1.1. Mục tiêu quốc gia
Nhằm tăng cường các nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc gia cầm và cải thiện chất lượng thức ăn chăn nuôi, qua đó đóng góp vào công cuộc đảm bảo an ninh thực phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.2. Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D)
Các lĩnh vực nghiên cứu gồm (i) nâng cao tính bền vững cho ngành chăn nuôi thong qua việc sử dụng tốt hơn các nguồn thức ăn sẵn có; (ii) tăng nguồn cung cấp và giảm giá thành thông qua chế biến và bảo quản nhằm cải thiện giá trị dinh dưỡng của các phụ phẩm công nông nghiệp dùng làm thức ăn chăn nuôi; (iii) đảm bảo chất lượng thức ăn công nghiệp bao gồm cả việc cải tiến tính an toàn của thức ăn; (iv) sử dụng các chất bổ sung để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của các phụ phẩm nông nghiệp được chế biến bảo quản; sử dụng công nghệ để cải thiện khả năng chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi; (vi) nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thức ăn truyền thống và thức ăn công nghiệp: Thức ăn đậm đặc (bột cá, bột đậu tương và khô dầu đậu tương, bột ngô, bột sắn), thức ăn thô xanh và thức ăn bổ sung (khoáng đa vi lượng, vitamin, chế phẩm sinh học như enzyme và axit amin thiết yếu). Thức ăn phi truyền thống: phụ phẩm công nông nghiệp (bột lá sắn, thân lá lạc, dây khoai lang, ngọn lá mía, bột và khô dầu hạt cao su, bột hạt bông, bột đầu tôm, cám gạo, bã bia và rỉ mật vv…)
2. SỰ HẤP DẪN CỦA ARDO7
• Giá thức ăn chế biến từ các nguyên liệu nhập khẩu cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi.
• Người chăn nuôi nhỏ lẻ khó tiếp cận nguồn thức ăn và khó bảo quản thức ăn gia súc, đặc biệt ở nơi nguồn thức ăn ở xa cơ sở chăn nuôi.
• Sản xuất và bảo quản thức ăn thô xanh quy mô nhỏ có thể là giải pháp tốt nhất cho người chăn nuôi quy mô nhỏ nhằm cải thiện năng suất, đặc biệt trong mùa khô. • Các hệ thống chăn nuôi thâm canh quy mô lớn hơn và gần với nguồn phụ phẩm
nông nghiệp có thể phát triển các hệ thống chăn nuôi hiệu quả.
• Người chăn nuôi nên cân nhắc việc sử dụng phụ phẩm công nông nghiệp là nguồn thức ăn tái chế có giá trị, chứ không nên lãng phí.
• Không có khả năng sản xuất dư thừa ngũ cốc cùng với sự hạn chế trong mua bán ngoại thương các phụ phẩm sẽ khuyến khích việc sử dụng nhiều hơn nguồn thức ăn không truyền thống ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
• Phát triển công nghệ và phương pháp chế biến sẽ làm tăng thêm lợi nhuận cho người sản xuất và làm tăng giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thô.
• Nâng cao thu nhập của nông dân có thể khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào chăn nuôi tập trung.
Yêu cầu của WTO và AFTA, đặc biệt là về vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm sẽ làm tăng chi phí sản xuất và điều này có thể khiến người chăn nuôi áp dụng các tiêu chuẩn một cách miễn cưỡng.