ARDO1: GIA SÚC LỚN 1 XÁC ĐỊNH ARDO

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM doc (Trang 33 - 35)

1. XÁC ĐỊNH ARDO1

1.1. Mục tiêu quốc gia

Tăng mức đóng góp của ngành chăn nuôi trong nước cho tổng nhu cầu tiêu dùng nội điạ thông qua thâm canh chăn nuôi bò thịt, bò sữa và trâu ở các vùng có lợi thế so sánh nhằm cung cấp những sản phẩm, chất lượng cao, giá trị cao, tạo việc làm trong các ngành sản xuất, chế biến và cải thiện thu nhập và đời sống của người nông dân. Các mục tiêu của sản xuất là:

• Trâu: đến năm 2010 có khoảng 3,07 triệu con và năm 2015 khoảng 3,23 triệu con; số lượng thịt trâu vào khoảng 72.000 tấn năm 2010 và 88.000 tấn năm 2015.

• Bò thịt: năm 2010 có khoảng 7,1 triệu con và năm 2015 có khoảng 9 triệu con; số lượng thịt bò vào khoảng 210.000 tấn và 310.000 tấn năm 2015. • Sữa: năm 2010 có khoảng 200.000 con và năm 2015 có khoảng 350.000

con; số lượng sữa tươi vào khoảng 350.000 tấn năm 2010 và 670.000 tấn vào năm 2015. Sản xuất sữa đạt mục tiêu đáp ứng 33% nhu cầu thị trường vào năm 2010 và đến năm 2015 đáp ứng 42% nhu cầu thị trường.

1.2. Phạm vi nghiên cứu và phát triển

• Cải tiến di truyền thông qua nhân giống và các chương trình chọn lọc để tao ra các giống trâu bò có năng suất cao.

• Nghiên cứu phát triển các công nghệ hữu ích trong nuôi dưỡng và quản lý bò thịt, bò sữa và trâu.

• Nghiên cứu phát triển các tiêu chuẩn dinh dưỡng và hình thành các khẩu phần bổ sung dinh dưỡng cân bằng cho bò thịt và bò sữa.

• Nghiên cứu và phát triển các chương trình quản lý chất thải động vật đối để hình thành các hệ thống chăn nuôi bò bền vũng về mặt môi trường.

1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đàn bò thịt, bò sữa và trâu trong nông hộ và trang trại. 2. SỰ HẤP DẪN CỦA ARDO1 2. SỰ HẤP DẪN CỦA ARDO1

2.2. Khả năng đạt được (nắm bắt được) lợi ích tiềm năng

• Chi phí đầu tư vào ngành chăn nuôi bò và thiết bị ngành sữa có thể hạn chế số lượng nông dân tham gia vào chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

• Những giới hạn trong việc tích luỹ đất có thể hạn chế sự phát triển các trang trại quy mô lớn hơn trong chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

• Quy mô đàn nhỏ là khó khăn cho các chủ trại áp dụng các kỹ thuật trong việc cải tiến giống, nuôi dưiỡng và quản lý đàn.

• Những khó khăn trong việc bảo quản thức ăn thô và chế biến thức ăn thô từ các sản phẩm phụ có thể làm hạn chế khả năng của các chủ trại trong việc tăng quy mô đàn vì sự sẵn có của thức ăn thô trong thời kỳ khô và chi phí là yếu tố hạn chế chính.

• Sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng với các sản phẩm thịt và sữa nhập có thể hạn chế giá mà các nông dân chăn nuôi có được từ thịt và sữa tươi khi phải bán bằng giá của thị trường thế giới

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM doc (Trang 33 - 35)