Bảo vệ tôn tạo và phát huy các di sản văn hoá trong hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 88 - 89)

Xây dựng cơ chế chính sách bảo vệ tơn tạo tài nguyên phục vụ phát triển du lịch. Đề nghị các cơ quan hữu quan cho phép trích quĩ phát triển sản xuất với tỉ lệ cần thiết cho việc tôn tạo các giá trị tài nguyên thiên nhiên môi trường và các giá trị nhân văn. Cho phép tính vào giá thành một tỉ lệ hợp lý coi như chi phí hợp lệ, hợp lý để hình thành quĩ bảo tồn cho các giá trị đó đối với từng cơ sở sản xuất kinh doanh du lịch.

Giáo dục nâng cao dân trí cho cộng đồng và khách du lịch. Sự phát triển du lịch đúng hướng cịn cần đến sự tác động tích cực từ phía xã hội hay nói cách khác là đề cập đến vai trò của nhân dân, các tổ chức xã hội và đoàn thể trong phát triển du lịch là sự cần thiết do đó:

Xây dựng thành chương trình quốc gia giáo dục và nâng cáo dân trí về bảo vệ các tài năng phục vụ cho phát triển du lịch.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và nội dung cho chương trình giáo dục và nâng cao dân trí.

Có chính sách đãi ngộ với các cá nhân, tập thể tham gia vào chương trình.

Một số biện pháp cụ thể là:

Mỗi khu du lịch có qui trình khác nhau, do đó cần xác định mục đích việc tơn tạo phạm vi, đối tượng, nội dung công tác tôn tạo, xác định chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư cũng như chủ thể thực hiện. Vấn đề đặt ra: tôn tạo với mục đích cho du lịch hay cho mơi sinh? Do đâu cấp vốn? Và ai sẽ là người thực hiện?....

Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban ngành văn hoá và du lịch và các cơ quan địa phương trong việc bảo tồn, trùng tu, quản lý khai thác một cách hợp lý, có hiệu quả nguồn tài ngun du lịch văn hố hiện có.

Ngành Văn hố - Thơng tin cần sớm hồn chỉnh qui hoạch chi tiết về bảo tồn, tơn tạo các di sản văn hố. Trong quá trình trùng tu cần tập trung vào một số điểm nhất định, tránh dàn trải, chú trọng chất lượng của cơng tác trùng tu nhất là q trình nghiệm thu.

Tập trung công tác nghiên cứu phục vụ các loại hình lễ hội truyền thống dân gian, các ngành nghề truyền thống. Tái hiện một số lễ hội cung đình, ca múa nhạc mang bản sắc văn hoá dân tộc phục vụ nhu cầu khách tham quan, góp phần đa dạng hố sản phẩm du lịch.

áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc như tin học phục vụ cho việc xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu các di tích.

Một phần của tài liệu Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 88 - 89)