1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay

108 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 713,03 KB

Nội dung

Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay

Trang 1

LUẬN VĂN:

Mối quan hệ giữa văn hoá và

du lịch trong thời kỳ đổi mới ở

nước ta hiện nay

Trang 2

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước tiến mạnh mẽ Năm 2004 số lượng khách quốc tế đến nước ta đã đạt con số trên ba triệu lượt người, khách du lịch nội địa cũng tăng nhanh Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cho sự phát triển văn hoá và mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch

Giữa văn hoá và du lịch từ lâu đã có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ Văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc là nguồn lực cho hoạt động du lịch Và du lịch là một hình thức của hoạt động giao lưu văn hoá ngày càng được đẩy mạnh hiện nay Du lịch là cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trong cuộc sống giữa quá khứ hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc

Với việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: "Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch

trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay" (qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà

Nội), chúng tôi sẽ có điều kiện nhận diện rõ hơn các phương diện lý luận về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch, về thực tiễn vấn đề phát triển du lịch dựa trên nền tảng kế thừa và phát huy di sản và bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến Đề tài sẽ góp phần đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa hoạt động văn hoá và du lịch (và ngược lại) ở Thủ đô và đề xuất những biện pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ này Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa có

ý nghĩa thực tiễn cấp bách góp phần vào việc xây dựng và phát triển Hà Nội “thành phố vì hoà bình”, “Thủ đô anh hùng", xây dựng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 3

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề phát triển văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay

đã được một số nhà nghiên cứu văn hoá và du lịch đề cập Đã có những cuộc hội thảo, những công trình chuyên ngành đề cập đến vai trò văn hoá đối với phát triển kinh tế- xã hội nói chung, văn hoá đối với phát triển du lịch nói riêng trên phạm vi cả nước và ở Hà Nội

Về di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội, có thể kể tới các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

- “Thăng Long - Hà Nội” của Tiến sĩ Lưu Minh Trị và Nhà nghiên cứu, Nhà

báo Hoàng Tùng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995

- “Hà Nội nghìn xưa” của Giáo sư Trần Quốc Vượng và nhà nghiên cứu Vũ

Tuấn Sán, Nxb Hà Nội, 1998

- “ Văn hiến Thăng Long”của Giáo sư Vũ Khiêu và nhà nghiên cứu Nguyễn

Vinh Phúc chủ biên, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000

- “ Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và toả sáng” của Giáo sư Trần Văn

Bính chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003

Các công trình nói trên đã hệ thống, khái quát hoá các giá trị văn hoá, các di

sản văn hoá tiêu biểu của Thăng Long- Hà Nội- nguồn lực to lớn cho phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội

Về hoạt động du lịch ở Hà Nội có thể kể tới các công trình sau:

- “Hà Nội trung tâm du lịch của Việt Nam”của Giáo sư Trần Quốc Vượng và

nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Vinh Phúc, Nxb Thế giới, Hà Nội,

1996

Trang 4

- “Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội", Luận

án Tiến sĩ của Bùi Thị Nga, Hà Nội,1996

- “Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long” của Nhà nghiên cứu Nguyễn

Vinh Phúc, Nxb Hà Nội, 2000

- “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô" của Tiến

sĩ Nguyễn Quang Lân, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2/2005

Các công trình nói trên đã phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở Hà Nội trong thời gian qua và đề xuất các phương hướng, giải pháp cho phát triển du lịch ở Thủ đô trong thời gian tới

Về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch có các công trình tiêu biểu:

- “Du lịch và vấn đề giữ gìn văn hoá dân tộc ở Hà Nội” của Phó Giáo sư- Tiến sĩ

Lê Hồng Lý, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 2/2000

- “Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam” của Thạc sĩ

Ngô Kim Anh, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 2/2000

- “Về hiệu quả kinh tế - xã hội của văn hoá qua hoạt động du lịch” của Tiến sĩ

Trần Nhoãn, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 4/2002

- “Suy nghĩ về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch" của nhà

nghiên cứu Huỳnh Thị Mỹ Đức, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 6/2002

Các tác giả đã ít nhiều đề cập tới mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch, phát triển du lịch gắn với phát triển văn hoá ở nước ta nói chung, ở Hà Nội nói riêng

Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước

ta hiện nay (qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà Nội)

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích của luận văn là nhằm phát huy vai trò của văn hoá đối với sự phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà Nội)

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về văn hoá, du lịch, về mối quan hệ văn hoá và du lịch

- Đánh giá giá trị các nguồn lực văn hoá và thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (qua khảo sát thực

tế trên địa bàn Hà Nội)

- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc kế thừa và phát huy các giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc với phát triển du lịch ở thủ đô Hà Nội và ở nước ta hiện nay

4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đề tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết mối quan

hệ giữa văn hoá và sự phát triển du lịch ở nước ta và ở thủ đô trong những năm gần đây, chủ yếu là từ năm 2000 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Đề tài được tiến hành trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành uỷ Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về phát triển văn hoá và du lịch

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tiến hành là phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học…

Trang 6

6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

-Đề tài góp phần giải quyết cơ bản mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trên bình diện lý luận

- Phân tích đánh giá những giá trị của di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội nguồn lực cho phát triển du lịch ở Thủ đô

- Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hoá Thăng Long - Hà Nội đối với sự phát triển du lịch ở thủ đô hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 7

Chương 1

Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa văn hoá

và du lịch trong quá trình đổi mới ở nước ta

1.1 quan niệm về văn hoá

1.1.1 Khái niệm văn hoá

Một quan niệm đầy đủ về bản chất của văn hoá ngày càng được xác định Nếu trước đây khái niệm văn hoá chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp trong giới hạn các hoạt động văn học, nghệ thuật thì ngày nay văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất và tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn - lịch sử của mình, trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội.Trong lễ phát động:

Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá“ (Pari tháng 12/1986) Ông F Mayor Tổng giám đốc UNESCO đã cho rằng: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc [35, tr.32]

anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nêu ra cách đó trên 40 năm:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo

và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở

và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức

là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với

Trang 8

biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [45, tr.431]

Như vậy từ trong quan niệm của Hồ Chí Minh toát lên một cái nhìn vừa toàn diện, vừa sâu sắc về nguồn gốc lịch sử của văn hoá, về phạm vi rộng lớn của văn hoá, về mặt biểu hiện của văn hoá trong đời sống và toàn bộ sinh hoạt của con người

đời sống của con người Con người không thể tồn tại nếu như không có khả năng sáng tạo và phát minh ra văn hoá nhằm đối phó với những thử thách của thiên nhiên và xã hội

Về phạm vi và nhân tố cấu thành văn hoá, Hồ Chí Minh soi xét cả hai mặt vật chất và tinh thần

Về mặt tinh thần đó là ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật

Về mặt vật chất đó là những công cụ của sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng những công cụ ấy

Quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về văn hoá có ý nghĩa cực

kỳ lớn lao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc khi mà Đảng ta xác định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của

xã hội"

1.1.2 Vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội

Trước đây do thiếu hiểu biết, nhiều người vẫn giữ quan niệm cho rằng: Văn hoá như là một lĩnh vực đứng ngoài kinh tế, do kinh tế trợ cấp, chỉ khi kinh tế phát triển thì mới có điều kiện mở mang các hoạt động văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của con người Với quan niệm đó, văn hoá được coi như là một hoạt động có

Trang 9

tính giải trí, khi kinh tế còn khó khăn thì ít người quan tâm đến văn hoá, và rõ ràng trong điều kiện đó thì người ta không thể nhận thấy vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế

đặc biệt là các quốc gia ở khu vực châu á - Thái Bình Dương, người ta đã tìm thấy những dấu ấn và đặc trưng văn hoá trong phát triển của các quốc gia đó Thực tế đó

đã khiến người ta không chỉ thừa nhận sự tác động của các yếu tố văn hoá vào quá trình phát triển kinh tế, mà còn đi sâu xem xét vai trò của văn hoá cũng như tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào hoạt động sản xuất, kinh doanh

Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau Kinh tế phải bảo đảm được nhu cầu sống tối thiểu của con người sau đó mới đảm bảo điều kiện cho văn hoá phát triển Kinh tế không thể phát triển nếu không có một nền tảng văn hoá, đồng thời văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến phát triển kinh tế Sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể năng động, hiệu quả, bền vững chừng nào quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá

Văn hoá mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng dân tộc, là những di sản quí báu tích luỹ được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc của quốc gia, dân tộc đó Nhưng đồng thời với quá trình phát triển, kế thừa và giữ gìn bản sắc riêng đó, nó còn tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các quốc gia, dân tộc khác, làm cho văn hoá vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa có tính thời đại phù hợp với sự phát triển kinh tế trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ Bối cảnh này làm cho vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh tế ngày càng được nâng cao, văn hoá khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, quyết định sự tăng trưởng nhanh và bền vững

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là sự phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, vì vậy cần nhận thức sâu sắc hơn vị trí, vai trò của văn hoá trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa Thực tế khủng hoảng diễn ra ở nhiều nước xã

Trang 10

hội chủ nghĩa trong thời gian qua đã cho thấy những nước đó đã đặt không đúng vị trí của văn hoá trong phát triển, có những quan niệm không đúng về cách mạng văn hoá và tư tưởng: Văn hoá thường được xem là yếu tố đứng ngoài kinh tế, tuỳ thuộc vào kinh tế Quá trình phát triển văn hoá vì thế lệ thuộc vào sự trợ cấp của kinh tế, được hoạch định như chính sách xã hội Mặt khác, cách mạng văn hoá được coi như

là cách mạng chính trị, do đó những cuộc cách mạng văn hoá và tư tưởng thường bị biến dạng thành những cuộc đấu tranh chính trị đơn thuần như chúng ta đã thường thấy ở một số nước…Thực tế này đòi hỏi phải có nhận thức mới về vai trò của văn hoá trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

Wang Yalin một học giả của Trung Quốc cho rằng: Công cuộc hiện đại hoá xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc hiện nay đang phải thực hiện

“sự vượt qua kép” tức là phải thực hiện:

Thứ nhất, cả công nghiệp hoá và cả hậu công nghiệp hoá

Thứ hai, cả về phát triển kinh tế và phát triển nhân văn

Phát triển kinh tế và nhân văn xã hội là những bộ phận quan trọng của sự phát triển toàn bộ xã hội dựa vào nhau và thúc đẩy lẫn nhau để phát triển ông cho rằng phát triển nhân văn xã hội một mặt được sự hỗ trợ của phát triển kinh tế, mặt khác lại thực hiện một số chức năng đối với phát triển kinh tế như sáng tạo ra môi trường tốt đẹp cho phát triển kinh tế trở thành hệ thống đảm bảo cho sự phát triển Và phát triển nhân văn xã hội lấy con người làm hạt nhân cung cấp hệ thống định hướng giá trị cho phát triển kinh tế

Như vậy rõ ràng là những nhân tố nhân văn xã hội, hay nói cách khác những nhân tố văn hoá không thể thiếu vắng trong động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế

và tiến bộ văn hoá

Theo khẳng định của UNESCO: “Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá, thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân

Trang 11

đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hoá, và tiềm năng sáng tạo của những ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều” [60, tr.5]

Văn hoá ngày nay đang trở thành một nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế Trong bất kỳ thời kỳ nào, quốc gia nào, con người nào cũng đều đóng vai trò quyết định với quá trình sản xuất Mà con người trước hết là một thực thể văn hoá Tố chất con người (tinh thần yêu nước, trình độ khoa học kỹ thuật, tinh thần tổ chức xã hội, tính nhân văn, nhân bản…) cao thấp có ý nghĩa quyết định sức mạnh của văn hoá Sự phát triển của mỗi quốc gia không phải chỉ ở tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng mà quyết định là ở sự sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người, ở trong hàm lượng và sự phân bố tài nguyên tri thức trong cơ cấu sản xuất…

Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng văn hoá, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ Các văn kiện Hội nghị Trung ương khoá VII, VIII, IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

Yếu tố nền tảng của văn hoá ở đây là sự hiểu biết, là tri thức, kinh nghiệm và

sự khôn ngoan tích luỹ được trong quá trình học tập, lao động, đấu tranh để duy trì

và phát triển cuộc sống con người Muốn đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải có sự hiểu biết về tri thức, kinh nghiệm, khoa học công nghệ hiện đại của nhân loại, đồng thời phải biết phát huy các giá trị của truyền thống văn hoá Nhân tố nền tảng này nếu được khai thác và biết cách phát huy thì sẽ trở thành một động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế

Kinh nghiệm cho thấy, so với nước Mỹ thì Nhật Bản còn có một số kỹ thuật nhập khẩu từ Mỹ, nhưng con đường để cho các xí nghiệp của Nhật Bản vượt các xí nghiệp Mỹ về tăng năng suất lao động lại chính là việc sử dụng các yếu tố truyền thống trong đó phải kể đến tinh thần gia tộc và tinh thần quần thể của người Nhật Người Nhật đã biết phát huy những đặc điểm ưu việt của nền văn hoá truyền thống thông qua một hệ thống giáo dục và hoạt động văn hoá có sự đầu tư thích đáng về vật chất và tinh thần Họ đã không để cho làn sóng hiện đại hoá và giao lưu văn hoá

Trang 12

ồ ạt của thời kỳ mới lấn át các cơ sở văn hoá truyền thống được cố kết hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc như tinh thần kỷ cương trong lao động, tôn ti trật tự cần thiết trong sự điều hành xã hội, mối liên hệ gia đình, làng xóm, dân tộc có tác dụng đối với lao động, đức tín nghĩa…

Bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa tốt đẹp của văn hoá nhân loại Đảng ta đã cho rằng bản sắc văn hoá dân tộc là trụ cột của sức mạnh văn hoá Truyền thống văn hoá cùng với tinh thần dân tộc là nguồn tài nguyên của dân tộc và đất nước Trong lịch

sử hàng chục thế kỷ chống ngoại xâm của dân tộc ta, nguồn lực quan trọng nhất trong truyền thống văn hoá là tinh thần yêu nước, chủ nghĩa yêu nước Từ khi ra đời Đảng ta đã động viên, phát huy cao độ tinh thần yêu nước để giành và giữ vững nền độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng Chủ nghĩa xã hội Đảng ta luôn nhấn mạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phải đi đôi với việc tiếp thu tinh hoa của văn hoá nhân loại, nhấn mạnh tính dân tộc đồng thời với tính khoa học và đại chúng, tính tiên tiến gắn với bản sắc dân tộc đậm đà Đó chính là bản lĩnh, bản sắc văn hoá Việt Nam, sức mạnh của văn hoá Việt Nam là nền tảng, động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội

Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã xác định nhiệm vụ: “Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Phong trào này đã nhanh chóng được triển khai sâu rộng và sáng tạo, góp phần làm cho đời sống chính trị ổn định, kinh tế phát triển, giảm bớt các hộ đói nghèo, giảm các tệ nạn xã hội, phát huy được tình làng nghĩa xóm, làm đẹp cảnh quan môi trường, làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng phong phú hơn

Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta nhận thức sâu sắc rằng toàn cầu hoá là cơ hội để văn hoá Việt Nam học hỏi và phát huy các giá trị của mình Song chúng ta cũng đối mặt với các thách thức to lớn của quá trình toàn cầu hoá đối với các giá trị truyền thống dân tộc Logíc tồn tại của nền văn hoá dân tộc hiện nay đang diễn ra trong hai quá trình: quá trình đẩy nhanh sự hợp tác trao đổi và

Trang 13

quá trình gia tăng bản sắc của dân tộc Hai quá trình này thống nhất biện chứng trong quá trình toàn cầu hoá Chúng ta nhất thiết phải mở cửa, phải hội nhập để đón nhận những giá trị mới của nhân loại, đó là lẽ sống còn của dân tộc nhưng mở cửa để hội nhập và phát triển, mở cửa phải giữ vững nền độc lập dân tộc và gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giữ được cơ cấu và giá trị nội sinh của văn hoá dân tộc

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và trong xu thế toàn cầu hoá, các quan

hệ kinh tế sẽ mang lại sự hưởng thụ các sản phẩm vất chất và tinh thần của nhân loại với giá rẻ hơn, tiện nghi thuận lợi hơn song nó có khả năng thúc đẩy lối sống tiêu thụ thực dụng, làm tha hoá nhân cách, làm rối loạn những giá trị xã hội, nó phá vỡ sự cân bằng của môi trường truyền thống, nó thương mại hoá không ít các hoạt động văn hoá

và quan hệ xã hội Hệ giá trị làng xã Việt Nam với một cơ cấu cộng đồng bền chặt đang phải thử thách trước làn sóng đầu tư trong quá trình toàn cầu hoá Các mối quan

hệ trong gia đình, làng xóm có phần lỏng lẻo dần Khát vọng làm giàu của các thế hệ đặc biệt là thanh niên đang gia tăng trước thời cơ và vận hội này với không ít lệch lạc làm thay đổi cơ cấu giá trị của nền kinh tế cũ để chuyển sang nền kinh tế thị trường

Việt Nam đã tham gia hội nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á (aSEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) tiến tới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm liên kết các giá trị khu vực và quốc

tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá gia tăng mạnh mẽ Chúng ta cũng bước đầu xây dựng một chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Trong chiến lược này, văn hoá được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá vừa

là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội Để Việt Nam phát triển được trong quá trình toàn cầu hoá, trước hết phải quan tâm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hoá đó xác lập hệ giá trị cơ bản là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,

có chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưỏng Hồ Chí Minh làm định hướng và thước đo giá trị

Trang 14

Các giá trị văn hoá là nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, kích thích sáng tạo, năng động trong nền kinh tế thị trường nhưng bên cạnh đó những phản giá trị như chủ nghĩa cá nhân, lối sống tiêu thụ … xuất hiện đã làm thay đổi bản chất nhân cách của con người và các quan hệ xã hội, kích thích chủ nghĩa cá nhân, tính vị kỷ…Hơn lúc nào hết, ngày nay văn hoá phải góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá đích thực để thúc đẩy và hướng dẫn sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người trước những thách thức của toàn cầu hoá và kinh tế thị trường

Nếu chúng ta cho rằng văn hoá là hệ thống các giá trị, các truyền thống, các thị hiếu và lối sống được các cộng đồng sáng tạo nên qua lịch sử phát triển hàng thế

kỷ, dựa vào đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình, thì rõ ràng văn hoá không đứng ngoài mà nằm ở trong, là nhân tố nội sinh của sự phát triển kinh tế - xã hội Văn hoá với vai trò của mình làm nền tảng và định hướng cho cái đúng, cái hay, cái đẹp trong tư duy của nhà chiến lược, trong suy nghĩ của nhà hoạch định chính sách, trong hành vi ứng xử của doanh nhân, trong ngoại giao và trong hoạt động du lịch…

Từ Đại hội VI (1986) đến nay nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở rộng kinh tế đối ngoại, bước vào ngưỡng cửa của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Muốn thực hiện được tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, điều quan trọng trước tiên là phải phát huy nguồn lực văn hoá, nâng cao trình

độ văn hoá của toàn dân tộc

Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những quan điểm cơ bản chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa:

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Trang 15

- Nền văn hoá mà chúng ta cần xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mang nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại

- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng của một quốc gia dân tộc thống nhất; tổng hoà các tinh hoa văn hoá của các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất Việt Nam

- Văn hoá là một mặt trận, người làm văn hoá là chiến sỹ trên mặt trận ấy

- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp sáng tạo của toàn dân do Đảng lãnh đạo, đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân là lực lượng quan trọng

- Có chính sách đầu tư thích đáng cho văn hoá, văn nghệ, khoa học, giáo dục…, coi đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho phát triển Phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ của Nhà nước, tập thể và các cá nhân bảo đảm định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền tự do sáng tạo của các nhà hoạt động văn hoá…

sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng

là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần xã hội… bảo

đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước” [33, tr.4]

1.2 Quan niệm về du lịch

1.2.1 Khái niệm du lịch

Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Mặc dù vậy cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung khái niệm du lịch vẫn chưa có sự thống nhất

Trang 16

Với những cách tiếp cận khác nhau, các học giả đã đưa ra những khái niệm khác nhau về du lịch: Theo từ nguyên, trong tiếng Anh “to tour" có nghĩa là dã ngoại; trong tiếng Pháp “tour“ có nghĩa là đi dạo chơi, leo núi, vận động ngoài trời; trong tiếng Việt, du lịch là một từ đã có từ lâu gắn liền với các chuyến đi: Kinh lý, tham quan, vãn cảnh, thăm viếng… của các nho sỹ, các tầng lớp vua chúa, quan lại, các nhà truyền giáo…

Trong Từ điển tiếng Việt, du lịch được giải thích là “đi chơi cho biết xứ

người" [71]

- Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “Du lịch là sự mở rộng không gian văn

hoá của con người” [72]

Kuns, học giả người Thụy Sĩ xác nhận: “Du lịch là hiện tượng những người chỗ khác đi đến nơi không phải thường xuyên cư trú của họ bằng phương tiện vận tải

ứng những nhu cầu của họ” [61, tr.11]

Năm 1963 với mục đích quốc tế hoá khái niệm du lịch, tại hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:

“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn

từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi

làm việc của họ” [61, tr.12]

Xuất phát từ hiện tượng du lịch, nhà nghiên cứu Trần Nhạn đã đưa ra một khái niệm khá toàn diện về bản chất đích thực, cơ bản của du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt

Trang 17

động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền” [52, tr.30]

Như vậy các định nghĩa về du lịch nói trên đã tiếp cận khái niệm du lịch theo nghĩa rộng hơn, không chỉ đề cập du lịch đối với khách du lịch vãng lai mà còn thêm vào đó các hoạt động kinh doanh của các cơ sở và cá nhân phục vụ cho các nhu cầu của khách du lịch đi qua và ở lại (như việc vận chuyển, phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, hướng dẫn tham quan, giải trí…) và các giá trị văn hoá tinh thần thu nhận được trong quá trình du lịch Khái niệm du lịch trong Luật Du lịch của Việt Nam cũng xuất phát

từ cái nhìn toàn diện này:

“Du lịch là các hoạt dộng có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ

dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [42, tr.9]

1.2.2 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội Du lịch đã khẳng định được vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân của các nước như một ngành “công nghiệp không khói ”

Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và phát triển với tốc độ nhanh Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới thì năm

1950 toàn thế giới có 25 triệu du khách, đến năm 1990 con số này đã lên tới 450 triệu (tăng 18 lần sau 20 năm) Tính riêng trong vòng mười năm gần đây số khách du lịch quốc tế đã tăng từ 339 triệu năm 1986 lên 592 triệu năm 1996 và đến năm 2000 con số này đạt tới 637 triệu và khoảng 937 triệu vào năm 2010

Theo tính toán của các chuyên gia du lịch quốc tế, chỉ trong vòng 36 năm (từ

1960 - 1996) thu nhập từ du lịch của thế giới đã tăng 62 lần (từ 6,8 tỷ USD năm

1960 tăng lên 423 tỷ USD năm 1996), riêng năm 1995 ngành du lịch toàn cầu đã tạo

Trang 18

việc làm cho 212 triệu người và dự tính đến năm 2005 con số này sẽ lên tới 338 triệu trên phạm vi toàn thế giới

Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng đã chỉ rõ: Du lịch là ngành lớn nhất thế giới, tính theo sản phẩm thu được, là ngành đứng đầu về thu thuế, là ngành có khả năng nhất trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp lao động Từ 1990-1993, số người làm việc trong ngành du lịch tăng nhanh hơn 50% so với tốc độ tăng công ăn việc làm trên thế giới Hội đồng Du lịch và Kinh doanh du lịch thế giới ước tính: Du lịch và kinh doanh du lịch tạo ra cho 144 triệu việc làm trên thế giới từ 2000 đến 2005, trong đó 112 triệu là ở các nước đang phát triển thuộc khu vực châu á - Thái Bình Dương Họ đã tính số tiền khách du lịch chi trả cho các chuyến du lịch sẽ tăng từ 450 tỷ USD năm 1998 lên 555 tỷ USD năm 2000

và 1500 tỷ USD vào năm 2010 Như vậy sau 20 năm nữa du lịch rất có thể sẽ trở thành ngành kinh tế phát triển mạnh hàng đầu thế giới [75]

Với đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước, từ năm 1986 đến nay, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể Chương trình hành động quốc gia về du lịch với tiêu đề: “Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới” đã mạng lại cho Du lịch Việt Nam những kết quả quan trọng, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo và khẳng định tầm vóc của du lịch nước ta, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực Qua chương trình này có 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Ban chỉ đạo Phát triển du lịch, 14 Bộ, Ngành có chương trình, kế hoạch phối hợp triển khai chương trình Đây là tiền đề quan trọng huy động nguồn sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch

Ngành Du lịch thời gian qua đã tổ chức hàng loạt các lễ hội và liên hoan văn hoá - du lịch lớn trong cả nước, thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước: Festival Huế tổ chức hai năm một lần, Đêm rằm phố cổ Hội An, Liên hoan du lịch đất Phương Nam, Lễ hội văn hoá - du lịch 100 năm Đà Lạt, 110 năm Sapa, Năm du lịch Hạ Long, Năm du lịch Điện Biên Phủ và hàng chục các lễ hội truyền thống được

Trang 19

khôi phục và nâng cấp phục vụ mục đích du lịch Hàng chục vạn ấn phẩm quảng bá

du lịch bằng nhiều thứ tiếng đã được phát hành Hình ảnh cô gái Việt Nam và tiêu đề

“Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới” đã tạo nên sự quen thuộc, gần gũi đối với mọi người trên thế giới Nhờ những hoạt động du lịch văn hoá nói trên chúng ta

đã thu hút được lượng khách quốc tế khá đông đảo mặc dầu phải đương đầu với không ít khó khăn thách thức do khách quan đưa lại Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến nước ta giai đoạn 2000-2004 tăng gần một triệu lượt người, khách nội địa tăng 3,5 triệu lượt Năm 2000, năm đầu tiên thực hiện chương trình, lượng khách quốc tế đạt 2,14 triệu lượt tăng 20,1% so với 1999 và gấp 8,4 lần

so với năm 1990, khách nội địa đạt 11,2 triệu lượt người, tăng 5,7% so với năm

1999 Thu nhập xã hội từ du lịch đạt 1,2 tỷ USD, tăng 19% so với năm 1999 Riêng năm 2004 đã đón được 2.927.837 lượt khách quốc tế, 14 triệu lượt khách nội địa, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 1,65 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2003 [37, tr.53]

Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã nhận định:

Hoạt động du lịch khởi sắc đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước, khôi phục nhiều nghề thủ công truyền thống, góp phần vào sự phát triển của hàng không, văn hoá - thông tin và các ngành khác liên quan đến du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu giữa các vùng,

miền trong nước và quốc tế [37, tr.53]

1.3 Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch

Giữa văn hoá và du lịch luôn có mối liên hệ khăng khít, mật thiết Đó là khai thác và phát huy các di sản và giá trị văn hoá, một bộ phận thiết yếu nhất của nguồn tài nguyên du lịch, việc phát triển du lịch hướng vào mục tiêu văn hoá, nâng cao tố chất văn hoá trong kinh doanh du lịch…

Trang 20

1.3.1 Di sản văn hoá, giá trị văn hoá là nguồn lực cho phát triển du lịch

Chúng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vị trí đặc biệt quan trọng của văn hoá Việt Nam đối với sự phát triển toàn diện đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội trong

đó có du lịch, một ngành kinh tế đang trở thành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thế kỷ XXI

những giá trị và công trình văn hoá thì du lịch Việt Nam sẽ không phát triển mạnh được, sẽ mất đi sự hấp dẫn riêng của nó

Trong Luật Du lịch được ban hành năm 2005 thì tài nguyên du lịch được xác định là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, tuyến

du lịch, đô thị du lịch” [42, tr.9]

Với nhận định trên, có thể khẳng định rằng phần lớn tài nguyên du lịch là các giá trị, các thành tựu, các công trình văn hoá của dân tộc trong sự gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch sử của đất nước, với truyền thống văn hoá của dân tộc qua các thời kỳ lịch

sử khác nhau Như vậy, đối với du lịch, đặc biệt đối với du lịch bền vững, văn hoá trở thành tài nguyên tạo nên sự hấp dẫn có chiều sâu nhất đối với du lịch Và sở dĩ

du lịch là một ngành kinh tế có sức thu hút mạnh mẽ bởi vì trong nó có hàm chứa nội dung văn hoá sâu sắc và phong phú Để du lịch phát triển bền vững thì nó phải tuân thủ một yêu cầu khách quan hết sức nghiêm ngặt là phải đảm bảo sự bền vững về văn hoá Việc khai thác các giá trị văn hoá nhằm phục vụ nhu cầu du lịch hiện tại song không được làm tổn hại đến các giá trị văn hoá, phải bảo tồn các di sản văn hoá cho các thế hệ mai sau

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hoá - Thông tin đến năm 2001, Việt Nam có tổng số di tích văn hoá đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng là 2.597, trong đó:

Trang 21

Đó là những di sản văn hoá độc đáo ở mọi vùng, miền của đất nước nơi lưu giữ bao chiến công, hào hùng của dân tộc Việt Nam, nơi ẩn chứa với những giá trị nhân bản sâu sắc, độc đáo của dân tộc Việt Nam trong suốt trường kỳ dựng nước và giữ nước, tất cả hợp thành bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc

Các di sản văn hoá có mặt ở hầu hết ở các địa phương trên cả nước từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, đó là lợi thế để ngành du lịch phát huy các di sản văn hoá trong tổ chức hoạt động du lịch Có thể khẳng định rằng tiềm năng to lớn của du lịch Việt Nam nằm trong văn hoá dân tộc

Chẳng hạn, Chùa Việt Nam là điểm hẹn rất hấp dẫn của khách du lịch quốc tế

và nội địa Đây vừa được coi là nơi linh thiêng thu giữ khí trời đất, vừa luôn gắn liền với xóm làng, vừa là nơi giải toả và thanh lọc tâm hồn con người Vì vậy nó có sức hẫp dẫn lôi cuốn mạnh mẽ du khách, trở thành yếu tố không thể thiếu được trong tổ chức các loại hình du lịch, các cuộc hành hương của du khách trong và ngoài nước

ở hà Nội, số chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá là 116 chùa, trong đó có nhiều chùa nổi tiếng như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Cổ Loa…

Trang 22

Hà Tây có 90 chùa được công nhận, trong đó có nhiều chùa là di sản quý hiếm của cả nước như chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trầm, chùa Trăm Gian, chùa Hương, chùa Đậu, chùa Mía…

chùa Phật Tích, chùa Dâu nổi tiếng

ở Nam Định có chùa Keo, chùa Cổ Lễ

ở Nam Bộ các ngôi chùa Khơmer có vị trí đặc biệt đối với đồng bào Khơmer

và đối với cả vùng đồng bằng sông Cửu Long Và chùa là nơi giáo dục toàn dân, là thư tàng cổ, là điểm gặp gỡ vui chơi của dân phum sóc trong các ngày lễ Bên cạnh

đó chúng ta lại tự hào với những địa đạo, những khu căn cứ cách mạng, nhà tù chính trị như địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Hoả Lò… đó là những di tích, những bằng chứng sống của cuộc chiến tranh khốc liệt mà oai hùng của Đảng và nhân dân ta trong thế kỷ XX Những di tích đó đã và đang được bảo tồn, phát huy Du khách về đây là dịp hồi tưởng về quá khứ chiến tranh yêu nước và cách mạng, các di tích đó

có tính giáo dục cao về truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam

Cùng với các di tích lịch sử văn hoá như là những tài nguyên tĩnh thì các loại hình văn hoá phi vật thể là tài nguyên động của du lịch Việt Nam Tính chất động của nó đặc biệt do gắn liền với hoạt động của con người, tái hiện, tái tạo của bản thân con người trong quá khứ và hiện tại làm sống lại lịch sử trong tính toàn vẹn, tính hình tượng cụ thể cảm tính, sinh động của nó, tạo nên môi trường du lịch độc đáo và sức hấp dẫn kỳ lạ đối với khách du lịch từ nơi xa đến (những lễ hội dân gian, những chương trình nghệ thuật cổ truyền, những làn điệu dân ca…) chẳng hạn như

Ca Huế và Hò Huế là loại hình ca hát được mọi người ưa chuộng thường được biểu diễn trên một con đò lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang Du khách đến Huế sau những ngày tham quan các di tích - lịch sử văn hoá, thắng cảnh được thả mình trên dòng Hương Giang nghe hò thả tâm hồn mình vào những câu “nam ai nam bằng" trải dài như bất tận, lửng lơ trong không gian, một phần như chùng chình, giăng túi trên mặt nước nghe lưu luyến, nỉ non, xốn xang lòng người Cùng với nó là những điệu

Trang 23

múa cung đình Huế, những tiết mục múa rối nước Thăng Long- Hà Nội, những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng của người dân quan họ Bắc Ninh

Điều đáng quí và độc đáo hơn cả, tạo nên sức hấp dẫn của du lịch là nguồn di sản văn hoá phi vật thể được truyền bá từ ngàn năm lịch sử Yêu nước là truyền thống quí báu của dân tộc Lòng yêu nước của dân tộc đã tô thắm lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước Truyền thống đó đã được giáo dục và lưu truyền cho các thế hệ mai sau Phát huy tinh thần yêu nước chính là khẳng định bản lĩnh của con người và Tổ quốc Việt Nam trên trường quốc tế nhất là trong hoạt động du lịch

Ngoài các di tích, các lễ hội và truyền thống ngàn năm của dân tộc, chúng ta còn có rất nhiều di sản lễ hội của đồng bào các dân tộc như các lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ luôn có sức hẫp dẫn kỳ lạ đối với du khách Nếu chúng ta biết cách khai thác, tổ chức tốt kết hợp với các tua du lịch, chúng ta có thể vừa bảo tồn các lễ hội, vừa coi lễ hội đó như là một hoạt động du lịch Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu văn hoá thì một số tỉnh, thành như ở Bắc Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình hàng năm có rất nhiều lễ hội Dĩ nhiên, không phải tất cả các lễ hội đều trở thành nội dung hoạt động du lịch, nhưng chứng tỏ rằng di sản văn hoá của chúng ta

là một tài nguyên độc đáo, quí giá của du lịch

các dân tộc Việt Nam, được kết tinh từ tài năng, trí tuệ, tâm hồn con người Việt từ ngàn đời, đồng thời là kết tinh của quá trình giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới, đã tạo nên sự đa dạng về văn hoá, sự phong phú của các lễ hội, các phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam

Có thể nói, văn hoá là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch Môi trường thiên

nhiên và môi trường văn hoá, nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch

vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ sở cho phát triển du lịch Ngày nay,

xu hướng du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan và du lịch văn hoá đang trở thành những loại hình du lịch chủ yếu trong xu thế phát triển của ngành du lịch ở nhiều

Trang 24

nước trên thế giới kinh nghiệm cho thấy rằng nếu quốc gia nào có truyền thống văn hoá lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh thì quốc gia đó sẽ có thị trường du lịch hấp dẫn

Số liệu thống kê của một số nghiên cứu do Uỷ ban châu Âu tiến hành cho thấy 20% du khách đến châu Âu với động cơ văn hoá, 60 % du khách người châu Âu quan tâm đến việc tìm hiểu, khám phá các sự kiện, hiện tượng văn hoá trong chuyến

đi của họ

Văn hoá còn góp phần cấu thành nên môi trường văn hoá cho du lịch Văn hoá làm cho du khách sung sướng, vừa lòng, những tình cảm tốt lành, những kỷ niệm đẹp cho du khách sau những chuyến đi Văn hoá cung cấp tri thức, các phép ứng xử văn minh lịch sự cho hoạt động du lịch

Một trong những lĩnh vực góp phần phát triển tốt cho lễ hội là du lịch Mặt khác du lịch cũng tìm thấy ở lễ hội một chỗ dựa vững chắc, một kho tàng phong phú

để khai thác nhằm phát triển sự nghiệp của mình

Trong các cuộc hội nghị bàn về chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam đến năm 2010, nhiều ý kiến cho rằng không có yếu tố truyền thống, vẻ đẹp độc đáo, những giá trị và công trình văn hoá, du lịch Việt Nam sẽ không phát triển mạnh được, sẽ mất đi sự hấp dẫn riêng của nó Vì du lịch chính là để hiểu hơn văn hoá Việt Nam đặc biệt là văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc anh em mang sắc thái khác nhau, song cùng hoà quyện với sắc thái thiên nhiên tạo thành bức tranh văn hoá hết sức độc đáo giàu truyền thống được lưu truyền trong các bảo tàng,

sự khéo léo của các làng nghề truyền thống, cách xử sự nồng nhiệt đậm đà thú vị qua các món ăn ẩm thực, phong tục tập quán riêng qua các lễ hội…Số liệu thống kê thời gian qua cho biết:

+ Có gần 30.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham dự Lễ hội 100 năm Sapa

Trang 25

+ 77.000 lượt khách dự tại chương trình Tháng Tám - Nha Trang - Điểm hẹn

+ Mê Kông Fetival 2003 thu hút gần 120.000 lượt khách

+ Lễ Hội Chùa Hương đón 356.524 năm 2004

+ Đền Hùng trên 1.000.000 lượt khách

+ Fetival Huế là 1.200.000 lượt khách

Việc tổ chức lễ hội văn hoá du lịch đã trở thành hoạt động quảng bá tiềm năng thúc đẩy hợp tác du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách khắp mọi nơi Sự thành công của các sự kiện văn hoá du lịch không chỉ được thể hiện bằng số lượng khách đến tham dự mà còn ở chỗ sự tham gia phối hợp tổ chức của nhiều cấp, nhiều ngành trong khoảng thời gian dài trên các mặt: hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo ra sản phẩm mới, chỉnh trang môi trường, cảnh quan, giáo dục tuyên truyền cộng đồng địa phương đến công tác xúc tiến quảng bá Vấn đề này cũng khẳng định ngành du lịch đang dần dần có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của nhiều địa phương Ngoài ra, hiệu quả của các sự kiện văn hoá lễ hội du lịch còn được đánh giá qua những lợi ích mang lại cho cộng đồng dân cư Khi cộng đồng dân cư được chia xẻ lợi ích, họ sẽ tự biết bảo vệ nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững

1.3.2 Văn hoá là mục tiêu của phát triển du lịch

Văn hoá và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau Phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch, tạo động lực cho kinh doanh du lịch phát triển Bất kỳ một ngành kinh tế nào cũng đều hướng tới lợi nhuận, để đạt tới lợi nhuận có rất nhiều phương thức khác nhau trong đó có việc phát huy nhân tố con người Các nhà quản lý doanh nghiệp phải lấy nó làm động lực để thúc đẩy sản xuất Đồng thời với việc nhận thức rõ vai trò của những nhân tố truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch như phong tục, tập quán, nếp sống… được sử dụng như một phương thức kinh doanh

Trang 26

Yếu tố truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của du lịch Muốn có hiệu quả trong kinh doanh điều quan trọng không chỉ thoả mãn nhu cầu của khách bằng cơ sở vật chất của mình mà điều quan trọng hơn chiếm được tình cảm của khách qua việc phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc

Du lịch vừa là ngành dịch vụ, vừa là ngành sản xuất, vừa tiêu thụ sản phẩm của chính mình Trong du lịch phần lớn các dịch vụ đều do con người thực hiện Khách sạn là nơi tiếp đón và phục vụ rất nhiều đối tượng khác nhau về mục đích thăm viếng, quốc tịch, dân tộc… Ngay cách cư xử cũng thể hiện những phong tục tập quán khác nhau Người Hàn Quốc chào nhau bằng cách cúi gập người, người châu Âu hay bắt tay khi giao tiếp, người Việt là nụ cười thân mật nở trên môi Người Việt ta có câu:

"Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Người Trung Quốc thì cho rằng:

“Nếu không biết cười thì đừng bao giờ mở nhà hàng”

Giao tiếp là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến hoạt động du lịch Trong điều kiện nước ta còn nghèo, kinh tế chưa phát triển, lòng hiếu khách, vẻ thanh lịch,

sự tự tin trong giao tiếp ứng xử đối với khách nhất là khách quốc tế là điều rất cần thiết Vì vậy những người làm du lịch đã phải hình thành cho mình một phong cách giao tiếp, ứng xử mang cốt cách Việt Nam nghĩa là mến khách, tôn trọng những nhu cầu chính đáng của khách, khéo léo lịch sự, nhã nhặn, bình đẳng với mọi người Đó cũng là truyền thống văn hoá và nhân cách của người Việt Nam

khách cảm giác thoải mái khi sử dụng dịch vụ Mỗi khách sạn đều chọn cho mình một kiểu trang phục phù hợp với điều kiện kinh doanh, điều kiện môi trường nơi

Trang 27

hoạt động Trang phục cũng là nét đẹp thể hiện sự tôn trọng đối với khách Cảm nhận đầu tiên khi khách đến cơ sở du lịch tốt hay xấu là phụ thuộc vào thái độ, cử chỉ, trang phục của người đón tiếp Nhiều khách sạn đã biết chọn cho mình kiểu trang phục mang sắc thái độc đáo, hài hoà với khung cảnh Qua đó phần nào đánh giá được trình độ tổ chức của khách sạn đó

Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có sắc thái trang phục riêng Kế thừa kho tàng phong phú về trang phục với những chất liệu như lụa, gấm, thổ cẩm… những người làm du lịch đã sáng tạo, áp dụng phù hợp với cơ sở của mình Trang phục đã góp phần không nhỏ tạo ra sự thành công trong nghi thức ngoại giao, trong tiếp tân, trong các chương trình lễ hội của các vùng miền trên đất nước

Hoạt động của du lịch nhìn từ góc độ nào cũng gắn với tự nhiên Các yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên… thường xuyên thay đổi và tác động đến cung cầu du lịch

Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nếu như phương Tây có xu hướng cải tạo tự nhiên thì phương Đông nói chung, con người Việt Nam nói riêng lại

có xu hướng hoà đồng với thiên nhiên Họ yêu thiên nhiên và sống gắn bó với thiên nhiên vì họ hiểu những giá trị, những lợi ích to lớn mà thiên nhiên ban tặng họ:

“ Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”

Lối ví von như vàng, như bạc không chỉ có nghĩa là thiên nhiên giàu có mà chứng tỏ thiên nhiên trong tâm khảm người Việt là vô cùng quí giá, là nguồn sống, nguồn của cải vật chất mà con người phải tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả cho thế hệ mai sau

Nguồn cảm hứng thẩm mỹ sâu sắc trước thiên nhiên, con người đã khám phá, xây dựng những công trình kiến trúc như đền, chùa, miếu mạo…, tuy không đồ sộ hoành tráng nhưng hài hoà với khung cảnh thiên nhiên và phù hợp với tâm thức của người Việt như các di tích lịch sử của Một Cột, chùa Trấn Quốc, Đền Hùng, Cố Đô

Trang 28

Huế… Đây thực sự là hệ sinh thái nhân văn đẹp, hài hoà giúp cho con người cảm nhận sự thư giãn, sự linh thiêng trong các dịp lễ hội

Trước những vấn đề của cuộc sống, trước sức ép ngày càng tăng của công việc đô thị hoá, con người ngày càng có nhu cầu tìm đến với thiên nhiên, du lịch sinh thái Loại hình du lịch gắn với thiên nhiên - du lịch sinh thái đang trở thành một hướng khai thác không thể thiếu được trong chính sách phát triển du lịch của các quốc gia

So với nhiều quốc gia trên thế giới, cảnh quan thiên nhiên Việt Nam còn khá hoang sơ, nhiều nơi con người còn chưa khám phá, rất phù hợp với loại hình du lịch thiên nhiên, du lịch xanh… Với đất nước có nhiều dân tộc với những nét văn hoá bản địa hấp dẫn, đầy hứa hẹn những tiềm năng cho việc khai thác và phát triển du lịch Khai thác tốt và hợp lý với những chính sách phù hợp việc phát triển loại hình du lịch sinh thái chính là phát huy tốt mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong hoạt động du lịch Đứng ở góc nhìn văn hoá, du lịch sinh thái chính là sự biểu hiện

rõ rệt cho mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

Việt Nam là nước nông nghiệp, mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của mỗi người dân trong đó có hoạt động du lịch đã chi phối mạnh mẽ tới hành động thái

độ ứng xử của con người với tự nhiên

Đẩy mạnh phát triển du lịch nhưng đồng thời phải tích cực bảo vệ môi trường sinh thái Nếu hoạch định chính sách phát triển du lịch không có nội dung “phát triển bền vững”, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau thì việc khai thác du lịch không gắn với bảo vệ môi trường sẽ làm cho tự nhiên biến đổi nhanh chóng sẽ tác động tiêu cực đến du lịch

Hiện nay không ít khách than phiền về phí tham quan ở một số nơi quá đắt và môi trường ngày càng bị ô nhiễm Tại một số điểm du lịch, khi cộng đồng địa phương được hưởng các lợi ích vật chất từ hoạt động du lịch thì ý thức về bảo vệ môi trường được cải thiện rõ rệt Khi đó những tác động tiêu cực tới môi trường

Trang 29

cũng được hạn chế đáng kể (như ở khu du lịch Ao Vua, Vườn Quốc gia Ba Vì…) Văn hoá là mục tiêu của phát triển du lịch bền vững và lành mạnh Vì vậy những người hoạt động du lịch phải có tri thức văn hoá phong phú, kinh doanh có văn hoá, phong cách văn hoá trong ứng xử giao tiếp…

1.3.3 Du lịch thúc đẩy giao lưu văn hoá phát triển

Du lịch và văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mối quan hệ này được hình thành và củng cố dựa trên quá trình hình thành và phát triển một cách ngày càng đa dạng của các loại hình du lịch cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng của du lịch trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới

Trong mối quan hệ với văn hoá, du lịch là yếu tố quan trọng đẩy mạnh giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong nước và giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới

Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hoá Du lịch đã tạo nên điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương và của các dân tộc phát triển Nói một cách khác, du lịch đã có tác động quan trọng vào đời sống văn hoá của xã hội

Doanh thu từ các hoạt động du lịch được sử dụng một phần cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các làng nghề truyền thống như mây tre, gốm, dệt thổ cẩm… biến chúng trở thành hàng hoá bán cho khách tham quan

Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể, hoạt động du lịch trong thời gian quan

đã phục hồi và làm sống lại những lễ hội dân gian, văn nghệ dân gian, sinh hoạt tín ngưỡng… phục vụ du khách

Du lịch còn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái

ý nghĩa xã hội quan trọng của du lịch là thông qua du lịch con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, có điều kiện tiếp xúc với những

Trang 30

thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, đồng thời mở mang kiến thức đáp ứng lòng ham hiểu biết từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, trong kế hoạnh tương lai của con người Điều này quyết định sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội

Trong thời gian du lịch, khách du lịch thường sử dụng các dịch vụ, hàng hoá

và thường tiếp xúc với dân địa phương, thông qua các cuộc tiếp xúc đó, khách và dân bản địa đều được trau dồi và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá, lịch sử, những phong tục tập quán của khách và cả chủ nhà

Du lịch là cầu nối hoà bình giữa các dân tộc Du lịch là giấy “thông hành của hoà bình” vì thông qua nó con người hiểu biết thêm các dân tộc trên thế giới, cảm thông và xích lại gần nhau hơn, thấy được cái hay cái đẹp mà con người đang khát vọng vươn tới vì ngày mai tốt đẹp hơn, qua đó mỗi dân tộc có sự chắt lọc, bổ sung, nâng cao nền văn hoá của mình

Để thế giới có thể tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hoá Việt Nam, qua du lịch chúng ta đã giới thiệu nhiều di tích văn hoá, công trình văn hoá thiên tạo và nhân tạo của mình: Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng…Tuần lễ Du lịch Fetival Huế được tổ chức tại Cố Đô Huế là dịp

để chúng ta giao lưu, trao đổi, hợp tác, làm cho chúng ta và bè bạn ngày càng “xích lại gần nhau hơn” trong không khí hữu nghị, đoàn kết đượm đà màu sắc văn hoá đa dạng, phong phú

Có thể nói các hoạt động giao lưu văn hoá giữa nước ta với các nước trên thế giới không ngừng tăng lên vừa phong phú về nội dung vừa đa dạng về hình thức trong thời gian qua là có sự đóng góp của hoạt động du lịch Hoạt động này đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Trang 31

Ngoài những thành tựu đã đạt được kể trên, hoạt động giao lưu văn hoá qua

Kết luận chương 1

Văn hoá và du lịch có mối quan hệ qua lại hết sức mật thiết Văn hoá là nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú đặc sắc có thể tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch, là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch hiện nay

Du lịch văn hoá đang trở thành một loại hình du lịch phổ biến và có hiệu quả cao Hoạt động du lịch cũng có những tác động trở lại đối với văn hoá Du lịch chính là cầu nối để thúc đẩy trao đổi, giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia, cộng đồng với nhau đồng thời du lịch chính là động lực góp phần vào phát triển, giữ gìn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc Tuy nhiên sự phát triển du lịch cũng đang đặt

ra cho văn hoá dân tộc những thách thức, những “nguy cơ bất ổn”

Thứ nhất: Đối với các di sản văn hoá, đặc biệt các di sản văn hoá vật thể có giá

trị thì khách tham quan và sự bùng nổ số lượng khách đã trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các di tích này Sự có mặt quá đông của du khách cùng một thời điểm ở một di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học cùng với yếu tố khí hậu nhiệt đới gây nên những huỷ hoại đối với các di sản và các động sản phụ như các vật thờ, các dụng cụ trang trí

Trang 32

Thứ hai: Sự phát triển của các dịch vụ du lịch tự phát thiếu sự kiểm soát đã

tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu di tích Hiện tượng viết và khắc chữ lên một số di tích, sự ô nhiễm môi trường từ khói bụi, các loại rác thải… đang xảy ra tác động trực tiếp đến các di tích…

Thứ ba: Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể là các điểm nổi bật trong

văn hoá của mỗi dân tộc Do tác động của quá trình thương mại hoá, các giá trị này đang bị mai một

Thứ tư: Có sự xung đột giữa các giá trị văn hoá bản địa và văn hoá của du

khách, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhiều nơi đã và đang diễn ra những thay đổi không lành mạnh từ lối sống truyền thống sang lối sống hiện đại được du nhập thông qua khách du lịch

Thứ năm: Sự phát triển du lịch kèm theo buôn bán trái phép đồ cổ Do hám lợi

một số kẻ xấu đã ăn cắp cổ vật ở các khu di tích, đào bới các lăng mộ cổ và gom nhiều hiện vật quý trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu để bán với khách du lịch

Thứ sáu: Kinh tế du lịch được thúc đẩy là một tác nhân làm tăng sự phân hoá

giàu nghèo trong xã hội

Khắc phục được các thách thức và nguy cơ đó, văn hoá và du lịch nước ta chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững, toàn diện

Chương 2

Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch

Trên địa bàn Hà Nội

2.1 Thực trạng bảo tồn và phát triển văn hoá nhằm phục vụ phát triển

du lịch

Trang 33

2.1.1 Di sản văn hoá Thăng Long Hà Nội nguồn lực cho phát triển du lịch Thủ đô

2.1.1.1 Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên

Hà Nội là một thành phố cổ kính có tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan hấp dẫn, là một thành phố của cây xanh và hồ đẹp, nơi gặp gỡ giữa trời đất, con người và các quần thể hoà quyện vào nhau tạo thành một bức tranh duyên dáng Với những cây xanh gắn bó với con người không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn làm cho môi trường thoáng mát Những đường phố cũng có nhiều nét đặc trưng riêng của nó Đường Trần Hưng Đạo với nhiều cây sấu um tùm, đường Điện Biên Phủ có hàng cây

đa xanh ngắt, đường Ngô Quyền có những cây me cổ thụ “Mùa Hoa Sữa” có ở đường Nguyễn Du, “Hoàng Lan" có ở Phố Phan Đình Phùng Phố Lý Thường Kiệt, Đường Bà Triệu có "Bằng lăng” Bốn mùa Hà Nội cho ta đầy sắc hương của nhiều loại hoa lá quanh năm xanh tốt Hoa làng Ngọc Hà, Quất Quảng Bá, Hoa đào Nhật Tân… Hà Nội thuộc hai hệ thống sông chính là Sông Hồng và Sông Thái Bình giàu phù sa, cung cấp đủ nước tưới tiêu cho đồng ruộng, cây trồng Thành phố có rất nhiều sông nhỏ và hồ đẹp: Cả thảy có tới 3.600 ha hồ ao với 27 hồ lớn, có thể trở thành nơi có điểm du lịch hấp dẫn

Hồ Gươm với Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn ngàn năm in bóng, đền được xây dựng trên Đảo Ngọc, với nhiều công trình liên hoàn tinh tế: cổng Nghi Môn, tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc, lầu Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba, tháp Rùa và ngôi đền chính

"Khen ai khéo hoạ dư đồ Giữa nơi thành thị có hồ xanh trong"

Hồ đã gắn với huyền thoại lịch sử, chuyện xưa kể lại rằng: Khi xưa vua Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn có tìm được lưỡi kiếm ở dưới sông Lê Lợi đem kiếm báu dưới cờ kháng chiến suốt mười năm đánh đuổi quân Minh, rồi về đóng đô ở Thăng

Trang 34

Long Một hôm nhà vua dạo thuyền bên hồ Lục Thuỷ (tên Hồ Gươm) gặp một con Rùa, Rùa ngậm lấy lặn biến Từ đó có tên là “Hồ Gươm” hay còn gọi là “hồ Hoàn Kiếm”

Hồ Gươm là trung tâm của thủ đô, là danh thắng lịch sử văn hoá lâu đời với truyền thuyết yêu nước chống giặc ngoại xâm đã gắn trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam

Hồ có sức lôi cuốn khách du lịch trong nước và quốc tế, là nơi giao lưu giữa nhân dân thủ

đô và nhân dân các địa phương khác

Trung tâm Hà Nội còn có nhiều hồ khác như: Hồ Bảy Mẫu, hồ Thiền Quang,

hồ Trúc Bạch, hồ Giảng Võ… đều là những cảnh quan đẹp và là nơi vui chơi giải trí của nhiều người

Đặc biệt tiềm năng vô tận của Hồ Tây còn được biết đến như một điểm du lịch

đa dạng và đặc sắc không chỉ của Hà Nội mà còn của cả nước Từ xa xưa, Hồ Tây đã

là nơi thưởng ngoạn cảnh quan, nơi hành hương, nơi nghỉ dưỡng, vui chơi Hồ Tây cũng là nơi tập trung khá nhiều di tích văn hoá với bề dầy lịch sử ngàn năm và xưa hơn nữa

Hồ Tây với diện tích chừng 500 ha nằm trong nội thành Hà Nội, hồ được ví như

là lá phổi xanh lớn cho thủ đô, nơi tập trung đông dân cư với hoạt động kinh tế, giao thông dày đặc Hồ được biết đến như một nhánh lớn bị chia cắt của Sông Hồng Hồ Tây không chỉ là một không gian xanh mà còn được bao phủ bởi các lớp huyền thoại lịch sử và đượm chất văn hoá dân gian Truyền thuyết kể lại rằng:

“Thời nhà Lý, Vua cho đúc đồng đen thành một quả chuông lớn, đúc song, khi đánh thử chuông, có một con Trâu Vàng từ phương Bắc ngỡ là tiếng mẹ đã vùng chạy sang: Trâu chạy tìm, đất sụt thành hồ Nhà vua phải cho ném chuông xuống hồ, Trâu mới yên Từ đó, Trâu ở lại đáy Hồ Tây cho nên còn gọi là hồ “Trâu Vàng"

Hiện nay bao quanh Hồ Tây là trên 60 di tích lịch sử - văn hoá có giá trị nhiều mặt Đặc biệt là các chùa, đình, đền, miếu… trong đó có những di tích là điểm đến

Trang 35

đặc biệt quan trọng của khách du lịch như chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Quán Trấn

Vũ … Gắn với các di tích ấy là lễ hội dân gian truyền thống có sức hấp dẫn với khách du lịch quốc tế và khách nội địa Nhiều làng nghề truyền thống cũng tập trung quanh khu vực Hồ Tây nay trở thành phố phường mà vẫn giữ được nghề như nghề đúc đồng Ngũ Xã, giấy ở Yên Thái

Hồ Tây còn được đánh giá dưới góc độ khác tiềm năng của du lịch sinh thái và

du lịch xanh cùng với du lịch thể thao mặt nước và dưới nước Hồ Tây được bao quanh bởi nhiều làng cổ Yên Phụ, Quảng An, Nhật Tân, Bưởi, Thuỵ Khê, hệ thống cây xanh quanh 17 km chu vi hồ trong đó có nhiều cây lớn cùng với các làng hoa Nghi Tàm, Nhật Tân, tạo nên một môi trường sinh thái nhân văn hấp dẫn

Tiềm năng nước và mặt nước Hồ Tây mở ra khả năng lớn cho sự phát triển các loaị hình du lịch có sức hấp dẫn to lớn và lâu dài Các hoạt động thể thao như bơi lội, câu cá, du thuyền, lướt vát đều có thể thực hiện được Công viên Hồ Tây được xây dựng

và đưa vào sử dụng đó là các dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, thể thao bơi lội… trong

đó có việc khai thác mặt nước ven hồ Tổ hợp này đã thu hút gần 500 nghìn lượt khách

du lịch vào sử dụng các dịch vụ trong những tháng hè Những ngày thứ bẩy, chủ nhật có tới 7 nghìn lượt khách đến thăm quan

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là chất lượng nước và cảnh quan môi sinh ven Hồ Tây, tiềm năng lớn và quan trọng của du lịch, cần phải được đảm bảo trong sạch để có thể khai thác lâu bền Nhiều cuộc khảo sát Hồ Tây cho thấy tình trạng nước và rác thải trong lòng hồ ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất là những nơi

có các dịch vụ kinh doanh

Để Hồ Tây trở thành một trong những tiêu điểm của hoạt động du lịch của Hà Nội thì phải có chương trình đầu tư, qui hoạch, cải tạo, bảo tồn và khai thác một cách khoa học

2.1.1.2 Tiềm năng về di tích lịch sử văn hoá

Trang 36

Các thế hệ người Việt Nam, ngay từ buổi đầu dựng nước, đã biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị văn hoá, đặc biệt là đã biết sáng tạo và huy động sức mạnh văn hoá vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trước những thử thách của thời gian

và lịch sử, của thiên tai và địch hoạ để tồn tại và phát triển Ông cha ta đã biết sớm khơi nguồn sức mạnh từ chiều sâu của nền văn hoá dân tộc, biết chắt lọc tinh hoa từ nền văn hoá của nhân loại để tạo nên những giá trị văn hoá cao đẹp, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thắm đượm tính nhân văn

Từ những giá trị truyền thống của văn hoá Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến đã hình thành nên những di sản văn hoá (di sản văn hoá vật thể và phi vật thể) vô cùng phong phú và đa dạng

Ngày nay Hà Nội đã trở thành biểu tượng cho các giá trị văn hoá của dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam Câu thơ quen thuộc của Huỳnh Văn Nghệ, một nhà thơ một vị tướng quân trên đất Nam Bộ:

“Từ thuở mang gươm đi mở cõi Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Đã nói thay tấm lòng của nhân dân cả nước đối với Hà Nội, mọi người dân cả nước “đều thương nhớ”, đều mong ước được đến thăm Hà Nội Du khách nước ngoài đến Việt Nam cũng không thể bỏ qua Hà Nội bởi vì Hà Nội có bề dày lịch sử nghìn năm tồn tại, là thủ đô của nước Việt Nam anh hùng và mến khách

Thăng Long - Hà Nội” đã sớm trở thành điểm hội tụ văn hoá của mọi miền đất nước Lý Công Uẩn đã mang về Thăng Long những giá trị văn hoá của vùng Kinh Bắc vốn là quê hương của mình Sau thời Lý, văn hoá Thăng Long lại được bổ sung những nhân tố mới kể từ khi triều Lý trị vì ở Thăng Long… Cứ thế, với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, văn hoá Hà Nội đã trở thành bản giao hưởng các giá trị đó đã được nâng cao và có ý nghĩa phổ quát trong mỗi giai đoạn lịch sử [11, tr.12]

Trang 37

Nghiên cứu về văn hoá Thăng Long - Hà Nội, một câu hỏi đã đặt ra: gần 1000 năm qua, Hà Nội đã là nơi hội tụ tài hoa và trí tuệ của cả nước, trong suốt chiều dài lịch sử đó, Hà Nội đã để lại những giá trị văn hoá gì cho ngày nay?

Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá truyền thống, các công trình kiến trúc của đình chùa, miếu mạo, những khu phố cổ, những dinh thự, những quần thể kiến trúc của nền văn hoá phương Đông vừa tự nhiên, thơ mộng huyền bí, đẹp đẽ Theo báo cáo năm 2002 của Ban quản lý danh thắng và di tích, Hà Nội có khoảng 2.727 di tích lịch sử văn hoá bao gồm 775 ngôi chùa, 216 ngôi đền, 252 ngôi miếu,

679 ngôi đình, 12 lăng, 66 nhà thờ họ, 32 quán am

Di sản văn hoá Thăng Long- Hà Nội đa dạng và phong phú, có niên đại từ trước thời Lý đến thời Nguyễn, những viên ngọc quí trong kho tàng văn hoá của dân tộc Mật độ di tích của Hà Nội thuộc loại cao nhất nước Những di sản này được sinh

ra và nuôi dưỡng bằng đạo lý, tín ngưỡng và phong tục truyền thống của dân tộc nên

có sức sống mãnh liệt, lâu bền Có khách du lịch nước ngoài đã nêu nhận xét về Hà Nội:

Với tư cách là khách du lịch mến yêu Hà Nội, bản thân tôi rất mong

Hà Nội ngày càng hiện đại, nhưng điều quan trọng hơn cả là việc lưu giữ các di tích lịch sử, những thắng cảnh mạng giá trị nhân văn vốn có từ lâu đời của các bạn Theo tôi chính những yếu tố ấy mới tạo nên được sức

sống, nét đặc trưng rất riêng của Hà Nội [59, tr.32]

Trong các di tích kiến trúc cổ, chùa có số lượng lớn nhất

Chùa Trấn Quốc là chùa cổ vào loại bậc nhất nước ta được xây dựng từ thời

Lý Nam Đế Chùa ở phía đông Hồ Tây, xây dựng trên hòn đảo xưa có tên gọi là Kim Ngư Chùa như một hòn đảo được sóng vỗ quanh năm Ngôi chùa kết hợp được vẻ đẹp cổ kính của di tích lịch sử lâu đời với vẻ đẹp thanh nhã của thắng cảnh ven hồ Qua nhiều niên đại, chùa vẫn được coi là một danh thắng đẹp nhất kinh thành, đã đi vào lịch sử như một niềm tự hào của văn hoá dân tộc

Trang 38

Chùa Kim Liên được xây dựng từ năm 1639, có tên gọi là chùa Sen Vàng, cũng ở Hồ Tây, nằm trên bán đảo Nghi Tàm Ngôi chùa như nổi trên mặt nước, kiến trúc độc đáo, mỗi nếp nhà có hai tầng mái, cả bốn mặt tường đều xây gạch trần, với

ba nếp nhà liên tiếp nhau thành hình chữ tam vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm Chùa với bề dày lịch sử, và những giá trị kiến trúc nghệ thuật lớn được đặt vào vị trí trang trọng trong kho di sản văn hoá, chùa lại nằm trong quần thể của Hồ Tây, một tuyến tham quan du lịch liên khu di tích Quan Thánh - Trấn Quốc - Yên Phụ - Kim Liên

Chùa Một Cột được xây dựng năm 1041, chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Chùa Một Cột còn có tên chữ Hán là “Nhất Trụ Cột” Chùa có kiến trúc độc đáo trên một trụ đá trong hồ nước Chùa Một Cột còn gọi là Toà Đài Sen, vì hình dáng của chùa như là một bông sen nhô lên trên mặt nước Chùa hình vuông làm bằng gỗ, lợp ngói ta Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, hai đầu rồng chầu về mặt nguyệt Trong chùa đức phật Quan Âm toạ lạc (có nhiều tay), sơn màu vằng Phía trên tượng phật là hoành phi “Liên hoa đài” (đài Hoa Sen) Tượng phật Quan Âm cũng ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất Chùa có bốn mái, bốn đầu đao cong được đắp hình đầu rồng

Chùa Một Cột được xây ở giữa hồ thả sen Khách trong nước và quốc tế tới vãn cảnh, cầu nguyện, ngắm sen nở Trong hồ tương phản với chùa cũng là bông sen lớn, toát lên sự thanh cao của đức phật Quan Âm

Ngoài ra Hà Nội còn rất nhiều chùa nổi tiếng về sự tích lịch sử, và kiến trúc độc đáo như chùa Lý Quốc Sư, Chùa Hà, chùa Thiên Phúc, chùa Vạn Ngọc, chùa Phúc Khánh

Ngoài hệ thống chùa còn có các đình, đền thờ phụng các anh hùng dân tộc, các thánh mà trong tiềm thức của dân gian cho là linh thiêng

Như đình Giảng Võ thờ bà Lý Châu Nương, một nữ tướng thời Trần phụ trách kho lương thực của quân đội và có công đánh giặc, được triều đình phong làm phúc thần

Trang 39

Đình Linh Đàm thờ Thành Hoàng là Bảo Ninh Vương Theo truyền thuyết, Bảo Ninh Vương vốn là thuỷ thần học trò của Chu Văn An đã có công làm ra mưa chống hạn cho nhân dân bảy làng quanh vùng

Đình Thanh Hà nơi tưởng niệm Trần Lựu, người có công trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc dưới triều Trần ở thế kỷ XIII được nhân dân thờ làm Thành Hoàng

Đền Ngọc Sơn nằm trong lòng Hồ Gươm lịch sử Đền là quần thể kiến trúc liên hoàn tinh tế giữa Tháp bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Lầu Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba Từ xưa nơi đây là nơi thưởng ngoạn của các vua chúa Tháp Bút là một công trình kiến trúc đẹp, điểm tô thêm vẻ đẹp của thắng cảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn Từ Tháp Bút đi vào gần phía hồ, trên nền núi Ngọc Sơn xưa, Nguyễn Văn Siêu

đã cho xây một Đài Nghiên Khu đền chính Ngọc Sơn được xây dựng ở trung tâm Đảo Ngọc, ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ quanh năm xanh tốt Có bài thơ khuyết danh được người đời ca tụng nói về Hồ Gươm và Cầu Thê Húc đã in trong Nam Thi hợp tuyển do đốc học Nguyễn Văn Ngọc biên tập

Bóng Tháp lô nhô lấp sóng cồn Nhịp cầu nho nhỏ ghếch sườn non Nước trong chưa vẩn tăm thầm kiếm Đường rộng còn trơ dấu phép môn, Kim cổ treo chung tranh thuỷ mặc Tang thương chớp nhoáng bóng hoàng hôn Nghìn thu suy thịnh gương còn đó,

Coi thuở vầng trăng khuyết lại tròn

Trang 40

Ngày nay đền được tu sửa lại càng trở nên đẹp và đầy ý nghĩa nhân bản Đền được soi mình dưới nước như những hạt ngọc lung linh huyền diệu cho tất cả khách thập phương đến thăm cảnh hồ

Đền Hai Bà Trưng, thờ hai nữ anh hùng đầu tiên của lịch sử chống giặc ngoại xâm ở nửa đầu thế kỷ I sau công nguyên: Trưng Trắc và Trưng Nhị Sự ra đời của ngôi đền đã được kể lại rằng: Vào đời Lý Anh Tông niên hiệu Đại Đinh Ba (1142)

có pho tượng đá nổi trên dòng Nhị Hà toả sáng cả một đoạn sông, thuyền bè không dám đến gần Vua Anh Tông biết chuyện bèn sai người ra đón rước nhưng không được Theo ý các bô lão, người ta lấy vải đỏ làm lễ buộc vào tượng rồi rước vào, một pho tượng cao lớn, đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp, hai tay chỉ lên trời, một chân quì, một chân ngã ra…

Đền được dựng ở bãi Đồng Nhân, thời nhà Lý do đất lở nên đã di chuyển vào

vị trí ngày nay Đền là trung tâm của quần thể di tích với đình thờ Thần Hoàng làng

và chùa thờ phật Trước mặt đền có hồ bán nguyệt, cây cối tốt tươi, dưới bóng cây đa

cổ thụ có tấm bia đá đặt trên lưng Rùa Trong đền có tượng Hai Bà mặc áo vàng, áo

Cổ Loa là di tích lớn và là di tích duy nhất còn lại đến nay về một thủ phủ lớn Một thủ phủ mà cha ông ta đã thiết lập trên đồng bằng Bắc bộ, thoạt đầu hẳn là thủ

Ngày đăng: 07/05/2014, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.A Radugin (chủ biên) (2004), Văn hoá học: Những bài giảng, Nxb Văn hoá -Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá học: Những bài giảng
Tác giả: A.A Radugin (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2004
2. Ngô Kim Anh (2000), "Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (2), tr 10-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam
Tác giả: Ngô Kim Anh
Năm: 2000
3. Trần Thuý Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Anh Hoa, ứng xử văn hoá trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ứng xử văn hoá trong du lịch
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Lê Kim Bảng (chủ biên) (2000), Nét đẹp văn hoá Việt Nam đến thiên niên kỷ mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét đẹp văn hoá Việt Nam đến thiên niên kỷ mới
Tác giả: Lê Kim Bảng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2000
7. Nguyễn Duy Bắc (1999), “ Văn hoá Thăng Long- Hà Nội hội tụ và toả sáng. Một công trình đáng quí “, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (9), tr45-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Thăng Long- Hà Nội hội tụ và toả" sáng". Một công trình đáng quí “, "Tạp chí Văn hoá nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Năm: 1999
9. Trần Văn Bính (chủ biên) (1998), Văn hoá trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay
Tác giả: Trần Văn Bính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
10. Trần Văn Bính (chủ biên) (2000), Vai trò của văn hoá trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của văn hoá trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay
Tác giả: Trần Văn Bính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2000
11. Trần Văn Bính (chủ biên) (2003), Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và toả sáng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và toả sáng
Tác giả: Trần Văn Bính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
12. Trần Văn Bính (chủ biên) (2004), Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng,Chương trình cao cấp chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng
Tác giả: Trần Văn Bính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
13. Nguyễn Viết Chức, Huỳnh Khái Vinh, Trần Văn Bính (2001), Nếp sống người Hà Nội, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp sống người Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Viết Chức, Huỳnh Khái Vinh, Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2001
14. Nguyễn Viết Chức, Vũ Khiêu, Trần Văn Bính (2001), Xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Nguyễn Viết Chức, Vũ Khiêu, Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2001
15. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2002), Văn hoá ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên
Tác giả: Nguyễn Viết Chức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2002
16. Lý Khắc Cung (2003), Hà Nội văn hoá và phong tục, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội văn hoá và phong tục
Tác giả: Lý Khắc Cung
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2003
17. Nguyễn Đăng Dung (2002), Văn hoá học Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2002
18. Nguyễn Khắc Đạm (1999), Thành luỹ phố phường và con người Hà Nội, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành luỹ phố phường và con người Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Khắc Đạm
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 1999
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
23. Huỳnh Thị Mỹ Đức (2002), "Suy nghĩ về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạtđộng du lịch", Tạp chí Khoa học xã hội, (6), tr 82-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch
Tác giả: Huỳnh Thị Mỹ Đức
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Dự báo lượng khách quốc tế đến Hà Nội - Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay
Bảng 3.1 Dự báo lượng khách quốc tế đến Hà Nội (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w