2.1. Những lợi ích tiềm năng
• Sự mở rộng của nghành chăn nuôi, ưu tiên phát triển nông nghiệp của Việt nam, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sẵn có và giá của thức ăn chế biến cũng như việc bảo quản và sử dụng thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp.
• Sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng cách sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương sẽ góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho con người, lợi nhuận của ngành chăn nuôi và góp phần bảo vệ môi trường cũng như duy trì chăn nuôi bền vững.
• Sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi dựa trên việc sử dụng và chế biến phụ phẩm công nông nghiệp làm thức ăn gia súc sẽ có tác động đến cơ hội tạo việc làm và giảm nghèo cho các vùng thành thị cũng như nông thôn.
• Chi phí chăn nuôi sẽ giảm thông qua sự phát triển của nghành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, giảm giá trị nhập khẩu nguyên liệu và tăng GDP cho ngành nông nghiệp.
• Cải thiện giá trị dinh dưỡng thức ăn sẽ góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của nhà sản xuất và chế biến.
• Đầu tư vào cơ sở hạ tầng chế biến sẽ trợ giúp nông dân phát triển chăn nuôi.
• FAO đưa ra dự báo chăn nuôi gia cầm và lợn sẽ phát triển và điều này sẽ làm tăng nhu cầu thức ăn cho gia súc dạ dày đơn.
• Chất đất và khí hậu nhiệt đới thích hợp với cây trồng cho sinh khối cao, tăng nguồn thức ăn thô xanh và cây nguyên liệu thức ăn.
Chăn nuôi gia súc bền vững bằng cách sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương là ưu tiên hàng đầu của nghành chế biến thức ăn gia súc