1.1. Mục tiêu quốc gia
Tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể:
• Đến năm 2010, đưa tổng đàn ong lên 900 ngàn, đạt sản lượng 24,6 ngàn tấn mật, xuất khẩu 85% sản lượng mật vào năm 2010.
• Đưa tổng đàn ong lên khoảng một 1,1 triệu đàn với sản lượng đạt 33,0 ngàn tấn mật vào năm 2015.
• Đến năm 2010, đạt diện tích dâu 30.000ha, năng suất kén 1.200 kg/ha, sản lượng tơ 4.235 tấn. Trong đó cơ cấu sản phẩm hàng hoá là 50% tơ sống xuất khẩu; 30% tơ xe; 20% dệt lụa.
• Đưa tổng diện tích dâu đạt 38.000ha, năng suất kén 1.500 kg/ha, sản lượng tơ 6.700 tấn. Trong đó 30% sản lượng tơ sống xuất khẩu; 30% sản lượng tơ xe; 40% sản lượng tơ dệt lụa vào năm 2015.
1.2. Phạm vi nghiên cứu và phát triển
• Nghiên cứu chọn tạo các giống ong mật, tằm, dâu có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức kháng bệnh tốt, phù hợp với các vùng sinh thái; phát triển công nghệ sản xuất thuốc thú y cho ong, tằm; tăng cường hệ thống khuyến nông và dịch vụ; phân tích và chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao; phát triển cây nguồn mật, xúc tiến thương mại và dịch vụ thụ phấn cây trồng.
• Nghiên cứu công nghệ bảo quản chế biến tơ, kén, dệt lụa. Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, tổ chức quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm và kiểm nghiệm chất lượng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
• Nhóm ong đã thuần hoá: gồm loài ong nội (Apis cerana) và ong ngoại (Apis mellifera)
• Nhóm ong hoang dã: là các loài ong bản địa ong khoái gồm (Apis dorsata), ong đá (Apis laboriosa), ong ruồi (Apis florea) và ong muỗi (Apis andreniformis) và một số loài ong không ngòi đốt (thuộc giống Trigona).
• Nhóm giống tằm: gồm các giống đa hệ (polyvoltine); giống độc hệ (Univoltine); giống lưỡng hệ (multivoltine).
• Nhóm giống dâu: gồm các giống đơn bội (haploid), nhị bội (diploid), tam bội (Triploid), tứ bội (Tetraploid).