TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN DẪN XUẤT HIĐROCACBON HÓA HỌC 11 NÂNG CAO

195 331 0
TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG  HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN DẪN XUẤT HIĐROCACBON  HÓA HỌC 11 NÂNG CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Đề tài hoàn thành nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa Hóa học trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, đọc bản thảo, bổ sung và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Hóa học, phòng quản lý Sau Đại học và các thầy cô giáo của trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giảng dạy ở khoa Hóa, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã có nhiều ý kiến quý báu và lời động viên giúp tôi hoàn thành được đề tài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và học sinh các trường THPT Tiên Hưng, THPT Bắc Đông Quan, THPT Nam Đông Quan, THPT Mê Linh – tỉnh Thái Bình, cũng như quý thầy cô và các em học sinh một số trường ở các tỉnh Hải Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm để hoàn thành luận văn. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này! Tác giả Hoàng Thị Mỹ Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Phạm vi nghiên cứu 5 8. Giả thuyết khoa học 5 9. Những đóng góp của đề tài 5 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học 6 1.1.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học 6 1.1.2. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học 6 1.2. Tự học 7 1.2.1. Khái niệm tự học 7 1.2.2. Năng lực tự học [37] 7 1.2.3. Các năng lực tự học cơ bản [23], [37] 8 1.2.4. Các kĩ năng tự học [3] 10 1.2.5. Động cơ hoạt động tự học [20], [22], [23],[25], [37] 11 1.2.6. Các hình thức tự học 12 1.3. Bài tập hoá học 18 1.3.1. Khái niệm bài tập hoá học 18 1.3.4.1. Các giai đoạn của quá trình giải bài tập hoá học 21 1.3.4.2. Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải bài tập hoá học 23 1.4. Thực trạng về việc sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học của học sinh ở trường trung học phổ thông 25 1.4.1. Mục đích điều tra 25 1.4.1.1. Về phía học sinh 25 1.4.1.2. Về phía giáo viên 25 1.4.2. Đối tượng điều tra 25 1.4.3. Mô tả phiếu điều tra 25 1.4.3.1 Phiếu điều tra cho học sinh 26 1.4.3.2. Phiếu điều tra cho giáo viên 26 1.4.4. Kết quả điều tra 26 1.4.4.1. Phiếu điều tra cho học sinh 26 1.4.4.2. Phiếu điều tra cho giáo viên 29 1.4.5. Những kết luận rút ra từ kết quả điều tra 30 Tiểu kết chương 1 32 CHƯƠNG 2. TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN DẪN XUẤT HIĐROCACBON HÓA HỌC 11 NÂNG CAO 33 2.1. Phân tích chương trình hoá học 11 trung học phổ thông nâng cao phần dẫn xuất của hiđrocacbon 33 2.1.1. Mục tiêu chương trình phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao 33 2.1.1.1. Mục tiêu của chương dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol 33 2.1.1.2. Mục tiêu của chương dẫn xuất Andehit – Xeton – Axit cacboxylic. 34 2.1.2. Nội dung kiến thức và phân phối chương trình các bài phần dẫn xuất của hiđrocacbon lớp 11 nâng cao 35 2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 35 2.2.1. Đảm bảo tính khoa học 35 2.2.2. Đảm bảo tính logic 36 2.2.3. Đảm bảo tính đầy đủ, đa dạng 36 2.2.4. Đảm bảo tính hệ thống của các dạng bài tập 36 2.2.5. Đảm bảo tính vừa sức 36 2.2.6. Đảm bảo tính mục tiêu 36 2.2.7. Phù hợp với điều kiện thực tế 37 2.2.8. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tự học 37 2.2.9. Bám sát nội dung dạy học 37 2.2.10. Chú trọng kiến thức trọng tâm 38 2.2.11. Gây hứng thú cho người học 38 2.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập 38 2.3.1. Bước 1: Nghiên cứu nội dung 38 2.3.2. Bước 2: Xác định kiến thức trọng tâm 38 2.3.3. Bước 3: Sưu tầm, biên soạn 38 2.3.4. Bước 4: Tham khảo ý kiến giáo viên 39 2.3.5. Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện 39 2.4. Một số phương pháp xây dựng bài tập mới 39 2.4.1. Phương pháp tương tự 39 2.4.1.1. Tương tự loại 1 40 2.4.1.1. Tương tự loại 2 40 2.4.2. Phương pháp đảo cách hỏi 40 2.4.3. Phương pháp kế thừa 41 2.4.4. Phương pháp xây dựng bài tập cung cấp kiến thức 41 2.4.5. Phương pháp tổng quát 42 2.5. Các dạng bài tập và hướng dẫn giải 42 2.5.1. Các dạng bài tập và hướng dẫn giải tổng quát phần dẫn xuất của hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao 43 2.5.2. Các dạng bài tập và hướng dẫn giải cụ thể cho từng bài học 49 2.5.2.1. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon 49 2.5.2.2. Ancol 57 2.5.2.3. Phenol 70 2.5.2.4. Anđehit-xeton 75 2.5.2.5. Axitcacboxylic 85 2.6. Sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần dẫn xuất hiđrocacbon hoá học 11 nâng cao 97 2.6.1. Sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học trên lớp 97 2.6.1.1. Sử dụng bài tập khuyến khích học sinh nhìn nhận một vấn đề hay một bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau 97 2.6.1.2. Sử dụng bài tập có tình huống nêu vấn đề 98 2.6.1.3. Sử dụng bài tập hướng dẫn học sinh lập sơ đồ hợp thức của quá trình chuyển hóa 99 2.6.1.4. Sử dụng bài tập có nhiều cách giải 99 2.6.2. Hướng dẫn học sinh tự học và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học ở nhà 101 2.6.2.1. Hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học ở nhà 101 2.6.2.2. Hướng dẫn học sinh tự học 102 Tiểu kết chương 2 104 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 105 3.1. Mục đích thực nghiệm 105 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm 105 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 105 3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 105 3.2.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm 106 3.2.2. Chọn GV thực nghiệm: 106 3.2.3. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 106 3.3.Tiến trình thực nghiệm 107 3.3.1. Trao đổi với giáo viên về việc hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống bài tập và phương pháp tiến hành thực nghiệm 107 3.3.2. Khảo sát kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định tính và định lượng 107 3.4. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm 108 3.5. Kết quả thực nghiệm 110 3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh 110 3.5.1.1. Bài kiểm tra lần 1 110 3.5.1.2. Bài kiểm tra lần 2 112 3.5.1.3. Bài kiểm tra lần 3 115 3.5.2. Nhận xét của giáo viên về hệ thống bài tập 117 3.5.3. Nhận xét của học sinh về hệ thống bài tập 120 Tiểu kết chương 3 123 1. Soạn thảo kế hoạch thực nghiệm 123 2. Tiến trình thực nghiệm 123 3. Kết quả thực nghiệm 123 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 124 1. Kết luận 124 2. Kiến nghị 125 3. Hướng phát triển của đề tài 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 127 PHỤ LỤC 1 20. Một hỗn hợp gồm CH3OH; C2H5OH; Phenol có khối lượng 28,9g. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau 25 Phần một phản ứng hoàn toàn với Na ta thu được 2,806lit H2 ở 27°C, 750mmHg 25 Phần hai phản ứng vừa hết với 100ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm theo khối lượng phenol là: 25 A. 36,87%. B. 76,89%. C. 12,34%. D. 65,05%. 25 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Các chữ viết tắt Các chữ viết đủ 1. BT : Bài tập 2. CTPT : Công thức phân tử 3. CTCT : Công thức cấu tạo 4. DH : Dạy học 5. Dd hoặc dd : Dung dịch 6. ĐC : Đối chứng 7. ĐHSP : Đại học sư phạm 8. GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo 9. GV : Giáo viên 10. HCHC : Hợp chất hữu cơ 11. HS : Học sinh 12. HTBT : Hệ thống bài tập 13. LL : Lý luận 14. NXB : Nhà xuất bản 15. PP : Phương pháp 16. PPDH : Phương pháp dạy học 17. PTHH : Phương trình hoá học 18. PƯ : Phản ứng 19. SBT : Sách bài tập 20. SGK : Sách giáo khoa 21. STT : Số thứ tự 22. SV : Sinh viên 23. t 0 : Nhiệt độ 24. THPT : Trung học phổ thông 25. TN : Thực nghiệm 26. TNSP : Thực nghiệm sư phạm MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ với sự tiến bộ không ngừng của khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ về công nghệ thông tin. Để kịp thời nắm bắt những tri thức khoa học kĩ thuật tiên tiến, mỗi con người phải không ngừng học hỏi, vươn lên tự hoàn thiện mình. Trước nhu cầu tất yếu của xã hội, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục ngay từ nhà trường phổ thông là bài toán lâu nay các nhà quản lí, các nhà nghiên cứu đang đi tìm lời giải. Trong xu thế toàn cầu hoá, mục tiêu của giáo dục Việt Nam đến năm 2020 là đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Về cách học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một cách chủ động và sáng tạo. Nghị quyết kỳ họp lần 2, BCH Trung ương Đảng khóa VIII trong phần IV "Những giải pháp chủ yếu" nêu ra: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Luật giáo dục 2005 quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Khoản 2 Điều 5). Tuy nhiên trong thực tế, những điều đó chưa được thực hiện tốt; còn nhiều yếu kém và thậm chí xa rời mục tiêu, hạ thấp yêu cầu học tập đến mức chỉ còn quan tâm đến điểm số mà không chú ý đến chất lượng. Bên cạnh đó, do thời gian dạy học môn hoá học trên lớp còn hạn hẹp, thời gian ôn tập, hệ thống hoá lý thuyết và giải bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa học 11 nâng cao chưa được nhiều, không phải HS nào cũng đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng những kiến thức mà GV truyền thụ ở trên lớp. Vì vậy, việc tự học ở nhà của HS là rất quan trọng và cần thiết. Do đó, việc hình thành và rèn luyện cho người học sự hiểu biết, tâm thế Trang 1 chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo, tự điều khiển quá trình học tập của bản thân, phát huy năng lực tự học; từ đó tạo nên cuộc cách mạng về học tập là việc làm cấp thiết của các nhà giáo dục. Hiện nay, ở nước ta đang tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS và bồi dưỡng phương pháp học tập mà cốt lõi là tự học để họ tự học suốt đời. Một trong những phương pháp hỗ trợ HS tự học môn hóa học ở trường THPT là sử dụng HTBT. BTHH đóng vai trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kỹ năng thực hành bộ môn một cách hiệu quả nhất. Với những lí do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN DẪN XUẤT HIĐROCACBON HÓA HỌC 11 NÂNG CAO ”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu * Quan điểm và tư tưởng về tự học trên thế giới Vấn đề tự học đã được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử giáo dục ở trên thế giới. Gần đây, khá nhiều cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề tự học. • “Hiểu biết là sức mạnh của thành công” do Klas Mellander chủ biên, các tác giả đã đề cập đến bí ẩn của việc học, trong đó nhấn mạnh vai trò của tự học. • Năm 2008, cuốn “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!” của Adam Khoo do Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy dịch đã được Nhà xuất bản Phụ nữ tái bản. Với cuốn sách này, tác giả đã chứng tỏ được khả năng trí tuệ tiềm ẩn và sự thông minh sáng tạo của con người vượt xa hơn những gì chúng ta nghĩ và thường được nghe tới. * Quan điểm và tư tưởng về tự học trong lịch sử giáo dục Việt Nam Ở nước ta, truyền thống tự học là một bộ phận trong truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Vấn đề tự học được phát động, nghiên cứu nghiêm túc và rộng rãi từ năm 1945, mà chủ tịch Hồ chí Minh vừa là người khởi xướng vừa là tấm gương để mọi người noi theo. Người từng nói “Còn sống thì còn học” và “Về cách học phải lấy tự học làm cốt” hay “Tự học là một cách hành động”. Trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện một số bài viết, một số cuốn sách về tự học như: Trang 2 • PGS.TS. Đỗ Xuân Thảo và Lê Hải Yến có bài viết: “Đọc sách hiệu quả-Một kỹ năng quan trọng để tự học thành công” đăng trên Tạp chí Giáo dục số 198 năm 2008. • PGS.TS. Nguyễn Văn Bản có bài viết: “Dạy phương pháp học cho HS” đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục số 50 năm 2009. • Cuốn “Học và dạy cách học” do GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên, NXB ĐHSP, xuất bản năm 2002 là một trong những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết một cách có hệ thống về việc “học” và “dạy cách học”. * Quan điểm và tư tưởng về tự học đối với môn hóa học [2], [8], [9], [14] Hóa học là một môn học có những đặc trưng riêng nên đòi hỏi người học phải có tư duy thích hợp, đó là năng lực quan sát, phân tích các hiện tượng TN, năng lực khái quát, tổng hợp thành quy luật và phải có phong cách học tập độc lập sáng tạo. Đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành hóa học nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ học sinh tự học và sử dụng hệ thống BTHH ở trường THPT ở các khía cạnh, mức độ khác nhau như: 1. Đặng Thị Thanh Bình (2006), Tuyển chọn và xây dựng HTBT hóa học bồi dưỡng học sinh khá giỏi lớp 10 THPT (ban nâng cao), Luận văn thạc sỹ khoa học, ĐHSP Hà Nội. 2. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển tư duy cho HS thông qua BTHH, Luận án tiến sĩ. ĐHSP Hà Nội. 3. Đỗ Mai Luận (2006), Phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của HS qua BTHH vô cơ lớp 11- Ban KHTN, Luận văn thạc sỹ khoa học, ĐHSP Hà Nội. 4. Đỗ Văn Minh (2007), Xây dựng HTBT hoá học vô cơ nhằm rèn luyện tư duy trong bồi dưỡng HS giỏi ở trường THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học, ĐHSP Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Ngà (2010), Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun phần kiến thức cơ sở hoá học chung – chương trình trung học phổ thông chuyên hoá học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh, Luận án tiến sĩ. ĐHSP Hà Nội. 6. Lê Như Nguyện (2009), Rèn trí thông minh cho học sinh thông qua việc giải bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học, ĐHSP Vinh. 7. Nguyễn Thị Tâm (2004), Xây dựng HTBT về cách xác định CTPT hợp chất hữu cơ trong chương trình hoá học THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học, ĐHSP Huế. Trang 3 8. Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng HTBT hoá học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học, ĐHSP Tp.HCM. 9. Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng HTBT hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng HS giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ. ĐHSP Hà Nội. Như vậy, việc sử dụng hệ thống BTHH phần dẫn xuất hiđrocacbon (hợp chất hữu cơ có nhóm chức) hóa học 11 nâng cao hỗ trợ việc tự học cho HS vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó gây trở ngại lớn cho HS khi học phần này. Do đó, xây dựng và sử dụng HTBT hỗ trợ việc tự học cho HS phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao là cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng HTBT hỗ trợ HS tự học phần dẫn xuất hiđrocacbon (hợp chất hữu cơ có nhóm chức) hóa học 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hệ thống BTHH hỗ trợ việc tự học cho HS trong quá trình dạy học. - Tuyển chọn, xây dựng HTBT hỗ trợ HS tự học phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao trường THPT. - Hướng dẫn HS sử dụng HTBT đã xây dựng một cách hợp lí, hiệu quả. - TN sư phạm để đánh giá hiệu quả của HTBT đã xây dựng và các biện pháp đã đề xuất, từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với HTBT đã đề xuất. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng HTBT hỗ trợ HS tự học phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 6. Phương pháp nghiên cứu * Các phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học hóa học và các tài liệu liên quan đến đề tài. Trang 4 [...]... hóa học lớp 11 chương trình nâng cao 8 Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng hợp lí, có hiệu quả HTBT hỗ trợ HS tự học phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học hóa học hiện nay ở trường THPT 9 Những đóng góp của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa, tác dụng của BTHH trong quá trình tự học của HS thông qua việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống. .. tự học, tự làm bài tập * Hầu hết các GV đều cho rằng cần thiết phải xây dựng hệ thống BTHH hỗ trợ HS tự học (98,5%) * Mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng hệ thống BTHH hỗ trợ HS tự học xếp theo thứ hạng giảm dần sau: 1 Phân dạng và xếp từ dễ đến khó 2 Có hướng dẫn cách giải cho từng dạng, có bài giải mẫu cho từng dạng và có bài tập tổng hợp để HS hệ thống và củng cố kiến thức 3 Có đáp số cho. .. sử dụng hệ thống phần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa học 11 nâng cao để hỗ trợ HS tự học - Đề xuất cách lựa chọn các dạng BTHH, nội dung và phương pháp để hỗ trợ việc tự học của HS; giúp HS rèn luyện các kĩ năng giải BTHH góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT - Là tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình học hóa học ở trường THPT Trang 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1... pháp dạy học hóa học, các tác giả phân loại BTHH theo những cách khác nhau dựa trên những cơ sở khác nhau 1 Dựa vào hình thái hoạt động của HS khi giải bài tập, chia BTHH thành bài tập lí thuyết và bài tập TN Trang 20 2 Dựa vào tính chất của bài tập, chia thành bài tập định tính và bài tập định lượng 3 Dựa vào nội dung của bài tập chia thành: Bài tập hóa đại cương, bài tập hóa vô cơ, bài tập hóa hữu... công nghệ thông tin và các phương tiện kĩ thuật dạy học 2 Hoàn thiện các phương pháp dạy học truyền thống, sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được hoạt động độc lập, sáng tạo 3 Đổi mới phương pháp học tập của học sinh, sinh viên giúp cho họ có năng lực biết cách học, biết tự học 4 Biến qúa trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản... 1- GV giải kỹ một bài mẫu 2- Em làm các bài tập tương tự 3- Em tự làm lại bài tập đã giải 4- Em từng bước làm quen và nhận dạng bài tập 5- HS xem lại bài tập đã giải d) Tìm hiểu nhận thức của HS về tự học và vai trò của tự học Trang 27 * Tỉ lệ HS đánh giá cao tự học còn thấp (khoảng 59,9%), HS đánh giá cao việc học thêm hơn là tự học * Hầu hết HS (92,9%) đều cho rằng để đạt kết quả cao trong các kì... chia thành: Bài tập để hình thành kiến thức mới; bài tập để rèn luyện, củng cố kỹ năng, bài tập kiểm tra - đánh giá 8 Dựa vào hoạt động nhận thức của HS trong quá trình tìm kiếm lời giải chia thành bài tập cơ bản và bài tập phức hợp 9 Dựa vào phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập chia thành: Bài tập mẫu, bài tập tương tự xuôi ngược, bài tập có biến đổi và bài tập tổng hợp 10 Dựa vào hình thức... hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự học của mình Từ đó HS dễ chán nản và không tiếp tục tự học - Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập, ví dụ như học bài hay làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của HS phổ Trang 12 thông Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của họ - Tự học qua... khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình tự học Kết quả thăm dò trên cho thấy GV cần hướng dẫn cụ thể cho việc học tập hơn nữa, soạn thêm tài liệu học tập, tham khảo có hướng dẫn cụ thể để hệ thống hóa kiến thức và hỗ trợ cho HS tự học * Những tác động đến hiệu quả của việc tự học Câu hỏi này giúp tìm hiểu nhận thức của HS về vai trò của GV và HS trong quá trình tự học Kết quả thăm dò chứng tỏ tỉ lệ HS... thí nghiệm, ở cơ sở thực tế - Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều kiện học tập (cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian học tập ) - Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp học tập cho phép đạt hiệu quả học tập cao - Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kì, cả năm, cả khoá học - Biết và sử dụng có hiệu quả các kĩ thuật đọc sách, . tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này! Tác giả Hoàng Thị Mỹ Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Mục đích. sức mạnh của thành công” do Klas Mellander chủ biên, các tác giả đã đề cập đến bí ẩn của việc học, trong đó nhấn mạnh vai trò của tự học. • Năm 2008, cuốn “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!” của Adam. tra của học sinh 110 3.5.1.1. Bài kiểm tra lần 1 110 3.5.1.2. Bài kiểm tra lần 2 112 3.5.1.3. Bài kiểm tra lần 3 115 3.5.2. Nhận xét của giáo viên về hệ thống bài tập 117 3.5.3. Nhận xét của

Ngày đăng: 15/07/2015, 22:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan