1.2. Mục tiêu quốc gia:
Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm ngành chăn nuôi dê cừu và đa dạng hoá sản phẩm sữa, thịt dê cừu qua chế biến nhằm tăng khả năng cạnh tranh hướng tới thị trường xuất khẩu góp phần nâng cao GDP ngành chăn nuôi quốc gia.
Tính đến năm 2010, tổng đàn dê và cừu đạt được là 4,2 triệu con, cung cấp 1,26 triệu tấn sữa và 25,36 triệu tấn thịt dê/cừu. Sản phẩm thịt dê và cừu sẽ được xem như là sản phẩm sạch cho tiêu dùng.
1.2 Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển:
Nghiên cứu: (i) Cải thiện giống dê thông qua công tác chọn lọc và lai tạo nhằm nâng
cao năng suất sữa và thịt; (ii) Quản lý tốt hệ thống chăn nuôi phù hợp với điều kiện của từng khu vực; (iii) Xác định những loại dịch bệnh, phương pháp điều trị và phòng chống nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh; (iv) Nâng cao sản lượng thức ăn chăn nuôi, bảo quản và sử dụng nguồn thức ăn địa phương nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt và sữa; (v) Cải thiện công tác chế biến thịt và sữa quy mô nhỏ từ đó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chuỗi cung ứng; (vi) Phát triển mô hình tài chính chăn nuôi nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Phát triển: (i) Ứng dụng kỹ thuật mới phù hợp và (ii) tác động của các yếu tố xã hội
đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi dê cừu vào hệ thống sản xuất nông nghiệp trong các vùng sinh thái khác nhau
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm giống dê cừu bản địa: Dê Cỏ (Co), Bách Thảo (BT), Cừu Phan Giang.
- Nhóm giống dê cừu nhập nội: Babary (Ba), Jumnapari (Jum), Beetal (Be), Boer (Bo), Alpine (Alp), Saanen (Sa).
- Nhóm dê lai hướng thịt: Bach Thao*Co (BTCo); Boer*Bachthao (Bo*BT); Boer*Jumnapari (Bo*Jum); Boer* Beetal (Bo*Be).