Hoạt động vận tải hành khách bằng đƣờng HK của Việt Nam trong thời kỳ

Một phần của tài liệu Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 42)

I. Cơ sở lý luận về thị trƣờng vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không trong

4.Hoạt động vận tải hành khách bằng đƣờng HK của Việt Nam trong thời kỳ

hội nhập kinh tế quốc tế:

4.1. Thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:

Xuất phát điểm là một đất nước kém phát triển, nền kinh tế Việt Nam bước vào q trình đổi mới, cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được đầu tư và chú trọng. Nền kinh tế thị trường mới còn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai, các yếu tố cơ bản, đồng bộ của thị trường chưa phát triển một cách đầy đủ. Trước những khó

31

khăn của nền kinh tế nước ta nói riêng, và những vận hội, thách thức của nền kinh tế thế giới nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành nhu cầu nội sinh của đất nước. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, đồng thời, tạo cơ hội và mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và phát triển kinh doanh ở nước ta.

Vấn đề đặt ra cho chúng ta không phải là việc đất nước có hội nhập hay không, mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngồi để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được đưa ra từ Đại hội VI năm 1986 trên cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Đại hội VII năm 1991 đã thông qua Cương lĩnh của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm, đồng thời cũng nêu ra tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế là: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”. Đại hội VIII năm 1996 đã khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đó là xây dựng một nền kinh tế “mở” và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đến Đại hội IX (năm 2001), tiếp tục khẳng định chủ trương Đại hội VIII nêu ra và đã đưa ra một khẩu hiệu: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển”.

32

Hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã lần lượt gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, khơi phục quan hệ bình thường với Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), trở thành thành viên của ASEAN, APEC, thực hiện Chương trình CEPT, đồng sáng lập ASEM, đàm phán ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ - một nội dung lớn, khẳng định sự bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với cường quốc kinh tế này, và trở thành thành viên của WTO. Trong đó, thành cơng đạt được trong quan hệ ngoại giao và thương mại với Hoa Kỳ, và việc tham gia WTO – tổ chức thao túng tới 95% kim ngạch buôn bán thế giới – sẽ mở ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội tiếp cận các nền kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian qua, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, song nền kinh tế ở Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng như: tăng trưởng GDP ở nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Tỉ lệ huy động vốn cho đầu tư phát triển có xu hướng tăng, các nguồn lực trong xã hội được huy động tốt hơn, đặc biệt trong khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư cho cơ sở hạ tầng có tiến bộ, năng lực sản xuất của nhiều ngành tăng lên.

Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu của đất nước ta trong bối cảnh mới của kinh tế thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ mới mẻ đầy khó khăn và khơng ít thách thức này, việc xây dựng một chiến lược hội nhập với những kế hoạch cụ thể, với hệ thống tổ chức chặt chẽ và những chính sách thơng thống cởi mở, cùng một đội ngũ cán bộ, lao động giỏi, thành thạo công việc là những điều kiện cần thiết để chúng ta đủ sức hội nhập.

4.2. Sự hội nhập của ngành vận tải hàng không Việt Nam:

Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế, ngành vận tải HK đã từng bước hịa mình vào thị trường HK quốc tế. Bước đi đầu tiên và cũng là điều kiện cần để cho HK Việt Nam có thể tham gia mạng bay của thế giới là đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ngành, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơng trình HK. Trong những năm đổi mới, nhiều cơng trình HK đã ra đời như: các cảng hàng không - sân bay, các trung tâm quản lý điều hành bay, các cơ sở bảo dưỡng máy bay... Nhiều kế hoạch

33

đầu tư và phát triển của Nhà nước như thành lập và điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng hàng không - sân bay quốc gia, nâng cấp, cải tạo các cảng hàng không quốc tế lớn: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và một số sân bay khác, nâng cấp, hiện đại hóa các trung tâm quản lý, điều hành bay, mua sắm máy bay hiện đại,... được thực hiện nhằm nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển hàng không và chuyển dịch kinh tế theo hướng hội nhập, cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Bước đi tiếp theo của ngành vận tải HK Việt Nam là sự tham gia vào sân chơi chung của HK thế giới và hợp tác với các đối tác nước ngoài. Ngoài những mối quan hệ HK mà Việt Nam có được từ trong chiến tranh với một số nước nhằm mục đích qn sự, thì từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, HK quốc gia đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ thương mại rộng hơn với các quốc gia. 10 năm sau, ngày 12 tháng 10, đại diện của HK Việt Nam - VNA trở thành thành viên chính thức của Tổ chức các hãng hàng không quốc tế dùng chung nguồn lực kỹ thuật (IATP). Điều này có nghĩa là VNA được chia sẻ các nguồn lực về vật tư phụ tùng, trang thiết bị và cả nhân lực, kỹ thuật sẵn có của các thành viên IATP. Ngồi ra, phải kể đến các tổ chức quốc tế khác nữa, như ICAO, một tổ chức HK cấp chính phủ và Việt Nam đã gia nhập từ năm 1980. Năm 1997, VNA gia nhập Hiệp hội vận tải HK Châu Á (AAPA). Năm 2006, VNA chính thức tham gia vào IATA – Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế – và đăng ký chứng chỉ an toàn khai thác bay của Hiệp hội này, gọi tắt là IOSA. Bằng cách này, hình ảnh và thương hiệu Việt Nam, cũng như thương hiệu Vietnam Airlines sẽ được nhiều nước biết đến, và HK Việt Nam có cơ hội vươn xa hơn để mở rộng thị trường. Trong thời gian tới, chính sách “Bầu trời mở” trong khu vực các nước ASEAN sẽ được thông qua bằng một hiệp định HK đa biên. Đây sẽ là một cơ hội rất lớn để HK Việt Nam có nhiều điều kiện hơn nữa để phát triển hoạt động của mình tới các nước trong khu vực. Ngoài khu vực chung ASEAN, HK Việt Nam cũng đã ký kết thành cơng chính sách “Bầu trời mở” với Hoa Kỳ năm 2003. Năm 2006, hãng HK quốc gia Việt Nam cũng đã hợp tác liên danh khai thác dịch vụ đường bay với hãng HK Mỹ, American Airlines, trên các tuyến bay từ Mỹ đến Việt Nam, Nhật Bản, châu Âu và ngược lại. Đây là một cách thức để VNA có thể quảng bá hình ảnh của mình tới bạn bè quốc tế.

34

Bên cạnh đó, VNA cũng đã ký kết thành cơng các hiệp định HK song phương với 39 quốc gia (tính đến thời điểm hiện tại). Đây là cơ sở pháp lý và là điều kiện quan trọng để VNA có thể tiến hành kinh doanh vận tải HK tại các nước đó, và ngược lại.

Như vậy, ngành vận tải HK Việt Nam nói chung, và hãng HK quốc gia Việt Nam nói riêng, đã có những thành tựu đáng kể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình. Đó là một hướng đi tất yếu và đúng đắn trong hoàn cảnh mỗi quốc gia càng tiến đến gần hơn nền kinh tề thế giới.

35

Chƣơng II: Thực trạng thị trƣờng vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 42)