Du lịch với hoạt động giao lưu văn hố trong và ngồi nước

Một phần của tài liệu Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 74 - 78)

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Trong hoạt động du lịch, các cuộc gặp gỡ trao đổi trên phạm vi vùng lãnh thổ, quốc gia và quốc tế… đã trở thành hoạt động phổ biến và vai trò càng to lớn. Các hoạt động này nhằm tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị và xúc tiến du lịch, thông tin du lịch và tiến tới hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, kết nối các chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, của các vùng lãnh thổ, của mỗi quốc gia…

Thời gian qua để thông tin về du lịch Việt Nam và Hà Nội, để tuyên truyền quảng bá, tiếp thị cho các doanh nghiệp du lịch, liên hoan du lịch Hà Nội đã thực hiện một cách có kế hoạch. Mục tiêu quảng bá về các tuyến điểm du lịch, các chương trình du lịch trong và ngoài nước của các doanh nghiệp du lịch đã có hiệu quả do quá trình vận hành để lại. Sự bố trí khoa học trong các gian hàng tại liên hoan. Khách hàng có thể quan tâm đến bất kỳ thơng tin nào về chương trình du lịch được giới thiệu và sẵn sàng được giải đáp, được cung cấp thông tin cần thiết.

Năm 1999 Sở Du lịch Hà nội đã tổ chức liên hoan du lịch lần thứ nhất. Hơn 70 doanh nghiệp trong nước tham gia giới thiệu sản phẩm của mình. Điều lý thú ở liên hoan này là nhiều doanh nghiệp du lịch đã giới thiệu được các chương trình du lịch cuối tuần hấp dẫn trên cơ sở nghiên cứu thị trường ở Hà Nội và vùng phụ cận. Với 200 hợp đồng được ký kết giữa các công ty ngay tại liên hoan đã chứng minh cho tính thực tiễn của cuộc liên hoan này.

Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội năm 2005 do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 vừa qua đã quảng bá mạnh mẽ các sản phẩm của du lịch Hà Nội và cả nước, góp phần vào mục tiêu đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch quốc tế năm nay tại Hà Nội (và trên 3 triệu lượt khách quốc tế trên cả nước).

Theo báo cáo tổng kết của Sở Du lịch Hà Nội cuộc liên hoan này hồnh tráng hơn về qui mơ, hấp dẫn hơn về nội dung, đã cuốn hút 40 tỉnh, thành trong cả nước

tham gia giới thiệu sản phẩm của địa phương mình, gần 100 đồn khách quốc tế có mặt.

Khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm nối với các tuyến phố đi bộ và chợ đêm Đồng Xuân là trung tâm chính của Liên hoan với 350 gian hàng trưng bày các chương trình du lịch chất lượng cao, độc đáo và các dự án phát triển du lịch cùng với các sản phẩm làng nghề truyền thống của các nghệ nhân trong cả nước.

Ngồi ra cịn có các gian hàng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại. Xen kẽ cùng các gian hàng trưng bày là các loại hoa cây cảnh. ấn tượng nhất là màn biểu diễn nghệ thuật trồng hoa trên mặt hồ nước của các nghệ sỹ Pháp đã thu hút rất đông đảo khán giả thưởng thức. Trong khuôn viên của công viên Bách Thảo, xung quanh những cây xanh tốt tươi có hàng trăm gian hàng ẩm thực được kiến trúc theo phong cách truyền thống và hiện đại với các món ăn á, Âu là cơ hội để các đầu bếp có tài nấu ăn trình bày nghệ thuật, và cơ hội để họ trao đổi học tập kinh nghiệm, học tập tài năng với sự tinh tế thanh lịch phục vụ mọi đối tượng.

Tại khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường mục đích đặt một nền móng xây dựng một festival sáng tạo, qui mô lớn và đặc trưng nhân kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức biểu diễn nghệ thuật Pháp ở những phố cổ này tạo nên một cuộc gặp gỡ giao lưu.

Là trung tâm du lịch lớn của cả nước, Hà Nội tập trung nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa. Trong những năm qua cùng với sự khởi sắc của hoạt động du lịch của cả nước, hoạt động lữ hành Hà Nội vẫn có thế đứng riêng với tài nguyên du lịch nhân văn của thủ đô. Hầu hết các tua du lịch ấy chính là bản sắc văn hố Việt Nam được hội tụ thành tinh hoa Thăng Long - Hà Nội.

Hà Nội cũng là trung tâm du lịch của vùng châu thổ Bắc Bộ, có nhiều tỉnh thành lân cận như Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hố, Nghệ An… Vì vậy có thể thấy rằng đây là một khu vực rộng lớn có các miền địa hình khác nhau từ đồng bằng, biển, đến rừng núi… ở đó cũng là vùng có

nguồn tài nguyên phong phú, có hệ thống giao thơng thuận tiện, tiềm năng du lịch nhân văn và tự nhiên đa dạng, đang giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của nước ta.

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội về tăng cường hợp tác về mọi mặt giữa Hà Nội với các tỉnh thành trong nước, Sở Du lịch Hà Nội đã tích cực mở rộng hợp tác với các địa phương nhằm hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất khu vực phía Bắc.

Du khách đến Hà Nội vãn cảnh, nghỉ ngơi và sau đó sẽ tham quan du lịch các địa phương khác như: du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển ở Sầm Sơn (Thanh Hoá), nghỉ mát trên núi Tam Đảo, tham quan danh thắng ở Bích Động (Ninh Bình), tham quan các di tích văn hố ở Hà Tây, Bắc Ninh, Hoa Lư, trẩy hội ở chùa Hương, Phủ Giầy… Khách đi nghỉ dưỡng và tham quan từ Hà Nội đi các nơi vẫn tăng đều hàng năm (9,6 đến 11%/ năm). Khách có xu hướng thay đổi tuyến hướng du lịch gắn với thiên nhiên và thường hướng tới những điểm du lịch mới như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, rừng Cúc Phương và những nơi địa điểm giàu tính văn hố, tín ngưỡng, du lịch sinh thái.

Chúng ta có thể tham khảo một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội:

Chương trình 1: Hà Nội - Vạn Phúc - Chùa Trầm - Chùa Trăm Gian

Chương trình 2: Hà Nội - Bát Tràng - Đông Hồ - Chùa Bút Tháp - Đồng Kỵ. Chương trình3: Hà Nội - Chùa Thầy - Chùa Tây Phương

Chương trình 4: Hà Nội - Chùa Hương - Hà Nội - Rừng Quốc gia Cúc Phương - Hà Nội - Tam Đảo

- Hà Nội - Hồ Núi Cốc - Hà Nội - Hồ Ba Bể

- Hà Nội - Hoa Lư - Tam Cốc - Phát Diệm - Hà Nội - Đồ Sơn

- Hà Nội - Cát Bà - Hà Nội - Hạ Long

- Hà Nội - Sầm Sơn - Hà Nội - Huế - Hà Nội - Nha trang

- Hà Nội - Nha Trang - Đà Lạt - T.P Hồ Chí Minh

- Hà Nội - Nha Trang - Đà Lạt - Vũng Tàu - T.P Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Củ Chi

- Xuyên Việt

Hà Nội còn là điểm du lịch hàng đầu của châu á. Thành công này được gặt hái từ kết quả tất yếu của quá trình quảng bá từ những năm trước. Chương trìmh xúc tiến quảng bá du lịch đã có tiếng vang lớn trong năm là phối hợp với hãng Hàng không Việt Nam mở thêm trung tâm du lịch tại sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là nơi đầu tiên đón chào mừng du khách năm châu đến Hà Nội, giới thiệu quảng bá về hình ảnh đất nước con người Việt Nam đồng thời cung cấp thơng tin bổ ích cho du khách về tua, tuyến, điểm, các đơn vị lữ hành và khách sạn trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội đã mở rộng hợp tác với 25 thủ đô và thành phố lớn của các nước qua việc ký kết nhiều văn bản ghi nhớ và thoả thuận trong lĩnh vực du lịch như với:

Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Năm 2004 mở rộng xúc tiến du lịch đến thị trường Nam Phi, Nam Mỹ. Hiện đã có 167 thị trường có khách du lịch đến Hà Nội. Việt Nam được coi là điểm đến hấp dẫn và thân thiện, Hà Nội được công nhận là “thành phố hồ bình” và được tạp chí Mỹ Travel Leisurue (3/2003) bình chọn là thành phố du lịch tốt thứ hai Châu á (sau Băng Cốc), đứng thứ 13 thế giới và trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên minh các thành phố lịch sử (NHC), Hiệp hội quốc tế thị trường các thành phố có tổ chức sử dụng tiếng Pháp (AIMF), mạng lưới chính quyền địa phương (CITYET) và Hiệp hội thế giới các đô thị lớn (Metropolis).

Những hoạt động trên đã góp phần tạo ra một vị thế mới cho du lịch thủ đơ, đóng góp thiết thực vào việc nâng cao hiểu biết và tình cảm của nhân dân cả nướcvà bè bạn quốc tế về du lịch Hà Nội, văn hố và con người Hà Nội nói riêng, văn hố và con người Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)