Đa dạng hoá các sản phẩm và loại hình du lịch của Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 89 - 91)

Để có thể khẳng định được mình và tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế cần phải xây dựng được sản phẩm du lịch độc đáo và ở trình độ cao, sản phẩm du lịch này không những hình thành trên cơ sở các tài nguyên du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống và nền văn hoá độc đáo của Thủ đơ mà cịn cần phải khai thác vị trí trung tâm của Thủ đô trong mối quan hệ với các vùng du lịch phụ cận của cả nước.

Sản phẩm du lịch của Hà Nội phải mang tính đặc trưng cho nền văn hoá và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Cần phải tập trung khai thác những tinh hoa, những truyền thống lịch sử, những giá trị độc đáo của văn hố Thủ đơ để tạo nên sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng của văn hoá và con người Hà Nội đáp ứng nhu cầu của du khách.

Bên cạnh việc khai thác tốt các điểm du lịch hiện có ở Hà Nội, mở rộng các điểm du lịch xung quanh Hà Nội như Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh… để thiết lập các tuyến du lịch không những cho số người ở Hà Nội mà cả cho nhân dân trong nước và người nước ngoài đến thăm quan, làm việc tại Hà Nội.

Phát triển thêm nhiều loại hình du lịch như: Loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu văn hoá, lịch sử, truyền thống của Thủ đô qua các di tích lịch sử, văn hố, kiến trúc, các lễ hội dân gian, các nghề thủ công, truyền thống. Đây là tài nguyên vô giá thu hút mạnh mẽ du khách trong nước và quốc tế.

Để phát triển loại hình du lịch này cần phải đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu văn hoá, lịch sử, phân loại và xếp hạng các di tích có giá trị, tiến hành tu bổ, tơn tạo các di tích đó, tổ chức bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử đồng thời phải hình thành các tuyến để đan kết các di tích này với nhau trong một chỉnh thể để giới thiệu cho du khách.

Việc phục hồi các lễ hội dân gian truyền thống, việc tổ chức và phát huy các làng nghề truyền thống ở Thủ đơ cũng là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cần phải có một qui hoạch chung nhằm tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển các nghề truyền thống này, không những để tạo thêm việc làm cho dân cư tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu mà còn phục vụ ngay cho du khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu tại chỗ.

Hà Nội đã và đang trở thành một trung tâmchính trị, văn hố khoa học, văn hoá lớn của cả nước. Vai trò của Hà Nội sẽ ngày càng trở nên quan trọng không những ở trong nước mà cả quốc tế. Bởi vậy có thể và cần phải trú trọng phát triển loại hình du lịch Hội nghị để đáp ứng yêu cầu của khách trong nước và quốc tế đến Hà Nội tham dự các hội nghị khoa học, các hội thảo trong nước và quốc tế, các sinh hoạt văn hoá thể thao, các lễ kỷ niệm ngày lịch sử và truyền thống.

Nghỉ ngơi cuối tuần là một yêu cầu rất lớn của khách nước ngồi đang cơng tác ở Việt Nam cũng như một bộ phận dân cư ngày càng lớn. Hà Nội có khu vực Hồ

Tây, nhiều công viên và nhiều danh thắng đáp ứng được yêu cầu nghỉ ngơi của du khách. Để phát triển loại hình này cần trú trọng xây dựng các cơ sở nghỉ ngơi, các câu lạc bộ thể thao, các trị vui chơi giải trí. Đặc biệt cần đảm bảo các dịch vụ phục vụ nghỉ ngơi, các nhà nghỉ bên hồ… Du lịch nghỉ cuối tuần khơng nên chỉ bó hẹp ở Thủ đơ mà có thể vươn ra các vùng phụ cận xung quanh Hà Nội như Tam Đảo, Ba Vì, Hải Phịng, Quảng Ninh…

Có thể mở rộng liên doanh giữa Hà Nội với các cơ sở du lịch vệ tinh nêu trên trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như tổ chức lữ hành. Làm như vậy sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động của du lịch Thủ đô, tăng thêm lượng khách, đa dạng hố các loại hình du lịch và mở rộng qui mô.

Một phần của tài liệu Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 89 - 91)