Du lịch với văn hoá ẩm thực và nghệ thuật truyền thống Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 72 - 74)

Hà Nội là đất kinh kỳ, vốn được xem là “ăn Bắc, mặc Kinh” nên người Hà Nội hay những khách thập phương đã từng được thưởng thức món ăn Hà Nội đều không thể quên cái cảm giác thơm ngon từ cách chế biến, gia vị, nước chấm cho đến cách bày biện thế nào cho đẹp mắt, gợi cảm mà không phàm tục. Một trong những món ăn được xếp lên hàng đầu về nghệ thuật ẩm thực, làm hài lòng biết bao du khách đó là phở. Phở thì ở đâu cũng có nhưng chỉ có phở Hà Nội chế biến là ngon nhất, để lại nhiều dư vị nhất trong lịng người, thậm chí cả du khách phương Tây. Phở tập trung nhiều nhất và nổi tiếng nhất là ở khu vực phố cổ như: Lý Quốc Sư, phở Bát Đàn, phở gà Nam Ngư. Bún chả ở phố Sinh Từ nay là phố Nguyễn Khuyến hay ở phố Hàng Mành.

Bên cạnh những món ăn trên, Hà Nội có một món ăn đặc sản mà hầu hết du khách đến Hà Nội đều tìm đến thưởng thức đó là chả cá Lã Vọng ở phố Chả Cá (tức phố Hàng Sơn xưa kia).

Và từ lâu hương cốm làng Vòng đã vượt khỏi luỹ tre làng, theo những gánh hàng rong vào phố trở thành một món quà lịch sự và tinh tế của mùa thu Hà Nội, một món ăn tao nhã của người Tràng An.

Cốm Vịng, gạo tám Mễ Trì

Tương Bần, húng Láng cịn gì ngon hơn.

Có thể nói, cốm chính là một nét đẹp văn hố lâu đời, một nét đẹp thanh tao đặc trưng của người Hà Nội. Thật khó kể hết những món ăn, đồ uống hấp dẫn hơn thế nữa của người Thủ đô. Chỉ biết rằng những thú vui ẩm thực đó đã tạo nên một bức tranh độc đáo, sống động về một Hà Nội ngàn năm văn hiến, và nó thu hút, mời gọi du khách thập phương. Các cuộc thi về tài năng ẩm thực của ngành du lịch Hà Nội đã góp phần bảo tồn di sản văn hoá ẩm thực của đất Thăng Long - Hà Nội văn hiến, con người Hà Nội tài hoa, thanh lịch.

Cùng với sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội được nâng lên một cách rõ rệt, những hoạt động văn hoá nghệ thuật đang được chú ý phát triển phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng và phục vụ các hoạt động du lịch. Nhiều cơ sở văn hoá được phục hồi, nâng cấp hoặc xây dựng mới như Nhà Hát Lớn Hà Nội, Nhà hát múa rối nước Thăng Long… Với sản phẩm của nền văn minh lúa nước lâu đời, Nhà hát múa rối nước Thăng Long đã đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi giải trí của du khách. Hình ảnh nhân vật Chú Tễu đã kích thích trí tị mị, lịng hiếu kỳ của khách. Tuy nhiên, để loại hình nghệ thuật này thu hút khách hơn nữa, các doanh nghiệp lữ hành cần phải có sự phối hợp với các cơ quan văn hố để tổ chức các hình thức phục vụ vừa đáp ứng nhu cầu văn hoá của khách du lịch vừa giữ được giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)