1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 TẬP 2

179 1,9K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Bài mới: 1 Đặt vấn đề : Trong văn nghị luận người ta thường kết hợp các phương pháp lập luận để làm sáng tỏ một vấn đề, một khuynh hướng.. MỤC TIÊU : Giúp học sinh : - Hiểu và biết

Trang 1

Ngày soạn:

Tiết 91

(Chu Quang Tiềm)

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

- Tích hợp với phầnTiếng Việt ở bài Khởi ngữ và phần TLV qua bài Phép phân tích và tổng hợp

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động,giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm

B PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề , Thảo luận , GQVĐ

C chuÈn bÞ:

- Thầy: sgk, sgv, Soạn giáo án

- Trò : Đọc ví dụ mẫu, nghiên cứu tài liệu, hệ thống bài tập

D tiÕn tr×nh lªn líp:

I Ổn định tổ chức:

II Bài cũ:

KiĨm tra sù chuÈn bÞ cđa häc sinh

III Bài mới:

1) Đặt vấn đề : Đọc sách đối với trí tuệ như thể dục đối với sức khoẻ Đọc sách là một nhucầu tối thiểu không thể thiếu của con người và đặc biệt đối với học sinh Vậy đọc sách có tầm quantrọng như thế nào, làm sao để có cách đọc mang lại lợi ích hiệu quả cao nhất Tiết học này ta tìm hiểulời bàn của nhà mĩ học Chu Quang Tiềm về đọc sách

2) Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

GV gọi HS đọc Chú thích SGK

GV? Cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm 1/ Tác giả, tác phẩma/ Tác giả: Chu Quang Tiềm (1879 - 1986), người

Trung Quốc - nhà mĩ học và lí luận phê bình vănhọc nổi tiếng

b/ Tác phẩm: Được trích dịch từ tác phẩm “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách

GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích 2/ Đọc, tìm hiểu chú thích(SGK)

- GV đọc mẫu - 3 HS đọc

Trang 2

Nêu luận điểm chính ? - Phần 1: Từ đầu đến “ phát hiện thế giới mới” –

Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách

- Phần 2: Từ “Lịch sử tiêu hao lực lượng” – Nêu

khó khăn, các thiên hướng dễ bị sai lạc, mắc phảitrong quá trình đọc sách hiện nay

- Phần 3: Còn lại Phương pháp đọc sách

b)Hoạt động 2 II/ Đọc, hiểu văn bản

Qua lời bàn của tác giả, em thấy việc đọc sách

có ý nghiã như thế nào ? Tác giả đã chỉ ra

những lí lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó ?

HS trả lời

GV nhận xét ,bổ sung

- Để nâng cao học vấn thì bước đọc sách có ích

lợi quan trọng ntn? Phương thức lập luận nào

được t/g sử dụng ở đây ?

1 Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách

- Đọc sách là một con đường quan trọng của họcvấn vì:

+ Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức,mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.+ Những sách có giá trị là cột mốc trên con đườngphát triển của nhân loại

- Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn trithức

- Cách lập luận: hệ thống luận điểm, quan hệ giữacác luận điểm gắn bó chặt chẽ, giàu chất thuyếtphục nhờ tác giả sử dụng lối lập luận phân tích

IV Cđng cè:

- GV Chốt lại nội dung được trình bày ở phần 1: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọcsách

V DỈn dß:

- Học bài cũ

- Về nhà chuẩn bị phần 2 tiếp theo

Trang 3

Ngày soạn:

Tiết 92

(Tiếp theo) (Chu Quang Tiềm)

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

- Tích hợp với phầnTiếng Việt ở bài Khởi ngữ và phần TLV qua bài Phép phân tích và tổng hợp

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động,giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm

B PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề , Thảo luận , GQVĐ

C chuÈn bÞ:

- Thầy: sgk, sgv, Soạn giáo án

- Trò : Đọc ví dụ mẫu, nghiên cứu tài liệu, hệ thống bài tập

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định tổ chức:

II Bài cũ:

-Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách?

III Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

b)Hoạt động 2 II/ Đọc - hiểu văn bản

- GV gọi HS đọc đoạn văn

- Đọc sách dễ hay khó ? Tại sao phải chọn

sách ?

- Tác giả hướng dẫn cách đọc sách ntn ? Em

rút ra được những cách đọc tốt nhất nào ?

HS thảo luận, trả lời

2 Phương pháp chọn sách

- Sách nhiều tràn ngập thư viện, có sách phổ thông,có sách chuyên môn => không chuyên sâu

- Sách nhiều khó lựa chọn, lãng phí thời gian và côngsức vì đọc những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”

=> Lựa chọn sách: không tham đọc nhiều, chọn chotinh, đọc cho kĩ những cuốn sách thực sự có giá trị,có ích lợi cho mình

- Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnhvực CM, chuyên sâu của mình

- Đọc thêm các loại sách thường thức, loại sách gầngũi, kề cận với chuyên môn của mình

- Vừa đọc vừa suy ngẫm, không đọc lướt

- Không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú và đọc cókế hoạch, có hệ thống

- Đọc sách vừa rèn luyện tính cách, một cuộc chuẩn

bị âm thầm, gian khổ

- Đọc sách vùa là việc học tập tri thức, chuyện họclàm người

Trang 4

Hãy nêu các nhân xét nói rõ nguyên nhân cơ

bản tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao

của văn bản ?

GV cho HS chỉ ra những chỗ tác giả dùng cách

ví von thật đặc sắc

ĐH: Liếc qua tuy rất nhiều giống như ăn

uống

Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh

trận .giống như con chuột chui vào rừng

sâu

3 Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản

- Lí lẽ thấu tình đạt lí

- Trình bày bằng cách phân tích cụ thể , bằng giọngchuyện trị ,tâm tình thân ái

- Ngôn ngữ uyên bác

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, ý kiến dẫn tự nhiên

- Giàu hình ảnh

c) Hoạt động 3 GV: Qua việc tìm hiểu văn bản , em hãy khái

quát lại nội dung văn bản

HS trả lời theo nội dung mục ghi nhớ SGK

III Tổng kết *Ghi nhơ:ù (Sgk)

Gọi Hs đọc mục ghi nhớ (Sgk)

IV Củng cố:

- GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK

- Phát biểu điều em cảm thấy thấm thía nhất khi đọc bài “Bàn về đọc sách”

V Dặn dò:

- Học bài cũ

- Về nhà chuẩn bị bài “Khởi ngữ"

Trang 5

Tiết 93

NS:9\1\09 KHỞI NGỮ

A MỤC TIÊU:

Giúp học sinh :

-Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu Nhận biết công dụng củakhởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó Biết đặt câu có khởi ngữ

-Tích hợp với phần Văn qua bài Bàn về đọc sách và phần TLV qua bài Phép phân tích vàtổng hợp

-Rèn luyện thêm cách viết câu văn có khởi ngữ

B PHƯƠNG PHÁP : Đặt vấn đề , Thảo luận , GQVĐ

C CHUẨN BỊ:

- Thầy: SGK, SGV ,Giáo án,

- Trò: SGK, đọc ví dụ mẫu, nghiên cứu tài liệu, hệ thống bài tập

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định tổ chức:

II Bài cũ: :

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

1) Đặt vấn đề: Trong câu có một bộ phận, một yếu tố nào đó có quan hệ trực tiếp với bộ

phận đứng đầu câu (nêu đề tài của câu) Vậy phần nêu lên đề tài của câu là gì?Làm thế nào để xácđịnh nó ? Tiết học này ta tìm hiểu về vấn đề đó

2) Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

a)Hoạt động 1 I Đặc điểm và vai trò khởi ngữ trong câu

GV dùng bảng phụ ghi ví dụ (SGK), gọi HS đọc

- Xác định chủ ngữ trong các câu chứa từ ngữ in

đậm ?

- Hãy phân biệt các từ ngữ in đậm với CN ?

- Trước từ ngữ in đậm có thể thêm những qht

nào ?

GV: Những từngữ in đậm đĩ người ta gọi là khởi

ngữ Vậy em hiểu thế nào là khởi ngữ ?

HS trả lời -> GV nhận xét ,bổ sung

- Gv gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ (SGK)

1 Ví dụ: (SGK)

- Ở (a): chủ ngữ trong câu là từ “anh” thứ hai

- Ở (b): chủ ngữ là từ “tôi”

- Ở (c): chủ ngữ là từ “chúng ta”

* Về vị trí: các từ ngữ in đậm đứng trước chủngữ

* Về quan hệ với vị ngữ: Từ ngữ in đậm khôngcó quan hệ C-V với phần vị ngữ

- Có thể thêm những quan hệ từ “về, đối với”

Trang 6

b)Hoạt động 2 II Luyện tập

GV dùng bảng phụ ghi các BT ở SGK Gọi HS lên

d) Khởi ngữ: Làm khí tượnge) Khởi ngữ: Đối với chúng cháu

HS tập viết lại các câu bằng cách chuyển các phần

in đậm thành khởi ngữ ?

Bài tập 2:

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm

=> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắmb) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được

=> Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được

IV Củng cố:

- GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK, gọi HS đọc phần Ghi nhớ

V Dặn dò:

- Học bài cũ

- Đặt 3 câu có khởi ngữ

- Chuẩn bị bài: Phép phân tích và tổng hợp

Trang 7

Tiết 94

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Chỉ được đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp Hiểu và biết vận dụng các thao tácphân tích và tổng hợp trong làm văn nghị luận

- Tích hợp với phần Văn ở bài Bàn về đọc sách, ở bài TV Khởi ngữ

-Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp

B PHƯƠNG PHÁP:Đặt vấn đề , thảo luận , GQVĐ

C CHUẨN BỊ:

- Thầy: Giáo án, , tư liệu, bảng phụ

- Trò: SGK,bài soạn, đọc ví dụ, nghiên cứu tài liệu, hệ thống bài tập

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định tổ chức:

II Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

III Bài mới:

1) Đặt vấn đề : Trong văn nghị luận người ta thường kết hợp các phương pháp lập luận để

làm sáng tỏ một vấn đề, một khuynh hướng Phương pháp phân tích và phương pháp lập luận là 2phương pháp quan trọng giúp người viết phân tích và khái quát sự vật hiện tượng một cách có hiệuquả Tiết học này chúng ta tìm hiểu 2 phương pháp đó

2) Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

a)Hoạt động 1 I Phép lập luận phân tích và tổng hợp

Gv gọi 2 HS đọc văn bản 1 Văn bản: Trang phục

- Bài văn nêu lên hiện tượng gì ? Mỗi hiện tượng

nêu lên một nguyên tắc nào trong ăn mặc ? T/g

dùng phép lập luận nào để cho thấy những

nguyên tắc ngầm cần tuân thủ trong trang phục ?

- HS suy nghĩ, trả lời

Định hướng:

- Hiện tượng (dẫn chứng) ăn mặc không đồng bộ

=> Nêu lên vấn đề ăn mặc chỉnh tề

- Hiện tượng ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnhchung (cộng đồng) và hoàn cảnh riêng (sinh hoạt,công việc)

- Aên mặc phù hợp với đạo đức: giản dị, hoà mìnhvào cộng đồng

* Tác giả tách ra từng trường hợp dể cho thấy

”quy luật ngầm” của văn hoá chi phối cách ăn

mặc => Phép phân tích

Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã

mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào?

- Câu cuối mang tính tổng hợp: Trang phục phùhợp với văn hoá, đạo đức, đặc điểm môi trường làtrang phục đẹp => phép tổng hợp

Trang 8

- Theo em hiểu phép phân tích và phép tổng hợp

là phép lập luận ntn ?

2 Ghi nhớ (SGK)+ Phân tích là phép lập luận trình bày từng sự vật,hiện tượng nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng

+ Tổng hợp là phép lập luận rút ra từ những điều đã phân tích

Bài 1 (SGK): GV yêu cầu hs đọc và thực hiện

theo yêu cầu – Phân nhóm thảo luận, trình bày Định hướng:BT1/ Cách phân tích luận điểm của tác giả:

- “Học vấn học vấn”

- học vấn là của nhân loại => học vấn của nhânloại do sách truyền lại =>sách là kho tàng củahọc vấn

* Tác giả phân tích bằng tính chất bắc cầu mốiquan hệ của 3 yếu tố: sách – nhân loại – học vấn.Bài 2 (SGK) Phân tích lí do chọn sách mà đọc ?

HS trả lời->Lớp góp ý nhận xét, bổ sung

GV chốt

BT 2: Lí do phải chọn sách:

- Do sách nhiều, chất lượng khác nhau => chọnsách tinh, tốt

- Do sức người có hạn => Chọn sách để khỏilãng phí thời gian và công sức

- Cần đọc các loại sách có liên quan với nhau

IV Củng cố:

- GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK, gọi HS đọc phần Ghi nhớ

V Dặn dò:

- Về nhà làm tiếp BT 3,4 (SGK);

-Làm BT:phân tích những tác hại của việc lười học

- Chuẩn bị bài: Luyện tập Phép phân tích và tổng hợp(tt)

Trang 9

NS:25\1\09

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong làm văn nghị luận

-Tích hợp với phần Văn ở bài Bàn về đọc sách, ở bài tiếng Việt Khởi ngữ.

-Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, viết các đoạn văn nghị luận có sử dụng các phépphân tích và tổng hợp

-Giáo dục tính tự giác , chủ động trong quá trình luyện tập

B.PHƯƠNG PHÁP :Nêu vấn đề, thảo luận , GQVĐ

C.CHUẨN BỊ:

- Thầy: Giáo án, tư liệu, bảng phụ

- Trò: SGK,bài soạn, đọc ví dụ, nghiên cứu tài liệu, hệ thống bài tập

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định tổ chức:

II Bài cũ:

- Thế nào là phép phân tích, tổng hợp ? Cho ví dụ

III Bài mới:

1) Đặt vấn đề: Ở tiết 94 chúng ta đã đi tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp Tiết học nàychúng ta tiến hành luyện tập

2) Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

a)Hoạt động 1 I/ Đọc và nhận dạng, đánh giá

Gv gọi 02 HS đọc văn bản 1 Văn bản 1 (SGK)

- GV chia 2 nhóm, mỗi nhóm làm một bài

- HS suy nghĩ, trả lời Đại diện nhóm trình bày,

lớp bổ sung, GV nhận xét

a) Từ cái “hay cả hồn lẫn xác” tác giả chỉ ratừng cái hay hợp thành cái hay của cả bài:

- Hay ở cái điệu xanh;

- Hay ở những cử động;

- Hay ở các vần thơ;

- Hay ở các chữ không non lép;

=> phép lập luận phân tích

GV cho HS trao đổi đoạn văn (b)- Gv tổng kết

các ý kiến, nêu đáp án chung b) Văn bản 2 (SGK)Đoạn nhỏ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt

về sự thành đạt

- Phân tích 4 nguyên nhân khách quan: gặp thời,hoàn cảnh, điều kiện, tài năng

- Phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào vàkết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan củamỗi người => Tổng hợp các nguyên nhân chủ

Trang 10

quan: Sự phân đấu kiên trì của mỗi cá nhân –thành đạt là làm cái gì có ích cho bản thân vàđược xã hội công nhận.

Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT 2

- HS làm việc theo nhóm Đại diện nhóm trình

bày, lớp góp ý, GV nhận xét

2/ Định hướng:

- Thế nào là học qua loa, đối phó ?

- Bản chất của việc học qua loa đối phó ?

- Tác hại ?

2)Bản chất của việc học qua loa đối phó:

- Học mà không lấy việc học làm mục đích;coi việc học là phụ

- Học bị động, không chủ động, cốt đối phó vớisự đòi hỏi cuả thầy cô, của thi cử, bằng cấp

- Do học bị động nên không thấy hứng thú

=>chán học, bỏ bê

- Học hình thức không đi vào thực chất kiến thứcbài học;

- Học đối phó dù có bằng cấp nhưng đầu óctrống rỗng

GV yêu cầu HS làm BT3

HS thảo luận, làm bài trình bày

GV sửa chữa bổ sung

3/ Lí do khiến mọi người đọc sách:

- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại từ xưađến nay

- Đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm

- Đọc sách cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào

ra quyển ấy

- Cần đọc rộng để hiểu vấn đề CM tốt hơn

IV Củng cố:

- GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK

V Dặn dò:

- Về nhà làm tiếp BT 4 (SGK); phân tích những tác hại của việc

- Chuẩn bị bài: Tiếng nói của văn nghệ.

Trang 11

Tiết 96

(Nguyễn Đình Thi)

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con

người Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và

giàu hình ảnh của t/g

- Tích hợp TV ở bài Các thành phần biệt lập và bài TLV Nghị luận về một hiện tượng xã

hội

- Rèn kĩ năng phân tích – tổng hợp

B PHƯƠNG PHÁP:Đọc , nêu vấn đề , thảo luận GQVĐ

C CHUẨN BỊ :

- Thầy: Giáo án, , tư liệu, bảng phụ

- Trò: Học bài cũ , SGK,bài soạn, nghiên cứu tài liệu

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định tổ chức:

II Bài cũ:

- Hiểu gì về ý nghĩa của việc đọc sách ? Nêu tác dụng của việc đọc một tác phẩm ?

III Bài mới:

1) Đặt vấn đề: Văn nghệ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống của con người Có

thể nói không ngoa rằng: không có văn nghệ thì cuộc sống con người sẽ tàn lụi Vậy tại sao con người

lại cần đến văn nghệ ? Baì học này giúp chúng ta hiểu rõ thêm về điều đó

2) Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

GV gọi HS đọc Chú thích SGK Cho biết vài nét

về tác giả, tác phẩm

HS trả lời -> GV nhận xét ,bổ sung

1/ Tác giả, tác phẩma/ Tác giả:

- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) – Quê: Hà Nội

Hoạt động văn nghệ đa dạng: viết văn, làm thơ,soạn kịch, sáng tác nhạc, viết LLPB đồng thời lànhà quản lí lãnh đạo văn nghệ Việt Nam nhiều năm

- Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn họcnghệ thuật

b/ Tác phẩm: Được viết năm 1948 trích từ tác

phẩm “Mấy vấn đề văn học” in năm 1956,

Trang 12

GV hướng dẫn đọc: giọng khúc chiết, rõ ràng,

thể hiện giọng điệu lập luận

- GV đọc mẫu – 03 HS đọc

GV HD tìm hiểu chú thích.HS đọc SGK lưu ý

các từ: bác ái, luân lí, triết học, chiến khu

- Bố cục văn bản được chia làm mấy phần ?

Nêu luận điểm chính ?

2/ Đọc, tìm hiểu chú thích:

a/ Đọc:

b/ Chú thích:

3/ Bố cục: Chia làm 2 luận điểm:

- Phần 1: Từ đầu đến “ tâm hồn”: Nội dung củavăn nghệ là phản ánh thực tại khách quan ,lờigửi ,lời nhắn nhủ của nhà nghệ sĩ tới ngườiđọc ,người nghe

- Phần 2: Còn lại – Tiếng nói kì diệu của văn nghệ;phương pháp tiếp nhận

b)Hoạt động 2 II/ Đọc, hiểu văn bản:

Tác giả đã chỉ ra những nội dung tiếng nói

của văn nghệ ?Mỗi nội dung tác giả đã phân

tích ntn ?

HS đọc từ đầu -> đời sống chung quanh

GV: Hãy phát hiện luận điểm để trình bày trước

lớp

GV: Để minh chứng cho nhận định trên ,tác giả

đưa ra phân tích những dẫn chứng văn học nào ?

ĐH:- Để làm rõ nội dung trên t/g chọn nêu 2

dẫn chứng tiêu biểu:

+ Hai câu thơ trong Truyện Kiều: “Cỏ non

một vài bông hoa” với lời bình: hai câu thơ tả

cảnh mùa xuân tươi đẹp; làm rung độïng với cái

đẹp lạ lùng mà nhà văn miêu tả; cảm thấy lòng

ta luôn có sự tái sinh => Đó là lời gửi, lời nhắn –

Một trong những nội dung của Truyện Kiều

+ Cái chết thảm khốc của An –na Ca rê –nhi na

(trong tiểu thuyết cùng tên) đã làm người đọc

bâng khuâng, thương cảm => Lời gửi, lời nhắn,

là nội dung tư tưởng, t/c độc đáo của TPVH

1/ Nội dung tiếng nói của văn nghệ

-Văn nghệ không những phản ánh hiện thực kháchquan mà còn biểu hiện cái chủ quan của ngườisáng tạo

IV Củng cố:

- GV chốt lại phần I

V Dặn dò:

- Học bài cũ

- Về nhà chẩn bị phần II của văn bản

Trang 13

Tiết 97

(Tiếp theo) (Nguyễn Đình Thi)

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con

người Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và

giàu hình ảnh của t/g

- Tích hợp TV ở bài Các thành phần biệt lập và bài TLV Nghị luận về một hiện tượng xã

hội

- Rèn kĩ năng phân tích – tổng hợp

B PHƯƠNG PHÁP:Đọc , nêu vấn đề , thảo luận GQVĐ

C CHUẨN BỊ :

- Thầy: Giáo án, , tư liệu, bảng phụ

- Trò: Học bài cũ , SGK,bài soạn, nghiên cứu tài liệu

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định tổ chức:

II Bài cũ: Hãy nhắc lại bố cục của văn bản ?

III Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

b)Hoạt động 2 II/ Đọc, hiểu văn bản

Nêu nội dung tiếng nói của Vn trình bày ở

đoạn 2?

HS trả lời

GV nhận xét ,bổ sung

GV chốt :Như vậy ,nội dung văn nghệ khác

với các bộ mơn khoa học như dân tộc học ,xã

hội học , lịch sử , địa lí Những bộ mơn

khoa học này khám phá ,miêu tả và đúc kết

các quy luật khách quan Văn nghệ tập trung

khám phá ,thể hiện chiều sâu tính cách ,số

phận con người ,thế giới bên trong của con

người

- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết líkhô khan mà chứa đựng t/c yêu ghét, say sưa, vui buồn,mộng mơ của nghệ sĩ => khiến ta rung động ngỡngàng

- Nội dung của văn nghệ cịn là rung cảm ,nhận thức củatừng người tiếp nhận Nĩ sẽ được mở rộng , phát huy vơtận qua từng thế hệ người đọc ,người xem

2 Sức mạnh kì diệu của văn nghệ:

Muốn hiểu sức mạnh kì diệu của văn nghệ,

trước hết cần hiểu vì sao con người cần đến

tiêng nói của văn nghệ

- HS tìm các luận chứng; khái quát, phát

biểu

- Giúp ta nhận thức chính bản thân mình, giúp ta sốngđầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chínhmình "Mỗi tác phẩm .đem đến cho tời đại họ mộtcách sông của tâm hồn "

+ Văn nghệ đối với đời sống nhân dân:

- Đối với số đông (người cần lao ) khi tiếp xúc với văn

Trang 14

nghệ họ thay đổi hẳn, làm cho tâm hồn họ được sống.

- Văn nghệ không thể xa rời cuộc sống =>giúp conngười biết sống và mơ ước, vượt lên bao khó khăn giankhổ hiện tại

3 Con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếpnhận

Trong đoạn văn không ít lần t/g đã đưa ra

quan niệm của mình về bản chất của văn

nghệ Bản chất đó là gì ? Từ bản chất đó t/g

diễn giải và làm rõ con đường đến với

người tiếp nhận – tạo nên sức mạnh của

nghệ thuật là gì ?

HS thảo luận ,trả lời

GV nhận xét ,bổ sung

4.Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật

nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu

luận này ?

HS thảo luận ,trả lời

GV nhận xét ,bổ sung

- Nghệ thuật là tiếng nói của t/c

- Chỗ đứng của văn nghệ là chỗ giao nhau giữa tâmhồn con người và cuộc sống sản xuất; là tình yêu ghétlà nỗi buồn vui trong đời sống thiên nhiên và đời sốngxã hội

- Nghệ thuật là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã đượcnghệ thuật hoá không khô khan khó hiểu, trừu tượng

=> con đường tiếp cận độc đáo: đọc nhiều lần, đọc cảtâm hồn, cùng tác giả trao đổi,

- Văn nghệ vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác vừalà sợi dây truyền sự sống mà người nghệ sĩ mang lại

- Nghệ sĩ đốt lửa trong lòng, khơi dậy nhiệt tình, quyếttâm, lòng tin, đánh thức niềm tin và sự phẫn nộ chânchính tạo nên sức sống tâm hồn

- Văn nghệ giúp con người tự nhận thức, tự xây dựngnhân cách và cách sống bản thân con người cá nhân vàxã hội

- Văn nghệ có hiệu quả lâu bền vì giúp con người biếttự giác (nhận thứcbằng t/c)

- Đó chính là khả năng và sức mạnh kì diệu của vănnghệ

4 Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của NguyễnĐình Thi qua bài tiểu luận

- Về bố cục : chặt chẽ ,hợp lí ,cách dẫn dắt tự nhiên

- Cách viết giàu hình ảnh , cĩ nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế -> khẳng định thuyết phục các ýkiến ,nhận định ,tăng thêm sức thuyết phục cho tác phẩm

- Giọng văn tốt lên lịng chân thành ,niềm say sưa

Gv gọi Hs đọc to mục ghi nhớ ở Sgk

IV Củng cố:

- GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK , Gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ (SGK)

V Dặn dò:

Trang 15

- Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ

- Chuẩn bị bài: - Các thành phần biệt lập

- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Tiết 98

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái và cảm thán; phân biệt tác dụng riêng củamỗi thành phần ở trong câu

- Tích hợp với phần Văn ở bài "Tiếng nói của văn nghệ "và bài TLV "Nghị luận về mộthiện tượng xã hội"

- Rèn kĩ năng sử dụng các thàn phần đó ở trong câu

B PHƯƠNG PHÁP :- Phân tích ngơn ngữ ,mẫu , thảo luận

C CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, tư liệu, bảng phụ

- Trò: Học bài cũ , SGK, soạn bài, nghiên cứu tài liệu

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định tổ chức:

II Bài cũ:

? Thế nào là khởi ngữ ? MQH giữa khởi ngữ với nội dung của câu?Đặt câu cĩ khởi ngữ

III Bài mới:

1) Đặt vấn đề : Trong câu ngoài các thành phần chính của câu, còn có các thành phần biệtlập, thành phần này góp phần làm rõ thêm nội dung các bộ phận thành phần chính trong câu Vậy tạisoa gọi chúng là thành phần biệt lập ?

2) Tri n khai b i : ển khai bài : ài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

GV gọi HS đọc phần I (SGK)

- Các từ “chắc”, “có lẽ” trong 2 câu trên thể hiện

thái độ gì của người nĩi ?

- Nếu không có từ ngữ in đậm thì sự việc của câu

chứa chúng có thay đổi đi không ?

HS suy nghĩ ,trả lời

GV nhận xét ,trả lời

1 Ví dụ: (Sgk)a/ “chắc” => thể hiện thái độ tin cậy cao

b/ “có lẽ” => thể hiện thái độ tin cậy chưa cao

* Nếu không có từ ngữ này thì ý nghĩa câu sẽkhông thay đổi vì các từ ngữ này thể hiện sự nhậnđịnh thái độ của người nói đối với sự việc đượcnói đến trong câu

Trang 16

GV? Thành phần tình thái dùng để làm gì ?

HS trả lời theo nội dung ghi nhớ SGK

GV gọi HS đọc phần ghi nhớ

=>Các từ ngữ trên là phần tình thái của câu

2 Ghi nhớ (ý1 -SGK)

GV gọi HS đọc VD ở SGK

GV yêu cầu HS nhận xét VD theo câu hỏi 1,2,3

SGK

Các từ in đậm biểu thị cảm xúc gì ?Có chỉ sự vật

sự việc gì không ?(khơng )

- Em hiểu thế nào là thành phần cảm thán ?

- HS đọc ghi nhớ (SGK)

GV? Tại sao các thành phần trên được gọi là thành

phần biệt lập ?

1.Xét VD (SGK):

+ Ồ (cảm xúc vui sướng)+ Trời ơi ! (Cảm xúc tiếc rẻ)-Các tư øin đậm không chỉ sự vật, sự việc gì,không gọi ai

-Các từ đĩ dùng để bộc lộ tâm lí của người nói(vui, buồn, hờn, giận)

2 Ghi nhớ ( Ý 2- SGK)

3 Ghi nhớ (Ý 3- SGK)

-HS đọc bài tập 1 – yêu cầu: tìm các từ chỉ thành

phần tình thái, cảm thán

HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày

-HS đọc bài tập 2,3: GV tổ chức hoạt động nhóm,

mỗi nhóm cử 01 HS lên bảng làm

1/ - Các thành phần tình thái gồm:

a Có lẽ

b Hình như

c Chả nhẽ

- Thành phần cảm thán: Chao ôi

2/ Sắp xếp các từ chỉ thái độ tin cậy tăng dần: dường như =>hình như =>có vè như=>có lẽ =>chắc là => chắc hẳn => chắc chắn

- HS nhận xét, trả lời

Chọn từ chắc-> ơng sáu nghĩ rằng sau bao năm xa

cách con ơng sẽ vui mừng khi gặp ơng ( ơng khơng

IV Củng cố:

- GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK

- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ (SGK), lưu ý cách dùng

V.Dặn dò:

- Làm hồn chỉnh hệ thống bài tập + Làm bài tập 4

- Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ;

- Sưu tầm các từ ngữ tình thái, cảm thán

- Chuẩn bị bài: Chuẩn bị bài Nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội

Trang 17

Tiết 99

NS:3\2\09 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Tích hợp với phần Văn ở bài Tiếng nói của văn nghệ và phần TV ở Các thành phần

biệt lập

- Rèn kĩ năng viết văn bản nghị luận

B.PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề ,phân tích mẫu ,thảo luận ,GQVĐ

C CHUẨN BỊ:

- Thầy: Giáo án, tư liệu, bảng phụ

- Trò: SGK,bài soạn, nghiên cứu tài liệu

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định tổ chức:

II Bài cũ: Thế nào là phép lập luận ?

Thế nào là phép phân tích ?

III Bài mới :

1)Đặt vấn đề :Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sư việc

hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề suy nghĩ Đây là một số vấn

đề cần suy nghĩ

2) Tri n khai bài : ển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

a)Hoạt động 1 I/ Tìm hiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện

tượng đời sống

- HS đọc văn bản “Bệnh lề mề”

- Tác giả bàn hiện tượng gì trong đời sống ?

- Tác giả nêu những biểu hiện cụ thể nào của

hiện tượng đó ?

- Cách trình bày hiện tượng trong văn bản cĩ nêu

được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề khơng?

ĐH: Cĩ nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề

mề

GV? Nguyên nhân hiện tượng đĩ là do đâu?

1 VD (SGK):

Văn bản “Bệnh lề mề”

*Vấn đề bàn luận: Bệnh lề mề, hiện tượng “giờcao su” trong đời sống

*Biểu hiện:sai hẹn , đi chậm

* Nguyên nhân:

Trang 18

? Những tác hại của bệnh lề mề ?

Bài viết đã đánh giá hiện tượng đĩ ra sao?

Báơ cục bài viết cĩ mạch lạc ,chặt chẽ khơng? Vì

+ Ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc chung

* Tác hại: - Không bàn bạc được công việc mộtcách có đầu có đuôi

- Làm phiền mọi người ,làm mất thời gian củangười khác, làm nảy sinh cách đối phĩ

- Tạo ra một thói quen kém văn hoá

*Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề: “Cuộc sốngvăn minh có văn hoá”

* Bố cục mạch lạc ( nêu hiện tượng -> phân tíchcác nguyên nhân và tác hại -> nên giải quyết đểkhắc phục )

2 Ghi nhớ (SGK)

GV Hướng dẫn học sinh làm BT 1:

- Các nhóm thảo luận, trao đổi (nêu chọn các

hiện tượng đáng biểu dương để viết bài nghị

luận)

GV bổ sung

1/Định hướng:a/

- Giúp bạn học tập tốt;

- Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm

- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhàtrường

- Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ

- Đưa em nhỏ qua đường

- Trả lại của rơi cho người mất

- Nhường chỗ cho người già khi ngồi trên xe.b/ Trong các sự việc hiện tượng trên thì có thểviết bài nghị luận xã hội:

- Giúp bạn học tập tốt (do bạn yếu kém, hoặc dohoàn cảnh khó khăn)

- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường(xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp)

- Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ (Đạo lí:Uống nước nhớ nguồn)

BT 2/ HS đọc lựa chon, phát biểu 2/ Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả:

- Thứ nhất: vì nó liên quan đến sức khoẻ cá nhânngười hút đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòigiống

- Thứ hai: Bảo vệ môi trường: khói thuốc gâybệnh cho những người không hút xung quanh

- Thứ ba: Gây tốn kém tiền bạc cho người hút,cộng đồng (chữa bệnh do hút thuốc )

Trang 19

IV Củng cố:

- GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK

- Gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ (SGK)

V Dặn dò:

- Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ

- Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội.

Tiết 100,101

VỀ MỘT SỰ VIỆC,HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Tích hợp với phần Văn ở bài Tiếng nói của văn nghệ và phần TV ở Các thành phần

biệt lập

- Rèn kĩ năng lập dàn bài và viết một văn bản nghị luận

B.PHƯƠNG PHÁP:Nêu vấn đề, phân tích mẫu GQVĐ

C CHUẨN BỊ:

- Thầy: Giáo án, , tư liệu, bảng phụ

-Trò: SGK, bài soạn, nghiên cứu tài liệu

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định tổ chức:

II Bài cũ:

? Em hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là gì?

III Bài mới:

1) Đặt vấn đề : Muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời

sống xã hội người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn ý,

dàn bài và sửa chữa sau khi viết Tiết học này ta tiến hành thực hành

2) Triển khai bài :

Trang 20

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

a)Hoạt động 1 I/ Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng

đời sống

GV cho HS đọc 4 đề và yêu cầu trả lời của SGK:

-Các đề bài có điểm gì giống nhau ? Chỉ ra những

điểm giống nhau đó ?

- HS trao đổi, thảo luận, trả lời

Học sinh nghĩ ra một đề bài tương tự

HS thảo luận theo nhĩm ( chia lớp thành 4 nhĩm )

ĐH:Hiện nay, trên đường phố, có nhiều thanh niên

điều khiển xe gắn máy thường lạng lách, phóng

nhanh vượt ẩu gây ra những tai nạn đáng tiếc Bạn

có suy nghĩ gì về hiện tượng trên

- VD : Xét 4 đề (SGK)+ Điểm giống nhau: Đều đề cập đến các sự việc,hiện tượng của đời sống xã hội

- Yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suynghĩ, nêu ý kiến

+ Nêu suy nghĩ : (Đ1,2)+Nêu ý kiến (Đ3)+ Nêu nhận xét ,suy nghĩ (Đ4)

b)Hoạt động 2 II/ Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện

tượng đời sống.

GV Hướng dẫn học sinh đọc đề BT 1, cho biết:

Muốn làm bài văn nghị luận cần phải trải qua

những bước nào ?

+ Cần: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc

lại bài và sửa chữa

- Đề thuộc loại gì ? đề nêu hiện tướng sự việc gì ?

Yêu cầu làm gì ?

1 Tìm hiểu đề, tìm ý:

- Thể loại: nghị luận

- Hiện tượng, sự việc: người tốt, việc tốt

- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về hiện tượng ấy

* Tìm ý: Nghĩa là người biết yêu thương yêu mẹ,giúp đỡ gia đình

- Là người biết kết hợp giữ học và hành

- Là người sáng tạo, làm cái tời cho me kéo nước

để mệt

- Học tập Nghĩa là học tập yêu cha mẹ, học laođộng, học cách kết hợp học và hành,học sáng tạolàm những việc nhỏ mà cĩ ý nghĩa lớn

2 Lập dàn ý (dàn bài)

a Mở bài: Giới thiệu hiện tượng, nêu ý nghĩa

b Thân bài: Phân tích ý nghĩa, đánh giá việclàm, đánh giá, ý nghĩa

c Kết bài: Khái quát ý nghĩa, rút ra bài học

3 Viết bài: - Viết từng phần, từng đoạn

Trang 21

Sau khi viết bài, em làm công việc gì ?

- GV yêu cầu học sinh viết phần Mở bài theo đề

- Phân tích, đánh giá

- Chú ý câu chữ, cách diễn đạt

4 Đọc laị bài và sửa chữa: lỗi dùng từ, đặt câu,lỗi liên kết, lôgíc

* Ghi nhớ (SGK)III Luyện tập :

Đề 4 -SGK

- Đọc kĩ đề ,tìm ý -Lập dàn bài

IV Củng cố:

- GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK

- Gọi HS đọc

V Dặn dò:

- Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ; viết hoàn chỉnh đề bài trên

- Chuẩn bị bài: + “Chương trình địa phương”(TLV)

+Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ( Đọc văn bản nhiều lần ,xem chú thích ,trảlời các câu hỏi )

Trang 22

Tiết 101

CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Ơn lại những kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một sự việc hiện tượngnói riêng

- Tích hợp với phần Văn và phần TV ở các bài học

- Rèn kĩ năng lập dàn bài và viết một văn bản nghị luận về một sự việc hiện tượng ở địaphương; có thái độ đúng đắn trước các sự việc hiện tượng đó

B PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề ,gợi mở

C CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, tư liệu, bảng phụ, Báo Lao động.

-Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định :

II Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu cách làm bài văn nghị luận ?

III Bài mới:

1) Đặt vấn đề :: Ở từng địa phương có những sự việc, hiện tượng có vấn đề

(môi trường, quyền trẻ em, vấn đề xã hội ) để chúng ta có thể trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình về các vấn đề đó Vậy những ý kiến, suy nghĩ được biểu lộ như thế nào ? Dưới đây là một số gợi ý.

2) Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

a)Hoạt động 1 I/ Chuẩn bị

GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của SGK:

- HS trao đổi, thảo luận, trả lời

- GV gợi dẫn:

* Những vấn đề:

a/ Vấn đề môi trường:

+ Hậu quả của việc phá rừng bừa bãi đối với thiên tai như:lũ lụt, hạn hán

+ Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì.)

b/ Vấn đề quyền trẻ em:

+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương: xây dựng vàsửa chữa trường học,giúp đỡ trẻ khó khăn, không nơinương tựa

+ Sự quan tâm của nhà trường: xây dựng cảnh quan sưphạm, tổ chức các hoạt động dạy học và tham quan, ngoạikhoá

C/ Vấn đề xã hội:

Trang 23

+ Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình chính sách (Bàmẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ)những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn.

+ Những gương sáng về lòng nhân á, đức hi sinh của nhữngngười lớn và trẻ em

+ Những vấn đè có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xãhội

b)Hoạt động 2 II/Xác định cách làm:

GV yêu cầu học sinh thực hiện, hướng dẫn

GV bổ sung

Học sinh sắp xếp ý theo bố cục bài nghị

luận (theo khung SGK)

HS tập viết bài

a Yêu cầu về nội dung:

- Sự việc hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biếntrong xã hội

- Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu

- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan vàcó sức thuyết phục

- Nội dung bài viết phải thuyết phục, dể hiểu

b Yêu cầu về cấu trúc:

- Bài viết phải đầy đủ ba phần: Mở bà, thân bài, kết bài

- Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng

c)Hoạt động 3 III/ Luyện tập:

GV gợi ý học sinh chọn một hiện tượng để

viết bài; GV xem xét, sửa chữa -Đề 1: Hậu quả của việc hút thuốc lá.-Đề 2: Việc giúp đỡ Bà mẹ VN anh hùng ở địa phương em

(nếu có)

IV Củng cố : + Hoàn chỉnh đề cương dàn bài trên.

V Dặn dò : - Về nhà đọc kĩ viết hoàn chỉnh đề bài trên.

- Chuẩn bị bài: “Chuẩn bị hành trang vào tếh kỉ mới”

Trang 24

NS:11\2\09 (Vũ Khoan)

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Học sinh nhận thức được những cái mạnh, cái yếu trong tính cách, lối sống và thóiquen của người Việt Nam; yêu cầu gấp rút phải khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính, lóisống và thói quen mới, tốt đẹp để góp phần đưa đât nước đi vào CNH-HĐH trong thế kỉ 21 Nămvững trình tự và nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ dung dị mà thuyết phục của tác giả

- Tích hợp TV ở bài Các thành phần biệt lập và bài TLV Chương trình địa phương vàbài viết Nghị luận về một hiện tượng xã hội

- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, phân tích văn nghị luận về một vấn đề con người và xãhội; có thái độ tiếp thu những cái tốt và khắc phục những cái yếu

B.PHƯƠNG PHÁP: Đọc diễn cảm, gợi mở, phân tích,phát vấn, thảo luận – trao đổi.

C CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, tư liệu

-Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định:

II Bài cũ: : 1) Hãy nêu nội dung Tiếng nói của văn nghệ ? -Sức mạnh kì diệu củanó thể hiện ở chỗ nào ?

2)Lấy một tác phẩm văn học chứng minh sự kì diệu của văn nghệ?

III Bài mới:

1) Đặt vấn đề :Hành trang em mang theo vào THPT là gì ? Chúng ta đã bước vào thế

kỉ mới được 9 năm.Trong hành trang mang theo ,mỗi chúng ta đã cĩ được những gì ?Thời điểm chuyển

giao giữa hai thế kỉ , phĩ thủ tướng Vũ Khoan đã dặn dị thế hệ trẻ Việt Nam những điều gì ?

2) Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

a)Hoạt động 1 I/Đọc -tìm hiểu chung

GV gọi HS đọc Chú thích SGK

Cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm 1/ Tác giả: Vũ Khoan – nhà hoạt động chính trị,nguyên Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ

Thương mại, Phó TT Chính phủ2/Tác phẩm: Viết vào đầu thế kỉ XXI, được viết

năm 2001, đăng trên tạp chí Tia sáng.

GV hướng dẫn đọc:Giọng khúc chiết, rõ ràng,

thể hiện giọng điệu lập luận

- GV đọc mẫu – 03 HS đọc hết văn bản

GVHDHS tìm hiểu chú thích

GV? Cả văn bản tập trung làm rõ một luận

điểm Đĩ là luận điểm nào ?

HS trả lời

Hãy xác định hệ thống các luận cứ cĩ trong bài

3/ Đọc:

4/Chú thích: (SGK)

5/ Bố cục: (Hệ thống các luận cứ )

* Từ đầu-> nổi trội : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉmới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân conngười

Trang 25

HS thảo luận ,trả lời

GV nhận xét ,bổ sung * : Cần chuẩn bị -> điểm yếu của nĩ : Bối cảnh của

thế giới hiện nay và những mục tiêu ,nhiệm vụ nặng nềcủa đất nước

*: Những điểm mạnh ,điểm yếu của con người ViệtNam cần được nhận rõ khi bước vào nề kinh tế mớitrong thế kỉ mới

* Kết luận

b)Hoạt động 2 II/ Đọc -tìm hiểu văn bản:

- GVđọc :Từ đầu -> nổi trội

GV: Vì sao tác giả cho rằng đặc điểm của hành

trang vào thế kỉ mới là con người ? Những luận

cứ nào có tính thuyết phục ? Em lấy ví dụ cụ

thể ?

1 ) LC1: Chuẩn bị hành trangvài thế kỉ mới là sự chuẩn bị bản thân con người.

- Con người là động lực phát triển xã hội

- Trong tời kì KT tri thức phát triển con người đóngvai trò nổi trội

Đoạn 2: T/g đưa ra bối cảnh thế giới hiện nay

ntn ? Hoàn cảnh hiện nay và những nhiệm vụ

chủ yếu của nước ta ?

Em hiểu thế nào là nền kinh tế tri thức ?

Mục đích đó nêu ra để làm gì ?

- HS thảo luận, trả lời

2)LC2: Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ, mục tiêu năng nề của đất nước.

- Thế giới: KHCN phát triển như huyền thoại, sựgiao thao hội nhập giữa các nền KT

- Nước ta đồng thời phải giải quyết 3 nhiệm vụ:thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền KTnông nghiệp; đẩy mạnh CNH-HĐH, tiếp cận vớinền KT tri thức

* Mục đích: khẳng định vai trò của con người

HS đọc đoạn 3

GV lưu ý HS: Tác giả khơng chia ra 2 ý rõ rệt

điểm mạnh và điểm yếu mà cách lập luận là nêu

từng luận điểm mạnh và đi liền với nĩ là luận

điểm yếu Trong cách lập luận của tác giả là

điểm mạnh ,điểm yếu luơn được đối chiếu với

yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay

chứ khơng phải chỉ nhìn trong lịch sử

Hãy chỉ ra những điểm mạnh,điểm yếu trong

tính cách, thói quen của con người VN ?

HS phát hiện trả lời

+ Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tỉ mỉ, không coitrọng quy trình công nghệ, chưa quen với cường độkhẩn trương

+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhất là trong cuộcchiến đấu chống ngoại xâm nhưng đố kị trong làmăn và trong cuộc sống thường ngày

Trang 26

Thái độ của tác giả khi nói về những đặc điểm,

phẩm chất này ?

HS đọc đoạn kết

? Tác giả sử dụng phép lập luận gì để kết luận

vấn đề ?( tổng hợp )

Tác giả đã đề ra nhiệm vụ gì cho thế hệ trẻ VN?

GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ (SGK) để tổng

* Thái độ của tác giả :tơn trọng sự thực ,nhìn nhận vấn

đề một cách khách quan,tồn diện ,khơng thiên lệch vềmột phía ,khẳng định và trân trọng những phẩm chấttốt đẹp đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặtyếu kém ,khơng rơi vào sự đề cao quá mức hay tự

ti ,miệt thị dân tộc 4)Kết luận :

Bước vào thế kỉ mới mỗi con người VN ,đặc biệt làthế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh ,khắc phụcnhững điểm yếu ,rèn cho mình những thĩi quen tốtngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đấtnước đi vào CNH,HĐH

- Cách sử dụng các thành ngữ, tục ngữ sinh động, ý

vị, ngắn gọn, sâu sắc

- Tổng kết: Nội dung (ghi nhớ)

+ Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị,có tính thuyết phục cao

III Tổng kết :

1) Nghệ thuật :-Hệ thống luận cứ :chặt chẽ và định hướng rõ -Lập luận : Nêu thời điểm chuyển giao TK và yêu cầuchuẩn bị hành trang vào TK mới -> khẳng định chuẩn

bị con người là quan trọng nhất -> đặt trong bối cảnhthế giới ,nhiệm vụ ,mục tiêu đaats nước -> nhận rõnhững điểm mạnh ,điểm yếu của con người VN-> kếtluận bằng việc đề ra nhiệm vụ của thế hệ trẻ VN.-Ngơn ngữ: sử dụng nhiều thành ngữ ,tục ngữ => sinhđộng ,cụ thể ,ý vị ,sâu sắc ,ngắn gọn

2)Nội dung tư tưởng : Ghi nhớ (SGK)

IV Củng cố : -GV chốt lại nội dung bài học và phần ghi nhớ

-Suy nghĩ của em (khi đang cịn là HS) trước nhiệm vụ mkà PTTVũ Khoan đặt raqua văn bản này ?

V Dặn dò : Nắm nội dung bài học + Làm 2 bài tập phần luyện tập

Về nhà chuẩn bị : Các thành phần biệt lập(tt)

Trang 27

NS:12\2\09

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Nhận biết hai thành phần biệt lập:phần gọi đáp và phần phụ chú; phân biệt tác dụngriêng của mỗi thành phần ở trong câu

- Tích hợp với phần Văn ở bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới và bài TLV: bài viếtvăn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội

- Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần đó ở trong câu; có thái độ học tập đúng

B.PHƯƠNG PHÁP: Nhận diện, khái quát, phát vấn, thảo luận – trao đổi.

C CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, tư liệu, bảng phụ, SGK

-Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I.Ổn định

II Bài cũ: : -Nêu đặc điểm của thành phần cảm thán, tình thái ?

-Vì sao gọi thành phần cảm thán,tình thái là thành phần biệt lập ?

III Bài mới:

1) Đặt vấn đề : Trong câu , ngoài các thành phần chính của câu, còn có các thành phần

biệt lập Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu thành phần phụ tình thái, cảm thán Ở bài học này chúng tatiếp tục tìm hiểu hai thành phần tiếp theo: gọi – đáp và phụ chú

2) Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

a)Hoạt động 1 I/ Thành phần gọi – đáp:

GV gọi HS đọc phần I (SGK)

- Những từ in nghiêng: từ nào dùng để gọi,

từ nào dùng để đáp ? Những từ ngữ đó có

tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sv của câu

không ?

- Trong từ ngữ gọi – đáp, từ ngữ nào được

duìng để tạo lập cuộc hội thoại, từ ngữ nào

duy trì cuộc thoại ?

Thành phần gọi -đáp là gì ?

1) Xét VD (SGK):

a/ “Này” => gọi, mở đầu hội thoại

b/ “Thưa ông”=> đáp, thể hiện duy trì cuộc trò chuyện.-> không tham gia vàoviệc diễn đạt nghĩa sự việc củacâu vì chúng là những thành phần biệt lập

- Công dụng:

+ Từ “này”: tạo lập cuộc thoại, mở đầu GT

+ Từ “thưa ông”: duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tácđối thoại

*Ghi nhớ (SGK)

b) Hoạt động 2 II/ Thành phần phụ chú

GV gọi HS đọc VD 2 ở SGK

Nếu lược bỏ từ ngữ in nghiêng, nghĩa của

mỗi câu trên có thay đổi không?Vì sao?

1) VD (SGK):

- Nếu lược bỏ từ ngữ in nghiêng, nghĩa của mỗi câutrên không thay đổi, vì đó làTPBL

Trang 28

- Ở câu (a) ở từ ngữ in nghiêng được thêm

vào để chú thích cho những từ ngữ nào ?

- Ở câu (b)cụm C-V in đậm chú thích cho

điều gì ? Dấu hiệu nhận biết phần phụ chú

trong câu ?

- HS thảo luận, trả lời

Hiểu thế nào là thành phần phụ chú ?

- Ở câu (a) các từ ngữ: “Và cúng anh” chú thích thêm:

“Đứa con gái đầu lòng”

- Ở câu (b): “Tôi nghĩ vậy” chú thích cho cụm C-V (1)và là lí do cho C-V (3) =>nêu cho việc diễn ra trongtâm trí tác giả

* Dấu hiệu: đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy,hai dấu ngoặc đơn hoặc một dấu gạch ngang và mộtdấu phẩy

2)Ghi nhớ (SGK)

c)Hoạt động 3 III/Luyện tập

-HS đọc bài tập 1, 2, 3 – yêu cầu: làm theo

SGK

- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày

1/ - Các thành phần gọi - đáp gồm:

+ Này: để gọi

+ Vâng: để đáp

2/ Bầu ơi: gọi – đáp, khơng hướng đến riêng ai

3/ Phần phụ chú:

a) Kể cả anh (giải thích thêm cho CN)b) Các thầy mẹ (bổ sung cho CN)c) Những người nước;

d) Có ai ngờ; thương thương

IV Củng cố: - GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK

-Gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ (SGK), lưu ý cách dùng

V Dặn dò: - Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ;

- Làm BT 4,5/tr33

- Chuẩn bị bài: Bài viết số 5-NLXH(Ơn lí thuyết về 1 SV ,HT đời sống )

Trang 29

Tiết 104

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Ôân tập tổng hợp các kiến thức về văn nghị luận

-Tích hợp với phần Văn, Tiếng Việt và TLV đã học

- Rèn kĩ năng viết VBNL về một sự việc, hiện tương xã hội

B.PHƯƠNG PHÁP:

Tự luận

C CHUẨN BỊ:

- Thầy: Giáo án, đề kiểm tra viết.

-Trò: xem kĩ phần lí thuyết về văn Nghị luận xã hội nghiên cứu tài liệu,làm bài

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I.Ổn định:

II.Bài cũ: Không kiểm tra.

III Bài mới:

1) Đề bài :

Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng.Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng người ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy đặt một nhan đề đểgọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình

Trang 30

2) Hướng dẫn tìm hiểu đề

- Cần xác định: Hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một hiệ tượng khôngbình thường, nó thể hiện ý thức không tốt của nhữung con người bừa bãi, thiếu ý thức giữ gìn vàbảo vệ môi trường sống, cảnh quan đô thị gây ô nhiễm môi trường và cần phải bị phê phán

- Nhận rõ các vấn đề trong các sự việc, hiện tượng đời sống

- Cần phải có nhan đề đặt phù hợp với yêu câud, cách nhìn nhận của học sinh, phù hợp với nộidung

- Bài làm phải có luận điểm rõ ràng, có luận cứ và có lập luận phù hợp, nhất quán

- các phần mờ bài, thân bài, kết bài phải có cấu trúc rõ ràng và liên kết chặt chẽ

- Bài tự viết, không sao chép ở các sách, liên hệ thực tế ở nơi sinh hoạt.à

3) Dàn ý chung

*MB: - Giới thiệu sự việc, hiện tượngc ó vấn đề: xả rác bừa bãi

- Nêu sơ lược việc xả rác bừa bãi đối với môi trường

*TB: -Phân tích việc xả rác bừa bãi vào nơi công cộng, đường sá, ao hồ là một việc làm thiếu ýthức, cần phê phán

- Đánh giá những hành động việc làm của những người vô ý thức trong việc giữ gìn và bảovệ môi trường

* Kết bài: Khái quát : việc, hiện tượng xả rác không đúng nơi, đúng lúc cần pahỉ có những biệnpháp xử lí thích đáng

- Lời khuyên: không nên xả rác bừa bãi

- Rút ra bài học bổ ích, liên hệ thực tế

4)Biểu điểm: - Bài viết tốt, đặt nhan đề nêu bật được vấn đề cần nghị luận, ít mắc lỗi chính tả,

ngữ pháp, dùng từ; các phần mạch lạc với nhau (9-10đ)

- Bài viết khá, đặt đựoc nhan đề, ít sai lỗi, khá mạch lạc (7-8đ)

- Bài viêt TB, đặt đựơc nhan đề, nêu được vấn đề nghị luận, có mắc lỗi , các phần có liên kếtnhưng chưa thật chặt chẽ (5-6đ)

- Bài viết yếu, chưa đặt đựoc nhan đề, mắc nhiều lỗi, chưa nghị luận được vấn đề, các phần thiếuliên kết (tuỳ theo mức độ: 3-4đ, hoặc các trường hợp còn lại (0-2đ)

IV Củng cố: GV nhận xét về thái độ làm bài của HS

V Dặn dò: -Xem lại lí thuyết về văn NL XH

-Lập lại dàn bài cho đề bài đã viết

-Chuẩn bị bài mới :

Soạn bài: Chĩ sĩi và Cừu trong thơ Ngụ ngơn La-Phơng ten theo

hệ thống câu hỏi SGK

Trang 31

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Tác giả đoạn NLVH đã dùng biện pháp so sánh hai hình tượng con cừu và chó sóitrong thơ ngụ ngôn La -phông –ten với những dòng viết của nhà động vật học Buy-phông cũng viếtvề hai con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác văn chương nghệ thuật: in đậm dấu ấn,cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà nghệ sĩ

- Tích hợp TV ở bài Các thành phần biệt lập và bài TLV Nghị luận về một tư tưởngđạo lí

- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, tìm phân tích các luận điểm, luận chứng trong vănnghị luận, so sánh cách viết của nhà văn và của nhà khoa học

-GD yêu văn học ,nghệ thuật ,tình sáng tạo

B.PHƯƠNG PHÁP: Đọc diễn cảm, gợi mở, phân tích,phát vấn, thảo luận – trao đổi.

C CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, tư liệu, bảng phụ

-Trò: SGK, soạn bài mới , nghiên cứu tài liệu

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I.Ổn định :

II Bài cũ: : Suy nghĩ của em về sự chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ?

III Bài mới:

1)Đặt vấn đề : Ai chẳng biết chó sói hung dữ, ranh ma, xảo quyệt, còn cừu là loài

vật ăn cỏ, hiền lành, chậm chạp và là món mồi ngon cho chó sói Nhưng dưới ngòi bút của một nhàsinh vật học, một nhà thơ thì hai con vật đĩ được miêu tả, phân tích khác nhau Sự khác nhau đó nhưthế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó?Tiết học này chúng ta cùng nhâut cùng nhau tìm hiểu

2) Triển khai bài

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

a)Hoạt động I/Đọc -tìm hiểu chung

GV gọi HS đọc Chú thích SGK Cho

biết vài nét về tác giả, tác phẩm

1/ Tác giả: Hi Pô-lit Ten (1828-1893) triết gia, sử gia, nhànghiên cứu văn học Pháp

2/Tác phẩm: Văn bản “ Chó sói La – Phông ten” trích từchương II, phần II của tác phẩm

Trang 32

GV hướng dẫn đọc: Giọng khúc chiết,

rõ ràng, thể hiện giọng điệu lập luận

- GV đọc mẫu – 03 HS đọc

tìm hiểu chú thích

- Bố cục văn bản được chia làm mấy

phần ? Nhận xét cách lập luận ?

b)Hoạt động II

-GV: Em cảm nhận 2 con vật dưới

cách nhìn của mấy người ? Nhà khoa

học Buy-phông nhận xét về loài cừu,

loaì chó sói căn cứ vào đâu ? Nhận xét

đó có đúng không ?

Tại sao ông không nhắc đến sự thân

thương và nỗi bất hạnh của lồi cừu

và chó sói ?

Để xây dựng hình tượng con cừu

trong bài “chó sói và cừu non” nhà

thơ La phông ten đã lựa chọn những

khía cạnh chân thực nào của loài vật

này, đồng thời có những sáng tạo

nào ?

Tác giả nhận xét về chó sói trong thơ

ngụ ngôn như thế nào ?

3/ Đọc:

4/Chú thích:( SGK)

5/ Bố cục và cách lập luận: Chia làm 2 đoạn:

-Đoạn 1: Từ đầu đến “tốt bụng như thế” – Hình tượngcừu trong thơ La – Phông ten

- Đoạn 2: phần còn lại Hình tượng chó sói trong thơ Phông Ten

La-+ Để làm nổi bật hình tượng cừu và chó sói => t/g đã lậpluận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật củanhà khoa học Buy – phông để so sánh

- Tác giả triển khai mạch lập luận theo trật tự 3 bước:dưới ngòi bút của La phông ten – dưới ngòi bút của Buy –phông – dưới ngòi bút của La phông ten

II/ Tìm hiểu nội dung văn bản :

1 / Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học:

- Buy – phông viết về loài cừu và chó sói bằng ngòi bútchính xác của nhà khoa học:

Nêu đặc tính cơ bản của chúng

- Chó sói: “Chó sói vô dụng

- Cừu: “ngu ngốâc và sợ sệt xua đi”

- Không nhắc đến nỗi bất hạnh của loài cừu vì không chỉloài cừu mới có

- Nỗi bất hạnh của sói không phải là mọi nơi, mọi lúc

2 / Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn:

- Con cừu ở đây là một con cừu cụ thể Nhà thơ lưạ chọnmột chú cừu non bé bỏng, hiền lành và đặt chú cừu nonấy vào một hoàn cảnh đặc biệt, đối mặt với chó sói ở bêndòng suối: chú cừu nhút nhát, hiền lành, chẳng bao giờlàm hại ai

- Với ngòi bút phĩng khoáng, vận dụng đặc trưng thơ ngụngôn,La phông ten còn nhân cách hoá con cừu: nó biếtsuy nghĩ, nói năng, hành động như chính con người =>Cừu non tội nghiệp

3/ Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn:

- Chú chó sói trong hoàn cảnh cụ thể đói meo, gầy giơxương đi kiếm mồi, bắt gặp cừu non Hắn muốn ăn thịtcừu non nhưng cố dấu tâm địa của mình, kiếm cớ bắt tội

Trang 33

c) Hoạt động 3

Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của

tác giả Ten?

Qua đoạn trích ,Ten muốn chứng minh

cho chúng ta thấy điều gì ?

để gọi là trừng phạt cừu => đại diện cái ác

- Chó sói được nhân cách hoá như con người

- Xây dựng hình tượng chó sói La- phông- ten không tuỳtiện mà dựa vào đặc tính vốn có của loài sói là săn mồivà ăn tươi nuốt sống những vật ốm yếu hơn nó

-Trong thơ La- phông ten, sói xuất hiện nhiều, nhận địnhcủa H Ten bao quát được hình tượng sói Chó sói có mặt

đanùg cười (bi kịch của sự ngu ngốc); gian xảo, hống hách,

bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác)

III.Tổng kết :

1) NT: -Phân tích , so sánh ,chứng minh=> luận điểm nổibật ,sáng tỏ ,sống động ,thuyết phục

-Mạch lập luận logích -Bố cục chặt chẽ 2) ND: Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật : in đậm dấu ấncách nhìn ,cách nghĩ riêng của nhà văn

( -Nhà KH tả chính xác ,khách quan dựa trên quan sát,n/c ,phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từnglồi vật

-Nhà nghệ sĩ với quan sát tinh tế ,trái tim nhạy cảm ,trítưởng tượng phong phú ,nhập thân vào đối tượng -tả vậtnhưng nĩi đạo lí trên đời )

IV Củng cố : GV chốt lại nội dung bài học và phần ghi nhớ;

Hướng dẫn học sinh thực hiện phần Luyện tập ở SGK->HS tự nhìn nhận bản thânmình để sửa chữa

V Dặn dò : - Đọc lại văn bản ,nắm bài giảng ,thuộc ghi nhớ

-Về nhà chuẩn bị : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng ,đạo lí

Trang 34

Giúp học sinh :

- Nắm được một kiểu bài văn nghị luận xã hội: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và cónhững thái độ đúng đắn trước vấn đề đó

- Tích hợp với phần Văn ở bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới và phần TV ở Cácthành phần biệt lập

- Rèn kĩ năng viết văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

B.PHƯƠNG PHÁP :

Nhận diện, khái quát, phát vấn, Gợi mở thảo luận – trao đổi

C CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, tư liệu, bảng phụ

-Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I.Ổn định :

/ II Bài cũ: : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội là cách nghị luận ntn ?

III Bài mới:

1) Đặt vấn đề :: Chúng ta đã hiểu thế nào là một bài văn Nghị luận về một sự việc ,hiện

tượng đời sống và cách lập luận ntn Vậy bài văn về một vấn đề ,đạo lí cĩ khác gì so với bài văn Nghị luận

về một sự việc ,hiện tượng đời sống?

2) Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

a)Hoạt động 1 I/ Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng,

đạo lí

- HS đọc văn bản “Tri thức là sức

mạnh”

Văn bản trên bàn về vấn đề gì ?

-VB có thể chia làm mấy phần ?Nêu

nội dung của mỗi phần ? MQH giữa

chúng ?

ĐH:

+ MQH: chặt chẽ, cụ thể

MB: nêu vấn đề

-1) Xét VD (SGK)

Văn bản “Tri thức là sức mạnh”

* Vấn đề bàn luận: Bàn về vấn đề của tri thứckhoa học và vai trò của tri thức trong việc phát triểnxã hội

*VB được chia làm 3 phần:

+ MB (đoạn 1): nêu vấn đề cần bàn luận

+ TB (2đoạn tiếp): nêu 2 VD chứng minh tri thức làsức mạnh:

Tri thức cứu 01 cái máy thoát khỏi số phận phế

Trang 35

TB: lập luận CM vấn đề.

KB: mở rộng vấn đề bàn luận

GV: Hãy đánh dấu các câu mang

luận điểm chính trong bài Các luận

điểm đó đã diễn đạt dứt khoát ý kiến

của người viết ntn ?

HS thảo luận,trả lời

GV nhận xét ,bổ sung

VB sử dụng phép lập luận nào ?

Cách lập luận có thuyết phục hay

HS trả lời theo nội dung Ghi nhớ SGK

GV chỉ định 01 HS đọc phần Ghi

GV hỏi thêm : Một số vấn đề tư tưởng

,đạo lí thường được thể hiện ở những

hình thức nào ?

ĐH:

liệu Tri thức là sức mạnh của cách mạng

+KB: còn lại: phê phán một số người không biết quýtrọng tri thức, sử dụng không đúng

* Các câu mang luận điểm chính:

+ Câu: “Nhà khoa học sưc ù mạnh”

+ Câu: Sau này Lê nin sức mạnh

+ Câu: Tri thức đúng là sức mạnh

+ Câu: rõ ràng làm nổi

+ Câu: Tri thức cách mạng

+ Câu: Tri thức có tri thức

+ Họ không biết lĩnh vực

=> Diễn đạt dứt khoát, rõ ràng

+ Tri thức là sức mạnh

+ Vai trò to lớn của tri thức trên mọi lĩnh vực đờisống

* Phép lập luận chính: Chưíng minh =>thuyếtphục => giúp người đọc nhận thức đựơc vai trò trithức

* Phân biệt:

+ Loại 1: xuất phát từ thực tế đời sống (các SV, HT)để khái quát thành 01 tư tưởng, đạo lí

+ Loại 2: Bắt đàu từ tư tưởng, đạo lí =>dùng lập luận

CM, GT, PT để thuyết phục người đọc nhận thứcđúng tư tưởng đạo lí

+ Thời gian là sự sống + Thời gian thắng lợi + Thời gian tiền + Thời gian tri thức -> sau mỗi luận điểm ,dẫn chứng ,chứng minh cho giá trịcủa thời gian

Trang 36

Phép lập luận chủ yếu trong bài là

phân tích và chứng minh .Các luận

điểm được triển khai theo lối phân tích

những biểu hiện chứng tỏ thời gian là

vàng Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng

chứng minh cho luận điểm

IV Củng cố: - GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK , GọiHS đọc

V Dặn dò: - Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ

- Chuẩn bị bài: -Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Trang 37

Tiết 109

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

A MỤC TIÊU :

Giúp học sinh :

- Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc Tiểu học Nhận biết liênkết nội dung và liên kết hình thức về câu và đoạn Nắm vững một số biện pháp liên kết thường dùng

- Rèn kĩ năng vận dụng tốt vào viết văn bản nghị luận

- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn

B.PHƯƠNG PHÁP :

Nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ, luyện tập tổng hợp

C CHUẨN BỊ:

- Thầy : Đọc, tìm hiểu tài liậu có liên quan đến nội dung bài học bảng phụ, ví dụ mẫu.

-Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu,hệ thống bài tập

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

2) Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò

a)

Hoạt động 1 :

Cho HS đọc đoạn văn trong SGK và thảo

luận, sau đó trả lời các câu hỏi

GV có thể đưa đoạn văn lên máy chiếu để

HS dễ dàng quan sát và nhận diện sự liên

kết rõ hơn

Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy

có liên quan như thế nào với chủ đề chung

của văn bản?

Nội dung kiến thức

I Khái niệm liên kết.

a Liên kết nội dung :

*) Ví dụ : Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng

bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1) Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2) Anh gửi vào tác phẩm một lá thư,

một lời nhắn nhủ, anh muốn nói một phần của mình gópvào đời sống xung quanh (3)

GV? Em hiểu thế nào là liên kết về hình

*) Nhận xét : Chủ đề : Bàn về cách người nghệ sĩ phản

ánh thực tại -> là một trong những yếu tố góp thành chủđề chung của văn bản : “Tiếng nói của văn nghệ”

*) Ghi nhớ : SGK.

Trang 38

thức ?

HS trả lời

GV nhận xét,bổ sung

Cho HS đọc ghi nhớ SGK

Cho HS tiếp tục thảo luận.

Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các

câu trong đoạn văn được thể hiện bằng

những biện pháp nào? Qua những phép liên

kết nào?

GV hướng dẫn HS tổng kết liên kết HT

trong đoạn văn

HS nắm nội dung mục ghi nhớ phần liên kết

hình thức

b)Hoạt động 2 :

GV hướng dân HS luyện tập

HS làm bài tập 1 trong SGK theo hướng

dẫn của GV

Học sinh đọc đoạn văn – các nhóm thảo

luận câu hỏi trong SGK

Chủ đề của đoạn văn

Nội dung các câu trong đoạn văn Phân

tích sự liên kết về hình thức gữa các câu

trong đoạn văn

b Liên kết hình thức :

*) Nhận xét

Mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện

ở : - Sự lặp lại các từ : Tác phẩm(1)- tác phẩm(3)

- Sử dụng từ cùng trường liên tưởng : Tác nghệ sĩ(2)

phẩm(1) Sử dụng từ thay thế : Nghệ sĩ (2) Anh(3)

- Sử dụng quan hệ từ “nhưng” nối câu(1) với câu(2)

- Sử dụng cụm từ đồng nghĩa : “ Cái đã có rồi (2)” –

“Những vật liệu mượn thực tại”

*) Ghi nhớ : SGK.

II Luyện tập :

* Bài tập

- Chủ đề : Khẳng định vị trí của con người Việt Nam và

quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục Đó làsự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sángtạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra

* Các câu trong đoạn văn đều hướng vào chủ đề đó của

đoạn :Câu 1: Cái mạnh của con người Việt Nam : Thôngminh, nhạy bén với cái mới

Câu 2: Bản chất trời phú ấy: thông minh và sáng tạo làyêu cầu hàng đầu

Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu

Câu 4: Thiếu hụt về kiến thức cơ bản

Câu 5: Biện pháp khắc phục lỗ hổng ấy mới thích ứngnền kinh tế mới

* Các câu được liên kết bằng các phép liên kết : + Bản chất trời phú ấy (chỉ sự thông minh, nhạy bénvới cái mới) liên kết câu(2) với câu(1)

+ Từ nhưng nối câu(3) với câu(2)

+ Từ ấy nối câu(4) với câu(3)

+ Từ lỗ hổng được lặp lại ở câu(4) và câu(5)

+ Từ thông minh ở câu(5) được lặp lại ở câu(1)

IV Củng cố : -HS nhắc lại nội dung mục ghi nhớ SGK

Trang 39

-GV chốt lại kiến thức đã học

V Dặn dị : Nắm nội dungbài học

Viết một đoạn văn ngắn có sự liên kết nội dung – liên kết hình thức

Về nhà chuẩn bị tiết “ Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn ”

Giúp học sinh :

- Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc Tiểu học Nhậnbiết liên kết nội dung và liên kết hình thức về câu và đoạn Nắm vững một số biện pháp liên kếtthường dùng

- Rèn kĩ năng vận dụng tốt vào viết văn bản nghị luận

- Giáo dục ý thức học tập tự giác , nghiêm túc

B PHƯƠNG PHÁP: Thực hành

C CHUẨN BỊ: -Thầy : SGK, Giáo án

-Trị : Học bài cũ , chuẩn bị bài mới bằng cách làm các bài tập

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

-Thế nào gọi là liên kết về nội dung ?

-Thế nào gọi là liên kết về hình thức ?

III Bài mới:

1)Đặt vấn đề : Nhiệm vụ của tiết học này là làm bài tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn

để củng cố lí thuyết đã học

2) Triển khai bài :

Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thứuc cần đạt

Gv cho hs đọc yêu cầu BT 1.

HS làm việc độc lập.

GV gọi HS lên bảng làm

Lớp nhận xét ->GV bổ sung, hoàn

* BT1/

a)Liên kết câu và liên kết đoạn văn:

-Trường học - trường học (lặp ; liên kết câu)

-như thế thay thế cho câu ở đoạn trước“Về mọi

Trang 40

chỉnh

BT 2 HS đọc, thảo luận

BT 3: HS chỉ ra các lỗi, cá nhân tự sửa

chữa GV hướng dẫn, bổ sung.

mặt kiến"( thế; liên kết đoạn văn):

b) Liên kết câu và đoạn văn

-Văn nghệ – văn nghệ( lặp ; liên kết câu)

-Sự sống -sự sống, văn nghệ – văn nghệ ( lặp - liên

kết đoạn)

c)Liên kết câu: Lặp từ vựng (thời gian – thời gian; con

người – con người – con người) d) Liên kết câu: dùng từ trái nghĩa: yếu đuối – mạnh mẽ; hiền lành -ác

* BT2:

Các cặp từ trái nghĩa: thời gian vật lí – thời gian tâm lí; vô hình – hữu hình; giá lạnh – nóng bỏng; thẳng tắp – hình tròn; đều đặn- lúc nhanh, lúc chậm

* BT3:

a)- Ý của các câu tản mạn (mỗi cấu có 01 đối tượngkhác nhau) không tập trung làm rõ chủ đề đoạn văn

Sửa: Cắm đi một mình trong đêm Trận địa đại đội 2 của

anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra

trận Bây giờ,ø mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

b) Trình tự các sự việc trong câu không hợp lí: chồngchết sao lại hầu hạ chồng ?

Sửa: Có thể thêm trạng ngữ trước câu 2: Suốt hai năm

chồng ốm nặng, chị làm quần quật ” để tạo sự liên kết

với câu 1 (nói rõ ý hồi tưởng)

IV Củng cố : Viết một đoạn văn ngắn có sự liên kết nội dung – liên kết hình thức.

V Dặn dò: Về nhà chuẩn bị tiết 111 “ Con cò”

Tiết 111

NS: 20\2\09 HDĐT: CON CÒ

(Chế Lan Viên)

Ngày đăng: 06/05/2014, 22:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w