Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 165 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
165
Dung lượng
2,57 MB
Nội dung
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: PHÂN PHỐI TẦN SUẤT VÀ TẦN SUẤT LŨY TÍCH 102 Bảng 3.2 : PHÂN PHỐI TẦN SUẤT VÀ TẦN SUẤT LŨY TÍCH 103 Bảng 3.3: PHÂN PHỐI TẦN SUẤT VÀ TẦN SUẤT LŨY TÍCH 104 Bảng 3.4: PHÂN PHỐI TẦN SUẤT VÀ TẦN SUẤT LŨY TÍCH 105 Bảng 3.5: PHÂN PHỐI TẦN SUẤT VÀ TẦN SUẤT LŨY TÍCH 106 Bảng 3.6: PHÂN PHỐI TẦN SUẤT VÀ TẦN SUẤT LŨY TÍCH 107 Bảng 3.7: PHÂN PHỐI TẦN SUẤT VÀ TẦN SUẤT LŨY TÍCH 108 Bảng 3 .8 : PHÂN PHỐI TẦN SUẤT VÀ TẦN SUẤT LŨY TÍCH 109 Bảng 3.9 : TỔNG HỢP PHÂNLOẠIHỌC SINH THEO KẾT QUẢ ĐIỂM: 110 Bảng 3.10 : TỔNG HỢP CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG 111 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 : Đồ thị đường lũy tích 103 Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích 104 Hình 3.3: Đồ thị đường lũy tích 105 Hình 3.4: Đồ thị đường lũy tích 106 Hình 3.5: Đồ thị đường lũy tích 107 Hình 3.6: Đồ thị đường lũy tích 108 Hình 37: Đồ thị đường lũy tích 109 Hình 3.8: Đồ thị đường lũy tích 110 Hình 3.9 : Biểu đồ phânloạihọc sinh theo kết quả điểm. 111 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế được đặc trưng bởi xã hội tri thức và toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục Việt Nam. Ngành giáo dục nước ta cần đào tạo nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội phát triển và thị trường lao động trong thế giới hội nhập. Người lao động cần có năng lực hành động ,tính năng động sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi. Với yêu cầu đó ngành giáo dục nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp và phương tiện dạyhọctheo định hướngdạyhọctích cực. Định hướng này đã được pháp chế hóa trong luật Giáo dục điều 24.2, trong quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT: “Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm họctập cho học sinh”. Các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục cho thấy việc dạy phương pháp học, phương pháp nhận thức và tư duy cho học sinh (HS) còn ít được quan tâm. Đặc biệt là việc phát huy tính tíchcựchọc tập, năng lực tư duy,năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tự học cho HS các tỉnh miền núi, học sinh dân tộc vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới phương pháp dạyhọc (PPDH) trong giáo dục đề ra. Từ thực tế đó nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải tiếp tục đổi mới PPDH, áp dụng linh hoạt các PPDH hiện đại để bồi dưỡng năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho HS nhất là HS của các tỉnh miền núi. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của ngành giáo dục nước ta đòi hỏi giáo viên (GV) phải luôn luôn tự nghiên cứu nắm vững nội dungdạyhọctheo 1 chuẩn kiến thức kĩ năng, nghiên cứu sửdụng các PPDH hiện đại trong dạyhọc bộ môn theohướngdạyhọctích cực. GV cố gắng tạo môi trường họctập thân thiện, cởi mở, tổ chức các hoạt động đa dạng kích thích hoạt động tư duy để HS tíchcực tham gia các hoạt động tìm tòi, khám phá tự thu nhận kiến thức. Với HS dân tộc lại càng phải chú ý hơn để giúp các em tự tin, cởi mở, hợp tác trong học tập. Trong dạyhọcHóa học, việc nâng cao chất lượng dạyhọcvà phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp và phương pháp khác nhau, trong đó việc sửdụng BTHH theohướngdạyhọctíchcực là một trong những hướng đang được nhiều GV quan tâm nghiên cứu. Trong dạyhọchóa học, BTHH không những cung cấp cho học sinh kiến thức, phương tiện để rèn luyện kỹ năng, vận dụng, đào sâu kiến thức đã học mà còn có tác dụng phát huy tính tích cực, tự lực, trí thông minh, sáng tạo của HS. Sự phát hiện và tìm ra đáp số, lời giải của bài toán đã mang lại niềm vui sướng, gây hứng thú trong họctập cho học sinh. Là một giáo viên hóa ở trường THPT qua nhiều năm công tác tại ĐăkLăk tôi nhận thấy trong quá trình họctập HS rất lo sợ đối với bộ môn hóa học. Trong việc giải BTHH, các em tỏ ra rất lúng túng khi tiếp xúc với từng dạng bàitập khác nhau và không biết phải làm thế nào để giải quyết chúng một cách mau chóng để đi đến kết quả chính xác khoa học. Việc nghiên cứu các vấn đề về BTHH đã có nhiều tác giả quan tâm và cũng có nhiều công trình được áp dụng ở các mức độ khác nhau .Tuy nhiên việc xâydựngvàsửdụnghệthống các BTHH cho phù hợp với từng dạng, từng chương, từng kiểu bài lên lớptheohướng phát huy tính tíchcực cho học sinh tỉnh Đăk Lăk đang là một vấn đề được nhiều giáo viên trong tỉnh quan tâm. Đây là hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và thiết thực góp phầntíchcực vào việc đổi mới PPDH ở trường phổthông tỉnh Đăk Lăk. Với các lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Tuyểnchọn,xâydựngvàsửdụnghệthốngbàitậphóahọcphầnhoákimloạilớp12 THPT theohướngdạyhọctíchcực ”. 2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu xâydựngvàsửdụnghệthốngbàitậphóahọcphầnkimloạilớp12 cơ bản theohướngdạyhọctíchcực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạyhọchóahọc cho các trường phổthông tỉnh Đăk lăk. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu . Quá trình dạyhọchóahọc ở trường THPT 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hệthốngbàitậphóahọcphầnkimloạilớp12 cơ bản và phương pháp sửdụng BTHH theohướngdạyhọctích cực. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Xâydựngvàsửdụnghệthốngbàitậphóahọcphầnkimloạilớp12 THPT theohướngdạyhọctíchcực - Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT ở Huyện Cư kuin (Tỉnh Đăk Lăk ) - Thời gian nghiên cứu: Tháng 10 / 2010 – 10/ 2012 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài về dạyhọctíchcựcvà BTHH trong dạyhọchoá học. 5.2 Tìm hiểu thực trạng việc sửdụng BTHH trong dạyhọctheohướngdạyhọctíchcực của một số trường THPT huyện Cư kuin tỉnh Đăk Lăk. 5.3. Nghiên cứu xây dựng, lựa chọn hệthống các bàitậphóahọcphầnkimloạilớp12 cơ bản 5.3. Nghiên cứu phương pháp sửdụnghệthống BTHH đã xâydựngtheohướngdạyhọctíchcực 5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng của hệthốngbàitậpvà tính hiệu quả của phương pháp sửdụng chúng. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Việc tíchcựchóa hoạt động họctập của học sinh sẽ đạt được hiệu quả cao khi 3 giáo viên biết lựa chọn vàxâydựng được một hệthốngbàitập đa dạng, mang tính đặc thù của hóa học, khai thác được mọi khía cạnh của kiến thức cơ bản ở các mức độ nhận thức khác nhau.Đồng thời có phương pháp sửdụng BTHH một cách hợp lí, hiệu quả trong việc tổ chức, điều khiển các hoạt động họctậptíchcực của HS ở các khâu trong quá trình dạyhọchoá học. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sửdụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Nghiên cứu phântích các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài - Nghiên cứu nội dung cấu trúc chương trình, SGK, sách tham khảo hóahọc THPT và đi sâu vào nội dungphầnkimloạilớp12 cơ bản . 7.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Tìm hiểu về thực trạng việc sửdụng BTHH trong dạyhọc của một số trường THPT huyện Cư kuin tỉnh Đăk Lăk. - Thực hiện quá trình quan sát, thăm dò, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết khoa họcvà tính hiệu quả của các đề xuất. 7.3. Phương pháp xử lí thông tin: Sửdụng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 8 .ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI 8.1. Xâydựngvà lựa chọn hệthống BTHH đa dạng phong phú cho phầnkimloạilớp12 THPT theo xu hướng phát triển của BTHH hiện nay và phù hợp với HS tỉnh Đăk Lăk . 8.2. Đề xuất các phương pháp sửdụng BTHH theohướngdạyhọctíchcực và vận dụng trong việc xâydựng kế hoạch bàidạytheohướngdạyhọctích cực. 4 PHẦN II : NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạyhọc [19] ,[20] 1.1.1 Khái niệm nhận thức Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người (nhận thức, tình cảm, hành động), nó là tiền đề của hai mặt kia, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng tâm lí khác. Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn chính là nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. 1.1.1.1 Nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) Là một quá trình tâm lí, phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng thông qua sự tri giác của các giác quan. Cảm giác là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của hoạt động nhận thức, nó chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng .Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn vàtheo một cấu trúc nhất định. Cảm giác và tri giác có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức. Nếu như cảm giác là hình thức nhận thức đầu tiên của con người thì tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. Sự nhận thức cảm tính được thực hiện thông qua hình thức tri giác cao nhất có tính chủ động tích cực, có mục đích, đó là sự quan sát. Sự quan sát là phản ánh sự vật, hiện tượng bằng nhận thức cảm tính. Đây chỉ là sựphản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật chứ chưa phản ánh được bản chất thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng. 1.1.1.2 Nhận thức lí tính ( tư duy và tưởng tượng ) Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết .Tư duy có đặc điểm quan trọng là tính có vấn đề, tức 5 là trong hoàn cảnh có vấn đề thì tư duy mới được nảy sinh. Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ của con người và có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Tư duy là mức độ cao nhất của sự nhận thức lí tính, nhưng có quan hệ chăt chẽ với quá trình nhận thức cảm tính. Nó có khả năng phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài của sự vật và hiện tượng qua cảm giác, tri giác. Hai giai đoạn trên có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Sự phát triển tư duy nói chung được đặc trưng bởi sựtích lũy các thao tác tư duy thành thạo và vững chắc của con người. Một trong những hình thức quan trọng của tri thức khoa họchóahọc là những khái niệm khoa học. Việc hình thành và vận dụng các khái niệm, cũng như việc thiết lập mối quan hệ giữa chúng được thực hiện trong quá trình thực hiện các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, kết hợp các phương pháp hình thành phán đoán mới là quy nạp, suy diễn vàloại suy. Từ những đặc điểm trên ta có thể rút ra những kết luận cần thiết cho công tác giáo dục của người giáo viên là: + Cần phải coi trọng phát triển tư duy cho học sinh và không thể tách rời việc trau dồi ngôn ngữ. + Việc phát triển tư duy không thể thay thế được việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ cho học sinh. + Muốn thúc đẩyhọc sinh tư duy thì người giáo viên phải biết đưa học sinh vào các “tình huống có vấn đề ”trong quá trình dạy học. 1.1.2. Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạyhọc 1.1.2.1. Năng lực nhận thức và biểu hiện của năng lực nhận thức Quá trình nhận thức liên quan chặt chẽ với tư duy, năng lực nhận thức được xác định là năng lực trí tuệ của con người. Nó được biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Các nhà tâm lí học xem trí tuệ là sự nhận thức của con người bao gồm nhiều năng lực riêng rẽ và được xác định thông qua hệ số IQ. Năng lực nhận thức được biểu hiện cụ thể ở các mặt: 6 - Về mặt nhận thức: nhanh biết, nhanh hiểu, nhanh nhớ, biết suy xét và tìm ra quy luật tổng quát các hiện tượng một cách nhanh chóng. - Về khả năng tưởng tượng: có trí tưởng tượng phong phú, hình dung ra được những hình ảnh, nội dungtheođúng điều người khác mô tả. - Về hành động: hành động nhanh thể hiện sự tháo vát, linh hoạt và sáng tạo. - Về phẩm chất: Có trí tò mò, lòng say mê. hứng thú làm việc. - Trí thông minh : được coi là sự tổng hợp các năng lực trí tuệ của con người (quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng , tư duy) mà đặc trưng cơ bản là tư duy độc lập và sáng tạo nhằm ứng phó với những tình huống mới. Trí thông minh được biểu hiện qua các chức năng tâm lí như: + Nhận thức được đặc điểm, bản chất tình huống do người khác nêu ra hoặc tự mình đưa ra được vấn đề cần giải quyết. + Sáng tạo ra công cụ mới, phương pháp mới phù hợp với hoàn cảnh mới (trên cơ sở tri thức, kĩ năng đã có). Vì vậy, trí thông minh không chỉ bộc lộ qua nhận thức mà qua cả hành động (lí luận và thực tiễn). 1.1.2.2. Sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạyhọc Khi nghiên cứu về quá trình nhận thức vàsự phát triển năng lực nhận thức ta có một số nhận xét sau: - Việc phát triển năng lực nhận thức thực chất là hình thành và phát triển năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo mà bước đầu là giải các “bài toán” nhận thức, vận dụng kiến thức vào bài toán thực tiễn một cách chủ động và độc lập ở các mức độ nhận thức khác nhau. - Hình thành và phát triển năng lực nhận thức phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có tính thống nhất vàhệthống trong môn học. Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với HS. - Hình thành và phát triển năng lực nhận thức được thực hiện từ việc rèn luyện năng lực quan sát, phát triển trí nhớ óc tưởng tượng, trau dồi ngôn ngữ, phương pháp nhận thức, nắm vững kiến thức, kĩ năng và cả phẩm chất của nhân cách . Những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển năng lực nhận thức.Năng lực 7 nhận thức và tư duy của HS không hoàn toàn do bẩm sinh mà nó được hình thành trong hoạt động học tập, nghiên cứu.Vì vậy muốn hình thành và phát triển năng lực nhận thức, tư duy cho học sinh cần phải chuẩn bị những điều kiện như : + Hình thành cho học sinh ý chí quyết tâm cao trong hoctập . + Lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với học sinh, kết hợp với phương pháp dạyhọc hợp lí, khoa học . + Tạo hứng thú trong họctập bộ môn, thông qua viêc tạo ra các mâu thuẫn nhận thức kích thích lòng hăng say nghiên cứu giải quyết mâu thuẫn đó. + Thường xuyên rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, đổi mới phương pháp học tập. + Kiểm tra, đánh giá kịp thời thường xuyên để động viên khuyến khích học sinh. - Trong quá trình tổ chức họctập cần chú ý đến các hướng cơ bản sau: + Sửdụng PPDH mang tính chất nghiên cứu, kích thích được hoạt động nhận thức, rèn luyện tính độc lập trong tư duy của học sinh. + Hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề, tăng cường tính độc lập trong hoạt động học tập. Như vậy giáo viên cần dạy cho học sinh biết cách lập kế hoạch làm việc của mình, lựa chọn một kế hoạch làm việc , phân phối vàsửdụng thời gian hợp lí thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ học tập, bàitập cụ thể trong môn học cụ thể. + Cần chú ý đến việc tổ chức các hình thức hoạt động học hợp tác theo nhóm . Trong hoạt động này, mỗi học sinh sẽ thể hiện cách nhìn nhận của mình khi giải quyết vấn đề họctậpvà nhận xét đánh giá được cách giải quyết vấn đề của mình. Điều đó sẽ thúc đẩysự mở rộng, phát triển tư duy ,các quan hệ xã hội, tình bạn và trách nhiệm của mình với tập thể trong mỗi học sinh . Như vậy, hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạyhọc cũng là quá trình nhận thức khách quan thông qua quá trình nhận thức cảm tính và lí tính . 1.1.3. Tíchcựchóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạyhọc 1.1.3.1. Tính tíchcực nhận thức Việc phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo trong nhận thức người học là một trong những mục tiêu của sự đổi mới PPDH hóahọc cũng như các môn khoa học khác. 8 [...]... dạng hoá các phương pháp dạyhọc phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường và các môn học 1.2.3 Đổi mới PPDH hoáhọc ở trường phổthông Hiện nay việc dạyvàhọchóahọc đang được đổi mới theohướngsửdụng một số phương pháp dạyhọctíchcựcvà phương tiện kĩ thuật dạyhọc để nâng cao tính chủ động ,tích cực sáng tạo của học sinh trong dạyhọchóahọc 13 - Khai thác đặc thù môn hóa học. .. đến dạyhọctíchcực - Bàitậphóa học: phương pháp tổ chức hoạt động tíchcực cho HS Một số phương pháp giải bàitập được sửdụng trong việc rèn luyện phương pháp tư duy nhanh Những nội dung lí luận này là cơ sở phương pháp luận cho các nghiên cứu của chúng tôi được trình bày ở chương sau 27 Chương 2 : LỰA CHỌN , XÂYDỰNGVÀSỬDỤNGHỆTHỐNGBÀITẬPHOÁHỌCKIMLOẠILỚP12 THPT THEOHƯỚNGDẠYHỌC TÍCH... dục, dạyhọctheohướng phát huy tính tíchcực , chủ động sáng tạo của người học Vì vậy,PPDH tíchcực thực chất là PPDH hướng tới việc giúp HS họctập chủ động, tíchcực sáng tạo chống lại thói quen họctập thụ động phương pháp dạyhọctích cực, chú trọng đến hoạt động học, vai trò của người học trong quá trình dạyhọctheo các quan điểm , tiếp cận mới về PPDH như: Dạyhọc lấy người học làm trung. .. nhiệm vụ họctập cũng là những dấu hiệu của sựtíchcựchọc tập. GV cần chú ý khuyến khích, động viên HS thể hiện tính tíchcựchọctập trong giờ học 1.1.3.3 Các mức độ của tính tíchcực Tính tíchcựchọc tập được các nhà lí luận đánh giá theo cấp độ từ thấp đến cao Có ba cấp độ biểu hiện tính tíchcựchọctập : - Tính tíchcực tái hiện bắt chước : hoạt động họctập chủ yếu dựa vào trí nhớ và tư duy... nội dungvà PPDH Nội dungvà vị trí của phầnkimloại trong chương trình hoáhọcphổthông tạo điều kiện cho giáo viên sửdụng rộng rãi phương pháp suy diễn trong dạyhọc Giáo viên có thể tíchcựchoá hoạt động nhận thức học sinh thông qua việc tạo ra các tình huống có vấn đề, phát triển kỹ năng xâydựng giả thuyết Khi giảng dạyphầnkimloại cần chú ý: a Cấu tạo kimloại Nghiên cứu các kimloại khác... hai loại: + Bàitập trắc nghiệm khách quan là loạibàitập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn và yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời Các dạng bàitập trắc nghiệm khách quan gồm : bàitập điền khuyết, bàitậpđúng sai, bàitập ghép đôi, bàitập nhiều lựa chọn + Bàitập tự luận: là dạng bàitập yêu cầu HS phải kết hợp cả kiến thức hoá học, ngôn ngữ hoáhọc và. .. nhiều bàitập thực tiễn giúp HS giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoáhọc 17 + Bàitập định lượng: là loạibàitập cần dùng các kỹ năng toán học kết hợp với kĩ năng hoáhọc để giải + Bàitập thực nghiệm: là dạng bàitập có liên quan đến kĩ năng thực hành + Bàitập tổng hợp: là dạng bàitập có ba tính chất của các dạng trên - Dựa vào hình thức thể hiện có thể phânbàitậphoáhọc thành... tíchcực của từng PPDH đồng thời phối hợp sửdụng các phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật và nét đặc thù của quá trình dạyhọchóahọc để nâng cao hiệu quả của quá trình đổi mới PPDH hóahọc 1.4 Bàitậphóa học- Phương pháp tổ chức hoạt động họctậptíchcực cho học sinh ([8] , [32], [33] , [34] ,[42] ) 1.4.1 Khái niệm bài tậphóahọcBàitập hoá học là khái niệm bao hàm tất cả (những bài toán,... tương ứng và được trình bày trong phần phụ lục Sau đây là hệ thốngbàitập cụ thể cho từng chương 2.3.2 Hệ thốngbàitậphóahọc chương Đại cương về kimloại 2.3.2.1 Hệthốngbàitập TNKQ: *Hệ thốngbàitập TNKQ dùng để đánh giá mức độ biết và hiểu các kiến thức trong chương 31 Câu 1: Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s 23p6 Vị trí M trong bảng hệthống tuần hoàn là * A ô 20, chu kì... thực và lòng say mê khoa học hoáhọcBàitập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hoá lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc) 1.4.3 Phânloạibàitậphóahọc Trên thực tế, khó có thể có được một tiêu chuẩn thống nhất nào về vấn đề phânloạibàitậphoáhọc Nói cách khác, sựphân loại bàitậphoáhọc bao giờ cũng mang tính tương đối, vì trong bất kỳ loại . MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: PHÂN PHỐI TẦN SUẤT VÀ TẦN SUẤT LŨY TÍCH 102 Bảng 3.2 : PHÂN PHỐI TẦN SUẤT. TỔNG HỢP PHÂN LOẠI HỌC SINH THEO KẾT QUẢ ĐIỂM: 110 Bảng 3.10 : TỔNG HỢP CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG 111 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 : Đồ thị đường lũy tích 103 Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích 104 Hình 3.3: