68 Đồ mộc 42% 57% 48% 27% Xây dựng 26% 34% 28% 21% Ván sàn 2% 2% 5% 0 Pallets / Crates 24% 2% 19% 42% Không biết 1% 1% 1% 0 Khác 5% 5% 0 10% Tổng số 100% 100% 100% 100%
Các số liệu thông kê trên cho thấy một tỷ lệ lớn gỗ xẻ được sử dụng để đóng đồ
mộc, đặc biệt là ở Miền Bắc và Miền Bắc Việt Nam. Ở Miền Nam, pallets và crates chiếm thị phần lớn trên thị trường. Tỷ lệ sản phẩm cuối cùng ở đây ngược lại với các thị trường khác, ví dụ với Australia, Châu Âu, Bắc Mỹ nơi mà gỗ sử
dụng cho xây dựng chiếm phần lớn thị phần trên thị trường (có thể tới hơn 70%, trong khi gỗ xẻ sử dụng cho đồ mộc và đóng thùng chỉ chiếm có 15% và 5%). Các phân tích hiện tại chỉ ra rằng thì trường gỗ phục vụ công trình và xây dựng ở
Việt Nam là rất tiềm năng.
Trong xây dựng, gỗ xẻđược sử dụng chủ yếu để làm ván khuôn bê tông (Ván cốp pha). Gỗ xẻ sử dụng cho công việc này có giá trị thấp (nhưng quan trọng), và tuổi thọ của sản phẩm thường ngắn. Pallets và crates chiếm khoảng 51% lượng gỗ xẻở
thị trường Miền Nam Việt Nam, và cũng là những sản phẩm có giá trị thấp. Loại sản phẩm này được đóng từ gỗ xẻ thô mà không có các khâu chế biến tiếp theo như sấy hay bào nhẵn. Đòi hỏi chất lượng cho thị trường này cũng khá thấp. Tuổi thọ của loài sản phẩm này cũng khá ngắn. Đồ mộc nội thất và ván sàn là những sản phẩm có giá trị cao ở thị trường. Việc mở rộng thị trường của các mặt hàng này gặp trở ngại vì sự khan hiếm nguồn nguyên liệu thích hợp. Sự khan hiếm của gỗ tròn dài làm hạn chế vận chuyển hiệu quả, cùng với việc chặt hạ bằng tay sẽ
hạn chế sự phát triển của thị trường gỗ xây dựng. Có một sự mong muốn là thị
trường đồ mộc nội địa sẽ tiếp tục phát triển, và gỗ tròn chất lượng cao có thể đáp
ứng được nhu cầu. Một cách tiếp cận để có được gỗ có chiều dài dài hơn được sự
quan tâm của một số doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội bằng cách sử dụng ván ghép. Công nghệ (nhập từ Trung Quốc) có giá cả khá rẻ và thu được kết quả khá thành công. Các thanh gỗ ngắn mua từ các cơ sở xẻ quanh Hà Nội được sấy và sau
đó được được xử lý và ép thành các thanh gỗ có chiều dài hơn.
Khách hàng có một số yêu cầu về chất lượng. Bốn mươi tám phần trăm các cơ sở
69
cầu đòi hỏi. Bốn mươi hai phần trăm số cơ sở trả lời nói rằng họ làm theo hợp
đồng. Chỉ một số ít các cơ sở cưa xẻ (11%) nói rằng họ phải có dung sai giới hạn (độ lệch của lưỡi cưa ở giới hạn cho phép). Biến màu của gỗ và khuyết tật không
được chú ý nhiều, hoặc là được cho là chắc chắn xảy ra. Chỉ có 8% số trả lời chỉ ra rằng họ phải hạn chế sự biến màu của gỗ, và chỉ có 3% có yêu cầu về hạn chế sự
biến màu của gỗđược ghi trong hợp đồng.
Tất cả các cơ sở được phỏng vấn đều hoàn thành bản phân tích swot (điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức). Rất nhiều các điểm mạnh và các điểm yếu, cơ hội và thách thức được đề cập, trong đó có một số điểm mạnh lại là điểm yếu và ngược lại. • Điểm mạnh bao gồm: • Lao động rẻ • Kinh nghiệm • Dễ dàng vận hành • Thiết bị rẻ • Điểm yếu: • Thiết bị và công nghệ cũ, lạc hậu • Thiếu kiến thức về thị trường, kỹ năng quản lý • Thiếu vốn đầu tư
• Nhu cầu thị trường không ổn định
• Không gian cho mở rộng sản xuất bị hạn chế. • Cơ hội:
• Mở rộng sản xuất đồ mộc
• Chính sách cho phép các cở sởđược sản xuất kinh doanh
• Diện tích rừng trồng tăng nên nguồn gỗ từ rừng trồng cũng tăng lên • Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng lên
• Thị trường rất mở.
• Các cơ hội do các chủ xưởng xẻ xác định là giống nhau giữa các miền. Có một quan điểm là công nghiệp chế biến gỗ đã được công chúng biết
đến nhiều hơn; các hoạt động chế biến gỗ nhìn chung khá dễ học hỏi; văn hóa chia sẻ thông tin, kinh nghiệm có thểđạt được, và đầu tư kinh doanh cơ sở/doanh nghiệp là khá rẻ.
• Thách thức: • Cạnh tranh
• Thị trường không ổn định • Chính sách thay đổi
70 • An toàn lao động,
• Sản phẩm đơn giản
• Thiếu công nhân lành nghề, • Doanh nghiệp/cơ sở nhỏ
• Vốn đầu tư hạn chế
KẾT LUẬN
Đợt khảo sát cung cấp một bức tranh sinh động về công nghiệp chế biến gỗ vùng nông thôn, ngành công nghiệp đã phát triển rất nhanh trong thập kỷ vừa qua cùng với sự thuần thục của các lâm phần rừng trồng keo và bạch đàn. Các ý kiến trả lời câu hỏi khá giống nhau giữa Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam của Việt Nam. Sử mở rộng và phát triển của ngành là do chính sách của Chính Phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp và thị trường tự do, nguồn nhân lực rẻ, nguyên liệu gỗ
tròn rẻ, máy móc thiết bị hoạt động hiệu quả và rẻ đã giải quyết vấn đề gỗ rừng trồng có đường kính nhỏ và đã thành công trong việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng nông thôn và đã mang lại lợi ích cho các cộng động địa phương. Câu hỏi đầu tiên đưa ra là có hay không các thiết bị ở các cở sở cưa xẻ hiện tại có thể phục vụ tốt được các hoạt động của cơ sở và có hay không các thiết bị tinh vi hiện đại nên được khuyến khích đầu tư và sử dụng. Câu trả lời với giai đoạn ngắn hạn và trung hạn là không. Hiệu suất của các hoạt động xẻ (chuyển từ gỗ tròn sang gỗ xẻ) đạt rất cao với giả thiết là chất lượng gỗ tròn đưa vào cưa xẻ là đảm bảo. Một điều không chắc chắn là việc cải thiện năng suất có thểđạt được bằng cách sử
dụng các máy móc, thiết bị hiện đại. Thứ hai, một tỷ lệ rất cao các xưởng xẻ
không hoạt động hết công suất. Hỏng hóc máy móc thiết bị không được xem là nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ sở hoạt động dưới công suất; đúng hơn là nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường không ổn định được xác định là những nguyên nhân chính. Giá mua các thiết bị đắt tiền có thể làm các nguyên nhân này thêm trầm trọng. Số tiền cần có để thiết lập một cưa vòng nằm ở Việt Nam là tương
đốithấp, khoảng 3-4.000 đo la Mỹ. Một thực tế là cơ sở không hoạt động hết công suất là không quan trọng đối với việc hao mòn siêu hình, trong khi việc đầu tư và sử dụng các thiế bị tinh vi sẽ dẫn tới việc phải đầu tư nhiều tiền hơn. Điều này thay đổi bản chất của cơ sở từ đầu tư ít tiền, ở vùng nông thôn, hoạt động không liên tục, mùa vụ và rất mềm dẻo trong việc hoạt động liên tục, lý tưởng là 3 ca, rất cứng nhắc, làm giảm năng suất. Chi phí vận chuyển gỗ tròn tới các cơ sở xẻ lớn hơn sẽ xa hơn và đắt hơn. Rất nhiều các cơ sở hiện tịa sử dụng các cưa vòng nằm nhỏ sẽ không thích hợp phát triển thành các cơ sở lớn vì các cơ sở này đã được thiết lập cố đinh và không thể mở rộng hoặc di chuyển tới khu vực gần khu đông dân cư.
71
Các chuyến thăm một số các dây chuyền chế biến công nghiệp gỗ ở Miền Trung và Miền Nam, các cơ sở này được xây dựng từ 2-3 năm trước để sản xuất đồ mộc chất lượng cao, chủ yếu để phục vụ xuất khẩu một số mặt hàng có giá trị.
Thứ nhất, các cơ sở này áp dụng các điều kiện bảo hộ và an toàn lao động rất tốt cho công nhân.
Thứ hai, các loại gỗ tròn có chất lượng cao như Sồi từ Đức, từ Nga, Hồ đào và Thông từ Mỹ, Tếch từ Philippines và gỗ cứng nhiệt đới từ Nam Mỹ etc. được nhập khẩu như là nguồn nguyên liệu thô để sản xuất đồ mộc.
Thứ ba, một số thiết bị hiện đại điều khiển bằng máy tính (ở một doanh nghiệp có giá trị khoảng 80 triệu đô la Mỹ) đã được nhập khẩu để sản xuất các phụ kiện đồ
mộc phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, các cơ sở cưa xẻ sử dụng một dãy cưa vòng nằm Việt nam (trong một trường hợp, 20 cưa vòng nằm được lắp đặt vào một dãy) để thực hiện việc xẻ gỗ tròn có chất lượng cao thành gỗ xẻ có chất lượng cao
để phục vụ việc đóng đồ mộc có giá trị cao. Một điều rất rõ ràng là sẽ khá dễ dàng
để sử dụng một dây chuyền trị giá 2-5 triệu đô la Mỹ để thực hiện các hoạt động cưa xẻ. Quyết định như vậy không được thực hiện vì chủ yếu là giá mua 21 cưa vòng nằm cũng chỉ bằng một phần của dây chuyền cưa xẻ, và việc cưa xẻ sử dụng cưa vòng nằm lại sử dụng nguồn lao động rẻ, và không ảnh hưởng tới việc đầu tư
của cơ sở. Việc cải thiện có thể được thực hiện với các loại cưa và điều này được trình bày chi tiết ở một báo cáo khác.
Thứ tư, giá trị cộng thêm khi thực hiện sấy cưỡng bức, hong phơi và xử lý bảo quản gỗđã được thiết lập ở một số cơ sở. Điều này được chi tiết ở phía dưới. Các cơ sở cưa xẻ có thể không được hưởng lợi từ các chính sách khuyến khích tài chính của Chính phủ để thiết lập các xưởng xẻ có chi phí ít hơn. Đầu tư để thiết lập một xưởng xẻ là khá thấp, và tốt nhất lên để sự chi phối của thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian đợt khảo sát các xưởng xẻ được tiến hành, các chuyên gia cũng tiến hành khảo sát các lò sấy và kỹ năng vận hành của công nhân. Rất nhiều các lò sấy mà đoàn đến thăm được nhập nội, và có chất lượng cao. Thêm vào đó, các lò sấy sản xuất từ Việt Nam có phạm vi biến động, từ lò sấy được thiết kết tốt
đáp ứng các yêu cầu cho việc sấy các loại gỗ keo và bạch đàn tới các lò sấy gia
đình chất lượng thấp, và với các lò sấy này thì chất lượng gỗ sấy sẽ phải đặt thành vấn đề. Việc vận hành các lò sấy không đạt hiệu quả cao do không có kiến thức cơ
bản về sấy và sử dụng các thiết bị điều khiển chuẩn (ví dụ sử dụng cảm biến ẩm)
đểđảm bảo chếđộ sấy theo đúng quy trình. Nói cách khác, các lò sấy thường được sử dụng như một cái lò hay là “hộp nóng" hơn là một lò sấy được điều khiển hoàn hảo. Do vây, không thể tránh khỏi là kết quả của cá quá trình này bị phế phẩm nhiều, độ ẩm của gỗ không đều hoặc sấy bị quá. Đây là một vấn đề cần được xem xét và đào tạo vì cuộc khảo sát cho thấy thiết bị giám sát và điều khiển thì sẵn có
để giám sát độ ẩm qua cảm biến ẩm, nhưng trong rất nhiều trường hợp cảm biến
ẩm này lại không được kết nối với hệ thống. Rất nhiều lò sấy không sử dụng van (vật liệu) làm đổi hướng gió. Điều này chắc chắn sẽ làm việc sử dụng nhiệt kém
72
hiệu quả và độ ẩm sẽ không đồng đều giữa các tấm gỗ và ngay cả trên cùng một tấm gỗ khi mẻ sấy kêt thúc. Thêm vào đó, các lò sấy thường không có chếđộ sấy cho các loài cụ thể. Có hay không có các lò sấy tốt nhất đang được sử dụng trong
điều kiện Việt Nam cũng là một câu hỏi (Vấn đề nghiên cứu và chuyển giao công nghệ). Trong khi rất nhiều các cơ sở xẻđược phỏng vấn cho rằng sấy cưỡng bức là một cơ hội kinh doanh tốt, một điều rõ ràng là mỗi cơ sở cưa xẻ riêng lẻ không đủ
khả năng và nguyên liệu để thiết lập và vận hành một lò sấy. Hong phơi gỗ cũng
đòi hỏi các kỹ năng tốt, và một điều khá ngạc nhiên từ chuyến khảo sát là không nhiều các xưởng xẻ có các hoạt động này. Khoảng không gian rộng là rào cản chủ
yếu cho các cơ sở xẻ thực hiện hoạt động hong phơi gỗ. Cũng có một câu hỏi được nêu lên là làm sao để giảm được tối thiểu lượng độ ẩm trong gỗ thông qua hong phơi. Sẽ rất là tốt nếu độẩm đó được giảm tới hoặc gần với độ ẩm bão hoà thớ gỗ
(fsp).
Việc sử dụng công nghệ sấy sử dụng năng lượng mặt trời có thể xem xét là một giải pháp kinh tế và khả thi. Kết quả các nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng năng lượng sử dụng cho việc sấy gỗ sẽđược tiết kiệm đáng kể. Các vấn đề này sẽđược trình bày chi tiết trong các báo cáo riêng, và khuyến nghị cũng được đề cập để cải thiện chất lượng sấy. Chất lượng sấy gỗ là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của việc sản xuất đồ mộc. Rất nhiều các cơ sở cưa xẻ nhỏđã mở rộng sản xuất đồ
mộc dựa trên sự có sẵn về nguyên liệu gỗ và các yếu tố khác.
Biến mày, thối mục và sự xâm hại của côn trùng cũng là các vấn đề rất cần quan tâm, đặc biệt là đối với thời tiết nóng ẩm của Việt Nam. Ngay sau khi gỗ bị chặt hà, nó sẽ là đối tượng dễ bị tấn công của các đối tượng trên. Bài học rút ra là cây nên được giữ nguyên trong lâm phần cho tới khi kế hoạch chế biến cùng với thời gian biểu đã được xây dựng. Cả 2 đợt khảo sát các cơ sở xẻ và xem xét chất lượng gỗ tròn lưu bãi và sản phẩm cuối cùng chỉ ra rằng có một vấn đề khá lớn còn tồn tại. Biến màu gỗ khá phổ biến ở gỗ tròn. Gỗ thông và gỗ cao su là hai loại đặc biệt dễ bị biến màu so với gỗ các loài keo hay bạch đàn. Tuy nhiên, biến màu ở gỗ tròn vẫn là một vấn đề cho tất cả các loài gỗ này. Ngoài thời gian trì hoãn trong việc vận chuyển gỗ tròn, các vấn đề khác được xác định là việc lưu gỗ ở cơ sở cưa xẻ; sự cần thiết phải xử lý bảo quản để phòng sâu bệnh cho một số trường hợp nghiêm trọng để giảm thiểu rủi ro do từ biến màu và mục thối. Một lượng gỗ Keo lớn
được xử dụng để đóng đồ nội thất và đợt khảo sát đã chỉ ra là thị trường này sẽ
tiếp tục phát triển, và thay thế cho việc sử dụng gỗ keo cho các sản phẩm có giá trị
thấp nhưđóng bao bì, thùng, crates vv. Rất nhiều các sản phẩm đồ mộc được sơn phủ màu tối. Điều này là chiến lược hiệu quả để giảm thiểu sự biến màu của gỗ. Tuy nhiên, do thị trường mở rộng, sở thích của người tiêu dùng có thể thay đổi và người tiêu dùng đòi hỏi các đặc tính bên trong của các loài gỗ. Như trường hợp gỗ
cao su ngắn và thẳng được sử dụng cho xuất khẩu. Thị trường yêu cầu gỗ phải có màu sáng. Gỗ cao su xuất khẩu do đó cần được xử lý bảo quản để giảm thiểu sự
biến màu của gỗ. Khoảng trên 10 năm về trước, điều này sẽ bao gồm công việc xử
73
Phương pháp xử lý trên hiện đã không còn được xử dụng, và phương pháp xử lý hiện này là chú trọng việc sử dụng acid boric cộng với borax, các chất này không làm hại môi trưòng và sức khoẻ con người, mặc du rằng chất bảo quản này có thể
gây độc hại cho cá. Giả thiết xu hướng sử dụng gỗ keo cho sản xuất đồ mộc, xử lý bảo quản không phải là vấn đề mấu chốt cần giải quyết cho hầu hết các cơ sở cưa