TÍNH KHẢ THI CỦA ARDO

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM doc (Trang 50 - 52)

3.1. Tiềm năng (potential) nghiên cứu và phát triển

• Chăn nuôi dê, cừu cung cấp nguồn thực phẩm sạch và cần xem như là một mũi nhọn được ưu tiên nghiên cứu và phát triển trên qui mô rộng lớn và công nghệ chế biến sản phẩm theo hướng hàng hoá phải được đưa vào sản xuất.

• Cần gắn kết 2 giải pháp: (i) Qui hoạch vùng chăn nuôi cung cấp nguyên liệu giống, nguyên liệu sản phẩm cho chế biến và (ii) Nâng cao năng suất và đa dạng hoá các sản phẩm chăn nuôi dê cừu:

• Áp dụng công nghệ phát triển chăn nuôi theo định hướng thị trường. Đây hiện là một vấn đề đang được quan tâm nhất: nghiên cứu thị trường và hỗ trợ hệ thống thị trường

• Tạo dựng mạng lưới thu gom và phát triển những dây chuyền giết mổ với nhiều quy mô khác nhau, áp dụng những công nghệ hiện đại. Thương hiệu, nhãn mác cũng đang được xem là yếu tố quan trọng quyết định thành công việc sản xuất thịt và sữa dê (cừu).

• Phát triển chương trình giống bao gồm thiết lập giống thuần, giống lai và phát triển giống lai sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam

• Lựa chọn giống thích họp với từng khu vực

• Áp dụng quy trình chăn nuôi tại nông trang và phát triển quy trình tạo giống, nâng cấp giống quý, giảm thiểu tác động của lai giống gần

• Phát triển tiêu chuẩn nguồn thức ăn, tận dụng nguồn thức ăn địa phương sẵn có, bao gồm thuốc trừ sâu, phụ phẩm và thức ăn bổ sung nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng cho nguồn thức ăn thô, và từ đó nâng cao năng suất chăn nuôi

• Nâng cao hệ thống thức ăn chăn nuôi bao gồm công đoạn sản xuất, bảo quản và sử dụng.

• Phát triển hệ thống chuồng trại và quản lý nguồn thức ăn nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng, an toàn vệ sinh và kiểm soát dịch bệnh

• Công tác kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh bao gồm phát triển hệ thống vacxin, quản lý vi khuẩn ký sinh và vấn đề sức khỏe vật nuôi.

• Chuyển đổi từ hệ thống chăn nuôi quảng canh sang chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro

ARDO 3: LỢN

1. XÁC ĐỊNH ARDO3 1.1. Mục tiêu quốc gia 1.1. Mục tiêu quốc gia

Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, công nghiệp qui mô vừa và lớn; bảo đảm vệ sinh thú y, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm; có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao.

1.2. Phạm vi nghiên cứu phát triển

Nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật về giống, công nghệ chăm sóc nuôi dưỡng, thú y gắn với tổ chức sản xuất và quy hoạch vùng chăn nuôi nhằm phát huy lợi thế so sánh vùng về điều kiện kinh tế xã hội và sinh thái môi trường.

Nghiên cứu phát triển chăn nuôi bền vững trên 8 vùng sinh thái khác nhau trong cả nước.

1.3. Đối tượng nghiên cứu: Lợn ngoại, lợn lai và lợn nội 3. TÍNH KHẢ THI CỦA ARDO3 3. TÍNH KHẢ THI CỦA ARDO3

3.1 Tiềm năng (potential) nghiên cứu và phát triển

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM doc (Trang 50 - 52)