Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 53)

I. Tổng quan về hãng hàng không quốc gia Việt Nam – VietnamAirlines

3.Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực:

3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Về hệ thống cảng HK, sân bay, sau gần 2 thập kỷ đổi mới, hệ thống cảng

HK, sân bay trên tồn quốc đã có nhiều thay đổi đáng kể. Ngành HK Việt Nam đã từng bước nâng cấp, xây dựng và cải tạo hệ thống sân bay trên cả nước một cách hợp lý. Nhìn lại gần 2 thập kỷ đổi mới so với trên 50 năm tồn tại và phát triển, ngành HK Việt Nam đã có những chuyển biến sâu rộng cả về qui mô lẫn số lượng. Tuy chưa thể sánh vai được với các quốc gia phát triển về khối lượng hánh khách, hàng hóa và lượng máy bay thơng qua, hay năng lực khai thác, nhưng diện mạo của hệ thống hạ tầng kỹ thuật HK sân bay nước ta đã có sự thay đổi căn bản. Hịa cùng với sự phát triển của thị trường vận tải HK, sự gia tăng về lượng máy bay đi/đến của các hãng HK trong nước và quốc tế đã phần nào minh chứng cho sự “thay da đổi

43

thịt” trên tất cả các lĩnh vực của hệ thống sân bay Việt Nam. Trước hết là sự tăng trưởng cao về lượng hành khách và hàng hóa thơng qua các cảng HK, sân bay Việt Nam, từ chỗ chỉ chưa đầy 1 triệu lượt hành khách/năm vào năm 1990 thì đến cuối năm 2008 các cảng HK sân bay Việt Nam đã tiếp nhận trên 20 triệu lượt hành khách.

Tính đến nay, ngành HK Việt Nam đang quản lý, khai thác 22 cảng HK, trong đó có 3 cảng HK quốc tế và 19 cảng HK địa phương. Hệ thống cảng HK, sân bay nước ta được chia thành 3 khu vực: Bắc, Trung, Nam. Ở mỗi khu vực có 01 cảng HK, sân bay quốc tế, đóng vai trị trung tâm và các cảng HK, sân bay địa phương bao quanh tạo thành một mạng lưới cảng HK, sân bay. Cụ thể:

- Tổng công ty cảng HK sân bay miền Bắc: hiện đang quản lý 06 cảng HK, là Cảng HK quốc tế Nội Bài và 05 Cảng HK địa phương như Vinh, Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi và Đồng Hới.

- Tổng công ty cảng HK sân bay miền Trung: đang quản lý 08 cảng HK, sân bay, bao gồm cảng HK quốc tế Đà Nẵng và 06 cảng HK sân bay địa phương là Phú Bài, Phù Cát, Cam Ranh, Tuy Hòa, Pleiku và Chu Lai.

- Tổng công ty cảng HK sân bay miền Nam: hiện đang quản lý 08 cảng HK, bao gồm cảng HK quốc tế Tân Sơn Nhất và 07 cảng HK địa phương: Buôn Mê Thuột, Liên Phương, Rạch Giá, Côn Đảo, Phú Quốc, Cà Mau và Cần Thơ.

Ngồi các sân bay nói trên, hầu hết các địa phương trong cả nước đều có các sân bay hoặc bãi đỗ máy bay đã từng được sử dụng để máy bay cất/hạ cánh trước đây có thể cải tạo và xây dựng mới để đưa vào khai thác phục vụ các hoạt động bay dân dụng khi có nhu cầu.

Hiện tại, các Cảng HK quốc tế của VN đều đạt cấp 4E, còn các cảng HK, sân bay địa phương có qui mô từ 3C đến 4D. Hệ thống đường cất/hạ cánh đều được trang bị hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS) và hệ thống thiết bị dẫn đường hiện đại VOR/DME. Các cảng HK quốc tế, các nhà ga đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trên 1/3 số cảng HK trong cả nước đều có khả năng tiếp nhận các máy bay A320/321 hay các loại khác tương đương. Hệ thống điều hành quản lý bay đã được đầu tư thích

44

đáng. Trình độ quản lý và cung cấp dịch vụ điều hành bay của ngành quản lý bay Việt Nam đã đuổi kịp và hội nhập với trình độ của các nước trong khu vực.

Cùng với mạng cảng HK sân bay, ngành HK Việt Nam đang quản lý và điều hành 02 vùng thông báo bay Hà Nội và tp. HCM với các đường bay có mật độ bay cao Cả hai vùng thơng báo bay này đều nằm giữa các vị trí quan trọng đối với hoạt động bay trên khu vực biển Đông và khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Năm 2008, bình qn mỗi ngày có khoảng 700 chuyến bay đi, đến và quá cảnh qua vùng trời nước ta.

Về đội máy bay, khởi đầu chỉ vẻn vẹn 05 chiếc máy khi Cục Hàng không Việt

Nam ra đời, đến nay, đội máy bay của hãng đã được bổ sung nhiều loại máy bay mới và hiện đại. Dưới đây là các loại máy bay và số lượng từng loại mà Vietnam Airlines sử dụng trong các tuyến đường bay, cùng với những loại máy bay đã được đặt mua và sẽ nhận trong thời gian tới.

Bảng 1: Đội máy bay của hãng Vietnam Airlines tính tới thời điểm 01/03/2009

Loại máy bay Tổng số Số lƣợng hành khách (thƣơng gia/phổ thông)

Tuyến bay Ghi chú

Airbus A320-

200

10 162 (0/162) Các tuyến bay trong nước và khu vực Airbus A321- 200 15 (22 đang đặt)

184 (16/168) Các tuyến bay trong nước và khu vực Giao từ năm 2008 đến 2014 Airbus A350- 900 (10 đang đặt) Giao vào năm 2014 Airbus A330- 200

4 320 (26/284) Các tuyến bay trong khu vực và đường dài Trung Quốc/ HongKong/ Nhật Bản/ Malaysia/ Singapore/

Thái Lan và Ba Lan 2 266 (24/242)

Boeing 777-

1 295 (12/283) Đường dài Frankfurt/ Moskva/ Paris/ Melbourne/ 1 325 (35/290)

45

200ER 4 307 (25/282) Sydney/ Warszawa (có thể) 4 338 (32/306) Boeing 787-8 16 (đang đặt) Giao vào năm 2008 và 2009 ATR 72- 200 7 66 (0/66)

Các tuyến bay trong nước và bay đi Campuchia

ATR 72- 500 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 (11 đang

đặt)

66 (0/66) Các tuyến bay trong nước và bay đi Campuchia

Fokker

70 2 79 (0/79)

Các tuyến bay trong nước và các tuyến bay xuyên

Đông Dương

Tổng số máy bay đang sử dụng: 53 Tổng số máy bay sẽ sở hữu: 112

Nguồn: Thống kê số lượng máy bay - Ban Điều hành bay (Tổng cơng ty HK Việt Nam)

Tuổi thọ trung bình máy bay của hãng là 7,2 năm, thuộc thế hệ những máy bay trẻ và hiện đại so với các hãng khác. Cho tới nay, tuy đã có nhiều sự đầu tư và trang bị, song nhìn nhận một cách khách quan thì cơ sở vật chất kỹ thuật của VNA cịn yếu kém, trang thiết bị của hãng cịn chưa hiện đại, qui mơ chưa đủ lớn để đáp ứng nhu cầu lớn trong tương lai. Điều này sẽ là một trở ngại cho VNA trong thời gian tới khi mà thị trường HK nước ta được mở rộng với sự tham gia của các hãng HK nước ngoài lớn mạnh về tiềm lực kinh tế cũng như về nguồn lực nội bộ.

3.2. Nguồn nhân lực:

Đoàn bay 919 là đội ngũ đảm nhiệm vận hành và điều khiển các chuyến bay của VNA. Hiện nay số lượng phi cơng VNA là 289 người, trong đó lái chính là 129, lái phụ 160 phi cơng. Số phi cơng nước ngồi là 115 phi công, chiếm 40% tổng số phi công của hãng [12]. Nếu trong thời gian chiến tranh, đoàn bay chịu trách nhiệm lái chủ yếu các chuyến bay nhằm mục đích qn sự, chính trị, thì trong thời bình, họ là những con người đảm bảo an toàn cho các chuyến bay dân dụng, cũng như các chuyến bay quân sự, chính trị của đất nước. Thành tựu nổi bật của đoàn bay 919 của VNA là đảm bảo an toàn bay, tiết kiêm và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Song song với nhiệm vụ trọng tâm là khai thác bay thì cơng tác huấn luyện, đào tạo đã được

46

thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian và kết quả tốt như huấn luyện định kỳ cho các đội bay B777: 150 tổ, A320: 153 tổ; A330: 15 tổ, F70:15 tổ; ATR72: 69 tổ; huấn luyện, chuyển loại, nâng cấp lái chính, huấn luyện an toàn bay… [14; 13].Trong cơng tác an tồn bay, đồn bay 919 đã thực hiện tốt chỉ thị của hãng, kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo an tồn trên khơng và mặt đất, kịp thời đưa ra những thông báo, khuyến cáo gửi các đội bay, phòng Nghiệp vụ làm tốt công tác IOSA của đơn vị.

Một phần của tài liệu Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 53)