III. Những nhân tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng vận tải hành khách của VNA
2. Những nhân tố chủ quan:
Ngoài những yếu tố về nguồn lực mang tính nền tảng cho sự phát triển của hãng, các chiến lược cạnh tranh, hợp tác kinh tế quốc tế cụ thể của hãng trong từng giai đoạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hãng. Như bất cứ một doanh nghiệp nào, muốn đạt được thành công, VNA phải thiết lập chính sách cạnh tranh cho riêng mình. Đặc tính của thị trường hàng không là việc “sản xuất” và “tiêu dùng” diễn ra một cách đồng thời về mặt thời gian, cho nên, việc phân tích và đánh giá nhu cầu về mặt lượng rất quan trọng. Việc tính tốn và điều độ các chuyến bay sao cho phù hợp nhất vào các thời điểm trong năm sẽ quyết định sự thành công của hãng. Nếu dự báo lượng cung của hãng lớn hơn nhu cầu khách hàng, hệ số sử dụng ghế sẽ thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Nếu tính tốn lượng
80
cung nhỏ hơn lượng cầu, các khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ của các hãng cạnh tranh khác, do đó ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng và uy tín của hãng. Trong khi, các hãng HK quốc tế đua nhau giảm giá đến mức thấp nhất gây ra rất nhiều khó khăn cho hãng HK non trẻ về tiềm lực tài chính, về thị trường cũng như giới hạn về khả năng khoa học kỹ thuật như VNA, thì nhiệm vụ phải duy trì các đường bay nội địa với giá vé thấp (tới Vinh, Nà Sản, Điện Biên, Buôn Ma Thuật,...) đã ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh tế của hãng. Bởi vậy, việc có một chiến lược cụ thể, tầm nhìn dài hạn sẽ là yếu tố vơ cùng quan trọng để hãng có thể quản trị và điều chỉnh hoạt động của mình.
Về mặt hợp tác kinh tế, hãng đã cùng với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác, như ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm trong nước để gia tăng thêm giá trị cho khách hàng, cũng như tiến tới phục vụ tốt hơn nữa cho các chuyến bay. Đơn cử như sự hợp tác giữa mạng viễn thông Mobiphone và VNA trong sự kết hợp giữa hai chương trình đặc biệt của hai bên, chương trình khách hàng dài lâu của Mobiphone và chương trình khách hàng thường xuyên của Vietnam Airlines; hợp tác toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), theo đó, phía BIDV cam kết làm đầu mối thu xếp cho VNA các khoản tín dụng trị giá 7000 tỷ đồng (đầu tháng 3 năm 2009 vừa qua) nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và các dự án khả thi của hãng giai đoạn 2009-2011. Trong đó, hạn mức tín dụng ngắn hạn là 2.000 tỷ đồng được ưu tiên sử dụng cho nhu cầu nhập khẩu xăng dầu hàng không của Vietnam Airlines. Khoản tiền còn lại 5.000 tỷ đồng thuộc vốn trung hạn và dài hạn.
Trên phương diện quan hệ hợp tác quốc tế, VNA cũng đàm phàn được những khoản tín dụng từ phía các ngân hàng, tập đoàn nước ngoài như việc General Electric cho VNA thuê máy bay vào tháng 09/2007, việc ngân hàng xuất nhập khẩu của Mỹ Eximbank cho VNA vay khoản tiền hơn 400 triệu USD để mua 04 chiếc máy bay Boeing thế hệ mới. Đây là những hỗ trợ rất lớn từ phía quốc tế giúp VNA có thể bổ sung thêm đội máy bay cịn hạn chế của mình. Ngồi ra, VNA cịn nhận được sự tư vấn của Công ty Aviation Quality Services (AQS) - tổ chức được cơng nhận có đủ thẩm quyền đánh giá và cấp chứng chỉ IOSA - trong giai đoạn 2005-
81
2006 để VNA đạt được chứng chỉ IOSA của IATA, thông qua việc đầu tư, xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Khẩn nguy với đầy đủ trang thiết bị cần thiết và Hệ thống Cảnh báo chống va chạm trên không (EGPWS) cho đội bay…Trở thành thành viên chính thức của IATA đồng nghĩa với việc chất lượng dịch vụ của VNA đạt tiêu chuẩn quốc tế, là bước đi cực kỳ quan trọng mang tính chiến lược, giúp Vietnam Airlines đương đầu với những thách thức của hội nhập, từ đó tạo ra vị thế vững chắc cho hãng trong việc mở rộng hợp tác thương mại với các hãng HK lớn trên thế giới, kể cả việc gia nhập liên minh HK toàn cầu trong tương lai.
Chƣơng III: Những giải pháp phát triển thị trƣờng vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong thời kỳ