XÁC ĐỊNH ARDO2 Mục tiêu quố c gia:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM doc (Trang 65 - 70)

Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm ngành chăn nuôi dê cừu và đa dạng hoá sản phẩm sữa, thịt dê cừu qua chế biến nhằm tăng khả năng cạnh tranh hướng tới thị trường xuất khẩu góp phần nâng cao GDP ngành chăn nuôi quốc gia.

Tính đến năm 2010, tổng đàn dê và cừu đạt được là 4,2 triệu con, cung cấp 1,26 triệu tấn sữa và 25,36 triệu tấn thịt dê/cừu. Sản phẩm thịt dê và cừu sẽ được xem như là sản phẩm sạch cho tiêu dùng.

1.2 Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển:

Nghiên cứu: (i) Cải thiện giống dê thông qua công tác chọn lọc và lai tạo nhằm nâng

cao năng suất sữa và thịt; (ii) Quản lý tốt hệ thống chăn nuôi phù hợp với điều kiện của từng khu vực; (iii) Xác định những loại dịch bệnh, phương pháp điều trị và phòng chống nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh; (iv) Nâng cao sản lượng thức ăn chăn nuôi, bảo quản và sử dụng nguồn thức ăn địa phương nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt và sữa; (v) Cải thiện công tác chế biến thịt và sữa quy mô nhỏ từ đó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chuỗi cung ứng; (vi) Phát triển mô hình tài chính chăn nuôi nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Phát triển: (i) Ứng dụng kỹ thuật mới phù hợp và (ii) tác động của các yếu tố xã hội

đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi dê cừu vào hệ thống sản xuất nông nghiệp trong các vùng sinh thái khác nhau

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Nhóm giống dê cừu bản địa: Dê Cỏ (Co), Bách Thảo (BT), Cừu Phan Giang.

- Nhóm giống dê cừu nhập nội: Babary (Ba), Jumnapari (Jum), Beetal (Be), Boer (Bo), Alpine (Alp), Saanen (Sa).

- Nhóm dê lai hướng thịt: Bach Thao*Co (BTCo); Boer*Bachthao (Bo*BT); Boer*Jumnapari (Bo*Jum); Boer* Beetal (Bo*Be).

3. TÍNH KHẢ THI CỦA ARDO2

B Nông nghip & PTNT

• Viện chăn nuôi quốc gia

• Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Hà Tây

• Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến sản xuất chăn nuôi TP HCM và khu vực miền Trung

• Trung tâm nghiên cứu gia súc Sông Bé • Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam • Viện khoa học nông lâm Việt Nam

• Viện nghiên cứu nông lâm miền núi và phía bắc tỉnh Phú Thọ

Các trường đại hc

• Đại học Nông nghiệp I Hà nội • Đại học Huế

• Đại học Cần Thơ

• Đại học nông nghiệp Thủ Đức • Đại học Tây Nguyên

• Đại học Nông Lâm TP HCM • Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Các đơn v khác

• Sở Nông nghiệp & PTNT tại các tỉnh (Trung tâm nghiên cứu tại tỉnh Hà Tây và Bình Dương)

• Viện thú y quốc gia

• Sở Khoa học và Công nghệ tại các tỉnh • Tổng công ty gia súc Việt Nam

3.2. Đầu tư kinh phí

• Từ nguồn ngân sách nhà nước, các dự án trong và ngoài nước.

• Dự án SIDA-SAREC, dự án Xoá đói Giảm nghèo do Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ

• Tổng nguồn vốn chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển từ năm 2006 -2010 là xấp xỉ 3 tỷ đồng

ARDO 3: LỢN

1. XÁC ĐỊNH ARDO3 1.1. Mục tiêu quốc gia 1.1. Mục tiêu quốc gia

Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, công nghiệp qui mô vừa và lớn; bảo đảm vệ sinh thú y, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm; có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao.

1.2. Phạm vi nghiên cứu phát triển

Nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật về giống, công nghệ chăm sóc nuôi dưỡng, thú y gắn với tổ chức sản xuất và quy hoạch vùng chăn nuôi nhằm phát huy lợi thế so sánh vùng về điều kiện kinh tế xã hội và sinh thái môi trường.

Nghiên cứu phát triển chăn nuôi bền vững trên 8 vùng sinh thái khác nhau trong cả nước.

1.3. Đối tượng nghiên cứu: Lợn ngoại, lợn lai và lợn nội 3. TÍNH KHẢ THI CỦA ARDO3 3. TÍNH KHẢ THI CỦA ARDO3

3.1. Các Cơ quan nghiên cứu chính:

Các đơn v thuc B Nông nghip và Phát trin nông thôn

- Viện chăn nuôi quốc gia.

- Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.

Các trường đại hc

- Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. - Trường Đại học Nông lâm Thủ Đức.

Tổng số các nhà nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về chăn nuôi lợn khoảng 200 người, trong đó Viện chăn nuôi quốc gia có khoảng 50%.

3.2. Kinh phí nghiên cứu

Hàng năm nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho các đơn vị nghiên cứu chăn nuôi lợn thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là khá lớn. Năm 2006, tổng kinh phí nhà nước đầu tư cho nghiên cứu chăn nuôi lợn là 7,6 tỷ đồng, trong đó:

- Nghiên cứu giống : 0,9 tỷ đồng; - Nghiên cứu thức ăn : 3,5 tỷ đồng; - Nghiên cứu công nghệ sinh học: 0,7 tỷ đồng; - Nghiên cứu khác : 2,5 tỷ đồng. (thú y, môi trường, vệ sinh, chất lượng và quản lý)

ARDO 4: GIA CẦM

1. XÁC ĐỊNH ARDO4 1.1. Mục tiêu quốc gia: 1.1. Mục tiêu quốc gia:

Phát triển quy mô, năng suất và an toàn thực phẩm của những hệ thống sản xuất, chế biến và marketing. Nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và kiểm soát các loại bệnh gia cầm, đặc biệt là bệnh cúm.

Mục tiêu cụ thể:

• Phấn đấu đến năm 2010 số lượng gia cầm 281,8 triệu con, sản lượng trứng ăn 7.920 triệu quả, tổng sản lượng thịt sản xuất ra 1.427,5 nghìn tấn. Tương ứng năm 2015 số lượng gia cầm 397,3 triệu con, sản lượng trứng ăn 10.207 triệu quả, tổng sản lượng thịt sản xuất ra 2.256,7 nghìn tấn. Hy vọng số lượng vịt sẽ duy trì ổn định như mức gia tăng ở gà.

• Về chế biến giết mổ: Phấn đấu đến năm 2010, có các cơ sở giết mổ với công suất đạt 230 triệu con và đến năm 2015 có 170 cơ sở với công suất giết mổ đạt 385 triệu con.

1.2. Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D)

Nghiên cứu nâng cao năng suất con giống thông qua các giống mới và chọn lọc trong giống. Nghiên cứu về dinh dưỡng, phát triển hệ thống chăn nuôi thâm canh, phòng, quản lý, kiểm soát bệnh và phát triển hệ thống giết mổ, chế biến hiện đại.

1.3. Đối tượng nghiên cứu - Gà - Gà - Thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng) 3. TÍNH KHẢ THI CỦA ARDO4 3.2. Năng lực (thực lực) nghiên cứu và phát triển 3.2.1. Nhng cơ quan nghiên cu chính:

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Viện Chăn nuôi (các giống gà, ngan, vịt)

- Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (các giống gà)

-Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam (các giống gà) Trường Đại học

- Đại học nông nghiệp I Hà Nội - Đại học Thái Nguyên

- Đại học Hồng Đức - Đại học Vinh

- Đại học nông lâm Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh - Đại học cần thơ

Cơ quan khác

- Các cơ quan tại địa phương: sở KHCN, Sở NN và PTNT, các trung tâm khuyến nông

- Không có các cơ quan chính thức của lĩnh vực tư nhân tham gia nghiên cứu, nhưng có các công ty liên doanh cung cấp dịch vụ nghiên cứu và phát triển - Các tổ chức hợp tác chính: FAO, CIRAD, ODA, …

3.2.2. Nhng ngun tài chính ch yếu

- Nguồn tài chính từ nhà nước, tổ chức thế giới (FAO, CIRD, ODA, ADB, WB,…)

- Dự kiến kinh phí đầu tư đổi mới ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến giết mổ gia cầm - giai đoạn 2006-2015 khoảng 4.360 tỷ đồng

- Tổng kinh phí Nhà nước cấp cho nghiên cứu Gia cầm của Viện Chăn nuôi quốc gia năm 2006 ước tính 10,6 tỷ đồng

ARDO 5: CÔN TRÙNG CÓ ÍCH

1. XÁC ĐỊNH ARDO5 1.1. Mục tiêu quốc gia 1.1. Mục tiêu quốc gia

Tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Mục tiêu cụ thể:

• Đến năm 2010, đưa tổng đàn ong lên 900 ngàn, đạt sản lượng 24,6 ngàn tấn mật, xuất khẩu 85% sản lượng mật vào năm 2010.

• Đưa tổng đàn ong lên khoảng một 1,1 triệu đàn với sản lượng đạt 33,0 ngàn tấn mật vào năm 2015.

• Đến năm 2010, đạt diện tích dâu 30.000ha, năng suất kén 1.200 kg/ha, sản lượng tơ 4.235 tấn. Trong đó cơ cấu sản phẩm hàng hoá là 50% tơ sống xuất khẩu; 30% tơ xe; 20% dệt lụa.

• Đưa tổng diện tích dâu đạt 38.000ha, năng suất kén 1.500 kg/ha, sản lượng tơ 6.700 tấn. Trong đó 30% sản lượng tơ sống xuất khẩu; 30% sản lượng tơ xe; 40% sản lượng tơ dệt lụa vào năm 2015.

1.2. Phạm vi nghiên cứu và phát triển

• Nghiên cứu chọn tạo các giống ong mật, tằm, dâu có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức kháng bệnh tốt, phù hợp với các vùng sinh thái; phát triển công nghệ sản xuất thuốc thú y cho ong, tằm; tăng cường hệ thống khuyến nông và dịch vụ; phân tích và chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao; phát triển cây nguồn mật, xúc tiến thương mại và dịch vụ thụ phấn cây trồng.

• Nghiên cứu công nghệ bảo quản chế biến tơ, kén, dệt lụa. Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, tổ chức quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm và kiểm nghiệm chất lượng.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

• Nhóm ong đã thuần hoá: gồm loài ong nội (Apis cerana) và ong ngoại (Apis mellifera)

• Nhóm ong hoang dã: là các loài ong bản địa ong khoái gồm (Apis dorsata), ong đá (Apis laboriosa), ong ruồi (Apis florea) và ong muỗi (Apis andreniformis) và một số loài ong không ngòi đốt (thuộc giống Trigona).

• Nhóm giống tằm: gồm các giống đa hệ (polyvoltine); giống độc hệ (Univoltine); giống lưỡng hệ (multivoltine).

• Nhóm giống dâu: gồm các giống đơn bội (haploid), nhị bội (diploid), tam bội (Triploid), tứ bội (Tetraploid).

3. TÍNH KHẢ THI CỦA ARDO5 3.2.1. Những cơ quan nghiên cứu chính

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM doc (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)