1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

113 532 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾKINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI oo0oo KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: THỊ TRƢỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỦA VIETNAM AIRLINES TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Họ và tên sinh viên : Vũ Thị Thu Hƣơng Lớp : Anh 10 – K44C – KT&KDQT Khóa : 44 Giáo viên hƣớng dẫn: GV. Hoàng Thị Đoan Trang Hà Nội, tháng 05/2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: Lý luận chung về thị trƣờng vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 4 I. Cơ sở lý luận về thị trƣờng vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế: 4 1. Các khái niệm có liên quan: 4 1.1. Vận tải hàng không và vận tải hành khách bằng đường hàng không: 4 1.2. Thị trường vận tải hành khách bằng đường hàng không: 5 1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế: 6 2. Đặc điểm, vai trò của vận tải bằng đƣờng hàng không: 7 2.1. Đặc điểm: 7 2.2. Vai trò: 9 2.2.1. Vận tải hàng không trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. .9 2.2.2. Vận tải hàng không với hoạt động chính trị, ngoại giao và quốc phòng của đất nước: 11 2.2.3. Vận tải hàng không góp phần mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế: 12 3. Những nhân tố ảnh hƣởng tới thị trƣờng vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không: 13 3.1. Nhóm các nhân tố khách quan: 13 3.1.1. Môi trường kinh tế, chính trị: 13 3.1.2. Môi trường pháp luật, chính sách của nhà nước: 14 3.1.3. Môi trường tự nhiên: 16 3.1.4. Môi trường khoa học công nghệ: 17 3.1.5. Môi trường cạnh tranh 18 3.1.6. Xu hướng phát triển của vận tải hàng không trong khu vực và trên thế giới: 19 3.1.7. Quan hệ cung-cầu, chi phí, giá cả: 20 3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan 22 3.2.1. Nguồn lực của doanh nghiệp: 22 3.2.2. Những hoạt động kinh doanh và xúc tiến hợp tác kinh tế quốc tế 28 4. Hoạt động vận tải hành khách bằng đƣờng HK của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế: 30 4.1. Thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: 30 4.2. Sự hội nhập của ngành vận tải hàng không Việt Nam: 32 Chƣơng II: Thực trạng thị trƣờng vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 35 I. Tổng quan về hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA) 35 1. Quá trình hình thành và phát triển: 35 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức: 38 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực: 42 3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật: 42 3.2. Nguồn nhân lực: 45 II. Những kết quả đạt đƣợc về thị trƣờng vận tải hành khách của VNA trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế: 46 1. Tình hình kinh doanh nói chung của hãng hàng không quốc gia Việt Nam: 46 2. Thị trƣờng vận tải hành khách quốc tế: 61 2.1. Dung lượng thị trường: 61 2.2. Tầm quan trọng và đặc điểm của thị trường vận tải hành khách quốc tế của VNA: 63 2.2.1. Tầm quan trọng: 63 2.2.2. Đặc điểm: 64 2.3. Các thị trường quốc tế tiềm năng: 68 3. Thị trƣờng vận tải hành khách nội địa: 69 3.1. Dung lượng thị trường: 69 3.2. Tầm quan trọng và đặc điểm của thị trường: 72 3.2.1. Tầm quan trọng: 72 3.2.2. Đặc điểm: 72 3.3. Các thị trường trong nước tiềm năng: 73 III. Những nhân tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng vận tải hành khách của VNA trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế: 74 1. Những nhân tố khách quan: 74 2. Những nhân tố chủ quan: 79 Chƣơng III: Những giải pháp phát triển thị trƣờng vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 81 I. Đánh giá thị trƣờng vận tải hành khách của VNA trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế: 81 1. Điểm mạnh: 81 2. Điểm yếu: 83 3. Cơ hội: 84 4. Thách thức: 85 II. Định hƣớng phát triển của VNA đến năm 2020: 86 1. Kế hoạch của VNA cho năm 2009: 86 2. Phương hướng phát triển chung: 87 3. Phương hướng phát triển thị trường vận tải hành khách: 89 III. Những giải pháp phát triển thị trƣờng vận tải hành khách của VNA trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 90 1. Giải pháp nâng cao năng lực của hãng: 90 1.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật hàng không: 93 1.2. Phát triển đội máy bay: 93 1.3. Giải pháp về vốn: 94 1.4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bền vững và lâu dài: 95 2. Chiến lược cạnh tranh, phát triển thị trường: 94 2.1. Chiến lược sản phẩm: 97 2.2. Chiến lược giá cả: 98 2.3. Chiến lược phân phối: 99 2.4. Chiến lược xúc tiến, hỗ trợ thương mại: 99 3. Giải pháp tiết kiệm, tăng thu: 98 4. Giải pháp tăng cường quan hệ hợp tác: 99 5. Giải pháp liên minh liên kết: 100 KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VNA: Vietnam Airlines ICAO: Tổ chức Hàng không Dân dụng Thế giới (International Civil Aviation Organization) IATA: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association) IOSA: Chứng chỉ về an toàn khai thác bay của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) (IATA Operational Safety Audit) IATP: Tổ chức các hãng hàng không dùng chung nguồn lực kỹ thuật (International Airlines Technical Pool) WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of SouthEast Asian Nations) APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) EU: Châu Âu HK: hàng không Tp. HCM: thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VNA 39 Bảng 1: Đội máy bay của hãng Vietnam Airlines tính tới thời điểm 01/03/2009 45 Bảng 2: Doanh thu và tổng sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế và nội địa của VNA giai đoạn 2004 – 2008 (dự kiến năm 2009) 48 Bảng 3: Dung lượng và thị phần thị trường vận tải hành khách quốc tế của hàng không Việt Nam giai đoạn 1995 – 2005 64 Bảng 4: Lượng khách quốc tế vận chuyển và thị phần của VNA giai đoạn từ 2006 – 2008 64 Bảng 5: Dung lượng và thị phần thị trường vận tải hành khách nội địa của hàng không Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 73 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, chúng ta đã được chứng kiến những biến chuyển rõ rệt của nền kinh tế Việt Nam trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế, từ các lĩnh vực như bảo hiểm, tài chính – ngân hàng, giáo dục, kinh tế, giao thông vận tải, xây dựng… cho đến các ngành nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ, mây tre đan , và thậm chí cả ngành nông nghiệp. Hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới đem lại cho chúng ta những cơ hội mới, những con đường mới và cả những thách thức mới trên hành trình xây dựng một đất nước giàu mạnh hơn. Được xem là ngành không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, ngành giao thông vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng càng thể hiện rõ vai trò trọng yếu của mình. Vận tải hàng không cũng như các ngành vận tải khác cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi chung của đất nước. Tính năng động và cạnh tranh của “thị trường không mặt đất” này phần nào được thể hiện qua sự xuất hiện ngày càng nhiều những gương mặt mới, những tên tuổi. Là hãng hàng không đầu tiên được thành lập ở Việt Nam, hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines – bước vào thời kỳ hội nhập có theo những thế mạnh riêng, những khó khăn riêng so với các đối thủ cạnh tranh khác. Khóa luận với đề tài “Thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” được thực hiện với mục đích tìm hiểu rõ hơn về thị trường vận tải hàng không nói chung trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và thị trường vận tải hành khách nói riêng của Vietnam Airlines, qua đó người viết mong muốn đem đến những thông tin cơ bản và đưa ra những nhận định cá nhân về sự phát triển của thị trường này ở Vietnam Airlines trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu: Đối tượng Thị trường vận tải hành khách không phải là một đối tượng nghiên cứu hoàn toàn mới. Đã có một số công trình nghiên cứu được thực hiện, với nội dung đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động vận tải hành khách nội địa, giải pháp nâng cao năng lực vận tải của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, hay nghiên cứu tập trung vào biện pháp phát triển hoạt động vận tải hành khách nội địa của 2 Vietnam Airlines, và có thể còn nhiều công trình nghiên cứu khác mà người viết chưa có điều kiện tiếp cận. Bài khóa luận này được thực hiện dựa trên những thông tin, nguồn tài liệu được cập nhật gần đây nhất, cùng với những đánh giá, những công trình nghiên cứu làm tài liệu tham khảo, từ đó đưa ra một vài nhận định của người viết về đối tượng nghiên cứu. Hy vọng những con số và thông tin mới trong khóa luận có thể được bổ sung thêm vào nguồn dữ liệu khi người đọc tìm kiếm về thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines. 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó làm rõ những biến động, thay đổi của thị trường này nhằm thích ứng với hoàn cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam; phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức mà thị trường gặp phải. 4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Khóa luận này được thực hiện với mục đích cung cấp thêm thông tin, đưa ra nhận định về thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, từ đó có những đánh giá khái quát nhất, kết luận đúng đắn nhất về thị trường, và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận chú trọng vào đối tượng là thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines với các số liệu, các thống kê, bảng biểu, dẫn chiếu, minh họa từ năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế cho đến hết năm 2008, trong đó nhấn mạnh giai đoạn 5 năm từ 2004 - 2008. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp suy diễn và quy nạp, theo cách thức phân tích – tổng hợp các số liệu, sự kiện, tài liệu có được; cùng với phương pháp so sánh để đưa ra những đánh giá và nhìn nhận của cá nhân người viết về đối tượng nghiên cứu. 3 6. Kết cấu khóa luận: Khóa luận tốt nghiệp được chia làm ba phần, tương ứng với ba chương, mỗi chương đảm nhận một chức năng nhất định trong tổng thể kết cấu của khóa luận. Chương I. Lý luận chung về thị trường vận tải hành khách bằng đường hàng không trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - nêu ra cơ sở lý thuyết chung nhất liên quan đến đối tượng nghiên cứu của khóa luận. Chương II. Thực trạng thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - là phần chứa đựng nội dung chính của khóa luận. Trong chương này, người viết trình bày giới thiệu sơ lược về hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines và thực trạng thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong khoảng thời gian từ sau năm 1986, trong đó nhấn mạnh giai đoạn 5 năm từ 2004-2008, qua đó làm rõ những thay đổi của thị trường do tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Chương III. Những giải pháp phát triển thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế – dựa trên những quan điểm cá nhân qua những phần phân tích ở chương II và định hướng phát triển của Vietnam Airlines trong giai đoạn 2009-2020, người viết đưa ra một số ý kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không này. Ý kiến đưa ra dựa trên những lợi thế sẵn có của Vietnam Airlines và khắc phục những khó khăn của hãng. Người viết xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tếKinh doanh quốc tế, những người đã cung cấp những kiến thức quí báu về lĩnh vực vận tải và giao nhận trong ngoại thương; lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Hoàng Thị Đoan Trang, người đã tận tình dẫn dắt, chỉ bảo người viết trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Người viết kính mong nhận được sự quan tâm, sửa chữa và góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc. Hà Nội, tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Thu Hương [...]... Lý luận chung về thị trƣờng vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế I Cơ sở lý luận về thị trƣờng vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế: Cùng với sự phát triển của cuộc sống, con người đã sáng tạo những cách thức lao động mới, những phương tiện mới nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình Vận tải nói chung ra... cũng như những hành khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải HK 1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến hiện nay trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm... trọng trong từng bước đi của mình, để có thể tồn tại và duy trì hoạt động trong hoàn cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp hơn 3.2.2.2 Chiến lược xúc tiến hợp tác kinh tế quốc tế: Sự hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam đặt ra cho mỗi doanh nghiệp đòi hỏi cấp thiết về vấn đề hội nhập Không có một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển riêng biệt trong một nền kinh tế đang... hội hợp tác kinh tế với doanh nghiệp quốc gia mình Vận tải HK được xem là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền kinh tế của một quốc gia và của toàn cầu, bởi bản thân ngành đã có những ưu thế nhất định Thứ nhất, vận tải HK có khả năng kết nối nhiều vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia, những khu vực trên thế giới Phạm vi quan hệ kinh tế không chỉ dừng lại ở quan hệ giữa các trung tâm kinh. .. năm đạt 12% - 14% trong giai đoạn 20032008 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải HK đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước và là nguồn thu ngoại tệ lớn của quốc gia 10 Như vậy, vận tải HK giữ vai trò là chất xúc tác đặc biệt, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển và tăng cường các mối quan hệ kinh tế quốc tế, đưa đất nước hòa chung vào dòng chảy kinh tế thế giới 2.2.2 Vận tải hàng không với hoạt... kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu Hội nhập kinh tế quốc tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm các nền kinh tế, hoặc có thể là đa phương - tức 6 là có quy mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang hướng tới 2 Đặc điểm, vai trò của vận tải bằng đƣờng hàng. .. trong những ngành giữ vị trí huyết mạch trong quá trình phát triển kinh tế và quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế là ngành giao thông vận tải nói chung và ngành vận tải HK nói riêng Vận tải hành khách bằng đường HK là một phần không thể không tham gia trong quá trình đó, bởi sự vận chuyển hành khách không chỉ đơn thuần là đưa du khách quốc tế đến với đất nước Việt Nam mà còn là sự giới thiệu, tạo điều kiện... thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ trên tất cả các thuộc địa Hội nhập kinh tế quốc tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế với nhau Nói rõ hơn, đó là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tếthị trường từng nước với thị trường khu vực và thế... được trọng tải của một lượng hành kháchhàng hóa nhất định trong đó Theo C Mác, ngành vận tải là một ngành sản xuất vật chất thứ tư của con người, và do vậy, nó cũng sáng tạo ra sản phẩm Sản phẩm của ngành vận tải nói chung và vận tải HK nói riêng, là sự di chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý và bưu kiện trong không gian Tuy nhiên, không giống với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải HK... giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa con người với nhau từ khắp các vùng đất khác nhau trên thế giới Trong đó, vận tải hàng không là ngành vận tải tiên tiến nhất gần gũi với cuộc sống thực tế, thể hiện sự phát triển vượt bậc của con người về trình độ khoa học, công nghệ và khả năng ứng dụng để đạt được mục đích của mình 1 Các khái niệm có liên quan: 1.1 Vận tải hàng không và vận tải hành khách bằng

Ngày đăng: 07/05/2014, 17:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]: GS. TS. Hoàng Văn Châu (2005) – Vận tải và giao nhận trong ngoại thương – Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải và giao nhận trong ngoại thương
Nhà XB: Nhà xuất bản Lý luận Chính trị
[2]: PGS. TS. Nguyễn Văn Dần (2008), Bài giảng kinh tế vĩ mô 1, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, tr. 268, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế vĩ mô 1
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Văn Dần
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
[3]: Nguyễn Thy Sơn (2000), Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) - Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
Tác giả: Nguyễn Thy Sơn
Năm: 2000
[4]: Nguyễn Tiến Sâm (2005), Hàng không Việt Nam đẩy nhanh hội nhập để phát triển – Tạp chí Thương mại, Số 3+4+5, tr. 50-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàng không Việt Nam đẩy nhanh hội nhập để phát triển
Tác giả: Nguyễn Tiến Sâm
Năm: 2005
[5]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (1995-2005), Số liệu thống kê thực trạng 1995-2005, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê thực trạng 1995-2005
[6]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2003), Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2003 của hãng HK quốc gia Việt Nam, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2003 của hãng HK quốc gia Việt Nam
Tác giả: Tổng công ty hàng không Việt Nam
Năm: 2003
[8]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2006), Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2006 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2006 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
Tác giả: Tổng công ty hàng không Việt Nam
Năm: 2006
[9]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2007), Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2007 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2007 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
Tác giả: Tổng công ty hàng không Việt Nam
Năm: 2007
[10]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2008), Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2008 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2008 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
Tác giả: Tổng công ty hàng không Việt Nam
Năm: 2008
[11]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2008), Sơ đồ mạng đường bay của Vietnam Airlines, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ đồ mạng đường bay của Vietnam Airlines
Tác giả: Tổng công ty hàng không Việt Nam
Năm: 2008
[12]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2008), Số liệu thống kê nhân lực, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê nhân lực
Tác giả: Tổng công ty hàng không Việt Nam
Năm: 2008
[13]: Viện Khoa học Hàng không (2007), Thị trường hàng không Việt Nam vững bước vượt qua giai đoạn khó khăn, Tạp chí thông tin Kinh tế - kỹ thuật Hàng không, số 1-2, tr.2, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường hàng không Việt Nam vững bước vượt qua giai đoạn khó khăn
Tác giả: Viện Khoa học Hàng không
Năm: 2007
[14]: Viện Khoa học Hàng không (2008), Đoàn bay 919, Bản tin Thông tin hàng không, số 22, tr. 13, Hà Nội.II. Danh mục các website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn bay 919
Tác giả: Viện Khoa học Hàng không
Năm: 2008
[7]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2006, 2007, 2008), Báo cáo điều tra thị trường năm 2006, 2007, 2008, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VNA  39 - Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VNA 39 (Trang 7)
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VNA - Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VNA (Trang 46)
Bảng 1: Đội máy bay của hãng Vietnam Airlines tính tới thời điểm 01/03/2009 - Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 1 Đội máy bay của hãng Vietnam Airlines tính tới thời điểm 01/03/2009 (Trang 51)
Bảng 2: Doanh thu và tổng sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế và nội  địa của VNA giai đoạn 2004 – 2008 (dự kiến năm 2009) - Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2 Doanh thu và tổng sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế và nội địa của VNA giai đoạn 2004 – 2008 (dự kiến năm 2009) (Trang 54)
Bảng 3: Dung lượng và thị phần thị trường vận tải hành khách quốc tế của  hàng không Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005 - Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 3 Dung lượng và thị phần thị trường vận tải hành khách quốc tế của hàng không Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005 (Trang 68)
Bảng 4: Lượng khách quốc tế vận chuyển và thị phần của VNA giai đoạn từ   2006 – 2008 - Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 4 Lượng khách quốc tế vận chuyển và thị phần của VNA giai đoạn từ 2006 – 2008 (Trang 69)
Bảng 5: Dung lượng và thị phần thị trường vận tải hành khách nội địa của các  hãng hàng không Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 - Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 5 Dung lượng và thị phần thị trường vận tải hành khách nội địa của các hãng hàng không Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w