LUẬN VĂN: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam- VINACONEX, thực trạng và giải pháp
LUẬN VĂN: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam- VINACONEX, thực trạng và giải pháp Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập, hiệu quả của doanh nghiệp quyết định không chỉ sức mạnh cạnh tranh, vị thế, thị phần của doanh nghiệp mà còn là điều kiện tồn tại bền vững của doanh nghiệp. Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định của mọi doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhà nước Việt nam, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả còn có ý nghĩa quan trọng hơn. Trải qua thời gian dài hoạt động trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và sau đó là cơ chế chuyển đổi, cho đến nay nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn hoạt động theo nguyên tắc cạnh tranh và tự chủ tài chính, năng suất và chất lượng còn thấp. Trước ngưỡng cửa của việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn hơn, trước khả năng Nhà nước không còn có thể tiếp tục bao cấp hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước, nếu không tự mình nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, sẽ có thể bị giải thể hoặc phá sản. Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam (VINACONEX) cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Mặc dù đã nỗ lực đổi mới rất nhiều từ hơn 10 năm nay, nhưng cho đến nay hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty vẫn chưa xứng với năng lực của Tổng công ty cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ xây dựng đối với Tổng công ty. Đặc biệt, vào năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã quyết định thí điểm cổ phần hoá toàn bộ VINACONEX với phương thức Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Sự chuyển đổi mô hình này vừa là cơ hội, vừa là thử thách đối với Tổng công ty. Hiện nay, khi Việt nam gia nhập WTO, môi trường hoạt động của Tổng công ty sẽ mở rộng, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng nhiều. Vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ cấp bách của VINACONEX hiện nay. Để góp sức cùng VINACONEX hoàn thành nhiệm vụ đó, đề tài “Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam- VINACONEX, thực trạng và giải pháp “ được nghiên cứu trong luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) của doanh nghiệp Việt nam nói chung, của VINACONEX nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu như: - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của thương mại Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Tiến sĩ Nguyễn Văn Lịch – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, tài liệu Hội thảo Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương năm 2003. - Thương mại Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế: quá khứ – hiện tại – tương lai – PGS.TS Nguyễn Thị Mơ - Trường đại học ngoại thương, tài liệu Hội thảo Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương năm 2003. - Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập của thương mại Việt nam vào kinh tế khu vực và Quốc tế – PGS. TS Nguyễn Phúc Khanh – Trường đại học ngoại thương, tài liệu Hội thảo Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương năm 2003. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ nhằm chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế của nước ta – PGS. TS Nguyễn Văn Nam – Viện nghiên cứu thương mại, tài liệu Hội thảo Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương năm 2003. - Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế – Trần Nga – Sở thương mại và du lịch Hà nam, tài liệu Hội thảo Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương năm 2003. - Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Việt nam đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế. – TS Phạm Minh Trí – Hội khoa học kinh tế và quản lý TP.HCM, tài liệu Hội thảo Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương năm 2003. Nội dung chủ yếu của các đề tài nêu trên là khái quát đặc điểm của thương mại trong điều kiện toàn cầu hoá, thời cơ và thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích giải pháp thích ứng của Nhà nước, ngành và doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế… Một hướng khác đi sâu nghiên cứu về nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK của doanh nghiệp cụ thể, đề xuất phương hướng và giải pháp thích nghi cho doanh nghiệp có các công trình như sau: - Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước trên địa bàn Tỉnh Nghệ An – Thực trạng và giải pháp – Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Hạnh, bảo vệ năm 2001 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Tỉnh Kiên Giang – Luận văn thạc sĩ của tác giả Lương Thanh Phương, bảo vệ năm 2001 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Thương mại Yên bái trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế thực trạng và giải pháp – Luận văn cao cấp lý luận của Cù Đức Đua – Sở Thương mại và du lịch Yên bái. Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu sâu về các nghiệp vụ, các nhân tố tác động tới hoạt động XNK trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế. Song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về hoạt động kinh doanh XNK của VINACONEX. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn Mục tiêu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK trong VINACONEX, từ đó đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đáp ứng các mục tiêu của VINACONEX và phù hợp với tình hình hội nhập mới ở Việt nam. Để hoàn thành mục tiêu đó luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động XNK trong điều kiện hội nhập, về hiệu quả kinh doanh XNK của doanh nghiệp nhà nước, về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh XNK của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập. - Tổng thuật một số kinh nghiệm hoạt động XNK của các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam để rút ra bài học cho VINACONEX. - Phân tích thực trạng hoạt động XNK của VINACONEX để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh và nguyên nhân. - Đề xuất hệ thống định hướng và giải pháp giúp VINACONEX nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn VINACONEX hoạt động trong nhiều lĩnh vực như xây lắp, XNK hàng hoá, xuất khẩu lao động, đầu tư, dịch vụ Nhưng để tập trung đi sâu nghiên cứu và phù hợp với khuôn khổ cho phép, luận văn chỉ nghiên cứu một trong ba lĩnh vực chủ yếu của VINACONEX, đó là XNK hàng hoá. Ngoài ra, VINACONEX đã có lịch sử phát triển dài và nhiều biến động, tăng trưởng theo các thời kỳ lịch sử của đất nước. Để tập trung vào các vấn đề liên quan đến XNK trong thời kỳ hội nhập, luận văn cũng chỉ khảo sát thực trạng hoạt động XNK của VINACONEX từ 1995 trở lại đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế truyền thống như phân tích, tổng hợp dựa trên các công trình nghiên cứu đã có, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng và Nhà nước, số liệu thống kê. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp mô hình và so sánh. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hoạt động XNK của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. - Nêu được bức tranh chung về hoạt động XNK của VINACONEX. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động XNK của VINACONEX. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 03 chương, 8 tiết và biểu bảng, sơ đồ Chương 1 Một số vấn đề chung về kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hội nhập Kinh Tế Quốc Tế 1.1. Đặc điểm và vai trò của kinh doanh xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1. Thực chất hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế Nếu như thương mại nội địa được xem là hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ một nước theo nguyên tắc ngang giá trên cơ sở sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì hoạt động XNK được coi là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước với nhau trên phạm vi toàn thế giới. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau. Nói cách khác, kinh doanh XNK là quá trình buôn bán giữa các nước với nhau, là lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hoá với nước ngoài. Hoạt động XNK là lĩnh vực mà qua đó một nước tham gia vào phân công lao động quốc tế. Có thể nói, XNK ra đời là do kết quả của sản xuất phát triển. Bởi lẽ, khi sản xuất đã phát triển, người ta sẽ chuyên môn hoá trong sản xuất và tất yếu sẽ dẫn đến sự phân công lao động quốc tế. Cùng với thời gian, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau hơn nữa, khiến một nước không thể phát triển mà không tham gia vào hợp tác và phân công lao động quốc tế. Chính vì vậy, XNK cũng ngày càng phát triển. XNK cho phép một nước mở rộng khả năng tiêu dùng của mình ở tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể nếu giả định nước đó đóng cửa thực hiện chế độ tự cung tự cấp. Hoạt động XNK xuất hiện từ sự đa dạng và khác nhau về điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các khu vực và các quốc gia. Các nước nên chuyên môn hoá sản xuất một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế thì chắc chắn hiệu quả sử dụng nguồn lực quốc gia sẽ tốt hơn. Điều này đã được nhà kinh tế học người Anh David Ricardo phát biểu như sau: Một quốc gia hay một cá nhân có thể nâng cao mức sống và thu nhập thực tế bằng cách chuyên môn hoá các mặt hàng mà nước này hay cá nhân này có thể sản xuất với lợi thế so sánh cao nhất, xuất khẩu hàng hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác. Lúc này xuất nhập khẩu sẽ có lợi cho cả hai bên. Tóm lại: - Hoạt động XNK được coi là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước với nhau. Sự trao đổi đó là kết quả và biểu hiện của phân công lao động quốc tế. - Hoạt động XNK là xu hướng phát triển có tính khách quan xuất phát từ sự đa dạng và khác nhau về điều kiện tự nhiên của sản xuất và trao đổi giữa các khu vực và các quốc gia. - Hoạt động XNK có qui mô, hình thức, luật lệ mang tính lịch sử. Xuất phát từ những lý do đó mà XNK ra đời và ngày càng đóng góp vai trò tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của từng nước nói riêng. Điều này thể hiện rõ nét thông qua vai trò của hoạt động XNK đối với nền kinh tế. 1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế 1.1.2.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu * Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Việt Nam đang đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo đói, lạc hậu và chậm phát triển. Máy móc; thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại, chúng là động lực của quá trình này. Để có thể nhập khẩu (NK) máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại, chúng ta cần một số vốn rất lớn. Số vốn này có thể được hình thành từ các nguồn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ ngoại tệ, xuất khẩu lao động, Nhưng vốn có được từ đầu tư nước ngoài hay từ vay nợ sớm muộn đều phải trả bằng cách này hay cách khác. Nguồn thu từ du lịch, dịch vụ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Xuất khẩu lao động chủ yếu là để tạo công ăn việc làm, không thể là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Do đó, nguồn ngoại tệ quan trọng nhất để NK, để công nghiệp hoá đất nước hình thành từ xuất khẩu (XK). XK quyết định quy mô và tốc độ tăng của NK. * Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Có 2 quan điểm về tác động của XK đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo quan điểm thứ nhất, XK chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta hiện nay, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ chờ vào sự thừa ra của sản xuất thì XK vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Quan điểm thứ hai, là quan điểm được nhiều nhà kinh tế hiện đại ủng hộ, coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động của XK đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở chỗ: Một là, XK tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển XK gạo, cơ hội cho ngành chế biến, chăn nuôi, ngành sản xuất bao gì, ngành hoá chất là rất lớn. Hai là, XK tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần làm cho sản xuất phát triển ổn định. Bởi vì, khi khả năng sản xuất đã được mở rộng mà thị trường trong nước nhỏ hẹp thì thị trường ngoài nước là nơi tiêu thụ lớn, đem lại ngoại tệ đồng thời hướng sản xuất theo yêu cầu thoả mãn nhu cầu của thị trường đó. Ba là, XK tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Bốn là, XK tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Bởi vì xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật thu hút công nghệ từ bên ngoài vào Việt Nam. Năm là, thông qua XK, hàng hoá nội địa sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi trong nước phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất có tính thích nghi và đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới. Sáu là, XK còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Thực tế cho thấy, dù vốn của doanh nghiệp có lớn đến đâu mà người chủ không quản lý tốt thì doanh nghiệp cũng không phát triển mạnh được. * XK có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Hàng XK của Việt Nam hiện nay chủ yếu là hàng thô và nguyên liệu hoặc mới chỉ qua sơ chế. Tuy vậy, cũng đã có hàng triệu lao động được thu hút để sản xuất những mặt hàng này. Tới đây, khi chúng ta tăng hàm lượng chế biến hàng xuất khẩu, cho dù có sự hỗ trợ của máy móc, thì một lượng không nhỏ người lao động nữa sẽ có thêm thu nhập. Đẩy mạnh XK, tham gia vào thị trường thế giới, tức là chúng ta đã đi sâu hơn vào phân công lao động quốc tế, con đường tốt nhất để tạo công ăn việc làm và thu nhập cao cho người lao động. Đời sống của người lao động được cải thiện dần theo thu nhập ngày càng tăng lên, dựa vào đà tăng của kim ngạch XNK cả nước. Cần lưu ý rằng không chỉ những người lao động tham gia một cách trực tiếp vào XK mới có thu nhập tăng lên. Những người lao động khác, dù ở những ngành có hay không liên quan đến XK, nếu không được hưởng những quyền lợi vật chất, chẳng hạn như lương cao, thì cũng được hưởng những phúc lợi xã hội do sự đóng góp của các doanh nghiệp XK bằng cách này hay cách khác vào ngân sách nhà nước. Nếu chỉ dựa vào những thành tựu trong nước, thì đến nay chúng ta đã không được hưởng những phát minh khoa học như máy giặt, tủ lạnh, máy ảnh hay ti vi, XK còn tạo ra nguồn vốn để NK vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, hiện đại phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của nhân dân. * XK góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại XK là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Nó ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. XK tăng sẽ tạo đà cho các quan hệ kinh tế phát triển. Bạn bè thế giới sẽ biết đến nước ta. Ngoài những người có nhu cầu tham quan du lịch, tìm hiểu văn hoá, phong tục, còn có những người tiến hành tìm kiếm thăm dò thị trường thông qua du lịch và hoạt động này đã khiến ngành du lịch tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Khi XK nhiều lên, nhu cầu về vận tải, bảo hiểm tăng, quan hệ tín dụng cũng phát triển theo, đầu tư cũng gia tăng bởi bạn hàng nước ngoài thấy được khả năng phát triển của Việt Nam thông qua hoạt động XK được đẩy mạnh. Ngược lại, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại vừa kể trên cũng tạo tiền đề cho mở rộng XK trong khi ngành vận tải của Việt Nam chưa lớn mạnh, ngành bảo hiểm còn non trẻ, những kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế còn chưa nhiều. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp Cùng với xu hướng hội nhập của đất nước thì xu hướng vươn ra thị trường thế giới của doanh nghiệp cũng là một tất yếu khách quan. Bán hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau: - XK mở ra những thị trường rộng lớn hơn, giúp doanh nghiệp có cơ hội tiêu thụ nhiều hàng hoá hơn, điều này đặc biệt quan trọng khi dung lượng thị trường nội địa còn hạn chế như ở nước ta. - XK buộc doanh nghiệp phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh đến từ khắp nơi trên thế giới. Vì vậy doanh nghiệp luôn phải nâng cao năng lực mọi mặt của mình để tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp phát triển một cách hiệu quả. - XK giúp doanh nghiệp mở rộng quan hệ, kịp thời nhận được những thông tin mới để điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp. 1.1.2.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu NK là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. NK tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. NK là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Trong điều kiện nước ta hiện nay, vai trò của NK thể hiện ở các khía cạnh sau: [...]... thế mạnh của mỗi nước và thế mạnh của cả nền kinh tế thế giới, là chiếc cầu nối liền nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh Xuất Nhập Khẩu của Doanh Nghiệp Hoạt động kinh doanh XNK phụ thuộc vào trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp, cũng như sự tận dụng các nguồn lực đó Đồng thời hoạt XNK của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào môi... động xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam 2.1 quá trình hình thành và phát triển của VINACONEX 2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành VINACONEX Tiền thân của VINACONEX là Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài được thành lập theo quyết định số1118/BXD – TCLĐ ngày 27/09/1988 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Trong những năm đầu mới thành lập, Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài có chức... mỗi doanh nghiệp kinh doanh XNK, nó gắn bó chặt chẽ với môi trường bên trong doanh nghiệp, tạo nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại một cách khách quan, có thể gây khó khăn, cũng có thể hỗ trợ hiệu quả sản xuất kinh doanh XNK của doanh nghiệp 1.3 Tính tất yếu khách quan của đẩy mạnh hoạt động Xuất Nhập Khẩu trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập. .. trình hoạt động 2.2 Thực trạng hoạt động XNK của TCT VINACONEX 2.2.2 Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của TCT VINACONEX Để phân tích tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của VINACONEX cần chia ra làm 02 giai đoạn có bước chuyển biến rõ rệt là giai đoạn nhà nước hạn chế giấy phép XNK từ 1988 đến1999 và giai đoạn tự do xuất nhập khẩu trừ một số mặt hàng đặc biệt nhà nước quản lý từ 1999 đến nay 2.2.2.1 Hoạt. .. tiêu kinh doanh ngắn và dài hạn Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp hợp lý không những giúp cho điều hành hoạt động kinh doanh XNK tốt mà còn giảm các chi phí quản lý và xây dựng một cơ cấu điều phối lao động tối ưu, góp phần xây dựng và lựa chọn hợp lý các phương án huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào phục vụ cho mục tiêu kinh doanh XNK của doanh nghiệp - Kinh doanh. .. đó doanh nghiệp hoạt động 1.2.1 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp như lao động, khoa học kỹ thuật, thông tin, 1.2.1.1 Lực lượng lao động Lao động là một yếu tố quan trọng của quá trình hoạt động kinh doanh Việc sử dụng lao động hợp lý sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động. .. vốn và hiệu ứng lan truyền công nghệ của nền kinh tế Nói tổng quát hơn, sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế Sức cạnh tranh của một ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: khả năng đổi mới công nghệ, sản phẩm, cung cách quản lý của ngành và môi trường kinh doanh Các đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất. .. lượng và trình độ của đội ngũ các nhà quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, phương hướng kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp 1.2.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, kinh doanh XNK nói riêng, không những chịu tác động của các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các... khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, XK chuyên gia và lao động ra nước ngoài, kinh doanh bất động sản và đặc biệt, đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế, thực hiện những nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh TCT hiện có trên 90 đơn vị đầu mối trực thuộc hoạt động trên... cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nếu doanh nghiệp không tuân thủ thì hậu quả sẽ rất tai hại; Một môi trường pháp lý lành mạnh, thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh XNK của mình đồng thời cũng điều chỉnh các hoạt động kinh doanh XNK theo hướng có lợi không phải chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho nền kinh tế; Đối với mỗi doanh nghiệp kinh . XNK của VINACONEX. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động XNK của VINACONEX. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận. Đại học Ngoại thương năm 20 03. - Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập của thương mại Việt nam vào kinh tế khu vực và Quốc tế – PGS. TS Nguyễn Phúc Khanh – Trường đại học. bài học cho VINACONEX. - Phân tích thực trạng hoạt động XNK của VINACONEX để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh và nguyên nhân. - Đề xuất hệ thống định hướng và giải pháp giúp VINACONEX nâng cao