THIẾT LẬP “RỪNG MỚ I NEW FORESTS” Ở VIỆT NAM Tóm tắt

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " công nghiệp rừng vùng nông thôn Việt Nam " MS9, MS10 pptx (Trang 38 - 44)

1. Các chính sách cần quan tâm:

THIẾT LẬP “RỪNG MỚ I NEW FORESTS” Ở VIỆT NAM Tóm tắt

Tóm tắt

Trong kỷ nguyên với sự nóng lên rất nhanh của trái đất và sự tăng giá giầu và khí

đốt tự nhiên, việc quản lý các hệ sinh thái rừng cả rừng tự nhiên và rừng trồng rất cần được khuyến khích để tích tụ khí các bon ngoài không khí đồng thời phát triển sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của báo cáo này là trình bày việc thiết lập “Rừng Mới”; rừng trên diện tích đất công rộng lớn bên cạnh các thành phố đông đúc với việc tái trồng lại những loài cây bản địa, tăng cường đa dạng sinh học, bảo vệ các loài bị đe doạ, tái thiết lập mối liên kết giữa các thành phốđông người với văn hoá nông thôn và tự nhiên, cải thiện chất lượng nước sinh hoạt, tăng việc làm cho người lao động và các sản phẩm có giá trị và kéo dài được sự tích luỹ các bon từ môi trường tự nhiên bằng việc mở rộng các ngành công nghiệp rừng phù hợp.

Mục tiêu là thay thế một cách hệ thống việc sử dụng dầu mỏ, khí đốt, nhựa plastics, sắt thép, chất dẻo và xi măng, và làm giảm sự phụ thuộc của con người vào dầu mỏ trong khi mở rộng sức sản xuất và cải thiện tiêu chuẩn cuốc sống cũng như cung cấp các nguyên liệu thô thiết yếu cho công nghiệp vùng nông thôn. Nhu cầu này là cấp thiết trong bối cảnh dân số và nghèo đói tăng nhanh, việc khó kiểm soát sự khai thác của các tài nguyên không tự tái tạo, sựấm lên của toàn cầu, việc cải thiện và làm ổn định môi trường sống. Công tác bảo tồn đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bảo tồn thực tế. Mục tiêu là hướng tới tương lai, tạo ra một tương lai sống động và bền vững cho thế hệ tương lai.

Tổng quan

Theo các nhà triết học Hy lạp cổ, tất cả vạn vật đều được hình thành từ 4 yếu tố

“gốc rễ” là đất, không khí, lửa và nước. Lửa và không khí được xem là các yếu tố

hướng ngoại, trong khi đất và nước là các yếu tố hướng nội và đi xuống. Mối tương quan của các nhân tố này được Aristltle giải thích là các yếu tố gốc rễ này không chỉ là biểu hiện của tự nhiên hay vật chất mà còn là biểu hiện của tinh thần. Do vậy, sự xuất hiện của các yếu tố này là do Thần Gods tạo ra. Người Trung Quốc cổ phân ra yếu tố thứ năm là “gỗ”, một vật liệu sống mà có mối tương quan và cân bằng với 4 yếu tố gỗc rế kể trên. Mối quan hệ giữa các yếu tố này hiện tại cũng rất quan trọng, quan trọng như quan điểm của người Hy Lạp cổ và Trung Quốc cổ. Các yếu tố này là các vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng tới tính bền vững, đa dạng sinh học, phát thải khí nhà kính/ CO2 (khí hậu), chất lượng nước, hạn hán và cháy rừng.

39

Rừng che phủ khoảng một phần tư diện tích đất của thế giới. Hầu hết mọi người

đều thừa nhận rừng rất quan trọng trong việc cung cấp lâm sản và cung cấp các chức năng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệđất và vùng đầu nguồn, góp phần quan trọng trong việc lưu giữ và tích tụ các bon, cải thiện điều kiện tiểu khí hậu và các hệ sinh thái, bảo tồn di tích và các giá trị tinh thần và cải thiện khí hậu. Phần lớn xã hội có xu hướng định giá giá trị của rừng từ các chức năng tới dịch vụ

thương mại của rừng. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ có tỷ trọng lớn trong nền kinh tế

thế giới, nó đóng góp khoảng 2% tổng sản phẩm GDP toàn cầu hay khoảng 600 tỷ đô la Mỹ. Các khoản này bao gồm lợi ích từ các giá trị bảo vệ của rừng, đồ gỗ,

đóng hòm, hộp và giấy (khoảng 5.000 sản phẩm), nhưng các sản phẩm ngoài gỗ

cũng rất quan trọng cho sinh kế của các cộng đồng nông thôn, miền núi với các sản phẩm dược liệu, thức ăn, và nơi trú ẩn.

Trong quá khứ, rừng có ảnh hưởng lớn hơn nhiều tới nền kinh tế. Samuel Pepys (Một quan chức Anh quốc thế kỷ thứ 17) xác nhận là ba phần tư hàng chở bằng tầu liên quan tới thương mại về gỗ và sản phẩm từ gỗ. Sự phát triển hay là sự

chuyển tiếp từ phương thức tồn tại tới kinh tế tiền tệ là kết quả của nhiều nền văn minh thông qua việc khai thác tài nguyên rừng, và ngày nay tài nguyên rừng vấn tiếp tục giữ vai trò rất quan trọng và thiết yếu đối với các cộng đồng miền núi, với cả ngành công nghiệp chế biến và các nền kinh tếđang nổi lên. Tác động qua lại của con người tới rừng được phân làm 3 giai đoạn. Các giai đoạn này bao gồm thứ

nhất là sự tồn tại của con người bằng sự phụ thuộc vào việc hái lượm, thu thập gỗ

củi, săn thú cho cuộc sống mưu sinh. Điều này bao gồm việc khai thác rừng, sự

phát triển kinh tế tiền tệ, kinh tế nông nghiệp và sau đó là sự phát triển của công nghiệp. Sự thoái hóa và khai thác kiệt rừng đã dẫn tới những tác động tiêu cực vô cùng lớn, sự thoái hóa của đất canh tác nông nghiệp, và kéo theo là những vụ mùa thất bát, nạn hạn hán, sa mạc hóa, trượt đất, bệnh dịch. Trong các xã hội văn minh thời tiên sử của chúng ta, rất nhiều các luật lệ, quy tắc đã được đưa ra và áp dụng các mức phạt cho các hành động phá rừng, và khuyến khích việc phòng chống thoái hóa và rừng và môi trường. Tới giai đoạn cận đại, sự quan tâm tới các hoạt

động phá rừng đến từ xã hội thông qua các chính phủ lắm quyền. Cuối cùng thì như các xã hội phát triển, rừng nên được duy trì và phát triển bền vững. Thật không may, trong một thế giới thay đổi, khái niệm duy trì hiện trạng bền vững không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Sự quan tâm về suy thoái rừng và phá rừng được chú trọng đặc biệt là ở vùng phía bắc/nam. Tổng diện tích đất có rừng là khoảng 34 triệu km2 hoặc khoảng 27% tổng diện tích đất của trái đất. Ở phía bắc, diện tích rừng hiện tại đang được tăng lên khoảng 2 triệu ha/năm, trong khi đó ở phía nam, sự phá rừng và suy thoái rừng vẫn đagn tiếp diễn và kết quả là khoảng 14 triệu ha rừng bị mất trong mỗi năm (UN 2004).

Rất nhiều các sản phẩm và dịch vụ có nguồn gốc từ rừng có thể tái tạo và bền vững. Tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, đặc biệt là trong những thập kỷ 50 và 60 của thế kỷ 20 đã dẫn tới việc chuyển đổi rừng và đất rừng sang sản xuất nông

40

nghiệp và đô thị hóa, đặc biệt là ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ la tinh. Dân số thế

giới đã tăng nhanh từ khoảng 1,6 tỷ người vào năm 1900 tới 5,7 tỷ người vào năm 1995, và được dựđoán là khoảng 9,4 tỷ người vào năm 2050, và sẽổn định ở con số 11 người vào năm 2200 (UN 1998).

Sự quan tâm tới nạn thoái hóa và phá rừng không còn là một khái niệm mới nữa.

Ở Anh Quốc, Julius Caesar đã đưa ra hình phạt nghiêm khắc thông qua đạo luật “Consulares silvae” mà có thể thiến người phạm luật. King Canute đưa ra đạo luật về rừng vào thời trung cổ khoảng 5 triệu ha đất của Anh Quốc và xứ Wales được dành riêng cho rừng hoàng gia phục vụ mục tiêu săn bắn. Các luật nghiêm khắc về

rừng được người Normans đưa ra, và được các nhà lâm nghiệp quản lý nhằm giảm việc làm thoái hóa và phá rừng (Richardson 2000). John Evelyn trong cuốn sách của mình SILVA hoặc một bài diến thuyết về cây rừng, và vận chuyển gỗ trong các lãnh địa hoàng gia (1662) đã tạo ra sự phát triển của các rừng trồng tư nhân rộng lớn, giải quyết tốt sự thiếu hụt gỗ sồi để duy trì và phát triển nghề đóng tàu Anh Quốc.

Rừng mới (New Forests)

Từ “forest” trong tiếng Pháp nguyên bản là (foret). Nó thay thế từ đồng nghĩa tiếng Celtic là frith sau cuộc xâm lược của Anh Quốc do William đứng đầu. Thực ra, từ “New Forest” của Miền nam nước Anh có từ năm 1079 khi mà William thiết lập “Nova Forestas” cho Hoàng gia. Rất nhiều diện tích đất đã bị thoái hóa và đất bị xói mòn sau thời kỳ đồ đá và sao đó là thời kỳ đồđồng thì một diện tích rừng rộng lớn bị phá trụi. Phần lớn đất chỉ có thể nuôi sống cây thạch nam (heath). Rừng sồi được sử dụng ở thể kỷ thứ 16 cho Hải quân hoàng gia, và sau đó được thay thế bằng gỗ sồi từ rừng trồng. Chiến tranh đã tạo nên một sự thay đổi là hướng sự quan tâm vào các loại gỗ mềm, mọc nhanh như là một nguồn nguyên liệu thô chiến lước. Ngày nay (sau gần 1000 năm), 95 % các loại rừng mới do Hoàng gia quản lý, và rừng trồng gỗ mềm đang dần được chuyển hóa thành các rừng gỗ sồi tự nhiên.

Rừng mới “New forest” có bề dày lịch sử và có hệ động vật và thực vật phong phú. Nó bảo tồn lịch sử, di sản văn hóa và cung cấp nơi trú ngụ cho động vật hoang dã mà rất phổ biến ở Anh Quốc. Rừng mới bao gồm rất nhiều lọai mổi trường sống, từ rừng cây thạch tím, vùng đầm lầy, vùng ngập nước tới rừng cây rụng lá, cung cấp nới sinh sống cho rất nhiều các loài động thực vật quý hiếm của Anh Quốc. Thực tế, rừng mới đã cung cấp nơi trú ngụ cho một số loài bản địa Anh Quốc mà hiện tại đã bị diệt chủng ở bên ngòai khu rừng mới. Rừng mới đã được

đưa vào là rừng cho nghiên cứu khoa học đặc biệt.

Sự nóng lên của toàn cầu đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới về ảnh hưởng của nó tới môi trường, tới kinh tế; Một loạt các vấn đề kỹ thuật liên quan tới biến

đổi khí hậu như lửa rừng, nước và ô nhiễm và việc thiết lập và thực hiện các chính sách mới. Vấn đề môi trường bao gồm đa dạng sinh học, bảo tồn các hệ sinh thái,

41

các loài bịđe dọa và ảnh hưởng của việc mất rừng và suy thoái rừng toàn cầu. Vấn

đề kinh tế liên quan tới việc duy trì sức sản xuất của ccs ngành công nghiệp và cuộc sống trong bối cảnh giá cả dầu mỏ và các mặt hàng thiết yếu khác leo thang, giá cả cho việc bảo tồn tài nguyên cho thế hệ tương lai, giá cả cho việc cải thiện môi trường sống và phân tích chu kỳ cuộc sống (LCA) và kết quả của việc giảm phát thải khí carbon của chúng ta.

Các hệ sinh thái thay đổi theo thời gian. Cảnh quan mà chúng ta có hôm nay có thể

sẽ khác hoàn toàn với nó cách đây 500 năm, và cảnh quan này cũng khác với chính nó trước đó 1000 năm. Sự thay đổi nhanh chóng này phản ánh sự tác động của con người. Sự phân bố tự nhiên hiện tại của cả các loài thực vật và động vật từ

kỷ băng giá là kết quả của việc di cư, tiến hóa và thích ứng của các loài đang tồn tại như là kết quả của biến đổi khí hậu, sự di chuyển, cách ly và hội nhập của các khối lục địa. Cây rừng với vai trò là thảm thực vật cực đỉnh, là các loài tạo nên cấu trúc trong hệ sinh thái và có khả năng bền vững cao trước rủi ro tuyệt chủng. Tuy nhiên, trong tự nhiên, các thảm họa tự nhiên có thể xuất hiện. Lũ lụt, bão, lốc và lửa rừng có thể hủy hoại một vùng rộng lớn, sau đó một quá trình diễn thế xuất hiện với sự xuất hiện đầu tiên của các loài thực vật tiên phong, sau đó được thay thế bởi cây bụi mà có thể tạo ra môi trường sống thích hợp hơn cho các loài cây, và kết quả là các cánh rừng già tồn tại cho tới khi các thảm họa tự nhiên xảy ra. Tác động của con người (trong bối cảnh sự bền vững của hệ sinh thái) đã được xem là khá giống cới các thảm họa tự nhiên, loài trừ nơi có các thảm họa do sự

phát triển của sự phát triển đô thị mà sự thay đổi đất, bê tông, vật liệu rải đường và các siêu thị lên cảnh quan. Đô thị đã làm giảm khả năng các hệ sinh thái tự nhiên có thể tái tạo và phục hồi. Tuy nhiên, rất nhiều các hệ sinh thái tự nhiên đã biến mất mà không có sự tác động của con người, mà vì biến đổi khí hậu. Hơn một thế

kỷ qua, sự biến động của mực nước ngầm có thể tạo ra những khó khăn cho các loài bản địa tái sinh. Hoặc khí hậu trong vài trăm năm qua đã tạo ra sự thay đổi cho các loài cạnh tranh. Nói cách khác, không có các loài bản địa nguyên bản, ví cảnh quan liên tục được tiến hóa và thay đổi trong bối cảnh các điều kiện về môi trường và sinh thái học thay đổi.

Tuy nhiên vấn đề của hôm nay là biến đổi khí hậu có thể xảy ra rất nhanh và chúng ta có thể mất tính đa dạng của rất nhiều các hệ sinh thái, sự phụ thuộc lẫn nhau của thực vật và động vật đã được tiến hóa qua hàng ngàn, hàng triệu năm. Các yếu tố chủ chốt có thể bị mất đi, do vậy các hệ sinh thái sẽ bị nghèo kiệt đi. Sự

mất mát vềđa dạng sinh học sẽ làm một thảm kịch cho các thế hệ tương lai. New Forests có mục tiêu của nó nhằm duy trì đa dạng sinh học của vùng. Việc quản lý và duy trì các hệ sinh thái đang tồn tại hoặc các hệ sinh thái đã xuất hiện trong quá khứ. Trong khi việc quản lý các hệ sinh thái có thể sẽ khó có kết quả mong muốn nếu xét theo viễn cảnh thuần túy, mục tiêu của New Forests là duy trì đa dạng sinh học, và những nơi bị tàn phá sẽ phục hồi tới mức có thể các hệ sinh thái hiện tại có thể giống như trong quá khứ.

42

Các hoạt động lâm nghiệp truyền thống hàng thiên niên kỷ trước đã được thực hiện cùng với sự phát trỉên của các nền văn minh khác nhau. Các luật về lâm nghiệp của Anh Quốc từ thời kỳ Romans, có các hình phạt đối với những người vi phạm các luật đã đề ra. Luật về lâm nghiệp do King Canute ở Winchester soạn thảo năm 1016 cũng phản ánh sự quan tâm tới rừng và công tác bảo tồn. King Canute nổi tiếng nhất nhằm chống lại mực nước biển dâng. Thế giới đang tạo dựng các liên kết, hiệp ước nhằm hạn chế mực nước biển dâng do sự nóng lên của toàn cầu! Việc đào tạo các nhà lâm nghiệp qua các thế kỷ và các nền văn minh khác nhau cũng phản ánh được một xu thế là có một sự cần thiết quản lý rừng cho các thế hệ tương lai trong khi hiện tại có thểđáp ứng được các mục tiêu của người dân và xã hội.

Trong tóm tắt “New Forests” có mô hình từ New Forest. New Forest đã được quản lý chặt chẽ trong thời gian gần 1000 năm qua, và đã được quản lý bền vững, và tiếp tục cải thiện sức sinh trưỏng và phát triển của rừng, các loài thực vật, đa dạng sinh học cũng như sức sinh trưởng và phát triển của các cảnh quan cho hiện tại và các thế hệ tương lai. Nó có bề dày lịch sử về quản lý. Đa dạng sinh học đã được duy trì, không chỉ với các lòai ở trong rừng mà cả với các lòai thực vật và động vật

ở tất cả các hệ sinh thái đã tồn tại ở khu vực với thời gian trên 1000 năm. Một số

môi trường sống nguyên bản như là khu rừng cây thạch tím do tác động từ con người từ kỷ đồđồng và kết quả là đất bị nghèo kiệt đi. Tuy nhiên, việc duy trì các môi trường sống được xem là phù hợp vì các loài động vật hoang dại có thể thích

ứng với tác động của con người và tạo ra các hệ sinh thái thích hợp cho chúng. Rừng cũng đã trở thành nơi trú ẩn cho các loài bản địa bị đe dọa, các di sản đang

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " công nghiệp rừng vùng nông thôn Việt Nam " MS9, MS10 pptx (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)