Những hoạt động kinh doanh và xúc tiến hợp tác kinh tế quốc

Một phần của tài liệu Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 37)

I. Cơ sở lý luận về thị trƣờng vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không trong

3.2.2.Những hoạt động kinh doanh và xúc tiến hợp tác kinh tế quốc

3. Những nhân tố ảnh hƣởng tới thị trƣờng vận tải hành khách bằng đƣờng

3.2.2.Những hoạt động kinh doanh và xúc tiến hợp tác kinh tế quốc

3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan

3.2.2.Những hoạt động kinh doanh và xúc tiến hợp tác kinh tế quốc

3.2.2.1. Chiến lược kinh doanh:

Chiến lược kinh doanh sẽ quyết định thành cơng cho doanh nghiệp. Đó có thể là một chiến lược ngắn hạn hoặc dài hạn để giải quyết những khó khăn trước mắt hoặc phát triển trong một khoảng thời gian nhất định. Một doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược giảm giá, khuyến mại nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, hay một chiến lược trích một phần doanh thu để dành cho các khoản chi phí chăm sóc khách hàng, nhằm nâng cao uy tín và hình ảnh với khách hàng hay đối tác. Mỗi doanh nghiệp đều có một cách đi riêng trên con đường hoạt động kinh doanh. Việc đưa ra những chiến lược đều có thể thực hiện với tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề. Chiến lược kinh doanh sử dụng trong ngành vận tải HK ít nhiều cũng có

29

những điểm đặc trưng riêng, bởi bản thân ngành này đã mang những đặc điểm khác biệt.

Là một ngành địi hỏi chi phí và vốn đầu tư lớn, việc đưa ra một chiến lược kinh doanh cho hãng HK hay cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải HK là một bài tốn địi hỏi sự tính tốn kỹ lưỡng và khéo léo của đội ngũ lãnh đạo. Các hãng HK không thể giảm giá vé một cách dễ dàng mà khơng hề tính tốn đến các chi phí về nguyên liệu, hay những chi phí thiết yếu khác để duy trì hoạt động hiện có của hãng. Việc đưa ra một mức giá rẻ đối với ngành HK khá khó khăn, và mỗi doanh nghiệp luôn phải cố gắng cắt giảm tối đa những chi phí hay thủ tục khơng cần thiết để giảm bớt gánh nặng chi phí cho mình và cho khách hàng. Một chiến lược như khuyến mại một số dịch vụ trên máy bay, giảm giá vé khi đăng ký chuyến bay khứ hồi cho một nhóm người… cũng có thể là một cách để các hãng HK thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến với hãng của mình. Sự gia tăng liên tục của giá nhiên liệu trong hai năm 2007 và 2008 vừa qua là một bài học kinh nghiệm cho các hãng HK khi tính tốn chi phí nhiên liệu. Trước việc giá xăng dầu leo thang không ngừng, một số hãng HK đã có động thái tích trữ nhiên liệu nhằm đối phó với tình hình trước mắt, và hậu quả là cho tới thời điểm quí 4 của năm 2008, giá nhiên liệu đột ngột giảm xuống hơn 50% so với mức giá đỉnh điểm, một số hãng đã bị thua lỗ rất nặng nề và khơng thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình được nữa.

Như vậy, một chiến lược kinh doanh, dù ngắn hạn hay dài hạn, đều có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh và khai thác vận tải HK. Điều này đòi hỏi các hãng phải rất thận trọng trong từng bước đi của mình, để có thể tồn tại và duy trì hoạt động trong hoàn cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp hơn.

3.2.2.2. Chiến lược xúc tiến hợp tác kinh tế quốc tế:

Sự hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam đặt ra cho mỗi doanh nghiệp địi hỏi cấp thiết về vấn đề hội nhập. Khơng có một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển riêng biệt trong một nền kinh tế đang hịa mình vào dịng chảy của thế giới. Nhiệm vụ quan trọng và cũng là yêu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để có thể hợp tác với các đối tác trong nước và

30

quốc tế khác để cùng phát triển. Với ngành vận tải HK, yếu tố quốc tế chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng với sự phát triển của ngành. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh vận tải HK cần phải có những chiến lược xúc tiến hợp tác quốc tế với các hãng, các đối tác trong ngành và liên kết với các ngành khác, tạo nên một mạng lưới HK quốc tế phát triển.

Một hãng HK càng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với càng nhiều đối tác HK khác trên thế giới thì cơ hội phát triển và mở rộng hoạt động, cũng như khả năng gia tăng doanh thu cho hãng cũng nhiều hơn. Bởi khi đó, sự hoạt động của hãng không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn cả nhu cầu của khách hàng quốc tế. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy hợp tác quốc tế của ngành HK sẽ tạo đà phát triển cho các ngành khác của nền kinh tế nước đó. Nhu cầu tìm hiểu cơ hội kinh doanh, sự hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực khác tăng lên, khiến cho nhu cầu vận tải HK giữa các nước cũng tăng lên, từ đó, cả nền kinh tế cùng phát triển.

Hãng HK quốc gia Việt Nam kể từ thời điểm đất nước đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã có những bước đi mới trên chặng đường “hòa mạng bay quốc tế”. Sự tham gia các hiệp định song phương, đa phương ở cấp chính phủ, sự liên kết hợp tác với các hãng HK trong khu vực và trên thế giới ở cấp doanh nghiệp đã mở ra cho ngành vận tải HK Việt Nam nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Hiện nay, HK Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với 69 hãng HK tại 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều này hứa hẹn cho HK Việt Nam một tương lai rộng mở hơn khi chúng ta có thể khai thác đường bay một cách hiệu quả từ các quan hệ hợp tác này, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại giữa Việt Nam và thế giới.

Một phần của tài liệu Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 37)