Môitrường không chỉ là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đờisống và sản xuất của con người, chứa đựng các phế thải con người tạo ratrong quá trình sống mà môi trường còn b
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Trường –Người đã luôn động viên, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Hóa học trườngĐHSP Hà Nội đã trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu để tôi có thể thựchiện đề tài này, cũng như làm giàu thêm kiến thức để tôi tiếp tục sự nghiệpsau này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, qúy thầy cô giáo tổ Hóahọc và các em học sinh lớp 12 trường THPT Buôn Đôn, trường THPT TrầnĐại Nghĩa, trường THPT Trần Nhân Tông, trường THPT Đào Duy Từ thuộcđịa bàn hai tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này
Hà Nội, tháng 11 năm 2012
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 4
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 TRƯỜNG THPT 28
HS biết 82
- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của saccarozơ 82
- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ 82
- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ 82
- Ứng dụng 82
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3NỘI DUNG VIẾT TĂTBảo vệ môi trường
Nhu cầu oxi hóa học
Nhu cầu oxi sinh học
Phương trình hóa học
Sách giáo khoa
Công thức cấu tạo
BVMTGVHSTNĐCNXBTHPTSSCODBOD5PTHHSGKCTCT
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1a: Kết quả các bài kiểm tra 91
Bảng 1b: Bảng tổng hợp điểm các bài kiểm tra 92
Bảng 2: Số %HS đạt điểm Xi 94
Bảng 3: Số %HS đạt điểm Xi trở xuống 94
Bảng 4: Số %HS đạt các mức không quan tâm, quan tâm, tích cực 95
Bảng 5: Giá trị của các tham số đặc trưng 97
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật Môitrường không chỉ là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đờisống và sản xuất của con người, chứa đựng các phế thải con người tạo ratrong quá trình sống mà môi trường còn bảo vệ con người và sinh vật trướcnhững tác động từ bên ngoài Một môi trường sạch, trong lành, an toàn sẽgiúp con người và sinh vật tồn tại lâu dài và phát triển bền vững Thế nhưnghiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, khi mà con người chỉ sống ở
¼ diện tích của Trái đất nhưng khai thác, sử dụng và làm ô nhiễm tới toàn bộmôi trường đất, nước, không khí Vấn đề môi trường là một trong những vấn
đề được các quốc gia trên thế giới đặt lên hàng đầu
Theo một số nghiên cứu thì trẻ nhỏ chú ý về bảo vệ môi trường nhiềuhơn người lớn, điều này đặt ra câu hỏi “Có phải không được nhắc nhở thườngxuyên về vấn đề môi trường thì con người sẽ quên mất mình phải bảo vệ môitrường?” Đây cũng là một vấn đề được ngành giáo dục ở các nước trên thếgiới chú trọng đến, mục tiêu được đặt ra là giáo dục ý thức về môi trường chohọc sinh (HS), chú trọng nội dung về các vấn đề môi trường trong mỗi bàidạy; nhất là hiện nay ở khắp mọi nơi đều có thể tìm thấy khẩu hiệu bảo vệmôi trường với mức độ cảnh báo đã rất cao, khẩu hiệu có ở khắp mọi nơi,tuyên truyền bằng rất nhiều hình thức nhưng vẫn còn ít người chú ý tới
Hóa học là một trong những môn học có liên quan mật thiết với môitrường, nhất là trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của các ngành côngnghiệp hóa chất đã đạt tới đỉnh cao Hầu hết giáo viên (GV) bộ môn Hóa họckhi giảng dạy đã quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này, tài liệu trên thị trườnghiện nay khá phong phú và đa dạng, cả lý thuyết và bài tập ứng dụng trong
Trang 6dạy học Hóa học, nhưng một hệ thống tổng quan về các nguồn tư liệu liênquan tới môi trường ở các hình thức kênh chữ, kênh hình ảnh, kênh phim …thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cần khai thác của giáo viên trung học phổthông (THPT) cũng như nhu cầu cần tìm hiểu, khám phá của các em học sinh.Mặc dù chúng ta có thể tự mình khai thác được thông tin từ các tài liệu sẵn cótrên thị trường hay truy cập thông tin từ internet, lấy tài liệu thực tế tại địaphương, qua các cuộc thi về bảo vệ môi trường,…nhưng sẽ tốn khá nhiều thời
gian….Chính vì lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống
tư liệu về môi trường dùng trong dạy học Hóa học hữu cơ lớp 12 ở trường Trung học phổ thông”.
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được hệ thống các tư liệu về môi trường có liên quan trựctiếp tới nội dung dạy học trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 ởTHPT làm tài liệu dạy học và tham khảo cho GV và HS nhằm nâng cao ýthức bảo vệ môi trường
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở hệ thống lý luận và thực tiễn về giáo dục môi trường
- Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu sử dụng tư liệu về môi trường trongdạy học Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT
- Tìm hiểu nội dung của các bài trong chương trình Hóa học hữu cơ lớp
12 THPT để nêu ra được những kiến thức hoá học liên quan đến môi trường,giáo dục môi trường
- Nghiên cứu và thu thập tư liệu về môi trường
- Xây dựng hệ thống tư liệu về môi trường theo kênh chữ, kênh hìnhảnh, kênh phim
- Thiết kế một số giáo án có sử dụng tư liệu về môi trường
- Sưu tầm và xây dựng một số hoạt động ngoại khóa về môi trường
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả sử dụng tư liệu
Trang 74 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1 Phạm vi nghiên cứu
Chương trình Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT
2 Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung trong chương trình Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT có liên quantới môi trường và việc sử dụng tư liệu về môi trường trong quá trình dạy học
5 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết (Phương pháp phân tích, tổnghợp, lý luận, mô hình hoá, chuyên gia, sưu tầm tài liệu…)
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (Dự giờ học tập và trao đổi kinhnghiệm, phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm sư phạm,…)
- Phương pháp xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm
6 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu về môi trường dùng trong dạyhọc Hóa học hữu cơ lớp 12 ở trường Trung học phổ thông hiệu quả sẽ nângcao sự hiểu biết về môi trường cho GV và HS, giáo dục cho HS ý thức vàhành động đúng để bảo vệ môi trường
7 Đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng được hệ thống tư liệu về môi trường ở cả ba kênh: kênh chữ,kênh hình ảnh, kênh phim
- Cập nhật thông tin mới về môi trường trong những năm gần đây ở ViệtNam và một số quốc gia trên thế giới
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thức và mục lục, luận văn được chia thành bachương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục môi trường
Chương 2 Xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu về môi trường dùngtrong dạy học hóa học hữu cơ lớp 12 ở THPT
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 8NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có một số tác giả đã nghiên cứu về nội dung giáo dục môi trườngthông qua dạy học hóa học như:
- Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng,
Vũ Anh Tuấn (2008), Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thấn (2009), Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn học về tự nhiên và xã hội, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Các tác giả này mới chỉ đề cập đến những vấn đề hoá học trong thực tế
Mà chưa có tác giả nào biên soạn lại thành một hệ thống tư liệu về môi trườngliên quan trực tiếp tới quá trình giảng dạy chương trình Hóa học hữu cơ lớp
Trang 92 Hoàng Thị Thuỳ Dương (2009), Tích hợp giáo dục môi trường thông qua hệ thống bài tập thực tiễn chương Nitơ-Photpho, Cacbon-Silic, Luận văn
thạc sĩ giáo dục học, ĐH Vinh
Vấn đề áp dụng thực tiễn vào giảng dạy đã được quan tâm hơn, tuynhiên các tác giả mới chỉ tập trung lựa chọn, xây dựng bài tập liên quan tớimôi trường vào chương trình dạy học, còn vấn đề nghiên cứu xây dựng và sửdụng tư liệu về môi trường trong dạy học ở trường THPT còn ít được quan tâm
1.2 Một số kiến thức cơ bản về môi trường
1.2.1 Khái niệm môi trường [12]
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo baoquanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triểncủa con người và sinh vật” (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005)
1.2.2 Phân loại môi trường [6]
Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có thể phân loại môi trườngtheo nhiều cách khác nhau
Theo chức năng
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoáhọc, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịutác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loạitài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồnghoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống conngười thêm phong phú
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó lànhững luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau
Trang 10như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môitrường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhấtđịnh, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sốngcủa con người khác với các sinh vật khác
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, baogồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trongcuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viênnhân tạo
Theo mục đích nghiên cứu sử dụng
- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hộicần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiênnhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, màchỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượngcuộc sống con người Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường vớithầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm,vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ; hay gia đình, họtộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưngvẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luậtpháp, nghị định, thông tư, quy định
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển
Theo thành phần tự nhiên
- Thạch quyển (Môi trường đất) là toàn bộ lớp vỏ của Trái Đất và phầntrên cùng của lớp manti (đến độ sâu khoảng 100km) dưới đáy đại dương,được cấu tạo bởi vật chất ở trạng thái cứng Lớp trên cùng của thạch quyển là
Trang 11tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành Khi lớp trêncùng của tầng này tiếp xúc với khí quyển và sinh quyển tạo thành lớp vật chấtmềm, xốp được gọi là thổ nhưỡng (đất) Các thành phần chính của đất gồm:các khoáng chất: 40%, nước: 35%, không khí: 20%, mùn và các loại sinh vật(chất hữu cơ): 5% Đất là tư liệu sản xuất độc đáo, là nguồn tài nguyên vô giá
mà tự nhiên đã ban tặng cho con người Đất mang trên mình nó là các hệ sinhthái và là giá đỡ để con người tác động vào các hệ sinh thái tạo nên các nềnvăn minh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại
- Khí quyển (Môi trường không khí) là bầu không khí bao quanh TráiĐất Trong vỏ Trái Đất chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản Khoáng sảnđược sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy ra từ đó kim loại vàkhoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp Thành phần chính của chất khíbao gồm nitơ (78%), oxi (21%), cacbon đioxit (0,03%), argon (0,9%), hơinước, một số khí hiếm khác Người ta ước tính lớp khí quyển dày khoảng1000km và chia thành các tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầngion (tầng nhiệt), tầng ngoài (tầng khuếch tán)
Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, ở độ cao từ 0 đến 11 km
kể từ mặt đất, nhiệt độ thay đổi từ -50oC đến +40oC, nó chiếm khoảng 75%trọng lượng của khí quyển Hầu hết các sinh vật đều sống trong tầng này.Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, nhiệt độ giảm đến mức tối thiểu ở độ cao
10 km Mưa, mây, bão và tuyết đều hình thành ở tầng này Đây là tầng khíquyển quan trọng nhất đối với sinh vật
Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, ở độ cao từ 11 đến 50 km, nhiệt
độ thay đổi từ -56oC đến -2oC Ở tầng này không có gió mạnh, nhiệt độ thìkhông thay đổi Phần trên cùng có một lớp không khí giàu ôzôn (gọi là tầngôzôn) hấp thụ các tia cực tím từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, những tia nàyrất nguy hiểm cho đời sống Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con
Trang 12người thải ra nhiều loại khí có khả năng phân hủy ôzôn làm cho có chỗ ôzôn
bị mỏng tới mức chỉ còn vài cm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏecon người và sinh vật trên Trái Đất
Tầng giữa ở độ cao từ 50 đến 85 km, nhiệt độ thay đổi từ -92oC đến-2oC Tầng này ngăn cách với tầng bình lưu bởi một lớp tạm dừng đánh dấubởi sự biến thiên nhiệt độ từ dương sang âm, nghĩa là ở tầng này nhiệt độgiảm theo chiều tằng của độ cao Điều này có thể do khả năng hấp thụ tia tửngoại của các phân tử ozon giảm và ở mức độ thấp
Tầng nhiệt hay còn gọi là tầng ion,ở độ cao từ 85 đến 100 km, nhiệt độtăng từ -92oC đến 1200oC Tại đây, do tác dụng của bức xạ mặt trời, nhiềuphản ứng hóa học xảy ra với oxi, ozon, nitơ, oxit nitơ, hơi nước, cacbonđioxit,…chúng bị phân tách thành nguyên tử và sau đó bị ion hóa thành ion…
và nhiều hạt bị ion hóa phản xạ sóng điện từ sau khi hấp thụ tia mặt trời ởvùng tử ngoại xa xôi
Tầng ngoài hay còn gọi là tầng điện li, bao quanh Trái Đất ở độ cao lớnhơn 800 km Ở tầng này có mặt các ion oxi, heli và hiđro Một phần hidro(khoảng vài nghìn tấn/năm) có thể tách ra và đi vào vũ trụ Mặt khác, cácdòng plasma do Mặt Trời thải ra và bụi vũ trụ cũng đi vào khí quyển Trái Đất.Nhiệt độ ở tầng này tăng rất nhanh, tới khoảng 1700oC
- Thủy quyển (Môi trường nước) là lớp nước trên Trái Đất nằm giữakhí quyển và địa quyển Bao gồm nước (ở cả 3 trạng thái rắn, lỏng, khí) trongcác biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển Theo ướctính của các nhà khoa học, tổng lượng nước trên bề mặt Trái đất vào khoảng1,38 tỷ km3, trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới,phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ởhai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,26% nước trên toàn thế giới (hay 3,6triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống Dưới ánh nắng Mặt trời, thủy
Trang 13quyển của Trái đất không ngừng vận động tuần hoàn Nước ở trên mặt đất bốchơi thành hơi nước trong khí quyển, hơi nước trong khí quyển với một điềukiện thích hợp nào đó ngưng đọng lại thành nước mưa rơi xuống mặt đất vàbiển Nước trên mặt đất hội tụ lại thành suối, thành sông chảy ra hồ, ra biểnhoặc thấm xuống đất, qua các khe nứt của các nham thạch trở thành nướcngầm, hoặc trực tiếp bốc hơi trở lại khí quyển Trong quá trình tuần hoànnước, khí quyển là công cụ vận chuyển chủ yếu của nước Nhờ có tuần hoànnước trên Trái đất với quy mô lớn, không ngừng không nghỉ nên mới làm chomặt đất biến đổi thường xuyên, vạn vật sinh sôi nảy nở.
- Sinh quyển là một thệ thống tự nhiên động, rất phức tạp Nó bao gồmđộng, thực vật, các hệ sinh thái Sự sống trên bề mặt Trái Đất dược phát triểnchính là nhờ vào tổng hợp các mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật vớimôi trường, tạo thành dòng liên tục trong quá trình trao đổi vật chất và nănglượng mà chúng ta thường gọi là các chu trình sinh địa hóa như chu trìnhnước, chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình photpho, Nhờ hoạt động củacác chu trình này mà vật chất được chu chuyển, sinh vật sống được và tồn tạitrong một trạng thái cân bằng động, giúp cho chúng ổn định và phát triển
1.2.3 Các chức năng cơ bản của môi trường [12]
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạtđộng sản xuất của con người
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ratrong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tớicon người và sinh vật trên trái đất
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Trang 14Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuấtlương thực và tái tạo môi trường Con người có thể gia tăng không gian sốngcần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng củacác loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất vànước mới Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiênnhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
1.3 Ô nhiễm môi trường [12]
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là
sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chấtthải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sứckhoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môitrường Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinhhọc và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàmlượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tácđộng xấu đến con người, sinh vật và vật liệu
1.3.1 Ô nhiễm môi trường đất
"Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm".
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinhhoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm
Nếu theo nguồn gốc phát sinh có :
- Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
- Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp
- Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Trang 15Theo các tác nhân gây ô nhiễm:
- Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượngphân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photphohữu cơ, …), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độaxit, )
- Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lị, thương hàn, các loại
Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong
đó Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cầnchất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí vànước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng Đất không có khảnăng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ônhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức
1.3.2 Ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi
cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụtđưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cảxác chết của chúng
Trang 16Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hạichủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nôngnghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ônhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ônhiễm bởi các tác nhân vật lý
Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách
có ý thức và không có ý thức Loại hoá chất bền vững như DDT có mặt ởkhắp các đại dương Theo tính toán, 2/3 lượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) docon người sản xuất, hiện đang còn tồn tại trong nước biển Một lượng lớn cácchất thải phóng xạ của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển.Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120 thùng phóng xạ được đổ chônxuống biển Việc nhấn chìm các loại đạn dược, bom mìn, nhiên liệu tên lửacủa Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay Riêng năm 1963 có 40.000 tấnthuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân Mỹ đổ ra biển
1.3.3 Ô nhiễm môi trường không khí
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia ra thành nguồn
tự nhiên và nguồn nhân tạo
Trang 17Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiênxảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ Các đám cháynày thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đấttrồng và gió thổi tung lên thành bụi Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biểntung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phátthải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thànhcác khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ônhiễm không khí
- Nguồn nhân tạo
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạtđộng công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phươngtiện giao thông Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của cácnhà máy vào không khí Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuấtsản phẩm và trên các đường ống dẫn tải Nguồn thải của quá trình sản xuấtnày cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệtđiện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thựcphẩm; các xí nghiệp cơ khí; các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; giaothông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí: Các loại oxit như: nitơ oxit (NO,NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen (clo, brom,iôt); Các hợp chất flo; Các chất tổng hợp (ête, benzen); Các chất lơ lửng (bụirắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội,khói, sương mù, phấn hoa; Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như
Trang 18đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi ; Khí quang hoá như ozon, FAN,FB2N, NOX, anđehit, ; Chất thải phóng xạ; Nhiệt độ; Tiếng ồn.
Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp Sunfuađioxit sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp Nó tác độngtrực tiếp tới bộ phận tiếp nhận Sau đó, khí này lại liên kết với ôxy và nướccủa không khí sạch để tạo thành axit sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng vớinước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thuỷ vực, tác động xấu tới nhiềuthực vật, động vật và vi sinh vật Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứcấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước Cũng có những trường hợp,các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để tạo thành tácnhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu Cơ thể sinh vật phản ứng đối vớicác tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động
1.4 Các biện pháp bảo vệ môi trường
1.4.1 Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững [21]
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển.Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiếnhoá và ngừng sự phát triển của mình Con đường để giải quyết mâu thuẫngiữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng phải giữ saocho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường Do đó, năm
1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái
niệm Phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trườngLiên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
Trang 19- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
- Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được
- Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất
- Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân
- Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình
- Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc pháttriển và bảo vệ
- Xây dựng một khối liên minh toàn cầu
1.4.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường [12]
- Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môitrường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạngsinh học
- Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
- Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải
- Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểukhí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn
- Đăng kí cơ sở đạt tiểu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môitrường
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chếchất thải, công nghệ thân thiện với môi trường
- Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môitrường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cungcấp dịch vụ bảo vệ môi trường
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồngen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường
- Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường
Trang 20- Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn
vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư
- Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủtục gây hại đến môi trường
- Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môitrường
- Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phụchồi môi trường
1.5 Giáo dục BVMT trong trường THPT
1.5.1 Chủ trương của Đảng và nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo
Trang 21chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp” Vì vậy, BVMT ngày càng trở thànhmột trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước.Quan điểm chỉ đạo của Đại hội XI là: “BVMT là trách nhiệm của cả hệ thốngchính trị, toàn xã hội và của mọi công dân Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát,ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái.Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch Đẩy mạnh công tácnghiên cứu, dự báo và ứng phó với sự biến đổi khí hậu, các thảm họa thiênnhiên Tăng cường quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyênquốc gia” Từ quan điểm trên, trong những năm tới, để BVMT chúng ta cầnkhẳng định rõ và phải làm tốt những nội dung chính và mới được thể hiệntrong Văn kiện Đại hội XI của Đảng như sau:
Một là, “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn vớiphát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”
Hai là, “Gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
Ba là, “Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứngphó với quá trình biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên”
Bốn là, “Xử lý triệt để những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng, đẩy mạnh cải tạo môi trường”
Năm là, “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT, đặc biệt làquản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nước, khoáng sản vàcác nguồn tài nguyên thiên nhiên khác”
Sáu là, “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,của toàn xã hội và của mọi công dân”
Thực hiện tốt những nội dung trên trong những năm tới, chúng ta sẽ đạtđược mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 là: “Cảithiện chất lượng môi trường Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt 45% Hầuhết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh
Trang 22Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạchhoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sởsản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường Các đô thị loại 4trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lýnước thải tập trung 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại
và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn Cải thiện và phục hồi môitrường các khu vực bị ô nhiễm nặng Hạn chế tác hại của thiên tai; chủ độngứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng
1.5.2 Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường
trong trường học [6]
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộcsống loài người Chính vì vậy, BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại vàcủa mỗi quốc gia
Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân
cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của conngười
Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tếnhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêuBVMT và phát triển bền vững đất nước Thông qua giáo dục, từng người vàcộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lựcphát hiện và xử lí các vấn đề môi trường
Giáo dục BVMT còn góp phần hình thành nhân cách người lao độngmới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độthân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc BVMT, bảo đảmnhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau Giáo dụcBVMT là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu
Trang 23Nước ta có khoảng 22 triệu HS, SV các cấp và gần 1,5 triệu GV, giảngviên, cán bộ quản lí giáo dục Đây là một lực lượng khá hùng hậu Việc trang
bị các kiến thức về môi trường, kĩ năng BVMT cho số đối tượng này cũng cónghĩa là cách nhanh nhất làm cho ¼ dân số hiểu biết về môi trường Đây cũngchính là lực lượng hùng hậu nhất, xung kích nhất trong công tác tuyên truyềnbảo vệ môi trường cho các gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địaphương cả nước Hơn nữa, 29.819 trường học cùng các cơ sở Giáo dục vàĐào tạo cũng là những trung tâm văn hóa của địa phương, là nơi có điều kiện
để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT vàphát triển bền vững đất nước
Là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, với gần 15,1 triệu HS, chiếmgần 70% tổng số HS, SV toàn quốc, giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sứcquan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao động mới Tác độngđến 15,1 triệu HS phổ thông là tác động đến hơn 20% dân số, những người trẻ
- chủ nhân tương lai của đất nước Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến vềnhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có thay đổi lớn trong công tácBVMT
Đích quan trọng của giáo dục BVMT không chỉ làm cho mọi ngườihiểu rõ sự cần thiết phải BVMT mà quan trọng là phải có thói quen, hành viứng xử văn minh, lịch sự với môi trường Điều này phải được hình thànhtrong một quá trình lâu dài và phải bắt nguồn từ ngay tuổi ấu thơ
Trong những năm học phổ thông, HS không những được tiếp xúc vớithầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ,vườn cây,…Việc hình thành cho HS tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng vớithiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp,
vệ sinh, phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta.Giáo dục BVMT phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm
Trang 24bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiệntrong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng BVMT.
Các thầy, cô giáo cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáodục BVMT phù hợp với các điều kiện của nhà trường và địa phương
1.5.3 Mục tiêu giáo dục BVMT ở trường THPT [6]
Giáo dục BVMT nói chung có mục tiêu đem lại cho người học các vấn
đề sau
- Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệnhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năngchịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữamôi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trườngnhư một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộngđồng, quốc gia và quốc tế Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước cácvấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trịnhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánhgiá thẩm mỹ
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lựclựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoancác nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòngngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc
Mục tiêu giáo dục BVMT trong chương trình giáo dục phổ thông:
Kiến thức:
HS hiểu về:
- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái; các thành phần môi trường, quan
hệ giữa chúng
Trang 25- Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triểnbền vững.
- Dân số - môi trường
- Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả)
- Các biện pháp BVMT
Thái độ - tình cảm:
- Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên
- Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa
- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trướccác vấn đề môi trường phát sinh
+ Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động
+ Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vigây hại cho môi trường
Trang 261.5.4 Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục BVMT trong
trường THPT [6]
- Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vàocác môn học và các hoạt động Giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vàochương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiêncứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình Giáo dục BVMT là cáchtiếp cận xuyên bộ môn
- Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp vớimục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấphọc
- Giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh một số kiến thức về môitrường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi Hệ thống kiến thức và
kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tíchhợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khóa
và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trìnhhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình môi trườngthực tế từng địa phương
- Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực hành,hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thểtham gia có hiệu quả vào các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nướcphù hợp với lứa tuổi
- Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục BVMT là: Giáo dục về môi trường,trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường Coi đó
là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục BVMT
Trang 27- Phương pháp giáo dục BVMT nhằm tạo cho người học chủ độngtham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho HS phát hiện các vấn đề môitrường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV.
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiếnthức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượngkiến thức và tăng thời gian của bài học
1.5.5 Phương thức giáo dục BVMT trong trường THPT
- Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, đượctriển khai theo phương thức tích hợp Nội dung giáo dục BVMT được tíchhợp trong các môn học thông qua các chương, bài cụ thể
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận
+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic
Ở THPT có thể tích hợp giáo dục BVMT ở tất cả các môn; tuy nhiên,một số môn có cơ hội tích hợp nhiều hơn như: Sinh học, Hóa học, Địa lí, NgữVăn, Giáo dục công dân, Vật lí, Công nghệ,… Ngoài ra, có thể dạy học một
số chuyên đề như: Tác động của sự nóng lên toàn cầu, Sản xuất sạch,…
- Các hoạt động giáo dục BVMT ngoài lớp học:
+ Câu lạc bộ môi trường: sinh hoạt theo các chủ đề bảo vệ rừng, bảo vệđộng vật hoang dã, sử dụng năng lượng sạch,…
+ Hoạt động tham quan theo chủ đề: vườn quốc gia, khu bảo tồn, côngviên, vườn thú, danh lam thắng cảnh, nơi xử lí rác, nhà máy, bảo tàng,…
Trang 28+ Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, thảoluận phương án xử lí.
+ Hoạt động trồng cây, xanh hóa môi trường: (tổ chức nhân dịp tếttrồng cây, ngày Môi trường thế giới 5/6, …)
+ Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường: thi điều tra, sáng tác (vẽ, viết, ,
…), văn nghệ về chủ đề môi trường
+ Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về BVMT: vệ sinh trường, lớp,bản làng; tham gia chiến dịch truyền thông, tuyên truyền BVMT ở nhàtrường, địa phương
1.5.6 Phương pháp giáo dục BVMT trong trường THPT [6]
Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, giáo dục BVMT sử dụng nhiềuphương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương phápđặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có những phương pháp có tính đặc thù Vìvậy, ngoài các phương pháp chung như: thảo luận, trò chơi,… giáo dụcBVMT thường vận dụng nhiều phương pháp khác như:
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa
Có thể triển khai theo 2 cách:
+ Tổ chức cho HS di tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, nhàmáy xử lí rác, khu chế xuất, danh lam thắng cảnh,…
+ Lập nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tình hình môi trường ở trường hoặc ởđịa phương
Trang 29Ví dụ: Thí nghiệm ủ rác khi dạy về xử lí rác để khả năng phân hủy củatừng loại rác Hoạt động này giúp HS ý thức được việc sử dụng các loại bao
bì đóng gói nào có lợi cho môi trường và sự cần thiết phải phân loại rác ngay
từ khâu thu gom Thí nghiệm về tiết kiệm năng lượng,…
Ở nơi có điều kiện, người ta tiến hành nhiều thí nghiệm ảo bằng cách
mô hình hóa qua chương trình phần mềm vi tính Ví dụ: Mô hình chu trìnhnước, Mô hình sản xuất nước sạch, Mô hình về khí nhà kính,…
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
Môi trường có những vấn đề toàn cầu như tầng ôzôn, trái đất nóng lên,
… nhưng cũng là những vấn đề gần gũi với HS như cơm ăn, nước uống,không khí để thở,… Các em có thể nhìn thấy, sờ thấy, nhận biết được kinhnghiệm thực tế GV cần tận dụng đặc điểm này để giáo dục các em
Ví dụ: Khi tìm hiểu về khối lượng rác thải, giáo viên không nên cungcấp ngay các số liệu mà tổ chức cho HS tham gia hoạt động điều tra lượng rácthải ở trường học, địa phương
- Phương pháp hoạt động thực tiễn
Đích cuối cùng mà giáo dục BVMT cần đạt tới là các hành động dùnhỏ nhưng thiết thực nhằm góp phần cải thiện môi trường ở nhà trường và địaphương Hoạt động thực tiễn giúp HS ý thức được giá trị của lao động, rènluyện kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường Giáo viên có thể tổ chức các hoạtđộng như: trồng cây, thu gom rác, dọn sạch kênh mương,…
- Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng
Ở mỗi cộng đồng địa phương có thể có những vấn đề bức xúc về môitrường riêng Ví dụ: môi trường làng nghề, môi trường rừng, môi trường biển
và ven bờ, môi trường ở khu vực công nghiệp,… GV cần khai thác tình hìnhmôi trường địa phương để giáo dục HS cho đảm bảo tính thiết thực và hiệuquả Phương pháp này đòi hỏi GV phải thu thập số liệu, sự kiện và tìmhieeur
Trang 30tình hình môi trường địa phương, tổ chức các hoạt động phù hợp để HS thamgia góp phần bảo vệ môi trường.
- Phương pháp học tập theo dự án
Đối với HS THPT, có thể cho các em nghiên cứu một vấn đề về môitrường ở địa phương GV là người hướng dẫn Việc lựa chọn các vấn đềnghiên cứu nên vừa sức với HS và phù hợp với điều kiện vốn có của trường
và của địa phương Học tập theo dự án sẽ tạo hứng thú, đồng thời rèn luyệntính tự lập, phương pháp giải quyết vấn đề, hạn chế việc học thụ động của HS
- Phương pháp nêu gương
Hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đốivới HS Muốn giáo dục HS có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trường,trước hết các thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng cácquy định BVMT
- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống BVMT
Kĩ năng sống BVMT là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với cácvấn đề môi trường
Một số kĩ năng quan trọng cần phát triển là:
+ Kĩ năng nhận biết và phát hiện các vấn đề môi trường;
+ Kĩ năng xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường;
+ Kĩ năng ra quyết định về môi trường;
+ Kĩ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường
Trong quá trình giáo dục, cần chú ý rèn luyện kĩ năng sống BVMTthông qua việc rèn luyện, xử lí các tình huống môi trường cụ thể
1.5.7 Thực trạng vận dụng giáo dục về môi trường trong dạy học Hóa
học ở trường THPT
Hiện nay, ở các trường THPT, việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạyhọc Hóa học đã và đang được thực hiện, hầu hết các bài học của chương trình
Trang 31lớp 10, 11, 12 đều có thể tích hợp, ban đầu chỉ là tích hợp các nội dung cótính chất trọng điểm như sự phá hủy tầng ôzôn và hậu quả đối với môi trường,hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan, trái đất nóng lên, sau đó nội dungtích hợp trở nên phong phú hơn, như đề phòng hiểm họa do rò rỉ của các nhàmáy điện nguyên tử, sử dụng hợp lí chất giặt rửa để không gây ô nhiễm môitrường,… Các hình thức tích hợp cũng dần trở nên phong phú hơn, từ việctích hợp thông tin bằng các dữ kiện, số liệu, hình ảnh, nay đã có thêm cácphim ngắn, một số phần mềm flash về các vấn đề môi trường Ngoài việc lồngghép một cách tự nhiên vào các bài học, đã có những bài dành riêng cho vấn
đề môi trường như Hóa học và vấn đề môi trường Khi tích hợp những nộidung thực tiễn này, HS được tiếp cận với những vấn đề trong cuộc sống hàngngày nên trở nên hứng thú, tích cực và tăng thêm niềm tin vào khoa học
Tuy nhiên, lượng tư liệu dùng để tích hợp vẫn chưa thật đa dạng vàphong phú để có thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của GV cũngnhư HS Vì các vấn đề môi trường phát sinh từng ngày và đang ở mức báođộng trên toàn cầu nên việc cập nhật thông tin để dạy học luôn là một nhu cầuthiết yếu
Trang 32CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU
VỀ MÔI TRƯỜNG DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ
LỚP 12 TRƯỜNG THPT 2.1 Phân tích nội dung kiến thức Hóa học hữu cơ lớp
12 trường THPT
Phần hóa học hữu cơ lớp 12 bao gồm 4 chương:
- Chương 1 Este – Lipit
Nội dung kiến thức trong chương cung cấp cho HS các kiến thức vềeste, lipit, chất giặt rửa Các bài học trong chương được xây dựng trên nguyêntắc từ cấu tạo phân tử để dự đoán tính chất Các tính chất dự đoán được kiểmchứng qua nội dung tính chất vật lí và tính chất hóa học
Nội dung kiến thức của mỗi bài học đều chứa đựng nhiều kiến thức đãhọc ở các chương trước đó Kiến thức về ancol, axit cacboxilic là kiến thứcnền để hiểu được este, và từ este để hiểu về lipit, chất béo
- Chương 2 Cacbohiđrat
Nội dung kiến thức trong chương giúp HS nghiên cứu về khái niệmchung và các loại cacbohiđrat, cấu trúc của từng loại cacbohiđrat: glucozơ,saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ và tính chất từng loại cacbohiđrat này cùng cácdạng đồng phân của chúng
- Chương 3 Amin – Amino axit – Protein
Nội dung kiến thức trong chương giúp HS nghiên cứu về cấu tạo phân
tử và tính chất của hai loại hợp chất hữu cơ chứa nguyên tử nitơ đơn giản làamin, amino axit và cấu trúc, tính chất, sự chuyển hóa trong cơ thể củaprotein – một dạng hợp chất hữu cơ phức tạp và có vai trò là nền tảng về cấutrúc và chức năng của mọi sự sống Khái niệm về enzim – những chất xúc tácsinh học cho các quá trình hóa học trong cơ thể sinh vật, axit nucleic có vai
Trang 33trò quan trọng bậc nhất trong hoạt động sống của cơ thể cũng được đề cập ởmức độ cơ bản.
- Chương 4 Polime và vật liệu polime
Nội dung kiến thức trong chương giúp cho HS có những khái niệmchung về polime: định nghĩa, phân loại, cấu trúc, tính chất chung, tổng hợppolime và các vật liệu polime: chất dẻo, vật liệu compozit, cao su, tơ sợi, keodán Đây là các dạng hợp chất hữu cơ được ứng dụng nhiều trong thực tiễn vàđược tổng hợp từ các chất vô cơ, hữu cơ cơ bản và đơn giản
2.1.2 Đặc điểm
Phần hóa học hữu cơ lớp 12 được dạy ở học kì I, tiếp theo nội dung vềhóa học hữu cơ đã học ở lớp 11 và cũng là kết thúc nội dung dạy học về hóahọc hữu cơ trong chương trình học tập bậc THPT HS đã có được sự hiểu biếtnhất định về hóa học hữu cơ
Những nội dung được học tiếp tục ở lớp 12 có nhiều mối liên hệ vớithực tiễn đời sống, từ các loại dầu mỡ động thực vật, xà phòng, chất giặt rửatổng hợp, các loại đường, protein trong cơ thể sống đến các loại polime tạo racác vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày HS có thể tự liên hệ với thực tiễnmột cách dễ dàng, đồng thời GV cũng dễ tạo được hứng thú trong giờ học cho
HS Thông qua những nội dung này, GV có thể giáo dục BVMT cho HS
2.2 Xây dựng hệ thống tư liệu về môi trường trong dạy học Hóa học hữu
Trang 34- Nội dung được sắp xếp theo hệ thống, đảm bảo tính logic, dễ tra cứu.
- Nội dung được trình bày dưới dạng hỏi đáp
2.2.2 Hệ thống tư liệu theo kênh chữ
Chương 1 Este – Lipit
Câu hỏi: Dùng nhiều xà phòng có giặt rửa sạch hơn không?
Khi vết bẩn nhiều, chúng ta thường nghĩ phải dùng nhiều xà phòng hơnhướng dẫn mới đảm bảo tẩy sạch vết bẩn nhưng sự thực không cần nhiều xàphòng như thế, mặt khác việc làm này còn gây ảnh hưởng không tốt tới môitrường
Khi xà phòng nhiều quá, phần xà phòng thừa sẽ tập trung lại với nhautrong nước giặt và không có tác dụng gì
Khi xà phòng nhiều cũng sẽ cần nhiều nước khi xả Hoặc nếu xả không
đủ thì xà phòng sẽ còn bám lại đồ giặt
Khi xả, lượng xà phòng thừa sẽ được đổ xuống biển tạo thêm gánhnặng môi trường cho biển và hệ sinh thái Như vậy vừa tốn xà phòng vừa tốnnước, vừa gây ô nhiễm môi trường
Hãy sử dụng xà phòng theo hướng dẫn sử dụng!
Câu hỏi: Dùng nước xả có làm giảm tác hại đối với môi trường của
Trang 35Câu hỏi: Nước thải trong quá trình sản xuất dầu ăn gây ô nhiễm tới môi trường thế nào?
Nước thải trong quá trình sản xuất dầu ăn chủ yếu phát sinh từ côngđoạn rửa dầu, một phần từ khâu giải nhiệt dầu, chứa hàm lượng các chất hữu
cơ, dầu mỡ và chất rắn lơ lửng (SS) Các chất hữu cơ này làm giảm hoặc làm
ức chế đến sự phát triển của các loài thuỷ sinh, sự phát triển của cây trồng, vậtnuôi Hiện diện trong các nguồn nước, chúng bị phân hủy vi sinh giải phóng
ra các chất khí CO2, CH4, H2S gây mùi hôi thối trong môi trường Chất rắn lơlửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh,đồng thời gây tác hại vể mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gâybồi lắng dòng chảy Các chất dinh dưỡng (N, P) với nồng độ cao gây ra hiệntượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượngnguồn nước
Trong vòng vài năm trở lại đây, có nhiều nghiên cứu về việc sử dụngnhững con ong nhằm giám sát tình trạng môi trường xung quanh những sânbay Ngoài ra, loại côn trùng này cũng được dùng cho việc giám sát chấtlượng nước ở một vài khu vực
Mật ong được chúng sản xuất ở sân bay sẽ dùng để kiểm tra hàm lượngkim loại nặng và các chất hiđrocacbon trong phòng thí nghiệm hai lần mộtnăm Trong tương lai, quá trình này cũng được tiến hành tại những khu vựcphi công nghiệp
Trang 36Volker Liebig, một nhà hóa học thuộc phòng thí nghiệm Orga đã kiểmtra những mẫu vật phẩm và cho biết, cần phải có nhiều thông tin và thời giandài mới có thể đưa ra được kết luận chính xác về tác dụng của mật ong Tuynhiên, ông cho biết rằng kết quả sơ bộ mang lại đầy hứa hẹn.
Peter Nengelke, quản lý của Sân bay quốc tế Düsseldorf cho biết: “Quaphân tích đợt mẫu mật ong đầu tiên của năm nay, thu hoạch từ khoảng200.000 con ong, chúng tôi phát hiện ra sự tồn tại của lượng độc tố vượt quámức quy định Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả từ các năm trước khichúng tôi tiến hành hệ thống giám sát ong năm 2006” Trong khi đó, chấtlượng không khí tại hầu hết các sân bay vẫn được theo dõi bằng nhiều cáchtruyền thống
Ô nhiễm tại các sân bay bắt nguồn từ rất nhiều nguồn khác nhau, baogồm máy bay, ô tô, xe buýt và các ngành công nghiệp liên quan đến máy bay
Những con ong tại sân bay quốc tế Düsseldorf được những người nuôiong địa phương chăm sóc và chúng cảnh báo về mức độ ô nhiễm cho các cơquan bảo vệ môi trường như một giải pháp đơn giản, hữu ích
Câu hỏi: Công nghiệp sản xuất mía đường gây ô nhiễm môi trường như thế nào?
Nước thải của ngành công nghiệp mía đường luôn chứa một lượng lớncác chất hữu cơ bao gồm các hợp chất của cacbon, nitơ, photpho Các chấtnày dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi thối làm ô nhiễm nguồn nướctiếp nhận
Phần lớn chất rắn lơ lửng có trong nước thải ngành công nghiệp đường
ở dạng vô cơ Khi thải ra môi trường tự nhiên, các chất này có khả năng lắng
và tạo thành một lớp dày ở đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật làm thức ăncho cá Lớp bùn lắng này còn chứa các chất hữu cơ có thể làm cạn kiệt oxi
Trang 37trong nước và tạo ra các loại khí như H2S, CO2, CH4 Ngoài ra, trong nướcthải còn chứa một lượng đường khá lớn gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước rửa mía cây chủ yếu chứa các hợp chất vô cơ Trong điều kiệncông nghệ bình thường, nước làm nguội, rửa than và nước thải từ các quytrình khác có tổng chất rắn lơ lửng không đáng kể Chỉ có một phần than hoạttính bị thất thoát theo nước, một ít bột trợ lọc, vải lọc do mục nát tạo thànhcác sợi nhỏ lơ lửng trong nước Nhưng trong điều kiện các thiết bị lạc hậu, bị
rò rỉ thì hàm lượng các chất rắn huyền phù trong nước thải có thể tăng cao
Câu hỏi: Công nghiệp sản xuất mì ăn liền gây ô nhiễm môi trường như thế nào?
Mì ăn liền được phát minh vào năm 1958 và đã trở nên phổ biến trêntoàn thế giới Mì ăn liền làm chủ yếu từ tinh bột với nhiều hương vị khácnhau Hiện nay công nghiệp sản xuất mì ăn liền góp phần không nhỏ tới nềnkinh tế quốc dân Tuy nhiên nước thải sản xuất mì ăn liền chứa hàm lượng cácchất hữu cơ và dầu mỡ khá cao Các chất hữu cơ này làm giảm, ức chế đến sựphát triển của các loài thủy sinh, sự phát triển của cây trồng, vật nuôi Hiệndiện trong các nguồn nước, chúng bị phân hủy vi sinh giải phóng ra các chấtkhí CO2, CH4, H2S gây mùi hôi thối trong môi trường
Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tàinguyên thủy sinh, đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục củanguồn nước) và gây bồi lắng dòng chảy Các chất dinh dưỡng (N, P) với nồng
độ cao trong nước thải sản xuất mì ăn liền sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡngnguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước
Câu hỏi: Vì sao sản xuất tinh bột sắn gây ô nhiễm môi trường?
Có các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin,đường có trong nguyên liệu củ sắn tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao chocác dòng nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn Nước thải sinh ra từ
Trang 38dây chuyền sản xuất tinh bột sắn có các thông số đặc trưng: pH thấp, hàmlượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng(SS), TSS rất cao, các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxisinh học (BOD5), nhu cầu oxi hoá học (COD), …với nồng độ rất cao và trongthành phần của vỏ sắn và lõi củ sắn có chứa xianua (CN–) một trong nhữngchất độc hại có khả năng gây ung thư.
Trong nhà máy chế biến tinh bột, thành phần nước thải sinh ra chủ yếu
từ bóc vỏ, rửa củ, băm nhỏ và lắng lọc là các nguồn ô nhiễm chính Trên cơ
sở này việc lấy mẫu và phân tích thành phần nước thải được thực hiện ở haicông đoạn riêng biệt và kết hợp hai công đoạn này
Tính chất nước thải ngành tinh bột sắn mang tính chất axit và có khảnăng phân hủy sinh học Điểm đặc biệt của loại nước thải từ khoai mì là cóchứa HCN là một axit có tính độc hại Khi ngâm khoai mì vào trong nướcHCN sẽ tan vào trong nước và theo nước thải ra ngoài
Câu hỏi: Vì sao sản xuất bia gây ô nhiễm môi trường?
Bia là sản phẩm thực phẩm thuộc nhóm đồ uống có độ cồn thấp, thunhận được bằng cách lên men rượu ở nhiệt độ thấp với cơ chất là dịch đường.Dịch đường được chế biến từ malt đại mạch và các hạt giàu tinh bột vàprotein khác (gạo, lúa mạch, ngô, …) chưa qua ươm mầm cùng với nước, hoahoublon hoặc các chế phẩm chế biến từ hoa houblon
Bia được sản xuất tại Việt Nam cách đây trên 100 năm tại nhà máy BiaSài Gòn và Hà Nội Hiện nay do nhu cầu của thị trường, chỉ trong trời gianngắn, ngành sản xuất bia đã có những bước phát triển mạnh mẽ Mức tiêu thụbia bình quân theo đầu người năm 2011 dự kiến là 28 lít/người/năm Bìnhquân lượng bia tăng 20% mỗi năm
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành sản xuất bia lại kéo theo các vấn
đề môi trường như: vấn đề chất thải sản xuất, đặc biệt là nước thải có độ ô
Trang 39nhiễm cao Nước thải do sản xuất rượu bia thải ra thường có đặc tính chung là
ô nhiễm hữu cơ rất cao, nước thải thường có màu xám đen và khi thải vào cácthuỷ vực đón nhận thường gây ô nhiễm nghiêm trọng do sự phân huỷ của cácchất hữu cơ diễn ra rất nhanh Thêm vào đó là các hoá chất sử dụng trong quátrình sản xuất như CaCO3, CaSO4, H3PO4, NaOH, Na2CO3…Những chất nàycùng với các chất hữu cơ trong nước thải có khả năng đe doạ nghiêm trọng tớithuỷ vực đón nhận nếu không được xử lý Kết quả khảo sát chất lượng nướcthải của các cơ sở sản xuất bia trong nước ở Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây, HoàBình cho thấy, nước thải từ các cơ sở sản xuất bia nếu không được xử lý cóCOD, nhu cầu oxi sinh hoá học BOD, chất rắn lơ lửng SS đều rất cao
Nước thải của sản xuất bia là các chất hiđrocacbon, xenlulozơ,hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón, xáchoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu, xác men, bột trợ lọc lẫn xác men,lẫn bia chảy tràn ra ngoài, nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống,lên men và các loại thiết bị khác, nước rửa chai và két chứa, nước rửa sàn,phòng lên men, phòng tàng trữ, nước thải từ nồi hơi, …
Câu hỏi: Bụi sinh ra trong quá trình chế biến gỗ có gây ô nhiêm môi trường không?
Bụi gỗ là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong công nghiệp chế biến
gỗ Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn và quá trình sau:
- Cưa, xẻ gỗ để tạo phôi cho các chi tiết mộc
- Rọc, xẻ gỗ
- Khoan, phay, bào
- Chà nhám, bào nhẵn các chi tiết bề mặt
Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về kích cỡ hạt bụi và tải lượng bụisinh ra ở các công đoạn khác nhau Tại các công đoạn gia công thô như cưacắt, mài, tiện, phay… phần lớn chất thải đều có kích thước lớn có khi tới hàng
Trang 40ngàn mm Tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng, tảilượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, nằm trong khoảng từ 2-20 mm, nên dễ phát tán trong không khí.
Nếu không có biện pháp thu hồi và xử lý triệt để, bụi gỗ sẽ gây ra một
số tác động đến môi trường và sức khỏe con người Bụi vào phổi gây kíchthích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp:viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi… Đối với thực vật, bụi lắng trên lálàm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm sức sống và cản trở khảnăng thụ phấn của cây
Câu hỏi: Vì sao sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường?
Công nghiệp sản xuất giấy chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh
tế nước ta Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ khác,nhu cầu về các sản phẩm giấy ngày càng tăng Tuy nhiên, bên cạnh những lợi
ít đạt được to lớn về kinh tế – xã hội, ngành công nghiệp này cũng phát sinhnhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết, đặc biệt là nước thảiphát sinh trong quá trình sản xuất bột giấy, đây là loại nước rất khó xử lý Cần
có biện pháp xây dựng các cơ sở gắn sản xuất với xử lý ô nhiễm môi trường,đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường Hiện nay có khoảng
90 nhà máy giấy đang hoạt động trong cả nước, sản lượng giấy các tỉnh phíanam gần 90.000 tấn/năm, trong đó TP.HCM chiếm hơn 12.000 tấn/năm
Thành phần chất thải từ quá trình sản xuất giấy gồm
- Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốcbảo vệ thực vật, vỏ cây…
- Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chấthữu cơ hòa tan, các chất nấu và một phần xơ sợi
- Thành phần hữu cơ chủ yếu là trong dịch đen lignin hòa tan và dịchkiềm Ngoài ra, là những sản phẩm phân hủy hiđratcacbon, axit hữu cơ