Quan hệ cung-cầu, chi phí, giá cả:

Một phần của tài liệu Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 29)

I. Cơ sở lý luận về thị trƣờng vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không trong

3.1.7.Quan hệ cung-cầu, chi phí, giá cả:

3. Những nhân tố ảnh hƣởng tới thị trƣờng vận tải hành khách bằng đƣờng

3.1.7.Quan hệ cung-cầu, chi phí, giá cả:

3.1. Nhóm các nhân tố khách quan:

3.1.7.Quan hệ cung-cầu, chi phí, giá cả:

Quan hệ cung-cầu là quan hệ cơ bản trong nền kinh tế thị trường. Khi giá cả trên thị trường khơng đạt mức giá cân bằng chung, thì giá cả sẽ thấp hơn, hoặc cao

21

hơn mức giá cân bằng đó. Cạnh tranh vốn là thuộc tính của kinh tế thị trường. Sở dĩ ln có sự cạnh tranh là bởi trên thị trường luôn tồn tại sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời, khi xảy ra sự mất cân bằng đó, sự điều chỉnh sao cho chúng trở lại mức cân bằng rất khó khăn. Trong điều kiện hoạt động kinh tế ngày càng trở nên năng động và phức tạp, các yếu tố kinh tế luôn biến động, dẫn dến sự biến động không ngừng của cung và cầu, khiến cho sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Về mặt quản trị, một hãng HK muốn đứng vững trên thị trường khốc liệt đó chỉ có thể sử dụng các biện pháp cho phép trong khuôn khổ pháp luật như các Hiệp định song phương, đa phương, các thủ pháp marketing… nhằm cân bằng cung cầu, tác động lên các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bổ hành khách giữa các đối thủ cạnh tranh, để đạt tới mục tiêu có lợi cho mình.

Trong hoạt động kinh doanh vận tải HK, các nhà quản trị hãng HK hiện nay có xu hướng xem xét cung tại mức chi phí của các yếu tố cầu. Rất nhiều hãng HK đã đặt sự quan tâm vào việc khai thác an toàn và hiệu quả và giảm chi phí sản phẩm. Tuy nhiên, mục tiêu của quản trị hãng HK là làm cho cung và cầu HK có thể cân bằng. Để thành cơng được trong nhiệm vụ đó, một hãng HK có thể là một nhà khai thác vận chuyển với chi phí thấp, hoặc với chi phí cao. Song vấn đề quan trọng quyết định khả năng sinh lời của hãng chính là làm sao hãng có được thu nhập đơn vị cao hơn chi phí đơn vị của mình. Chi phí đơn vị thấp có thể khơng đảm bảo sinh lời nếu hãng HK đó khơng có khả năng làm phát sinh thu nhập đơn vị cần thiết đủ để trang trải những chi phí đó. Ngược lại, chi phí đơn vị cao không phải lúc nào cũng gây khó khăn cho việc sinh lời, nếu hãng HK đó có thể tìm kiếm và phát triển thị trường đảm bảo việc tạo ra thu nhập đơn vị cao hơn.

Để có thể đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu sao cho đem lại nhiều lợi nhuận nhất, các hãng HK cần hiểu rõ nhu cầu của thị trường. Việc lựa chọn máy bay, phát triển đường bay, lập kế hoạch bay, lập kế hoạch sản phẩm và giá, kế hoạch quảng cáo… là một vài trong số rất nhiều lĩnh vực, mà cuối cùng, chúng cũng phụ thuộc vào việc phân tích nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa. Giữa khả năng cung ứng vận tải của hãng HK với nhu cầu của thị trường ln có sự tác động qua lại lẫn nhau. Chủng loại và tầm bay của máy bay, thời gian đi và đến, tần

22

suất bay, giá vé, chất lượng phục vụ trên máy bay, chất lượng phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất và các yếu tố khác của cung sẽ ảnh hưởng tới cầu của một hãng HK. Đồng thời, chính bản thân các yếu tố cầu lại tác động trở lại cung. Số lượng, nhu cầu khách hàng, mùa bay, mục đích hành trình, khoảng cách hành trình, bản chất của nhu cầu vận tải (đối với hàng hóa) và các phương diện nhu cầu khác sẽ ảnh hưởng tới cung, và tiếp đó là tác động tới giá. Bởi vậy, việc phân tích kỹ các yếu tố cung và cầu sẽ quyết định rất lớn đến hoạt động của hãng HK, địi hỏi hãng đó ln phải năng động, nhạy bén và thích ứng tốt với thị trường.

Một phần của tài liệu Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 29)