Tiềm năng nghiên cứu và phát triển.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM doc (Trang 57 - 59)

a) Nâng cao chất lượng giống lợn

3.1. Tiềm năng nghiên cứu và phát triển.

• Chọn tạo các giống côn trùng có ích có năng suất, chất lượng cao và có khả năng chống chịu bệnh và ve ký sinh tốt để phục vụ sản xuất.

• Nghiên cứu và phát triển các phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị hiệu quả các bệnh và ve ký.

• Phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, đặc biệt là dịch thụ phấn cây trồng có giá trị kinh tế cao.

• Đưa các tiến bộ về nhân giống, thú y côn trùng có ích, quản lý trang trại và cây nguồn mật.

• Phối hợp hiệu quả giữa nhà khoa học với nhà chế biến và xuất khẩu để có thể tiếp cận các trang thiết bị và qui trình chế biến hiện đại bao gồm cả ISO và HAACP. • Áp dụng công nghệ để có sản phẩm có giá trị gia tăng cao và đa dạng hoá sản

phẩm, đặc biệt các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và thực phẩm chức năng.

• Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng ngành và cơ chế giá để khuyến khích người sản xuất tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn.

• Qui hoạch tổng thể các vùng sản xuất mật giành cho xuất khẩu.

• Nghiên cứu thị trường nhằm xác định những thị trường tiềm năng nhất, nhu cầu của thị trường, yêu cầu chất lượng và tính bền vững của thị trường.

• Nghiên cứu và phát triển sản xuất mật ong sạch và mật ong hữu cơ.

• Xây dựng và phát triển thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá để đảm bảo chất lượng, truy nguyên nguồn gốc và cấp chứng nhận.

ARDO 6: THUỐC THÚ Y VÀ VẮC XIN

1. XÁC ĐỊNH ARDO6 1.1. Mục tiêu quốc gia: 1.1. Mục tiêu quốc gia:

Cải thiện năng suất chăn nuôi thông qua viêc tăng chất luợng, an toàn, hiệu quả và hiệu quả kinh tế của các loại Vắc xin và thuốc thú y.

1.2. Phạm vi nghiên cứu

• Nghiên cứu và phát triển các loại vắc xin và qui trình sản xuất vacxin, phát triển và sử dụng hàng loạt thuốc tổng hợp, thuốc từ thiên nhiên và thuốc chữa bệnh động vật và cải tiến trong quản lý và và qui trình sử dụng.

• Phát triển các sản phẩm thuốc thú y khác và dịch vụ thú y như kháng huyết thanh, kháng thể, các kít chuẩn đoán, các chế phẩm sinh học cho sử lý môi trường

1.3. Lĩnh vực nghiên cứu

Các loại Vắc xin và thuốc thú y cho trâu, bò sữa và bò thịt, lợn, dê, cừu, gà và vịt.

3. TÍNH KHẢ THI CỦA ARDO6

3.1 Tiềm năng (potential) cho nghiên cứu và phát triển

• Nghiên cứu nguồn nguyên liệu cho sản xuất vắc xin (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) ở mức độ cao (ví dụ như công gen) hay mức độ phân tử

• Nghiên cứu mới và cải tiến các loại tá dược trong sản xuất vắc xin

• Nghiên cứu các dẫn xuất thực vật và các chất thay thế khác trong điều trị bệnh vật nuôi (các loại thuốc)

• Nghiên cứu các sản phẩm sinh học

• Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong việc phân phối và quản lý việc sử dụng thuốc thú y và vắc xin của nông dân

• Nghiên cứu về mặt kinh tế ảnh hưởng của dịch bệnh và bệnh dịch lâm sàng • Phát triển phương pháp chuẩn đoán mới và cải tiến các kỹ thuật chẩn đoán hiện

có (ví dụ như ELISA, PCR)

• Phát triển hệ thống điều tra và giám sát dịch bệnh có hiệu quả

ARDO 7: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

1. XÁC ĐỊNH ARDO7 1.1. Mục tiêu quốc gia 1.1. Mục tiêu quốc gia

Nhằm tăng cường các nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc gia cầm và cải thiện chất lượng thức ăn chăn nuôi, qua đó đóng góp vào công cuộc đảm bảo an ninh thực phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

1.2. Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D)

Các lĩnh vực nghiên cứu gồm (i) nâng cao tính bền vững cho ngành chăn nuôi thong qua việc sử dụng tốt hơn các nguồn thức ăn sẵn có; (ii) tăng nguồn cung cấp và giảm giá thành thông qua chế biến và bảo quản nhằm cải thiện giá trị dinh dưỡng của các phụ phẩm công nông nghiệp dùng làm thức ăn chăn nuôi; (iii) đảm bảo chất lượng thức ăn công nghiệp bao gồm cả việc cải tiến tính an toàn của thức ăn; (iv) sử dụng các chất bổ sung để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của các phụ phẩm nông nghiệp được chế biến bảo quản; sử dụng công nghệ để cải thiện khả năng chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi; (vi) nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Thức ăn truyền thống và thức ăn công nghiệp: Thức ăn đậm đặc (bột cá, bột đậu tương và khô dầu đậu tương, bột ngô, bột sắn), thức ăn thô xanh và thức ăn bổ sung (khoáng đa vi lượng, vitamin, chế phẩm sinh học như enzyme và axit amin thiết yếu). Thức ăn phi truyền thống: phụ phẩm công nông nghiệp (bột lá sắn, thân lá lạc, dây khoai lang, ngọn lá mía, bột và khô dầu hạt cao su, bột hạt bông, bột đầu tôm, cám gạo, bã bia và rỉ mật vv…)

3. TÍNH KHẢ THI CỦA ARDO7 3.2 Tiềm năng nghiên cứu & phát triển

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM doc (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)