Văn hoá là mục tiêu của phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 25 - 29)

Văn hoá và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau. Phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch, tạo động lực cho kinh doanh du lịch phát triển. Bất kỳ một ngành kinh tế nào cũng đều hướng tới lợi nhuận, để đạt tới lợi nhuận có rất nhiều phương thức khác nhau trong đó có việc phát huy nhân tố con người. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải lấy nó làm động lực để thúc đẩy sản xuất. Đồng thời với việc nhận thức rõ vai trò của những nhân tố truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch như phong tục, tập quán, nếp sống… được sử dụng như một phương thức kinh doanh.

Yếu tố truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của du lịch. Muốn có hiệu quả trong kinh doanh điều quan trọng khơng chỉ thoả mãn nhu cầu của khách bằng cơ sở vật chất của mình mà điều quan trọng hơn chiếm được tình cảm của khách qua việc phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc.

Du lịch vừa là ngành dịch vụ, vừa là ngành sản xuất, vừa tiêu thụ sản phẩm của chính mình. Trong du lịch phần lớn các dịch vụ đều do con người thực hiện. Khách sạn là nơi tiếp đón và phục vụ rất nhiều đối tượng khác nhau về mục đích thăm viếng, quốc tịch, dân tộc… Ngay cách cư xử cũng thể hiện những phong tục tập quán khác nhau. Người Hàn Quốc chào nhau bằng cách cúi gập người, người châu Âu hay bắt tay khi giao tiếp, người Việt là nụ cười thân mật nở trên mơi. Người Việt ta có câu:

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau” Người Trung Quốc thì cho rằng:

“Nếu khơng biết cười thì đừng bao giờ mở nhà hàng”.

Giao tiếp là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến hoạt động du lịch. Trong điều kiện nước ta còn nghèo, kinh tế chưa phát triển, lòng hiếu khách, vẻ thanh lịch, sự tự tin trong giao tiếp ứng xử đối với khách nhất là khách quốc tế là điều rất cần thiết. Vì vậy những người làm du lịch đã phải hình thành cho mình một phong cách giao tiếp, ứng xử mang cốt cách Việt Nam nghĩa là mến khách, tôn trọng những nhu cầu chính đáng của khách, khéo léo lịch sự, nhã nhặn, bình đẳng với mọi người. Đó cũng là truyền thống văn hoá và nhân cách của người Việt Nam.

Trang phục truyền thống với những gam màu sắc là yếu tố góp phần tạo cho khách cảm giác thoải mái khi sử dụng dịch vụ. Mỗi khách sạn đều chọn cho mình một kiểu trang phục phù hợp với điều kiện kinh doanh, điều kiện môi trường nơi

hoạt động. Trang phục cũng là nét đẹp thể hiện sự tôn trọng đối với khách. Cảm nhận đầu tiên khi khách đến cơ sở du lịch tốt hay xấu là phụ thuộc vào thái độ, cử chỉ, trang phục của người đón tiếp. Nhiều khách sạn đã biết chọn cho mình kiểu trang phục mang sắc thái độc đáo, hài hoà với khung cảnh. Qua đó phần nào đánh giá được trình độ tổ chức của khách sạn đó.

Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có sắc thái trang phục riêng. Kế thừa kho tàng phong phú về trang phục với những chất liệu như lụa, gấm, thổ cẩm… những người làm du lịch đã sáng tạo, áp dụng phù hợp với cơ sở của mình. Trang phục đã góp phần khơng nhỏ tạo ra sự thành cơng trong nghi thức ngoại giao, trong tiếp tân, trong các chương trình lễ hội của các vùng miền trên đất nước.

Hoạt động của du lịch nhìn từ góc độ nào cũng gắn với tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên… thường xuyên thay đổi và tác động đến cung cầu du lịch.

Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nếu như phương Tây có xu hướng cải tạo tự nhiên thì phương Đơng nói chung, con người Việt Nam nói riêng lại có xu hướng hồ đồng với thiên nhiên. Họ yêu thiên nhiên và sống gắn bó với thiên nhiên vì họ hiểu những giá trị, những lợi ích to lớn mà thiên nhiên ban tặng họ:

“ Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”.

Lối ví von như vàng, như bạc khơng chỉ có nghĩa là thiên nhiên giàu có mà chứng tỏ thiên nhiên trong tâm khảm người Việt là vơ cùng q giá, là nguồn sống, nguồn của cải vật chất mà con người phải tơn trọng, bảo vệ, giữ gìn khơng chỉ cho thế hệ hơm nay mà cả cho thế hệ mai sau.

Nguồn cảm hứng thẩm mỹ sâu sắc trước thiên nhiên, con người đã khám phá, xây dựng những cơng trình kiến trúc như đền, chùa, miếu mạo…, tuy không đồ sộ hoành tráng nhưng hài hoà với khung cảnh thiên nhiên và phù hợp với tâm thức của người Việt như các di tích lịch sử của Một Cột, chùa Trấn Quốc, Đền Hùng, Cố Đô

Huế… Đây thực sự là hệ sinh thái nhân văn đẹp, hài hoà giúp cho con người cảm nhận sự thư giãn, sự linh thiêng trong các dịp lễ hội.

Trước những vấn đề của cuộc sống, trước sức ép ngày càng tăng của công việc đơ thị hố, con người ngày càng có nhu cầu tìm đến với thiên nhiên, du lịch sinh thái. Loại hình du lịch gắn với thiên nhiên - du lịch sinh thái đang trở thành một hướng khai thác không thể thiếu được trong chính sách phát triển du lịch của các quốc gia.

So với nhiều quốc gia trên thế giới, cảnh quan thiên nhiên Việt Nam còn khá hoang sơ, nhiều nơi con người còn chưa khám phá, rất phù hợp với loại hình du lịch thiên nhiên, du lịch xanh… Với đất nước có nhiều dân tộc với những nét văn hoá bản địa hấp dẫn, đầy hứa hẹn những tiềm năng cho việc khai thác và phát triển du lịch. Khai thác tốt và hợp lý với những chính sách phù hợp việc phát triển loại hình du lịch sinh thái chính là phát huy tốt mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong hoạt động du lịch. Đứng ở góc nhìn văn hố, du lịch sinh thái chính là sự biểu hiện rõ rệt cho mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Việt Nam là nước nông nghiệp, mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của mỗi người dân trong đó có hoạt động du lịch đã chi phối mạnh mẽ tới hành động thái độ ứng xử của con người với tự nhiên.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nhưng đồng thời phải tích cực bảo vệ mơi trường sinh thái. Nếu hoạch định chính sách phát triển du lịch khơng có nội dung “phát triển bền vững”, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau thì việc khai thác du lịch không gắn với bảo vệ môi trường sẽ làm cho tự nhiên biến đổi nhanh chóng sẽ tác động tiêu cực đến du lịch.

Hiện nay khơng ít khách than phiền về phí tham quan ở một số nơi quá đắt và môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Tại một số điểm du lịch, khi cộng đồng địa phương được hưởng các lợi ích vật chất từ hoạt động du lịch thì ý thức về bảo vệ môi trường được cải thiện rõ rệt. Khi đó những tác động tiêu cực tới môi trường

cũng được hạn chế đáng kể (như ở khu du lịch Ao Vua, Vườn Quốc gia Ba Vì…). Văn hố là mục tiêu của phát triển du lịch bền vững và lành mạnh. Vì vậy những người hoạt động du lịch phải có tri thức văn hố phong phú, kinh doanh có văn hố, phong cách văn hố trong ứng xử giao tiếp…

Một phần của tài liệu Luận văn về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 25 - 29)