải chưa có khả năng tái chế. Chất lượng môi trường tự nhiên và. nữa .Chất thải được phân thành chất thải nguy hại và chất thải thông thường (Luật Bảo vệ Môi trường, 11-2005) .Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải

Ngày đăng: 21/01/2013, 14:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4    Khối lượng chất thải rắn đô thị (1992-2010) Năm Khối lượng chất thải rắn đô thị Tỉ lệ tăng hàng - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.4 Khối lượng chất thải rắn đô thị (1992-2010) Năm Khối lượng chất thải rắn đô thị Tỉ lệ tăng hàng (Trang 24)
Hình thức thực hiện: Các quận/huyện đã phân cấp (quận 1, Tân Bình, Bình Chánh, Củ Chi, Cần - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Hình th ức thực hiện: Các quận/huyện đã phân cấp (quận 1, Tân Bình, Bình Chánh, Củ Chi, Cần (Trang 33)
Bảng 2.12   Thống kê cự ly vận chuyển chất thải rắn của các quận/huyện về các khu liên hợp  xử lý năm 2011 - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.12 Thống kê cự ly vận chuyển chất thải rắn của các quận/huyện về các khu liên hợp xử lý năm 2011 (Trang 34)
Bảng 2.13 Thành phần và khối lượng các loại phế liệu thu mua tại các cơ sở thu mua và tái  chế - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.13 Thành phần và khối lượng các loại phế liệu thu mua tại các cơ sở thu mua và tái chế (Trang 37)
Bảng 2.14   Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.14 Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động (Trang 38)
Bảng 2.18   Hiện trạng các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao tại thành  phố - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.18 Hiện trạng các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao tại thành phố (Trang 40)
Bảng 2.19   Hiện trạng các cụm công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.19 Hiện trạng các cụm công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42)
Bảng 2.22   Thành phần chất thải nguy hại phát sinh tại thành phố TT Loại chất thải nguy - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.22 Thành phần chất thải nguy hại phát sinh tại thành phố TT Loại chất thải nguy (Trang 48)
Hình thức vận chuyển chất thải nguy hại: có 02 hình thức thu gom-vận chuyển chất thải nguy hại: - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Hình th ức vận chuyển chất thải nguy hại: có 02 hình thức thu gom-vận chuyển chất thải nguy hại: (Trang 53)
Bảng 2.25   Thống kê lò đốt CTNH tại một số công ty xử lý hoạt động - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.25 Thống kê lò đốt CTNH tại một số công ty xử lý hoạt động (Trang 61)
Bảng 2.26 Số lượng cơ sở y tế khám chữa bệnh khối công lập (Tính đến ngày 14/02/2011) - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.26 Số lượng cơ sở y tế khám chữa bệnh khối công lập (Tính đến ngày 14/02/2011) (Trang 63)
Bảng 2.28  Chi tiết số lượng cơ sở y tế tư nhân (Tính đến ngày 14/02/2011) - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.28 Chi tiết số lượng cơ sở y tế tư nhân (Tính đến ngày 14/02/2011) (Trang 64)
Bảng 2.29  Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm (Tính đến ngày 14/02/2011) - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.29 Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm (Tính đến ngày 14/02/2011) (Trang 66)
Bảng 2.31  Thành phần chất thải y tế của Việt Nam - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.31 Thành phần chất thải y tế của Việt Nam (Trang 68)
Bảng 2.33 Thành phần chất thải y tế tại các cơ sở y tế tỉnh Bình Dương - Định hướng quy hoạch tái chế chất thải
Bảng 2.33 Thành phần chất thải y tế tại các cơ sở y tế tỉnh Bình Dương (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w