1. 1. Mục tiêu quốc gia
Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, công nghiệp qui mô vừa và lớn; bảo đảm vệ sinh thú y, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm; có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao.
1. 2. Phạm vi nghiên cứu phát triển
Nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật về giống, công nghệ chăm sóc nuôi dưỡng, thú y gắn với tổ chức sản xuất và quy hoạch vùng chăn nuôi nhằm phát huy lợi thế so sánh vùng về điều kiện kinh tế xã hội và sinh thái môi trường.
Nghiên cứu phát triển chăn nuôi bền vững trên 8 vùng sinh thái khác nhau trong cả nước.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Lợn ngoại, lợn lai và lợn nội
2. SỰ HẤP DẪN CỦA ARDO3
2.2. Khả năng nắm bắt được lợi ích tiềm năng
• Những hộ chăn nuôi nhỏ theo truyền thống khó chấp nhận công nghệ mới do phải đầu tư cao và nguy cơ rủi ro.
• Hệ thống chăn nuôi công nghiệp trang trại có nhiều cơ hội nhập khẩu con giống và tiếp cận các công nghệ chăn nuôi từ các viện nghiên cứu.
• Hệ thống chăn nuôi gia trại cũng có ý nghĩa nâng cao chất lượng sản phẩm, sẽ chấp nhận công nghệ mới về sản xuất và quản lý nếu có lợi nhuận, tuy nhiên không tạo ra sự cạnh tranh với sản xuất công nghiệp trong nước.
• Cải thiện hệ thống vệ sinh thú y và phòng bệnh sẽ được quan tâm đầu tư tại các cơ sở chăn nuôi công nghiệp trang trại và gia trại.
• Người chăn nuôi khi tái sản xuất có nhiều quan tâm đến việc kiểm soát dịch bệnh làm hao tổn đàn, giảm năng suất chăn nuôi.
• Phát triển và cải thiện công nghệ giết mổ chế biến lợn có nhiều thuận lợi cho việc liên kết các đơn vị sản xuất chăn nuôi.
ARDO 4: GIA CẦM
1. XÁC ĐỊNH ARDO4 1.1. Mục tiêu quốc gia: 1.1. Mục tiêu quốc gia:
Phát triển quy mô, năng suất và an toàn thực phẩm của những hệ thống sản xuất, chế biến và marketing. Nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và kiểm soát các loại bệnh gia cầm, đặc biệt là bệnh cúm.
Mục tiêu cụ thể:
• Phấn đấu đến năm 2010 số lượng gia cầm 281,8 triệu con, sản lượng trứng ăn 7.920 triệu quả, tổng sản lượng thịt sản xuất ra 1.427,5 nghìn tấn. Tương ứng năm 2015 số lượng gia cầm 397,3 triệu con, sản lượng trứng ăn 10.207 triệu quả, tổng sản lượng thịt sản xuất ra 2.256,7 nghìn tấn. Hy vọng số lượng vịt sẽ duy trì ổn định như mức gia tăng ở gà.
• Về chế biến giết mổ: Phấn đấu đến năm 2010, có các cơ sở giết mổ với công suất đạt 230 triệu con và đến năm 2015 có 170 cơ sở với công suất giết mổ đạt 385 triệu con.
1.2. Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D)
Nghiên cứu nâng cao năng suất con giống thông qua các giống mới và chọn lọc trong giống. Nghiên cứu về dinh dưỡng, phát triển hệ thống chăn nuôi thâm canh, phòng, quản lý, kiểm soát bệnh và phát triển hệ thống giết mổ, chế biến hiện đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Gà
- Thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng)
2. SỰ HẤP DẪN CỦA ARDO4
2.2. Khả năng nắm bắt được Lợi ích tiềm năng
• Lịch sử phát triển hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ lâu đời có thể áp dụng được công nghệ và phương thức quản lý mới một cách nhanh chóng • Người chăn nuôi tiếp thu công nghệ mới một cách nhanh chóng
• Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến người chăn nuôi chưa mạnh dạn tái đầu tư một khi dịch bệnh xẩy ra đối với chính họ
• Chi phí thức ăn chăn nuôi tăng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của những hệ thống hiện tại
• Hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ làm cho việc kiểm soát và quản lý dịch bệnh khó được thực hiện
ARDO 5: CÔN TRÙNG CÓ ÍCH
1. XÁC ĐỊNH ARDO 5 1.1. Mục tiêu quốc gia 1.1. Mục tiêu quốc gia
Tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể:
• Đến năm 2010, đưa tổng đàn ong lên 900 ngàn, đạt sản lượng 24,6 ngàn tấn mật, xuất khẩu 85% sản lượng mật vào năm 2010.
• Đưa tổng đàn ong lên khoảng một 1,1 triệu đàn với sản lượng đạt 33,0 ngàn tấn mật vào năm 2015.
• Đến năm 2010, đạt diện tích dâu 30.000ha, năng suất kén 1.200 kg/ha, sản lượng tơ 4.235 tấn. Trong đó cơ cấu sản phẩm hàng hoá là 50% tơ sống xuất khẩu; 30% tơ xe; 20% dệt lụa.
• Đưa tổng diện tích dâu đạt 38.000ha, năng suất kén 1.500 kg/ha, sản lượng tơ 6.700 tấn. Trong đó 30% sản lượng tơ sống xuất khẩu; 30% sản lượng tơ xe; 40% sản lượng tơ dệt lụa vào năm 2015.
1.2. Phạm vi nghiên cứu và phát triển
• Nghiên cứu chọn tạo các giống ong mật, tằm, dâu có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức kháng bệnh tốt, phù hợp với các vùng sinh thái; phát triển công nghệ sản xuất thuốc thú y cho ong, tằm; tăng cường hệ thống khuyến nông và dịch vụ; phân tích và chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao; phát triển cây nguồn mật, xúc tiến thương mại và dịch vụ thụ phấn cây trồng.
• Nghiên cứu công nghệ bảo quản chế biến tơ, kén, dệt lụa. Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, tổ chức quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm và kiểm nghiệm chất lượng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
• Nhóm ong đã thuần hoá: gồm loài ong nội (Apis cerana) và ong ngoại (Apis mellifera)
• Nhóm ong hoang dã: là các loài ong bản địa ong khoái gồm (Apis dorsata), ong đá (Apis laboriosa), ong ruồi (Apis florea) và ong muỗi (Apis andreniformis) và một số loài ong không ngòi đốt (thuộc giống Trigona).
• Nhóm giống tằm: gồm các giống đa hệ (polyvoltine); giống độc hệ (Univoltine); giống lưỡng hệ (multivoltine).
• Nhóm giống dâu: gồm các giống đơn bội (haploid), nhị bội (diploid), tam bội (Triploid), tứ bội (Tetraploid).
2. SỰ HẤP DẪN CỦA ARDO5
• Phát triển nuôi côn trùng có ích chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp sẽ giúp tăng cường áp dụng các công nghệ mới, tiến tiến và kinh nghiệm quản lý trang trại. • Một số lượng lớn những người nuôi côn trùng có ích nông hộ và nuôi côn trùng có
ích theo sở thích sẽ khó cho việc áp dụng các công nghệ mới và khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý những dịch bệnh nguy hiểm.
• Sau khi gia nhập WTO, các qui định nghiêm ngặt về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm côn trùng có ích từ các nhà nhập khẩu sẽ đảm bảo sự chuyển giao thành công kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuât.
• Tăng thu nhập sẽ khuyến khích người nuôi côn trùng có ích đầu tư vào các sản phẩm có chất lượng cao thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ.
• Các đòi hỏi của WTO và AFTA, đặc biệt đối với các qui định về kiểm dịch động vật và an toàn thực phẩm sẽ tăng chi phí sản xuất, có thể làm cho người sản xuất do dự áp dụng tiến bộ KHCN.
• Những người nuôi côn trùng có ích thích các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có thể không tăng số lượng đàn vì lợi nhận thấp hoặc sản phẩm mà họ làm gia không có hoặc có tính cạnh tranh thấp