DANH MỤC BẢNG 1.1 Tần suất sử dụng bài tập hoá học có nội dung gắn với thực tiễn đối với giáo viên trong dạy học hóa học ở trường THPT 27 1.2 Kết quả điều tra sử dụng bải tập có nội
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-o0o -
NGÔ THỊ NAM
TUYỂN CHỌN , XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DA ̣Y HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGÔ THỊ NAM
TUYỂN CHỌN , XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DA ̣Y HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12
Ở TRƯỜNGTRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN
HÓA HỌC
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
HÀ NỘI – 2012
Trang 4DANH MỤC BẢNG
1.1 Tần suất sử dụng bài tập hoá học có nội dung gắn với thực
tiễn đối với giáo viên trong dạy học hóa học ở trường THPT 27
1.2 Kết quả điều tra sử dụng bải tập có nội dung gắn với thực
1.3 Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết sử dụng bài tập có nội
1.4
Kết quả tìm hiểu nguyên nhân của việc ít hoặc không đưa
bài tập thực tiễn vào trong dạy học hóa học đối với giáo
viên THPT
27
1.5 Kết quả điều tra hứng thú của HS khi có yêu cầu giải quyết các
vấn đề liên quan đến thực tiễn trong môn hóa học 28
Kết quả điều tra ý kiến học sinh về sự cần thiết của bài tập
3.3 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm
Trang 53.6 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng qua các bài kiểm tra 102
DANH MỤC HÌNH
3.1 Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra 45 phút
Trang 6Chương1 CỎ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
Trang 71.3.1 Khái niệm BTHH gắn với thực tiễn 14
1.4 Tình hình sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa
Chương 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN PHẦN HÓA
HỌC HỮU CƠ LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
30
2.1 Phân tích nội dung kiến thức và cấu trúc phần hoá học hữu cơ
2.1.2 Đặc điểm về nội dung kiến thức và cấu trúc phần hoá học
Trang 83.1 Mục đích thực nghiệm sƣ phạm 92
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục là phương pháp Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học,
kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất, khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều thông báo các kiến thức có sẵn
Là một môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, hóa học có rất nhiều khả năng trong việc phát triển những năng lực nhận thức cho học sinh Nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản
về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người Việc vận dụng những kiến thức lý thuyết này vào cuộc sống, việc giải các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn sẽ làm phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, óc sáng kiến, những hứng thú nhận thức, kích thích hứng thú học tập của học sinh
Giải bài tập hóa học là lúc học sinh hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi kiến thức hóa học của mình Bài tập hóa học cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến thức, cả niềm vui của
sự phát hiện ra kiến thức Do vậy, bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm Thực tế dạy học cho thấy, bài tập hóa học nói chung có tác dụng giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư duy Thông qua việc giải những bài tập có những điều kiện và yêu cầu thường gặp trong thực tiễn (bài tập gắn với thực tiễn) như: bài tập
Trang 10về cách sử dụng hoá chất, đồ dùng thí nghiệm; cách xử lí tai nạn do hoá chất; bảo vệ môi trường; sản xuất hoá học; xử lí và tận dụng các chất thải… sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh Việc tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy và học hoá học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục : “học
đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”
Tuy nhiên thực trạng dạy và học hoá học ở trường phổ thông cho thấy đôi khi lí thuyết chưa gắn liền với thực tiễn, xa rời thực tiễn, nặng về
lí thuyết, nhẹ về thực hành Những ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất học sinh không biết hoặc biết một cách không tường tận, không hiểu bản chất Chính vì những thực trạng trên mà hạn chế sự phát triển tư duy và khả năng sáng tạo của học sinh, dần dần học sinh mất đi những hiểu biết sáng tạo vốn rất lí thú của bộ môn khoa học thực nghiệm này Trong các sách giáo khoa hoá học ở Việt Nam, số lượng các bài tập gắn với thực tiễn chưa đa dạng, chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan hóa học trong đời sống và sản xuất của GV cũng như học sinh Học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá học định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì các em lại rất lúng túng
Trên quan điểm đó cùng với sự mong muốn xây dựng được hệ thống bài tập hóa học có chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học phổ thông, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy và học, tôi
đã chọn đề tài “Tuyển cho ̣n , xây dựng và sử dụng hê ̣ thống bài tâ ̣p thực tiễn trong da ̣y ho ̣c phần hóa ho ̣c hữu cơ lớp 12 ở trường trung học phổ thông”
Trang 11Quá trình dạy học Hoá học ở trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Bài tập hoá học dạng trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
có nội dung gắn với thực tiễn phần hóa học hữu cơ 12
4 Phạm vi nghiên cứu
- Các bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn phần hóa học hữu
cơ 12
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 10/04/20011 đến 19/12/2011
5 Nhiệm vụ của đề tài
- Điều tra thực trạng việc sử dụng các bài tập Hóa học thực tiễn trong dạy hoc Hóa học ở trường THPT
- Tìm hiểu nội dung của các bài có trong chương trình hóa học hữu
cơ, đồng thời quan sát và tìm hiểu các hiện tượng hóa học trong đời sống
để nêu ra được kiến thức hóa học gắn với thực tiễn
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực tiễn phần hóa học hữu cơ 12 dùng trong dạy học ở trường THPT
- Nghiên cứu cách sử dụng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực tiễn trong dạy học
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng
Trang 126 Giả thuyết khoa học
Nếu GV xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học thì sẽ giúp học sinh giải đáp được những tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong lao động, sản xuất, làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu lí luận dạy học để biết được vai trò của bài tập hóa học trong dạy học Hóa học
- Nghiên cứu lí luận về bài tập hóa học, bài tập hóa học thực tiễn và cách sử dụng các bài tập này để mang lại hiệu quả cao
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dự giờ và điều tra để biết được thực trạng dạy và học hóa học cũng như thực trạng việc sử dụng các các bài tập hóa học thực tiễn ở trường THPT
- Điều tra về hứng thú của học sinh với các hiện tượng hóa học trong đời sống
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm được hiệu quả của
đề tài
7.3 Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng toán học thống kê xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm
8 Đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận: Góp phần làm sáng tỏ tác dụng của bài tập trong
việc phát triển năng lực tư duy và hứng thú học tập cho học sinh
- Về mặt thực tiễn: Xây dựng một hệ thống bài tập hoá học có nội
dung gắn với thực tiễn phần hóa học hữu cơ 12 giúp học sinh giải quyết các hiện tượng trong đời sống bằng kiến thức hóa học
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kết luận , phần phụ lục , và tài liệu tham khảo ,
Trang 13luận văn đươ ̣c trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hệ thống bài tập gắn với thực tiễn phần Hóa học hữu cơ
12 ở trường THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 14bó với thực tiễn, đã có một số sách tham khảo đã được xuất bản
Bên cạnh đó, một số học viên cao học cũng đã nghiên cứu và bảo vệ luận văn theo hướng đề tài này như:
Đỗ Công Mỹ (2005), Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết
và bài tập thực tiễn môn hóa học Trung học phổ thông (phần hóa học đại cương và vô cơ), Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội
Nguyễn Thị Thu Hằng (2007), Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập hóa học thực tiễn Trung học phổ thông (phần hóa học hữu cơ), Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngô Thị Kim Tuyến (2004), Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn hóa học lớp 11 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội
Trần Thị Phương Thảo (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc
nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm TP HCM
Trang 15Ngoài ra còn một số bài báo về dạng bài tập này được đăng trên tạp chí Hóa học & Ứng dụng
Lương Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thị Hiển (2007), “Xây dựng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học phổ thông”, Tạp chí Hóa học
và ứng dụng (số 64)
Với mong muốn đóng góp thêm nhiều bài tập gắn với thực tiễn nên trong luận văn này chúng tôi sẽ tuyển chọn và xây dựng thêm một số bài tập dạng này, đồng thời đưa các bài tập đó vào trong dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học
1.2 Bài tập Hóa học
1.2.1 Khái niệm về bài tập hóa học
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông [40]: “Bài tập là bài ra cho HS làm để tập vận dụng những điều đã học”
BTHH là một vấn đề không lớn mà trong trường hợp tổng quát được giải quyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học
BTHH là phương tiện chính và hết sức quan trọng dùng để rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức cho HS Là nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra cho người học, buộc người học vận dụng các kiến thức, năng lực của mình
để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo
BTHH là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, HS nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định
1.2.2 Ý nghĩa của bài tập Hóa học
1.2.2.1 Ý nghĩa trí dục
- Làm chính xác hoá các khái niệm hoá học Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn Chỉ khi vận dụng
Trang 16được kiến thức vào giải bài tập thì học sinh mới thực sự nắm được kiến thức một cách sâu sắc
- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất Khi ôn tập học sinh dễ rơi vào tình trạng buồn chán nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức Thực tế cho thấy học sinh rất thích giải bài tập trong các tiết ôn tập
- Rèn luyện kỹ năng hoá học như cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, tính toán theo công thức hoá học và phương trình hoá học… nếu
là bài tập thực nghiệm sẽ rèn các kỹ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh
- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống lao động sản xuất bảo vệ môi trường
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học và các thao tác tư duy Bài tập hoá học là một phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển tư duy hoá học của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học Bởi vì giải bài tập hoá học là một hình thức làm việc tự lực căn bản của học sinh Trong thực tiễn dạy học, tư duy hoá học được hiểu là kỹ năng quan sát hiện tượng hóa học, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận thành phần, xác lập mối liên hệ định lượng và định tính của các hiện tượng, đoán trước hệ quả lý thuyết và
áp dụng kiến thức của mình Trước khi giải bài tập học sinh phải phân tích điều kiện của đề tài, tự xây dựng các lập luận, thực hiện việc tính toán, khi cần thiết có thể tiến hành thí nghiệm, thực hiện phép đo… Trong những điều kiện đó, tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh được phát triển, năng lực giải quyết vấn đề được nâng cao
1.2.2.2 Ý nghĩa phát triển
Phát triển ở học sinh năng lực tư duy logic, biện chứng khái quát, độc lập thông minh và sáng tạo Cao hơn mức rèn luyện thông thường, học sinh phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết bài tập
Trang 17trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới, biết đề xuất đánh giá theo ý kiến riêng bản thân, biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lý một tình huống… thông qua đó, bài tập hoá học giúp phát hiện năng lực sáng tạo của học sinh để đánh giá, đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo cho bản thân
1.2.2.3 Ý nghĩa giáo dục
Bài tập hoá học còn có tác dụng giáo dục cho học sinh phẩm chất tư tưởng đạo đức Qua các bài tập về lịch sử, có thể cho học sinh thấy quá trình phát sinh những tư tưởng về quan điểm khoa học tiến bộ, những phát minh to lớn, có giá trị của các nhà khoa học tiến bộ trên thế giới Thông qua việc giải các bài tập, còn rèn luyện cho học sinh phẩm chất độc lập suy nghĩ, tính kiên trì dũng cảm khắc phục khó khăn, tính chính xác khoa học,
kích thích hứng thú bộ môn hoá học nói riêng và học tập nói chung
1.2.3.Phân loại bài tập hóa học
Có nhiều cách phân loại bài tập hóa học, tuy nhiên, căn cứ vào hình thức người ta có thể chia bài tập hoá học thành hai nhóm lớn: bài tập tự luận (trắc nghiệm tự luận) và bài tập trắc nghiệm (trắc nghiệm khách quan)
* Bài tập tự luận: Khi làm bài, HS phải viết/trình bày câu trả lời,
phải lý giải, lập luận, phải chứng minh bằng ngôn ngữ của mình Trong bài tập tự luận, lại chia ra: bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập có sử dụng hình vẽ, bài tập thực tế dựa vào tính chất, nội dung bài tập Gần đây, việc kiểm tra đánh giá HS đã chuyển dần sang trắc nghiệm nhưng bài tập tự luận vẫn đang được phát triển và sử dụng khá rộng rãi do những ưu điểm của nó như: đo được khả năng độc lập suy nghĩ, phát huy được tính sáng tạo của HS Và để tăng cường hứng thú học tập, nghiên cứu hoá học cho HS, bài tập thực tế, bài tập có sử dụng hình vẽ hiện nay cũng được chú trọng xây dựng
Trang 18* Bài tập trắc nghiệm: Khi làm bài, HS chỉ phải đọc, suy nghĩ để
lựa chọn đáp án đúng trong số các phương án đã cho Thời gian giành cho mỗi câu từ 1 - 2 phút Bài tập trắc nghiệm được chia thành 4 dạng chính: dạng điền khuyết, dạng ghép đôi, dạng đúng sai, dạng nhiều lựa chọn Hiện nay, bài tập trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn là loại bài tập thông dụng nhất do những ưu điểm của nó như: có độ tin cậy cao, tính giá trị tốt hơn (đo được khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát hoá ), thật sự khách quan khi chấm bài (điểm số của bài trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của HS và vào trình độ người chấm bài)
1.2.4 Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
Khi viết câu hỏi tự luận, GV cần phải diễn đạt câu hỏi một cách rõ nghĩa, đầy đủ, cần làm rõ những yêu cầu trong câu trả lời cả về độ dài của
nó, việc chấm bài tốn thời gian
Các dạng câu hỏi TNTL
a) Câu hỏi tự luận có sự trả lời mở rộng: loại câu này có phạm vi tương đối rộng và khái quát, HS được tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức trong câu trả lời nên có thể phát huy óc sáng tạo và suy luận Loại câu trả lời này được gọi là tiểu luận
Trang 19b) Câu tự luận với sự trả lời có giới hạn: Loại này thường có nhiều câu hỏi với nội dung tương đối hẹp Mỗi câu trả lời là một đoạn ngắn nên việc chấm điểm dễ hơn
Có 3 loại câu trả lời có giới hạn:
Loại câu điền thêm và trả lời đơn giản Đó là một nhận định viết dưới dạng mệnh đề không đầy đủ hay một câu hỏi được đặt ra mà HS phải trả lời bằng một câu hay một từ (trong TNKQ được gọi là câu điền khuyết)
Loại câu từ trả lời đoạn ngắn trong đó HS có thể trả lời bằng hai hoặc 3 câu trong giới hạn của GV
Giải bài toán có liên quan tới trị số có tính toán số học để ra một kết quả cụ thể đúng theo yêu cầu của đề bài
1.2.4.2 Trắc nghiệm khách quan
Các dạng câu hỏi TNKQ
a) Câu trắc nghiệm "đúng- sai”
Câu này được trình bày dưới dạng câu phát biểu và HS trả lời bằng cách lựa chọn một trong hai phương án đúng hoặc sai
b) Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn
Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu được dùng nhiều nhất và có hiệu quả nhất Một câu hỏi nhiều câu trả lời (câu dẫn) đòi hỏi HS tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều khả năng trả lời có sẵn, các khả năng, các phương án trả lời khác nhau nhưng đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu)
c) Câu trắc nghiệm ghép đôi
Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn, trong
đó HS tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp
d) Câu trắc nghiệm điền khuyết
Trang 20Đây là câu hỏi TNKQ mà HS phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với các chỗ để trống
Kỹ thuật biên soạn câu trắc nghiệm khách quan
a) Giai đoạn chuẩn bị:
Xác định mục tiêu:
Xác định mục tiêu muốn kiểm tra - đánh giá cho rõ ràng Cần phân chia nội dung chương trình thành các nội dung cụ thể và xác định tầm quan trọng của từng nội dung đó để phân bố trọng số Các mục tiêu phải được phát biểu dưới dạng những điều có thể quan sát được, đo được để đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt được của kiến thức, kĩ năng
Lập bảng đặc trưng:
Sau khi phân chia nội dung chương trình thành nội dung dạy học cụ thể, người ta tiến hành lập bảng đặc trưng bằng cách dùng ma trận hai chiều để phân bố câu hỏi theo trọng số nội dung và mục tiêu cần kiểm tra Phân loại từng loại câu hỏi trắc nghiệm theo hai chiều cơ bản: Một chiều là chiều các nội dung quy định trong chương trình và chiều kia là chiều các mục tiêu dạy học hay các yêu cầu kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh cần đạt được sau khi phải kiểm tra lại các nội dung hay các mục tiêu
Trang 21của câu hỏi Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi loại mục tiêu và mỗi loại nội dung
Tuỳ theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học mà chúng ta chọn loại câu hỏi như câu hỏi có nội dung định tính, định lượng, câu hỏi có nội dung hiểu, biết, vận dụng
Cần chọn ra những câu hỏi có mức độ khó, phù hợp với yêu cầu đánh giá và mức độ nhận thức của học sinh
Ngoài ra, giáo viên phải chuẩn bị đủ tư liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo để có kiến thức chuyên môn vững chắc, nắm vững nội dung chương trình, nắm vững kỹ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan
b) Giai đoạn thực hiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các bước ở giai đoạn chuẩn bị mới bắt đầu chuẩn bị câu hỏi Muốn có bài tập trắc nghiệm khách quan hay, nên theo các quy tắc tổng quát sau:
- Bản sơ thảo câu hỏi nên được soạn trước một thời gian trước khi kiểm tra
- Số câu hỏi ở bản sơ thảo đầu tiên có nhiều câu hỏi hơn số câu hỏi cần dùng trong bài kiểm tra
- Mỗi câu hỏi nên liên quan đến mục tiêu nhất định Có như vậy, câu hỏi mới có thể biểu diễn mục tiêu dưới dạng đo được hay quan sát được
- Mỗi câu hỏi phải được diễn đạt rõ ràng, không nên dùng các cụm từ
có ý nghĩa mơ hồ như: “thường thường”, “đôi khi”, “có lẽ”, “có thể” Vì như vậy học sinh thường đoán mò câu trả lời từ cách diễn đạt câu hỏi hơn
là vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi
- Mỗi câu hỏi phải mang đầy đủ ý nghĩa chứ không tuỳ thuộc vào phần trả lời chọn lựa để hoàn tất ý nghĩa
- Các câu hỏi nên đặt dưới thể xác định hơn là thể phủ định
Trang 22- Tránh dùng nguyên văn những câu trích từ sách hay bài giảng
- Tránh dùng những câu có tính chất “đánh lừa” học sinh
- Tránh để học sinh đoán được câu trả lời dựa vào dự kiện cho ở những câu hỏi khác nhau
- Các câu hỏi nên có độ khó vừa phải khoảng từ 40 % ữ 60 % số học sinh tham gia làm bài kiểm tra trả lời được
- Nên sắp đặt các câu hỏi theo thứ tự mức độ khó dần và câu hỏi cùng loại được xếp vào một chỗ
- Các chỗ trống để điền câu trả lời nên có chiều dài bằng nhau
- Phải soạn thảo kỹ đáp án trước khi cho học sinh làm bài kiểm tra và cần báo trước cho học sinh cách cho điểm mỗi câu hỏi
- Trước khi loại bỏ câu hỏi bằng phương pháp phân tích thống kê, phải kiểm tra lại câu hỏi cẩn thận, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, chuyên gia vì đôi khi câu hỏi đó cần kiểm tra - đánh giá một mục tiêu quan trọng nào đó mà chỉ số thống kê không thật sự buộc phải tuân thủ để loại câu hỏi
đó
1.3 Bài tập hóc học gắn với thực tiễn
1.3.1 Khái niệm BTHH gắn với thực tiễn
BTHH gắn với thực tiễn (BTHH thực tiễn) là những bài tập có nội dung hoá học (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn
1.3.2 Vai trò, chức năng của BTHH thực tiễn
Trong dạy học hoá học, bản thân BTHH đã được coi là phương pháp dạy học có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng hoá học Nó giữ vai trò quan trọng trong mọi khâu, mọi loại bài dạy hoá học, là phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học hoá học
Trang 23BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và học hoá học Bài tập cung cấp cho HS kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số
BTHH có chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức năng kiểm tra, chức năng phát triển Những chức năng này đều hướng tới việc thực hiện các mục đích dạy học Tuy nhiên trong thực tế các chức năng này không tách rời với nhau
Đối với HS, BTHH là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả và không có gì thay thế được, giúp HS nắm vững kiến thức hoá học, phát triển
tư duy, hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học, từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối lượng kiến thức lý thuyết và gây hứng thú say mê học tập cho HS
Đối với GV, BTHH là phương tiện, là nguồn kiến thức để hình thành khái niệm hoá học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học Cụ thể là:
- BTHH được sử dụng như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi, phát triển kiến thức, kỹ năng
- BTHH dùng để mô phỏng một số tình huống thực tế đời sống để
HS vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tế đặt ra
- Sử dụng bài tập để tạo tình huống có vấn đề kích thích hoạt động tư duy tìm tòi sáng tạo và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn
Như vậy BTHH được coi như là một nhiệm vụ học tập cần giải quyết, giúp HS tìm tòi, nghiên cứu đi sâu vận dụng kiến thức hoá học một cách sáng tạo từ đó giúp HS có năng lực phát hiện vấn đề - giải quyết vấn
đề học tập hoặc thực tiễn đặt ra có liên quan đến hoá học, giúp HS biến
Trang 24những kiến thức đã tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình
Kiến thức sẽ nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A Đanilôp nhận định: "Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu HS có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành"
BTHH thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một BTHH Các chức năng đó là:
a) Về kiến thức
Thông qua giải BTHH thực tiễn, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học, củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức, mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của HS
Bên cạnh đó, BTHH thực tiễn giúp HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế
Ngoài ra, còn giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
b) Về kĩ năng
Việc giải BTHH thực tiễn giúp HS:
- Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo…
- Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học
Trang 25- Bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, suy đoán, tổng hợp
c) Về giáo dục tư tưởng
Việc giải BTHH thực tiễn có tác dụng :
- Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Thông qua nội dung bài tập giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết, làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho HS say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp HS có những định hướng nghề nghiệp tương lai
Ngoài ra, vì các BTHH thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân HS, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của HS: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn
đề thực tiễn HS thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển
BTHH còn cung cấp cho HS những số liệu lý thú của kĩ thuật, những
số liệu mới về phát minh, về năng suất lao động, về sản lượng ngành sản xuất hỗn hợp đạt được giúp HS hòa nhịp với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thời đại mình đang sống
Trang 26Vd: Tính lượng ngũ cốc chứa 65% tinh bột để sản xuất được 2,3 tấn ancol etylic Biết hiệu suất quá trình sản xuất là 75%
1.3.3 Phân loại BTHH thực tiễn
1.3.3.1 Cơ sở phân loại BTHH nói chung [30]
Quá trình dạy học hóa học gồm 3 công đoạn là dạy học bài mới; ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và luyện tập; kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học
a) Ở công đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại BTHH theo nội dung để phục vụ cho việc dạy học và củng cố bài mới Tên của mỗi loại có thể như tên các chương trong sách giáo khoa
Ví dụ ở lớp 12 phần Hóa học hữu cơ ta có:
- Bài tập về Este-Lipit
- Bài tập về cacbohiđrat
- Bài tập về amin, aminoaxit, protein
- Bài tập về polime và vật liệu polime
Mỗi loại ta cần có một hệ thống bài tập bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phủ kín kiến thức của chương hay của một vấn đề
- Số lượng cần đủ để hình thành các kĩ năng cần thiết
- Mở rộng và đào sâu thêm kiến thức của chương
- Có một số bài tập hay để phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh cho HS
Muốn có một hệ thống bài tập như trên (ví dụ khoảng 20 bài) cần tuyển chọn từ hàng 100 bài tập hiện có về loại đó
b) Ở công đoạn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và kiểm tra - đánh giá
do mang tính chất tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương ta nên phân loại dựa trên các cơ sở sau:
- Dựa vào hình thức, BTHH có thể chia thành: Bài tập TNTL (tự trả lời) bao gồm các dạng trả lời bằng một từ, bằng một câu ngắn, trả lời cả bài
Trang 27(theo cấu trúc hoặc tự do), giải bài tập; bài tập TNKQ bao gồm các dạng câu hỏi có/không, đúng/sai, nhiều lựa chọn, phức hợp, ghép đôi
+ Bài tập TNTL là dạng bài tập yêu cầu HS phải kết hợp cả kiến thức hoá học, ngôn ngữ hoá học và công cụ toán học để trình bày nội dung của bài toán hoá học
+ Bài tập TNKQ là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn và yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng 1 ký hiệu đơn giản đã quy ƣớc để trả lời
- Dựa vào tính chất hoạt động của HS khi giải bài tập có thể chia thành bài tập lí thuyết (khi giải không phải làm thí nghiệm) và bài tập thực nghiệm (khi giải phải làm thí nghiệm)
- Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành bài tập đòi hỏi sự tái hiện kiến thức (biết, hiểu, vận dụng), bài tập rèn tƣ duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá)
- Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành bài tập định tính và định lƣợng
- Dựa vào kiểu hay dạng bài tập có thể chia thành:
+ Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất
Trang 28Trên thực tế dạy học, sự phân loại trên chỉ là tương đối Có những bài vừa có nội dung thuộc bài tập định tính lại vừa có nội dung thuộc bài tập định lượng; hoặc trong một bài có thể có phần TNKQ cùng với giải thích, viết phương trình hóa hoc…
1.3.3.2 Phân loại BTHH thực tiễn
BTHH thực tiễn cũng được phân loại tương tự cách phân loại BTHH nói chung
Dựa vào hình thái hoạt động của HS khi giải bài tập, có thể chia thành: Bài tập lý thuyết, bài tập thực nghiệm
Dựa vào tính chất của bài tập, có thể chia thành:
Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phương hướng
để cải tạo thực tiễn…
Ví dụ 1: Khi nấu canh cá ta thường cho thêm các quả chua như khế
chua, dọc, sấu, me… Hãy giải thích ?
Ví dụ 2: Dùng hai đũa thuỷ tinh, đũa thứ nhất được nhúng vào dung dịch
HCl đặc, đũa thứ hai nhúng vào dung dịch etylamin Lấy hai đũa ra khỏi dung dịch và đưa lại gần nhau sẽ thấy “khói trắng” như sương mù bay lên Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng
Bài tập định lượng: Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hoá chất cần dùng, pha chế dung dịch…
Ví dụ: Một loại mỡ chứa 50% olein (tức glixeryl trioleat), 30% panmitin (tức glixeryl tripamitat) và 20% stearin (tức glixeryl tristearat) Viết phư-ơng trình hóa học của phản ứng điều chế xà phòng natri từ loại mỡ nêu trên Tính khối lượng xà phòng và khối lượng glixerol thu được từ 100 kg loại mỡ đó, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn
Trang 29 Bài tập tổng hợp: Bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng
Ví dụ: Trong quá trình chế biến nước mía để thu lấy đường kết tinh (chỉ chứa 2% tạp chất) và rỉ đường (chứa 25% đường nguyên chất) người ta phải dùng vôi sống với lượng 2,8 kg vôi sống để được 100 kg đường kết tinh Rỉ đường được lên men thành ancol etylic với hiệu suất
a) Vai trò của vôi là gì?
b) Tính lượng đường kết tinh và lượng ancol etylic thu được từ 260 lít nước mía có nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103 g/ml Biết rằng chỉ 70% đường thu đợc ở dạng kết tinh, phần còn lại nằm trong rỉ đ-ường
c) Tính lượng vôi sống cần để xử lý lượng nước mía trên
Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập, có thể chia thành:
Bài tập hoá học có nội dung liên quan đến sản xuất công nghiệp và
Trang 30Ví dụ : Trong phòng thí nghiệm khi muốn rửa lọ đựng anilin người ta thường rửa bằng gì? Hãy giải thích?
* Các mẹo vặt trong việc sử dụng, chế biến thức ăn hay trong việc sử dụng và bảo quản đồ gia dụng
Ví dụ 1: Vì sao xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nớc cứng còn bột giặt tổng hợp thì không?
Ví dụ 2: Để khử mùi tanh của cá, sau khi rửa sạch bằng nước người
ta thường rửa lại bằng giấm? Vì sao?
Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường
Ví dụ: Hiện nay, túi PE được dùng làm túi an toàn để đựng thực phẩm Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng sử dụng túi PE sẽ dẫn đến hậu quả gì? Cần có giải pháp nào để thay thế PE?Mỗi lĩnh vực thực tiễn trên lại bao gồm tất cả các loại bài tập định tính, định lượng, tổng hợp; bài tập lí thuyết, bài tập thực hành
Bài tập hoá học có nội dung liên quan đến sự phát triển kinh tế, du lịch , quốc phòng
Dựa vào mức độ nhận thức của HS Căn cứ vào chất lượng của
quá trình lĩnh hội và kết quả học tập, GS Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra 4 trình độ lĩnh hội (4 mức độ) như sau:
Mức 1: Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết
Ví dụ: Để tráng bên trong ruột phích, người ta dùng phản ứng của glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
b) Vì sao người ta không dùng fomalin để tráng ruột phích?
Mức 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết
Trang 31Ví dụ:
1) Trong khẩu phần ăn, tinh bột có vai trò như thế nào?
2) Vì sao xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nước cứng còn bột giặt tổng hợp thì không?
Mức 3: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tiễn
Ví dụ: Điesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu điesel nhưng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà
từ dầu thực vật (cây cải dầu, cây đậu nành, cây hướng dương, dầu dừa, dầu hạt cau) hay mỡ động vật (cá da trơn) Nhìn theo phương diện hoá học thì điesel sinh học là metyl este của những axit béo Để sản xuất điesel sinh học người ta pha khoảng 10% metanol vào dầu thực vật (mỡ động vật) và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau (KOH, NaOH, ancolat) Phản ứng tiến hành ở áp suất thường, nhiệt độ 600C Hãy viết phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất điesel sinh học Phân tích ưu, nhược điểm của việc sản xuất loại nhiên liệu này
Từng mức độ trên có thể được chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa
để phù hợp với trình độ của HS đồng thời cũng thể hiện sự phân hoá HS trong cùng một bài, trong hệ thống BTHH thực tiễn
Trên đây là một số cách phân loại BTHH thực tiễn Tuy nhiên, có
Trang 32nhiều BTHH thực tiễn lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài
1.3.4 Một số nguyên tắc khi xây dựng BTHH thực tiễn
1.3.4.1 Nội dung BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại
Trong một BTHH thực tiễn, bên cạnh nội dung hoá học nó còn có những dữ liệu thực tiễn Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác, không tuỳ tiện thay đổi
Trong một số bài tập về sản xuất hoá học nên đưa vào các dây chuyền công nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên Thế giới, không nên đưa các công nghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng
1.3.4.2 BTHH thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của HS
Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học thì rất nhiều, rất rộng Nếu BTHH thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải
Ví dụ: Để phân biệt da thật và da giả người ta thường làm gì? Hãy giải thích?
HS với kinh nghiệm có được trong đời sống và kiến thức hoá học đã được học sẽ lựa chọn phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình
HS sẽ có sự háo hức chờ đợi thầy cô đưa ra đáp án đúng để khẳng định mình Trong bài tập này khi HS giải sẽ có một số khả năng xảy ra như sau:
- HS phân tích và giải thích đúng Đây sẽ là niềm vui rất lớn đối với
HS vì kinh nghiệm của mình là đúng theo khoa học hoá học
- HS phân tích và giải thích gần đúng hoặc đúng một phần nào đó Khi HS phân tích và giải thích gần đúng hoặc đúng một phần nào đó thì
HS sẽ cảm thấy tiếc nuối vì bản thân đã gần tìm ra câu trả lời, từ đó HS sẽ có động lực để quan sát thực tiễn và vận dụng kiến thức hoá học một cách linh
Trang 33hoạt hơn để giải thích các tình huống thực tiễn hoặc thay đổi việc làm theo thói quen chưa đúng khoa học của bản thân
1.3.4.3 BTHH thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập
Các BTHH thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học Nếu BTHH thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hoá học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập đó
Ví dụ : Khi dạy bài peptit và protein (SGK hóa học 12) có thể đưa câu hỏi “Tại sao khi nấu canh cua thì gạch cua lại nổi lên?”
1.3.4.4 BTHH thực tiễn phải đảm bảo logic sư phạm
Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hoá học phổ thông trong chương trình, nên khi xây dựng BTHH thực tiễn cho
HS phổ thông cần phải có bước xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn Các yêu cầu giải BTHH thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của HS Cụ thể:
- Với HS yếu hoặc trung bình nên sử dụng câu hỏi mức 1 và 2 (dựa trên mức độ nhận thức của HS)
- Với HS khá hoặc giỏi nên sử dụng câu hỏi mức 3 và 4
- Khi kiểm tra-đánh giá cần sử dụng các loại BTHH ở các mức 1, 2
và 3 để tạo điều kiện cho tất cả các HS đều có thể trả lời được câu hỏi kiểm tra
1.3.4.5 BTHH thực tiễn phải có tính hệ thống, logic
Các BTHH thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức độ phát triển của HS Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng BTHH thực tiễn
Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của
HS
Trang 34Biến hoá nội dung bài tập thực tiễn theo phương pháp tiếp cận mođun Xây dựng một số bài tập thực tiễn điển hình (xây dựng theo phương pháp tiếp cận mođun) và từ đó có thể lắp ráp chúng vào các tình huống thực tiễn cụ thể, nội dung bài học cụ thể, hoặc tháo gỡ bài toán phức tạp thành những bài toán đơn giản, tạo ra những bài tập mới
1.4 Tình hình sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học ở trường THPT
1.4.1 Nhiệm vụ điều tra
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học hoá học ở trường trung học phổ thông
- Tìm hiểu hứng thú của học sinh với môn hoá học
- Tình hình sử dụng bài tập hoá học có nội dung gắn với thực tiễn
1.4.2 Nội dung điều tra
- Hứng thú của học sinh đối với môn hoá học ở trường trung học phổ
thông
- Chất lượng dạy và học hoá học ở trường trung học phổ thông
- Việc sử dụng các bài tập hoá học có nội dung gắn với thực tiễn ở
trường trung học phổ thông
1.4.3 Đối tượng điều tra
- Các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hoá học ở một số trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Học sinh THPT ở một số trường thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang
1.4.4 Phương pháp điều tra
- Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giáo viên và học sinh một số trường trung học phổ thông
- Gửi và thu phiếu điều tra cho giáo viên, học sinh
1.4.5 Kết quả điều tra
Thông qua việc dự giờ của một số giáo viên, gửi phiếu điều tra tới giáo viên dạy bộ môn hoá và học sinh của một số trường THPT trên địa
Trang 35bàn tỉnh Bắc Giang gồm: Trường THPT Hiệp Hòa 2, Trường THPT Việt Yên 2, Trường THPT Việt Yên 3, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.1: Tần suất sử dụng bài tập hoá học có nội dung gắn với thực tiễn đối với giáo viên trong dạy học hóa học ở trường THPT
Trang 36Không có nhiều tài liệu 9/20 45%
Trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu 1/20 5%
Bảng 1.5: Kết quả điều tra hứng thú của HS khi có yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong môn hóa học
Môi trường
Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
Các vấn
đề đời sống
Vấn đề phát triển kinh
tế, quốc phòng
Trang 371.4.6 Đánh giá kết quả điều tra
Qua số liệu ở các bảng thu được, chúng tôi nhận thấy:
- Về phía giáo viên, việc sử dụng bài tập hoá học có nội dung gắn với thực tiễn còn rất hạn chế đa số các giáo viên chỉ sử dụng trong bài bài thao giảng Nguyên nhân chính được đưa ra là tốn nhiều thời gian để tìm hiểu và biên soạn các bài tập
- Hầu hết các ý kiến của giáo viên và học sinh cho rằng cần thiết phải có bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn trong dạy và học hoá học ở trường trung học phổ thông
- Kết quả trên cho thấy việc xây dựng được một hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn rất có ý nghĩa , sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học hóa ho ̣c ở trường trung ho ̣c phổ thông
Trang 38CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP
12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1 Phân tích nội dung kiến thức và cấu trúc phần hoá học hữu cơ trong chương trình THPT
2.1.1 Nội dung kiến thức phần hoá học hữu cơ
Phần hoá học hữu cơ trong chương trình THPT gồm 61 tiết, trong đó
có 38 tiết lí thuyết, 13 tiết luyện tập, 6 tiết thực hành và 4 tiết kiểm tra Nội dung này được phân bố học kì II lớp 11 và kì I lớp 12
Hệ thống kiến thức hoá học hữu cơ ở trường THPT mang tính kế thừa, phát triển và hoàn thiện các nội dung kiến thức đã được nghiên cứu ở THCS trên cơ sở lí thuyết chủ đạo của chương trình Nội dung kiến thức được sắp xếp thành các chương
1 Các khái niệm mở đầu – đại cương về hóa hữu cơ: cung cấp các kiến thức cơ bản về thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ cùng với thuyết electron, liên kết hóa học tạo nên cơ sở lý thuyết chủ đạo cho phần hóa học hữu cơ Nội dung phần đại cương bao gồm các vấn đề:
- Khái niệm đại cương mở đầu, sự phân loại chất trong hóa học hữu
cơ
- Cách xác định thành phần định tính, định lượng, lập công thức, biểu diễn phân tử từ hợp chất hữu cơ theo các dạng công thức: công thức tổng quát, công thức đơn giản nhất, công thức cấu tạo…
- Thuyết cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, dạng liên kết hóa học, sự lai hóa, phân bố không gian của hợp chất hữu cơ
2 Nghiên cứu các loại chất hữu cơ cơ bản:
Trang 39Hệ thống kiến thức về các loại hợp chất hữu cơ được sắp xếp theo các chương
+ Hiđrocacbon no
+ Anken- Ankadien- Ankin
+ Aren- Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
+ Dẫn xuất halogen Ancol- Phenol
+ Anđehit- Xeton- Axit cacboxylic
+ Este- Lipit
+ Amin- Aminoaxit- Protein
+ Polime và vật liệu polime
- Nghiên cứu các loại chất hữu cơ (hiđrocacbon, hợp chất có nhóm chức, hợp chất cao phân tử) trên cơ sở nghiên cứu một chất cụ thể nhằm làm rõ cấu tạo phân tử (thành phần – dạng liên kết), tính chất hóa học đặc trưng của dãy đồng đẳng thuộc các loại hợp chất hữu cơ cụ thể
- Nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ hóa học trong hóa hữu cơ
- Nghiên cứu quy luật chi phối quá trình biến đổi các chất hữu cơ, loại phản ứng, cơ chế, đặc điểm của từng phản ứng, quy luật ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử (quy tắc cộng, tách, thế vào nhân thơm…)
- Mối liên quan chuyển hóa giữa các loại chất hữu cơ từ đơn giản đến phức tạp
3 Kiến thức về ứng dụng thực tiễn và phương pháp điều chế các loại hợp chất hữu cơ cơ bản:
Kiến thức về kĩ năng hóa học và phương pháp giải các dạng bài tập hóa học hữu cơ Hệ thống kiến thức hóa hữu cơ được trình bày theo dãy đồng đẳng về các loại chất Sự nghiên cứu kĩ một chất điển hình có ứng dụng nhiều trong thực tế, trên cơ sở các kiến thức này đủ để học sinh hiểu
Trang 40được cấu tạo, tính chất đặc trưng của các chất trong dãy đồng đẳng Các loại chất hữu cơ được sắp xếp theo một hệ thống logic từ loại chất đơn giản
cả về thành phần cấu tạo phân tử đến loạt chất phức tạp phù hợp với sự tiếp thu của học sinh và theo tiến trình phát triển về mối liên quan định tính giữa các loạt chất hữu cơ
Như vậy phần hóa hữu cơ trường THPT đã chú trọng nghiên cứu các loạt chất hữu cơ một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện trên cơ sở lý thuyết chủ đạo của chương trình, mang tính kế thừa, phát triển và hoàn
thiện nội dung được nghiên cứu ở THCS
2.1.2 Đặc điểm về nội dung kiến thức và cấu trúc phần hoá học hữu cơ
Trong chương trình hoá học phổ thông các kiến thức về hoá học hữu
cơ được sắp xếp trong chương trình hoá học lớp 9 THCS và chương trình hoá học lớp 11, 12 trường THPT
1 Nội dung kiến thức phần hoá học hữu cơ được xây dựng và nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm lí thuyết hiện đại, đầy đủ, phong phú và toàn diện Hệ thống lí thuyết này đủ để cho học sinh suy lí, dự đoán lí thuyết, giải thích tính chất dựa vào sự phân tích đặc điểm cấu trúc phân tử của hợp chất hữu cơ
Các quan điểm của lí thuyết cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ cung cấp cơ sở lí thuyết giúp học sinh hiểu được đặc điểm cấu trúc phân tử các chất hữu cơ cơ bản, giải thích khả năng liên kết thành các mạch của nguyên tố cacbon Sự lai hoá obitan nguyên tử
và các dạng lai hoá cơ bản, sự hình thành các dạng liên kết hoá học đặc biệt
là liên kết cộng hoá trị trong phân tử hợp chất hữu cơ, liên kết hiđro giữa các phân tử là cơ sở giúp học sinh hiểu được tính chất vật lí của một số loại hợp chất hữu cơ (tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi…), lí do hình thành 4 liên kết trong phân tử metan là như nhau, mạch cacbon trong phân
tử hợp chất hữu cơ là đường gấp khúc, sự phân bố các nguyên tử trong