TÍNH KHẢ THI CỦA ARDO7 2 Tiềm năng nghiên cứ u & phát tri ể n

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM doc (Trang 59 - 61)

• Áp dụng công nghệ hiện đại và truyền thống để chế biến các phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi là ưu tiên hang đầu cho sự phát triển ngành chăn nuôi bền vững.

• Chuyển giao công nghệ chế biến thức ăn công nghiệp cần được củng cố để giảm chi phí.

• Cải thiện công nghệ sau thu hoạch và marketing sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành trồng ngô và đậu tương.

• Thúc đẩy sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở các vùng có lợi thế như ngô ở Đắc lắc, Sơn la và đậu tương ở Đắc lắc.

• Phát triển và ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch mới, chế biến và đa dạng hóa sản phẩm chế biến.

• Xây dựng các mô hình trồng chuyên canh thức ăn thô xanh và cây thức ăn cho gia súc.

• Nâng cao giá trị dinh duỡng phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn gia súc ở quy mô nông hộ và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến.

• Trồng và chế biến thức ăn thô xanh và các loại cây nguyên liệu thức ăn khác. • Trong tương lai, yếu tố môi trường và xã hội nên được cân nhắc trong việc chế

biến và sử dụng thức ăn chăn nuôi.

• Thúc đẩy công nghệ chế biến nhằm tận dụng tối đa các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương làm thức ăn chăn nuôi.

• Phụ phẩm của ngành trồng trọt có thể đáp ứng nhu cầu thức ăn thô cho gia súc nhai lại, nhưng phải được bổ xung protein và khoáng.

• Nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng gia súc đã xác định một lượng lớn thức ăn bổ xung năng lượng-protein-khoáng sẵn có ở các nước đang phát triển.

• Ủ chua hay sử lý hóa chất nhằm làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của phụ phẩm trồng trọt và nông công nghiệp. Giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm cây trồng có thể được cải thiện bằng cách sử lý hóa chất nhưng lại đòi hỏi thêm chi phí lao động. Do đó, cơ giới hóa trong chế biến thức ăn là cần thiết để làm giảm chi phí lao động.

• Phát triển hơn nữa các công nghệ chế biến sau thu hoạch bao gồm sơ chế và bảo quản ở nơi sản suất nhằm nâng cao giá trị của nguyên liệu thô.

• Hoàn thiện hơn nữa bản đồ mô tả khả năng đất sử dụng và xác định vùng thích hợp nhất cho việc trồng cây thức ăn gia súc ưu tiên.

Nghiên cứu thị trường nhằm xác định sản phẩm có lợi nhuận cao nhất và yêu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và thời điểm cung cấp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM doc (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)