28 2.3 Phân Tích Quy Trình Tổ Chức Hoạt Động Kinh Doanh Xuất KhNu Giầy Dép Của Công Ty Biti’s Sang Thị Trường Trung Quốc.. 63 2.5 Các Nhân Tố Tác Động Đến Kết Quả Kinh Doanh Xuất KhNu Gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÊN: LẦM CHÍ NGUYÊN MSSV: 0912060029 LỚP: 09DKQ
BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY
DÉP CỦA CÔNG TY BITI’S SANG THN
TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Chuyên ngành: Kinh Doanh Quốc Tế GVHD: Th.S LÊ QUANG HUY
Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013
Trang 2rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu và hướng làm bài Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, anh chị và bạn bè thì tôi đã không thể hoàn thành được
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn Thạc sỹ Lê Quang Huy, người thầy đã rất tận tình góp ý, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi
để tôi có thể hoàn thành chuyên đề này
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chị Nguyễn Thị Ngọc Lan-trưởng phòng kinh doanh xuất khNu của Công ty Biti’s, anh Trần Hữu Danh-nhân viên kinh doanh xuất nhập khNu của Công ty Biti’s, cùng với toàn thể các anh chị trong Công
ty Biti’s đã nhiệt tình góp ý, chia sẻ và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trinh thực tập tại Công ty
Cuối cùng tôi rất cảm ơn những người bạn cung lớp 09DKQ, đặc biệt là các bạn: My, Mỹ, Phụng, Quỳnh, Nga, Ngân, Ngọc, Nam và Dung đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành chuyên đề này
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
……….………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
1
1.1 Một Số Khái Niệm Về Hoạt Động Xuất KhNu 1
1.2 Các Hình Thức Xuất KhNu 1
1.1.1 Xuất KhNu Trực Tiếp 2
1.2.2 Xuất KhNu Ủy Thác 3
1.2.3 Buôn Bán Đối Lưu 3
1.2.4 Xuất KhNu Tại Chỗ 4
1.2.5 Gia Công Quốc Tế 5
1.2.6 Tạm Nhập Tái Xuất 5
1.3 Quy Trình Tổ Chức Kinh Doanh Xuất KhNu 6
1.3.1 Nghiên Cứu Thị Trường 6
1.3.2 Tìm Kiếm Đối Tác 7
1.3.3 Lập Phương Án Kinh Doanh 7
1.3.4 Đàm Phán Và Kí Kết Hợp Đồng 8
1.3.5 Thực Hiện Hợp Đồng Xuất KhNu 10
1.4 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Xuất KhNu Ngành Giầy Dép 10
1.4.1 Môi Trường Kinh Tế 11
1.4.2 Môi Trường Chính Trị-Pháp Luật 11
1.4.3 Môi Trường Văn Hóa-Xã Hội 12
1.4.4 Môi Trường Cạnh Tranh 12
1.4.5 Nhân Tố Công Nghệ 12
1.4.5 Yếu Tố Lao Động 13
1.5.6 Cơ Sở Hạ Tầng 13
1.5.7 Tỷ Giá Hối Đoái 13
Trang 51.5.8 Khả Năng Tài Chính Của Doanh Nghiệp 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY BITI’S SANG THN TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2008-2012 15
2.1 Tổng Quan Về Công Ty Biti’s 15
2.1.1 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Biti’s 15
2.1.2 Cơ Cấu, Chức Năng Và Nhiệm Vụ Các Phòng Ban Của Công Ty Biti’s 17
2.2 Phân Tích Tình Hình Kinh Doanh Chung Của Công Ty Biti’s 20
2.2.1 Sản PhNm Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Biti’s 20
2.2.2 Công Nghệ Sản Xuất Của Công Ty Biti’s 24
2.2.3 Thị Trường Tiêu Thụ Của Công Ty Biti’s 25
2.2.4 Hệ Thống Kinh Doanh, Phân Phối Và Tiếp Thị Của Công Ty Biti’s 27
2.2.5 Phân Tích Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Biti’s Giai Đoạn 2008-2012 28 2.3 Phân Tích Quy Trình Tổ Chức Hoạt Động Kinh Doanh Xuất KhNu Giầy Dép Của Công Ty Biti’s Sang Thị Trường Trung Quốc 48
2.3.1 Tổ Chức Sản Xuất Và Lưu Kho Hàng Giầy Dép 48
2.3.2 Nghiên Cứu Thị Trường Và Tìm Kiếm Khách Hàng 50
2.3.3 Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Xuất KhNu 51
2.3.4 Đàm Phán Và Kí Kết Hợp Đồng 52
2.3.5 Tổ Chức Thực Hiện Xuất Hàng Sang Thị Trường Trung Quốc 52
2.4 Phân Tích Kết Quả Kinh Doanh Xuất KhNu Giầy Dép Của Công Ty Biti’s Sang Thị Trường Trung Quốc Giai Đoạn 2008-2012 54
2.4.1 Phân Tích Doanh Thu Xuất KhNu Sang Thị Trường Trung Quốc 54
2.4.2 Phân Tích Doanh Thu Theo Cơ Cấu Mặt Hàng 57
2.4.3 Phân Tích Doanh Thu Theo Phương Thức Xuất KhNu 59
2.4.4 Phân Tích Doanh Thu Theo Đối Tác 63
2.5 Các Nhân Tố Tác Động Đến Kết Quả Kinh Doanh Xuất KhNu Giầy Dép Của Công Ty Biti’s Sang Thị Trường Trung Quốc 64
2.5.1 Nhân Tố Môi Trường Kinh Tế 64
2.5.2 Khoa Học-Công Nghệ 64
2.5.3 Khả Năng Tài Chính Của Công Ty 65
Trang 62.5.4 Hệ Thống Quản Lý Của Công Ty 65
2.6 Phân Tích Đặc Điểm Thị Trường Trung Quốc Đối Với Sản PhNm Giầy Dép 66
2.6.1 Một Số Đặc Điểm Về Trung Quốc 66
2.6.2 Quan Hệ Thương Mại Việt Nam-Trung Quốc 68
2.6.3 Tổng Quan Về Ngành Giầy Dép Trung Quốc 70
2.6.4 Đặc Điểm Tiêu Dùng Mặt Hàng Giầy Dép Tại Trung Quốc 71
2.7 Đánh Giá Hoạt Động Kinh Doanh Xuất KhNu Giầy Dép Của Công Ty Biti’s Sang Thị Trường Trung Quốc 74
2.7.1 Điểm Mạnh (Strengths-S) 74
2.7.2 Điểm Yếu (Weakness-W) 75
2.7.3 Cơ Hội (Opportunities-O) 76
2.7.2 Thách Thứ (Threats) 76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY BITI’S SANG THN TRƯỜNG TRUNG QUỐC 78
3.1 Mục Tiêu Và Cơ Sở Của Giải Pháp 78
3.2 Giải Pháp 78
3.2.1 Giải Pháp 1: Xây dựng lại chiến lược marketing hiệu quả 78
3.2.2 Giải Pháp 2: Sử dụng các thương nhân Trung Quốc để đem hàng sang tiêu thụ 79
3.2.3 Thực hiện kế hoạch mở nhà máy sản xuất đầu tiên của Biti’s tại Trung Quốc 80
3.2.4 Hoàn thành việc nhập khN u công nghệ Italia vào sản xuất 80
Trang 7Danh Mục Bảng
Bảng 2.1: Tỷ lệ các nhóm sản phNm của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012 22
Bảng 2.2: Giá trị nhập khNu máy móc thiết bị của Công ty Biti’s qua các năm 25
Bảng 2.3: Tổng doanh thu của Công ty Biti’s gia đoạn 2008-2012 30
Bảng 2.4: Doanh thu nội địa của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012 32
Bảng 2.5: Doanh thu nội địa của Công ty Biti’s phân theo nhóm hàng giai đoạn 2008-2012 33
Bảng 2.5: Doanh thu nội địa phân theo khu vực thị trường của Công ty Biti’s 35
Bảng 2.6: Doanh thu xuất khNu của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012 37
Bảng 2.7: Doanh thu xuất khNu phân theo nhóm hàng của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012 40
Bảng 2.8: Doanh thu xuất khNu phân theo khu vực thị trường thế giới của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012 42
Bảng 2.9: Doanh thu xuất khNu phân theo quốc gia của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012 46
Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012 48
Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khNu giầy dép của Công ty Biti’s sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008-2012 54
Bảng 2.12: Doanh thu xuất khNu của Công ty Biti’s phân theo sản phNm tại thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008-2012 58
Bảng 2.13: Doanh thu xuất khNu của Công ty Biti’s phân theo phương thức xuất khNu tại Trung Quốc giai đoạn 2008-2012 60
Bảng 2.14: Tăng trưởng doanh thu xuất khNu phân theo phương thức giai đoạn 2008-2012 tại Trung Quốc 61
Bảng 2.15: Kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2008-2012 68
Trang 8Danh Mục Hình Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các sản phNm của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012 22 Biểu đồ 2.3: Đồ thị thể hiện doanh thu của Công ty Biti’s giai doạn 2008-2012 30 Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng doanh thu xuất khNu của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-
2012 so với năm 2008 38 Biểu đồ 2.5: Diễn biến các loại doanh thu của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012 39 Biểu đồ 2.6: Doanh thu xuất khNu các nhóm sản phNm của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012 40 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu doanh thu xuất khNu theo thị trường của Công ty Biti's năm
2011 42 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu doanh thu xuất khNu của Công ty Biti’s phân theo khu vực thị trường giai đoạn 2008-2012 43 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu doanh thu xuất khNu của Công Ty Biti's phân theo quốc gia vào năm 2011 44 Biểu đồ 2.10: Diễn biến đóng góp tỷ trọng vào doanh thu xuất khNu của Công ty Biti’s phân theo quốc gia giai đoạn 2008-2012 45 Biểu đồ 2.11: Kim ngạch xuất khNu giầy dép của Công ty Biti’s sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008-2012 55 Biểu đồ 2.12: Tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khNu giầy dép của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012 57 Biểu đồ 2.13: Cơ cấu doanh thu xuất khNu giầy dép của Công ty Biti's phân theo sản phNm tại Trung Quốc vào năm 2012 58 Biểu đồ 2.14: Doanh thu xuất khNu của Công ty Biti’s phân theo sản phNm tại thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008-2012 59 Biểu đồ 2.15: Tỷ trọng doanh thu xuất khNu của Công ty Biti’s phân theo phương thức xuất khNu giai đoạn 2008-2012 tại Trung Quốc 61 Biểu đồ 2.16: Diễn biến doanh thu xuất khNu của Công ty Biti’s phân theo phương thức giai đoạn 2008-2012 tại Trung Quốc 62 Biểu đồ 2.17: Cơ cấu doanh thu của Công ty Biti’s phân theo đối tác đại lý tại Trung Quốc năm 2011 63 Biểu đồ 2.18: Cán cân thương mại Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2008-2012 69 Biểu đồ 2.19: Phân phối địa phương ngành công nghiệp giầy dép tại Trung Quốc 70
Trang 9Lời mở đầu
Toàn cầu hóa đang là xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia trên thế giới Trong đó, thương mại là một trong những hoạt động quan trọng nhất để thúc đNy sự phát triển bền vững của một quốc gia Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chứ Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007, đã mở ra một con đường thuận lợi cho sự đi lên
và phát triển kinh tế theo con đường xuất khNu cho nước ta Thực tế cho thấy kim ngạch xuất khNu hàng hóa của nước ta liên tục tăng nhanh bất chấp sự ảnh hưởng của cuôc khủng hoảng tài chính năm 2008 Trong đó, mặt hàng giầy dép luôn là một trong 10 mặt hàng xuất khNu chủ lực của nước ta với đóng góp hơn 6 tỷ USD hàng
năm và chiếm khoảng gần 7% tổng kim ngạch xuất khNu của cả nước ta (Nguồn:
Tổng cục thống kê Việt Nam) Với sự đóng góp to lớn như vậy, ngành giầy dép đang
tiếp tục khẳng định vị thế của mình bằng việc tăng cường đầu tư sản xuất và đNy mạnh xuất khNu mạnh sang các thị trường quen thuộc như Mỹ, Eu, Nhật Bản và đồng thời tìm kiếm cơ hội ở những thị trường mới và tiềm năng
Đi cùng với sự phát triển của ngành giầy dép Việt Nam, Biti’s là một trong những công ty hàng đầu trong ngành sản xuất xuất khNu giầy dép ra thị trường thế giới Hiện nay, sản phNm giầy dép Biti’s đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả một số thị trường nổi tiếng và khó tính như Mỹ, Anh, Pháp…Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất các mặt hàng giầy dép của công ty Biti’s
Kể từ khi thâm nhập thị trường Trung Quốc từ năm 1995, đến nay sản phNm Biti’s
đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Trung Quốc Tại Trung Quốc, Biti's đã thiết lập 4 Văn phòng Đại diện thường trú ở Quảng Châu, Côn Minh, Nam Ninh và Hà KhNu Thương hiệu Biti's đã được đăng ký tại nước Trung Quốc vào năm 1999, được quyền bảo hộ thương phNm và có 25 Tổng đại lý và hơn 350 đại lý kinh doanh tiêu dùng tại hầu hết các tỉnh miền Tây - Nam Trung Quốc như: Trùng Khánh, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Bắc, và có mặt ở cả
Bắc Kinh và Thượng Hải (Nguồn: Công ty Biti’s)
Trang 10Mặc dù Biti’s đã có chỗ đứng vững chắc tại Trung Quốc, nhưng xét thấy thị trường Trung Quốc với hơn 1,3 tỷ người cùng với tốc độ tăng trưởng tiêu thụ giầy dép tại
Trung Quốc đạt trung bình khoảng 3,8% từ năm 2007 đến nay (nguồn: Tổng cục
thống kê Trung Quốc) chính là cơ hội để Biti’s đNy mạnh tiêu thụ sang thị trường
này Trong khi đó, một số các thị trường nổi tiếng như Mỹ, Eu đang ngày càng khó tính với việc xuất hiện nhiều rào cản kỹ thuật mới, đồng thời việc tìm kiếm những thị trường mới đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn trong một thời gian dài Vì vậy, việc tăng cường xuất khNu giầy dép Biti’s sang Trung Quốc trong thời gian tới là một chiến lược phát triển quan trọng của công ty Chính vì lý do này, tôi quyết định
chọn đề tài: Biện pháp đ y mạnh xuất kh u giầy dép của công ty Biti’s sang
Trung Quốc với mong muốn tìm hiểu rõ về thực trạng, cơ hội và biện pháp để giúp
công ty Biti’s khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc trong thời gian tới
1 Mục tiêu chọn đề tài
Tìm hiểu cơ hội và đưa ra giải pháp đNy mạnh xuất khNu giầy dép của Biti’s sang Trung Quốc
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh xuất khNu của Biti’s sang
Trung Quốc
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Thị trường Trung Quốc
Phạm vi thời gian: giai đoạn 2008-2012
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính làm nghiên cứu tại bàn, cụ thể:
Chương 1: Tổng hợp
Chương 2: Thu thập, thống kê, mô tả và phân tích các tài liệu tiếp cận được
từ công ty, sách báo, wedsite
Chương 3: Suy luận logic, duy vật biện chứng
4 Tổng quan các nghiên cứu trước đó
Trang 11Đề tài: “Giải pháp tăng cường xuất khNu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện hội nhập WTO”-luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Năm-lớp KTQD 46- trường Đại Học Kinh tế quốc dân Tác giả đã hệ thống hóa sơ bộ thực trạng và một số giải pháp để thúc đNy xuất khấu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả còn mang tính tổng quát chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu tình hình thực tế tại một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành cụ thể
Đề tài: “Chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc của công ty Biti’s”- sinh viên Nguyễn Thị Thảo-lớp KTQD 42- trường Đại học Kinh tế quốc dân Tác giả đã nghiên cứu về chiến lược và biện pháp đưa sản phNm giầy dép của Biti’s vào Trung Quốc
Đề tài: “Giải pháp thúc đNy xuất khNu giầy dép của công ty cổ phần Giầy Thăng Long”- sinh viên Nguyễn Thị Phương Liên- lớp Thương mại 48A-trường Đại học Kinh tế quốc dân
Tác giả đã nghiên cứu thực trạng và đưa ra định hướng phát triển xuất khNu giầy dép của công ty cổ phần Giầy Thăng Long Nhưng còn hạn chế ở mặt chưa đi nghiên cứu sâu vào một thị trường cụ thể của công ty
Tổng quan các nghiên cứu liên quan đã có, tôi nhận đinh chưa có nghiên cứu
về thực trạng và biện pháp đNy mạnh xuất khNu giầy dép Biti’s sang Trung Quốc Do đó, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những về đề còn tồn tại của các nghiên cứu trước đó là rất cần thiết
Tiểu luận bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khNu
Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khNu giầy dép của Công ty Biti’s sang thị trường Trung Quốc
Trang 12Chương 3: Giải pháp đNy mạnh xuất khNu giầy dép Biti’s sang Trung Quốc
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
1.1 Một Số Khái Niệm Về Hoạt Động Xuất Kh"u
Hoạt động xuất khNu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia Mục đích của hoạt đọng xuất khNu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.1
Hoạt động xuất khNu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khNu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc, hàng hóa thiết bị,… Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia
nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng
Hoạt động xuất khNu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài nhiều năm, có thể được
diễn ra trong hoặc ngoài phạm vi của một hoặc nhiều quốc gia khác nhau
1.2 Các Hình Thức Xuất Kh"u
Đi cùng với sự phát triển của thương mại hóa trên thế giới, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức xuất khNu để đáp ứng nhu cầu hiệu quả hóa hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trên thế giới Tuy nhiên, mỗi hình thức xuất khNu luôn có các ưu điểm và nhược điểm khác nhau Do đó, mỗi doanh nghiệp phải đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế và khó khăn cũng như chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức xuất khNu phù hợp và hiệu quả nhất
1
PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2005),Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, nxb Thống kê
Trang 14Dưới đây là 6 hình thức xuất khNu chủ yếu mà các doanh nghiệp thường lựa chọn cho hoạt động kinh doanh của mình.2
1.1.1 Xuất Kh"u Trực Tiếp
Xuất khNu trực tiếp là việc xuất khNu các loại hàng hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong
nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình
Phương thức này có một số ưu điểm là:
• Doanh nghiệp trực tiếp tìm kiếm và tiếp xúc với khách hàng đồng thời tự tiến hành xuất khNu do đó giảm được chi phí trung gian và làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
• Vì phải tự tiến hành hoạt động trong nhiều khâu từ tổ chức sản xuất, gom hàng cho đến tìm kiếm thị trường, đối tác, do đó, công ty phải tự chủ rèn luyện và xây dựng phát triển trong nhiều khâu tạo điều kiện để công ty phát huy tính độc lập của doanh nghiệp
• Do công ty tự thực hiện việc tìm kiếm đối tác và thị trường tiêu thụ nên công ty được quyền chủ động trong việc lựa chọn thị trường, số lượng và thời điểm tiêu thụ hàng hóa sản phNm của mình
Tuy nhiên, phương thức này còn bộc lộ một số nhược điểm như:
• Dễ xảy ra rủi ro vì cùng một lúc doanh nghiệp phải đảm nhận rất nhiều công việc từ sản xuất, gom hàng cho đến tiêu thụ sản phNm Nếu một trong các công đoạn trên gặp trục trặc thì có khả năng dẫn đến nguy cơ thua lỗ cho doanh nghiệp Ví dụ như:
- Nếu cán bộ xuất nhập khNu không có đủ trình độ kinh nghiệm khi tham gia ký kết thực hiện hợp đồng thì dễ mắc sai lầm gây bất lợi cho mình
2
GS.TS Võ Thanh Thu (2005), Kĩ thuật kinh doanh xuất nhập kh u,nxb Thống kê
Trang 15- Khả năng nghiên cứu thị trường kém dẫn đến lựa chọn thị trường và khách hàng mục tiêu sai sẽ dẫn đến nguy cơ không tiêu thụ được hàng hóa của công ty
• Khối lượng hàng hóa giao dịch phải đủ lớn thì mới bù đắp được chi phí giao dịch,vận chuyển
1.2.2 Xuất Kh"u Ủy Thác
Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất khNu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khNu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khNu, qua đó được hưởng
một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác
Ưu điểm của phương thức này:
• Đối với doanh nghiệp ủy thác: giảm thiệu các thủ tục và quy trình xuất khNu nhờ đó giúp doanh nghiệp giảm thiệu rủi ro, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tập trung nguồn lực vào chuyên môn hóa sản xuất
• Đối với bên nhận ủy thác: Không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh do chỉ đóng vai trò là trung gian giúp cho bên doanh nghiệp muốn xuất khNu hàng hóa thực hiện các thủ tục xuất khNu
Hạn chế của phương thức này:
• Doanh nghiệp sản xuất xuất khNu mất đi liên kết trực tiếp với thị trường nước ngoài dẫn đến khó nắm bắt những thông tin cần thiết để đáp ứng cho sự thay đổi xu hướng của người tiêu dung
• Phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho bên nhận ủy thác
1.2.3 Buôn Bán Đối Lưu
Trang 16Đây là phương thức xuất khNu kết hợp chặt chẽ với nhập khNu, trong
đó người bán hàng đồng thời là người mua với lượng hàng hóa trao đổi chó giá trị tương đương nhau Trong phương thức này, mục tiêu là thu về lượng hàng hóa có giá trị tương đương mà không phải ngoại tệ
Ưu điểm của phương thức này:
• Do không phải thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ nên doanh nghiệp tránh được các nguy cơ liên quan đến thanh toán ngoại tệ như: biến động
tỷ giá, trả lãi ngân hàng,
Nhược điểm của phương thức này:
• Doanh nghiệp chỉ thực hiện phương thức này trong trường hợp cả 2 bên xuất và nhập đều mong muốn trao đổi đúng chủng loại hàng hóa và đúng giá trị Do đó, rất khó tìm kiếm đối tác để thực hiện phương thức này
1.2.4 Xuất Kh"u Tại Chỗ
Đây là hình thức kinh doanh xuất khNu mới đang phát triển rộng rãi với đặc điểm là hàng hóa không cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được Do vậy nhà xuất khNu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khác hàng tự tìm đến với nhà xuất khNu
Ưu điểm của phương thức này:
• Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí do không phải ra nước ngoài tìm kiếm đối tác mà có thể dễ dàng tìm kiếm được khách hàng ngay tại quốc gia của mình
• Doanh nghiệp tránh được một số nguy cơ bị lừa đảo do có thể dễ dàng tìm hiểu kĩ về phía đối tác trước khi tiến hành đàm phán và giao dịch Nhược điểm của phương thức này:
Trang 17• Doanh nghiệp bị hạn chế trong việc tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng,
do đó gặp trở ngại trong việc tìm hiểu thị hiếu cũng như phát triển sản
phNm theo hướng quốc tế hóa
Sự ra đời hàng loạt của các khu chế xuất ngày nay đã tạo điều kiện cho xuất khNu tại chỗ ngày càng được chú trọng và phát triển nhanh chóng
1.2.5 Gia Công Quốc Tế
Là phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc bán sản phNm của một bên khác gọi là bên đặt gia công để chế biến ra thành phNm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao
Ưu điểm của phương thức này:
• Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và nhân lực trong các khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thiết kế sản phNm do chỉ đảm nhận thực hiện gia công theo yêu cầu của khách hang Do đó, đây là phương thức dễ thực hiện và phổ biến nhất tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Nhược điểm của phương thức này:
• Do chỉ tham gia vào hoạt động gia công thô sơ mang hàm lượng chất xám
ít, do đó nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được từ phương thức này còn thấp
Đây là phương thức xuất khNu đang phát triển mạnh mẽ tại các nước đang phát triển do có ưu thế về nhân công và nguyên phụ liệu giá rẻ Đồng thời giúp giải quyết công ăn việc làm cho lao động của nước nhận gia công
1.2.6 Tạm Nhập Tái Xuất
Đây là hình thức xuất khNu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khNu chưa qua chế biến ở nước tái xuất qua hợp đồng tái xuất
Trang 18với mục đích tạo ra lợi nhuận từ sự biến động của giá cả hàng hóa trên thế giới
Đây là phương thức xuất khNu mà doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chứ sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc, thiết bị Nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải nhảy bén với sự biến động của thị trường để thực hiện các hợp đồng hiệu quả
1.3 Quy Trình Tổ Chức Kinh Doanh Xuất Kh"u
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất khNu được thực hiện một cách an toàn và thuận lợi, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức xây dựng riêng cho mình một quy trình kinh doanh xuất khNu riêng sao cho phù hợp với bản thân để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất Nhưng nhìn chung, một quy trình tổ chức kinh doanh xuất khNu thường bao gồm các công đoạn sau.3
1.3.1 Nghiên Cứu Thị Trường
Thị trường nước ngoài gồm nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so với thị trường trong nước bởi vậy nắm vững các yếu tố thị trường, hiểu biết các quy luật vận động của thị trường nước ngoài là rất cần thiết Do đó, hoạt động nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất khNu cái gì, ở thị trường nào, chiến lược kinh doanh
cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra là gì
• Xuất khNu cái gì?
Để nhận biết mặt hàng kinh doanh trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng về quy cách chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất
Từ đó xem xét các khía cạnh của hàng hoá trên thị trường thế giới Về khía
3 TS Hà Thị Ngọc Oanh-Kỹ Thuật Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế-NXB Thống Kê-2009
Trang 19cạnh thương phNm phải hiểu rõ giá trị công dụng, các đặc tính, quy cách phNm chất, mẫu mã… Vấn đề khá quan trọng trong giai đoạn này là xác định sản lượng hàng hoá xuất khNu và thời điểm xuất khNu để bán được giá cao nhằm đạt được lợi nhuận tối đa
• Ở thị trường nào?
Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khNu, nghiên cứu thị trường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Trong nghiên cứu cần nắm vững một số nội dung: những điều kiện chính trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, những điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cũng cần phải nắm vững một số nội dung liên quan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trường đó như dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân, giá thành và dự biến động giá cả, mức độ cạnh tranh của mặt hàng đó
1.3.2 Tìm Kiếm Đối Tác
Sau khi xác định được thị trường kinh doanh xuất khNu thì việc tìm kiếm thương nhân giao dịch là một việc làm rất qua trọng Việc lựa chọn thương nhân giao dịch cần dựa trên một số đặc điểm sau: uy tín của bạn hàng trên thị trường, thời gian hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phNm…được như vậy, đơn vị kinh doanh xuất khNu mới xuất khNu được hàng và tránh được rủi ro trong
kinh doanh quốc tế
1.3.3 Lập Phương Án Kinh Doanh
Dựa vào kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường nứơc ngoài, doanh nghiệp kinh doanh cần lập phương án hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu xác định theo từng giai đoạn nhất định Xây dựng phương án kinh doanh gồm các bước sau:
Trang 20• Bước 1: Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân
Doanh nghiệp phải đưa ra được đánh giá tổng quan về thị trường nước ngoài và đánh giá chi tiết đối với từng phân khúc thị trường đồng thời cũng phải đưa ra những nhận định cụ thể về thương nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh
• Bứơc 2: Lựa chọn mặt hàng thời cơ, phương thức kinh doanh
Từ tuyến sản phNm công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khNu mà công
ty có khả năng sản xuất hoặc có nguồn hàng ổn định đáp ứng được thời cơ xuất khNu thích hợp: khi nào thì xuất khNu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khNu…và tuỳ thuộc vào khả năng của công ty mà công ty lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp
• Bước 3: Đề ra mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài khả năng tiêu thụ sản phNm xuất khNu thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khNu đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau
• Bước 4: Lựa chọn biện pháp thực hiện
• Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh
Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ kinh doanh đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty kinh doanh đã
và làm tốt, nhữngkhâu còn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình
xuất khNu
1.3.4 Đàm Phán Và Kí Kết Hợp Đồng
Trang 21Đàm phám là việc trao đổi thuyết phục đối tác chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra Đàm phán đóng vai trò quyết định mọi quyền lợi và khả năng doanh nghiệp có thể đi tiếp đến xuất khNu hay không Do đó việc đàm phán hiệu quả là một công việc đòi hỏi phải được thực hiện một cách rất thận trọng và chu đáo Muốn đàm phán thành công thì cần chuNn bị tốt những nội dung sau: xác định nội dung và mục tiêu đàm phán, chuNn bị dữ liệu thông tin về thị trường hàng hóa, kinh tế văn hóa và các thông tin cơ bản của đối tác, chuNn bị nhân sự đàm phán chuNn bị chương trình đàm phán
Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm phán cơ bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình thức
là đàm phán qua thư tín và đàm phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất
• Kí kết hợp đồng
Hợp đồng là cam kết có giá trị nhất để đảm bảo các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong giao dịch thương mại Khi kí kết một hợp đồng cần lưu ý một số các điều khoản sau:
Điều 1: tên hàng, phNm chất, qui cách, số lượng, bao bì, kí mã hiệu
Điều 2: giá cả
Điều 3: thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng, vận tải
Điều 4: điều kiện kiểm nghiệm hàng hoá
Điều 5: điều kiện thanh toán trả tiền
Điều 6: điều kiện khiếu nại
Điều 7: điều kiện bất khả kháng
Trang 22Điều8: điều khoản trọng tài
1.3.5 Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Kh"u
Sau khi đã kí kết hợp đồng xuất khNu, công việc hết quan trọng mà doanh nghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã kí kết Căn cứ vào điều khoản đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp các công việc mà mình phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi
đi và nhận những thông tin phản hồi từ phía đối tác
Qui trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khNu tùy thuộc vào phương thức thanh toán và phương thức giao nhận hàng mà thường bao gồm các bước sau:
• Xin giấy phép xuất khNu hàng hoá
• ChuNn bị hàng xuất khNu
• Đóng gói bao bì hàng xuất khNu và kẻ kĩ mã hiệu hàng hoá
• Kiểm tra chất lượng hàng hoá
• Mua bảo hiểm hàng hoá
• Thuê phương tiện vận tải
• Làm thủ tục hải quan
• Giao hàng lên tàu
• Làm thủ tục thanh toán
• Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1.4 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Kh"u Ngành Giầy Dép
Trong hoạt động kinh doanh xuất khNu, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh xuất khNu của Công ty, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu
và đánh giá những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến bản thân doanh nghiệp để tìm ra chiến lược kinh doanh phù hợp Sau đây là một số yếu tố chính tác động đến
Trang 23hoạt động kinh doanh xuất khNu nói chung, của ngành giầy dép nói riêng mà các doanh nghiệp cần quan tâm.4
1.4.1 Môi Trường Kinh Tế
Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khNu có ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng , do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khNu của doanh nghiệp Đối với hoạt động xuất khNu giầy dép của nước ta hiện nay, thương chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế của
Mỹ, khu vực EU và một số quốc gia lớn khác tại Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản
Để đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh tế đối với hoạt động xuất khNu người ta thường đánh giá các chỉ tiêu sau : tổng sản phNm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát , tình hình lãi xuất
1.4.2 Môi Trường Chính Trị-Pháp Luật
Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khNu của doanh nghiệp
Việc hình thành khối liên minh kinh tế EU đã tạo nhiều cơ hội cho mặc hàng dệt may Việt Nam có thể dễ dàng thông quan tại các nước trong khối nếu vào được 1 thị trường trước đó Và gần đây nhất là sự hình thành của khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, đã góp phần nâng cao hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khNu của các doanh nghiệp giầy dép tại Việt Nam
4 Dương Hữu Hạnh (2006), Kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất kh u,nxb Thống kê
Trang 241.4.3 Môi Trường Văn Hóa-Xã Hội
Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khNu
có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng Đối với những khu vực có dân số đông và có văn hóa tiêu dung mạnh mẽ như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,…thì sẽ góp phân thúc đNy xuất khNu giầy dép của doanh nghệp
1.4.4 Môi Trường Cạnh Tranh
Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khNu nhất định Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khNu cho mình
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia xếp thứ hai thế giới về xuất khNu giầy dép và chỉ xếp thứ hai thế giới Vì vậy, sức ép từ phía Trung Quốc là rất lớn
1.4.5 Nhân Tố Công Nghệ
Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế
xã hội, và mang lại nhiều lợi ích , trong xuất khNu cũng mang lại nhiều kết quả cao Nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán với các bạn hàng qua điện thoại , fax giảm bớt chi phí, rút ngắn thời gian Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin chính xác,kịp thời Yếu tố công nghệ cũng tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng hoá xuất khNu Khoa học công nghệ còn tác động tới lĩnh vực vận tải hàng hoá xuất khNu, kỹ thuật nghiệp vụ trong ngân hàng
Hiện nay, công nghệ sản xuất của ngành giầy dép Việt Nam được đánh giá chỉ ở mức trung bình Do trình độ công nghệ kỹ thuật trong nước còn thấp nên hầu hết các công nghệ đều là được nhập khNu từ phía Đài Loan,
Trang 25Trung Quốc Vì vậy việc đi sau Trung Quốc trở thành một thách thức rất lớn đối với ngành giầy dép Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nguồn lao động trẻ, dồi dao với chi phí lao động tương đối thấp Đối với đặc thù của ngành giầy dép là đòi hỏi nhiều công đoạn thủ công thì đây là một lợi thế rất lớn giúp cho việc sản xuất thúc đNy xuất khNu giầy dép ra thị trường thế giới của nước ta
1.5.6 Cơ Sở Hạ Tầng
Cơ sở hạ tầng là yếu tố không thể thiêu để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh nói chung, cho ngành dệt may nói riêng Hiện nay, hệ thống điện nước tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập với tình trạng thường xuyên thiếu điện, gây khó khăn cho sản xuât Ngoài ra, hệ thống cầu đường bến bãi, hệ thống vận tải, ngân hàng chỉ được đánh giá ở mức trung bình, nếu không được nâng cấp thì nguy cơ không đáp ứng được nhu cầu trong tương lai
1.5.7 Tỷ Giá Hối Đoái
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.Tỷ gía hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đNy mạnh xuất khNu trong hoạt động xuất khNu Do vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hướng đến hiệu quả xuất của
Trang 26doanh nghiệp.Để biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước , theo dõi biến động của nó từng ngày Doanh nghiệp phải lưu ý tỷ giá hối đoái được điều chỉnh là tỷ giá tỷ giá chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát
1.5.8 Khả Năng Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Một trong những yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động xuất của doanh nghiệp là vốn Bên cạnh yếu tố về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp phải có vốn để thực hiên các mục tiêu về xuất khNu mà doanh nghiệp đã đề ra Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam hiện nay đa phần là doanh nghiệp nhỏ với khả năng tài chính tương đối thấp Do đó, xét về quy mô hoạt động thì vẫn còn nhỏ do đó cũng gây khó khăn trong việc xuât khNu
Trang 27CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY BITI’S SANG THN TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2008-2012
2.1 Tổng Quan Về Công Ty Biti’s
2.1.1 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Biti’s
Công ty Biti’s có tên gọi đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên Là một công ty hàng đầu tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mặc hàng giầy dép trong nước Công ty Biti’s được khởi nghiệp từ hai tổ hợp sản xuất : Bình Tiên và Vạn Thành, thành lập vào tháng 01 năm 1982 tại đường Bình Tiên Quận 6 - TP Hồ Chí Minh với
20 công nhân, chuyên sản xuất các loại dép cao su đơn giản Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những cột mốc thành tích đáng tự hào cho toàn thể công ty
• Năm 1986, hai tổ hợp tác sát nhập lại thành Hợp Tác Xã cao su Bình Tiên hoạt động tại Quận 6, chuyên sản xuất các loại dép, hài với chất lượng cao, tiêu thụ trong nước và xuất khNu sang các nước Đông Âu và Tây Âu
• Năm 1989, Hợp Tác Xã Cao su Bình Tiên là đơn vị ngoài quốc doanh đầu tiên của cả nước được Nhà nước cho quyền trực tiếp xuất - nhập khNu
• Năm 1990, để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, Hợp Tác Xã Cao su Bình Tiên đầu tư mới hoàn toàn công nghệ của Đài Loan và thực hiện sản xuất sản phNm mới - giày dép xốp EVA
• Năm 1991, thành lập Công ty Liên doanh Sơn Quán - đơn vị liên doanh giữa HTX Cao su Bình Tiên với Công ty SunKuan Đoài Loan - chuyên sản xuất hài, dép xuất khNu Đây là Công ty Liên doanh đầu tiên giữa một đơn vị kinh tế tư nhân Việt Nam với một Công ty nước ngoài (thời hạn 18 năm)
Trang 28• Năm 1992, HTX Cao su Bình Tiên chuyển thể thành Công ty Sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's) chuyên sản xuất dép Xốp các loại, Sandal thể thao, Da nam nữ thời trang, Giày Thể thao, Giày Tây, Hài … tiêu thụ trong và ngoài nước
• Năm 1995, Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's) được thành lập chuyên sản xuất dép Xốp các loại, Sandal Thể thao, Da nam nữ thời trang, Giày Thể thao, Giày Tây, Hài … tiêu thụ trong và ngoài nước
• Năm 2000, thành lập Văn phòng Đại diện tại Vân Nam, Trung Quốc
• Năm 2001, Biti's được Tổ chức BVQI và QUACERT cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuNn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001 : 2000 • Năm 2002, thành lập Trung tâm Thương mại Biti's Tây Nguyên
• Năm 2005, thành lập Trung tâm Thương mại Biti's Miền Bắc
• Năm 2006, thành lập Trung tâm Thương mại Biti's Lào Cai
• Năm 2006, thành lập Trung tâm Kinh doanh Biti's Đà Nẵng
• Năm 2008, thành lập Chi nhánh Biti's Miền Tây
• Năm 2009, thành lập Chi nhánh Biti's Miền Nam
Sau 31 năm hoạt động (1982 - 2013), Biti's đã trở thành một công ty lớn với
2 đơn vị thành viên :
Công ty TNHH SX HTD Bình Tiên (Biti's)
Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's)
Với 3 Trung tâm Thương mại, 1 Trung tâm Kinh doanh, 2 chi nhánh
và hơn 4000 đại lý phủ khắp đất nước Sản phNm Biti's tiêu thụ đến hơn 40 quốc gia và khu vực trên thế giới
Trang 292.1.2 Cơ Cấu, Chức Năng Và Nhiệm Vụ Các Phòng Ban Của Công Ty Biti’s
Cơ Cấu Các Phòng Ban
Các phòng ban của công ty Biti’s được chia ra thành từng khối, mỗi khối đại diện cho ban Giám đốc điều hành và kiểm tra từng lĩnh vực và được
tổ chức theo sơ dồ 2.1 dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của công ty Biti’s
Hội Đồng Quản Trị
Ban Giám Đốc
Khối Hành Tài Chính
Chính-Khối Kế Hoạch
Kinh Doanh
Khối Điều Hành Sản Xuất
PTSP
Phòng KDX
K
Phòng KT-
TC
Phòng QLNS
&
HCPL
Phòng ĐGC
L
Ban
KT &
ƯDC NTT
Tổ TTG
Xưởn
g Cắt Dập
Xưởn
g In Lụa
Bế Hình
Xưởn
g MD&
HCG
H
Xưởn
g Cơ Điện
Xưởn
g Chế Tạo
Công Ty Dona Biti’s
Các Trung Tâm Thương Mại
Trang 30Phòng Ban
Ban Giám Đốc
Ban giám đốc có trách nhiệm điều hành các hoạt động của công ty,
đề xuất các giải pháp và vận hành công ty hoạt động theo mục tiêu được đề
ra, đồng thời thường xuyên báo cáo tình hình công ty với Hội đồng Quản trị
Khối Hành Chính-Tài Chính
Phòng Kế Toán-Tài Chính (Phòng KT-TC): được thành lập với vai
trò phân tích và quản lý tài chính của công ty, có trách nhiệm theo dõi thường xuyên các hoạt động thu chi đối với tài sản và nguồn vốn của công
ty, đồng thời phải báo cáo thường xuyên với ban giám đốc về nguồn tài chính của công ty để tham mưu cho ban giám đốc Phòng kế toán tài chính
có nghĩa vụ phải hoạt động chuyên nghiệp, đảm bảo hạch toán kịp thời, đầy
đủ, trung thực và chính xác
Phòng Quản Lý Nhân Sự Và Hành Chính Pháp Lý (Phòng QLNS&HCPL): do ban TGĐ quyết định thành lập với vai trò tham mưu
cho Ban giám đốc về vấn đề pháp lý liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời giúp đỡ ban giám đốc quản lý các vấn đề về hành chính, quản lý và đào tạo nguồn nhân lực cho công ty
Phòng Đánh Giá Chất Lượng (Phòng ĐGCCL): phòng đánh giá
chất lượng có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra chất lượng của sản phNm, quản lý
và xây dựng hệ thống chất lượng sản phNm, đảm bảo cho các sản phNm giày dép của công ty luôn đạt yêu cầu theo tiêu chuNn ISO 9001:2000
Ban Kiểm Tra Và Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin ( Ban KT&ƯDCNTT): được thành lập nhằm mục đích theo dõi, quản lý và duy trì
các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản xuất-kinh doanh và quản trị doanh nghiệp một cách có hiệu quả
Trang 31Tổ Th"m Tra Giá (Tổ TTG): được thành lập nhằm mục đích theo
dõi, quản lý và duy trì các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản xuất-kinh doanh và quản trị doanh nghiệp một cách có hiệu quả
Khối Kế Hoạch Kinh Doanh
Phòng Kế Hoạch Sản Xuất (Phòng KHSX): thực hiện các nhiệm vụ
liên quan đến cung ứng vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế, công cụ lao động,…phục vụ cho sản xuất
Phòng Kinh Doanh Xuất Kh"u (Phòng KDXK): có vai trò tham
mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về các lĩnh vực kinh doanh, xuất khNu, tiếp thị, mở rộng thị trường quốc tế, giao tế đối ngoại, đàm phán với khách hàng nước ngoài
Phòng Nghiên Cứu Và Phát Triển Sản Ph"m (Phòng NC&PTSP):
có vai trò tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về các lĩnh vực kinh doanh, xuất khNu, tiếp thị, mở rộng thị trường quốc tế, giao tế đối ngoại, đàm phán với khách hàng nước ngoài
Phòng Điều Hành Kinh Doanh (Phòng ĐHKD): điều hành các hoạt
động kinh doanh nội địa, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về tình hình kinh doanh của các chi nhánh, trung tâm của công ty
Khối Điều Hành Sản Xuất
Xưởng Chế Tạo: Là đơn vị trực thuộc khối điều hành sản xuất, chịu
trách nhiệm quản lý điều hành phân xưởng, tổ chức sản xuất và thực hiện sản xuất các lại Mouse, tấm EVA, các công đoạn thủ công bán thành phNm khác như: lạng, chẻ, ép dấu chân,…và chuyển giao cho các phân xưởng kế tiếp để hoàn chỉnh
Xưởng Cắt Dập: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành phân xưởng, tổ
chức sản xuất và thực hiện gia công như: cắt, dặp, cán dán, theu các chi tiết trang trí,…của bán thành phNm và chuyển giao cho các phân xưởng kế tiếp
để hoàn chỉnh
Trang 32Xưởng In Lụa-Bế Hình: Quản lý điều hành phân xưởng, tổ chức sản
xuất và thực hiện sản xuất bán thành phNm như: in lụa, bế hình, bọc đế,…bán thành phNm và chuyển cho các phân xưởng kế tiếp để hoàn chỉnh sản phNm
Xưởng May Da Và Hoàn Chỉnh Giao Hàng (Xưởng MD&HCGH):
Có chức năng sản xuất hoàn thiện sản phNm, đóng gói bao bì, là công đoạn cuối cùng để hoàn thành sản xuất Xưởng có kho riêng để tập kết hàng hóa
và giao hàng cho khách hàng
Xưởng Cơ Điện: Thực hiện vai trò: bảo trì, sữa chữa, lắp đặt, chế tạo,
quản lý điện, nước, hơi,…phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt trong công ty
2.2 Phân Tích Tình Hình Kinh Doanh Chung Của Công Ty Biti’s
2.2.1 Sản Ph"m Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Biti’s
Các sản phNm của Biti’s không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn phong phú về màu sắc, có nhiều kiểu dáng phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ
em, học sinh, thanh niên cho đến người già Sản phNm giầy dép của công ty Biti’s bao gồm các loại sau: Dép xốp, Sandal thể thao, Da thời trang, Giầy thể thao, Giầy tây, Dép y tế, Hài, Guốc gỗ
• Dép xốp: quai và đế được làm từ Mousse là loại xốp dai, mềm, nhẹ, thoáng, với nhiều kiểu dáng và mẫu mã được công ty nghiên cứu và sản xuất sao cho phù hợp với từng lứa tuổi và từng xu hướng thị trường
• Sandal thể thao: phần quai được làm từ vật phụ liệu cao cấp, chủ yếu
là quai ngang, kiểu dáng thể thao Phần đế được làm từ TPR hoặc làm từ cao
su Có đọ ma sát cao chống trơn trượt phục vụ cho các buổi dã ngoại, cắm trại, phù hợp với học sinh, sinh viên khi đi học
Trang 33• Dép da nam nữ thời trang: Phần quai được làm bằng da cao cấp, mềm, màu sắc chủ yếu là đen, nâu Phần đế được làm từ PU nhẹ mềm, bền thích hợp với mùa hè, kiểu dáng trẻ trung năng động
• Guốc gỗ: Phần quai được làm từ vật liệu cao cấp là Si PU, PVC Phần
đế được làm từ gỗ thiên nhiên, nhệ, thuận tiện cho việc đi lại Hoa văn trên
đế được thiết kế nổi bật, đậm chất Á Đông
• Giầy thể thao được thiết kế nhẹ nhàng, thông thoáng, mũ quai có thể
co giãn được, có các lỗ khí đảm bảo cho giầy không bị Nm ướt, tạo cảm giác mát mẻ thoải mái khi mang giầy Phần đé được thiết kế các hoa văn đặc biệt đảm bảo tính mỹ quan, lớp đế trong sử dụng vật tu chọn lọc, độ bền cao, công nghệ Hàn Quốc
• Giầy tây: Phần quai với chất liệu da cao cấp, với nhiều kiểu dáng phù hợp với mọi lứa tuổi trung niên và thanh niên Sản phNm phù hợp cho đi làm công sở, đi tiệc,
• Dép y tế: Phần đế được làm bằng cao su, khi tiếp xúc với mặt đất tạo
ra độ ma sát lớn giúp cho người bệnh an toàn trong khi sử dụng Độ êm, độ đàn hồi của mặt đế có tác dụng giảm lức va chạm, làm cho người bệnh rất thoải mái khi sử dụng sản phNm này
• Hài: Mũ quai được sử dụng chất liệu là vải nhung hoặc khăn lông đồng thời được thiết kế với dạng bít mũi, có đặc tình êm và ấm
Trong những năm qua, Công ty Biti’s triển khai sản xuất rất nhiều các chủng loại sản phNm Trong đó, 2 nhóm sản phNm chính là nhóm hàng dép xốp và dép lào chiếm đến hơn 60% lượng hàng của công ty
Cụ thể cơ cấu các sản phNm giầy dép của công ty trong những năm qua được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây
Trang 34Bảng 2.1: Tỷ lệ các nhóm sản ph"m của Công ty Biti’s giai đoạn
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các sản ph"m của Công ty Biti’s giai đoạn 2008-2012
Từ năm 2008 cho đến năm 2012, 2 sản phNm truyền thống của Công
ty Bitis luôn chiêm tỷ trọng gần 70% lượng sản phNm của Công ty Cụ thể, sản phNm dép xốp chiếm khoảng 40% vào năm 2008 và năm 2009 Năm
2010 và 2011, do có nhiều sự thay đổi trong xu hướng tiêu dung của người Việt Nam, các sản phNm dép xốp ít được ưa chuộng như những năm trước
Trang 35nên Công ty đã cho giảm tỷ trọng sản phNm dép xốp xuống còn khoảng gần 34% Trong năm 2012, nhớ sự cải cách các công nghệ và máy móc thiết bị trong năm 2010-2011, Công ty đã có nhiều bước tiến đột phá trong việc nghiên cứu và phát triển sản phNm với sản phNm điện hình là dép xốp EVA rất được thị trường trong nước cũng như nước ngoài đón nhận Nhờ vậy, tỷ trọng sản phNm dép xốp trong năm 2012 đã tăng trưởng trở lại và chiếm gần 38% lượng sản phNm của Công ty
Trong khi đó, nhóm sản phNm dép Lào cũng cho thấy tầm quan trọng không kém của sản phNm này khi đóng góp hơn 30% vào tổng lượng hàng của Công ty hàng năm Giai đoạn 2008-2010 chứng kiến sự tăng mạnh trong
tỷ trọng của sản phNm này Cụ thể từ tỷ trọng khoảng 27%, lượng sản phNm dép Lào đã tăng hơn 5% vào năm 2009 lên hơn 32% và tiếp tục gia tăng 2% vào năm 2010 Sự tăng trưởng của dép Lào trong cơ cấu sản phNm của doanh nghiệp chủ yếu do sự giảm xuống của mặt hàng dép xốp là chính, mà không xuất phát từ ý chí và sự chủ động của Ban lãnh đạo Công ty Đến năm 2011
và 2012, tỷ trọng dép Lào đã giảm xuống do có sự gia tăng của sản phNm dép xốp Đến năm 2012, dép Lào còn chiếm khoảng 31% trong cơ cấu các sản phNm của Công ty
Từ biểu đồ trên, có thể nhận thấy sản phNm của Công ty Biti’s hầu như phủ khắp mọi đối tượng người tiêu dùng từ dép da thời trang, giầy thể thao cho đối tượng thanh thiếu niên, giầy tây cho nhân viên công sở, cho đến hài và dép y tế Điều này mặc dù tạo một số điểm thuận lợi cho Công ty như dễ tạo thương hiệu trong lòng người tiêu dùng với đa dạng các loại sản phNm cho các đối tượng khách hàng Tuy nhiên điều này cũng tạo nên một số khó khăn khi phải dàn trải nguồn lực để tiến hành sản xuất nhiều sản phNm dẫn đến khả năng hiệu quả hóa sản xuất bằng việc chuyên môn hóa kém hơn hẳn Do vậy, Công ty Biti’s nên tập trung chuyên môn hóa sản xuất một số nhóm sản phNm để tận dùng tối đa lợi thế của mình và chiếm lĩnh thị trường
Trang 362.2.2 Công Nghệ Sản Xuất Của Công Ty Biti’s
Đối với Công ty sản xuất mặt hàng giầy dép như Biti’s thì ngoài yếu
tố con người, thiết bị máy móc đóng một vai trò rất quan trọng đến sự thành công của Công ty Vì vậy, Công ty Bitis’s luôn không ngừng nghiên cứu, đầu
tư cải tiến và nâng cấp hệ thống thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất, nhằm mang đến cho khách hàng những sản phNm ưu việt nhất
Bắt đầu từ năm 1989, Công ty Biti’s đã biết áp dụng công nghệ EVA vào sản xuất, sản phNm dép xốp mang thương hiệu Biti's có chất lượng tốt hơn và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ trong nước; hàng nhập lậu của Thái Lan và Trung Quốc không còn chỗ đứng Điều này đã tạo nền tảng vững chắc để Biti's lớn mạnh và trở thành một thương hiệu quốc gia trong nhiều năm qua
Trong những năm qua, để có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài, công ty đã mạnh dạn đầu tư phầm mềm thiết
kế giày dép 3D của Italia Với công nghệ tiên tiến có thể tạo ra những sản phNm chính xác và hoàn hảo hơn Sử dụng chất liệu và phối màu được mô phỏng trực tiếp trên mô hình thiết kế, sản phNm được nhìn thấy ở nhiều góc
độ khác nhau, đạt tối đa yêu cầu về tính thẫm mỹ cũng như đảm bảo sự thoải mái, tiện lợi và an toàn nhất cho đôi bàn chân
Sau cuộc cải cách của Công ty vào năm 2010-2011, công ty đã cho nhập khNu nhiều máy móc thiết bị mới để thay thế cho hệ thống sản xuất cũ nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng của sản phNm Cụ thể được thể hiện dưới bảng 2.2 sau:
Trang 37Năm 2009 2010 2011
Từ bảng 2.2 trên, ta thây Công ty Biti’s đã không ngừng đầu tư mua sắm trang thiết bị để phục vụ sản xuất trong những năm qua Năm 2009 và
2010 công ty chi hơn 170 ngàn USD mỗi năm để dùng cho việc nhập khNu máy móc Riêng năm 2011, khi công ty thực hiện cuộc cải cách trong sản xuất đã nhập khNu hơn 240 ngàn USD máy móc thiết bị Phần lớn, các máy móc công nghệ của công ty đều được nhập từ Đài Loan và Trung Quốc
Không chỉ chú trọng vào thiết bị sản xuất, Công ty Biti’s còng hướng đến sự hiện đại và chuyên nghiệp trong cả hệ thống quản lí và làm việc của nhân viên bằng việc đNy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, 100% nhân viên văn phòng đều được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại Công ty đã đạt được thành công trong lĩnh vực tin học hóa bằng việc hoàn thiện các phần mềm ứng dụng do công ty tự phát triển, giúp nhân viên tiết kiệm được thời gian và thao tác nhanh hơn Đặc biệt, hệ thống quản lý SAP – ERP được đưa vào sử dụng năm 2010 là một bước đột phá trong công tác quản lý kinh doanh để công ty Biti’s tiến lên một tầm cao mới
2.2.3 Thị Trường Tiêu Thụ Của Công Ty Biti’s
Ngay từ khi thành lập, Ban điều hành của Công ty đã chủ trương phát triển với chiến lược bao phủ, bao dày Do đó, vấn đề thị trường tiêu thụ luôn được công ty đặt lên hàng đầu, là vấn đề quyết định sự thành công hay thất bại của công ty Tính đến nay, sau hơn 30 năm phát triển, Công ty Biti’s đã
có mạng lưới phân phối giầy dép phủ khắp 64 tỉnh thành với hơn 4.500 đại lý cửa hàng Ngoài ra, Công ty Biti’s đã thành lập 5 Trung tâm thương mại và 5
Bảng 2.2: Giá trị nhập kh"u máy móc thiết bị của Công ty Biti’s qua các
Trang 38chi nhánh phân phối và tiếp thị phân đều khắp cả nước Việc phân phối hàng hóa đến tận tay người tiêu dung trên khắp cả nước đã giúp Biti’s luôn khẳng định được vị thế thương hiệu quốc gia trong long người tiêu dung trong những năm qua
Ngoài việc lấy thị trường nội địa làm nền tảng vững chắc, Công ty Biti’s còn chú trọng đến việc vươn ra thị trường quốc tế Trong những năm qua, Công ty Biti’s không ngừng tìm kiếm các khách hàng nước ngoài và mạnh dạn đầu tư xây dựng các đại lý bán hàng tại nước ngoài Mặt dù còn nhiều khó khăn, nhưng nay Công ty đã đạt được một số mặt tích cực như: Mặt hàng giầy dép của Công ty Biti’s đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới, trong đó, thị trường chủ yếu là Châu Âu, Châu Mỹ và một số quốc gia Châu Á; Xây dựng được hệ thống phân phối với hơn 350 cửa hàng đại lý tại Trung Quốc, 1 chi nhánh đại lý tại Mỹ và 1 chi nhánh đại lý tại Campuchia
Năm 2008 Năm2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nội địa Xuất khNu
Trang 39Mặt dù thị trường tiêu thụ sản phNm chính của Công ty Biti’s là nội địa với hơn 90% doanh thu Trong khi thị trường nước ngoài chỉ đem lại khoang 10% doanh thu cho công ty Nhưng Ban lãnh đạo vững luôn coi việc tăng cường xuất khNu sang thị trường nước ngoài làm hướng phát triển trong thời gian tới Đặc biệt khi Việt Nam đang dần tiến đến tự do hóa thương mại sau khi gia nhập WTO với một số quốc gia và khu vực trên thế giới đang mở
ra con đường tìm kiếm nhiều hơn những thị trường mới và tiềm năng cho sản phNm của Công ty
2.2.4 Hệ Thống Kinh Doanh, Phân Phối Và Tiếp Thị Của Công Ty Biti’s
Tại nước ngoài
- Công ty Biti’s USA (Biti’s USA Inc)
Địa chỉ: 128 Broadway Suit 447 New York N.Y 10001, USA
Tel: 212 868 7482; Fax: 212 868 7500
Email: bitisusa@aol.com
- Văn phòng đại diện Công ty Biti’s tại Trung Quốc: gồm 3 văn phòng đại diện tại Hà KhNu, Côn Minh, Nam Ninh và một trạm liên lạc tại Quảng Châu
- Văn phòng đại diện tại Cambodia: Cambodia Trading Co., Ltd
Địa chỉ: 383-385 Sihanouk BLVD, Sangkat Veal Vong, Khan 7 Makara, Phnom Pênh, Cambodia Tel-Fax: 855-23-987183
Hệ thống phân phối và tiếp thị trong nước gồm 5 Trung tâm:
- Trung tâm thương mại Biti’s Lào Cai
- Trung tâm thương mại Biti’s Miền Bắc
- Trung tâm kinh doanh Biti’s Đà Nẵng
- Trung tâm thương mại Biti’s Tây Nguyên
- Trung tâm thương mại Biti’s Đồng Nai
Trang 40- 5 Chi nhánh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Tp.Hồ Chí Minh và Cần
Thơ và hơn 4.500 đại lý-cửa hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam
• Thị trường xuất khNu:Công ty Biti’s xuất khNu hàng hóa ra hơn 50 quốc gia:
- Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Israel, Saudi Arabia, UAE, Srilanka, Ấn Độ
- Châu Âu: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức, Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy
Sỹ, Thủy Điện, Hungary, Rumania, Ba Lan, Phần Lan, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Malta, Bỉ, Đan Mạch, Nga, Ukraina
- Châu Mỹ: Mỹ, Mexico, Brazil, Canada, Venezuela,Ecuado,
- Châu ÚC: Úc, New Zealand
2.2.5 Phân Tích Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Biti’s Giai Đoạn 2008-2012
Phân Tích Doanh Thu Của Công Ty
Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007, đã mở ra nhiều con đường thuận lợi cho Việt Nam gia tăng hợp tác thương mại cũng như tiến hành mở rộng thị trường, tăng cường xuất khNu hàng hóa ra thế giới Công ty Biti’s cũng đã tranh thụ cơ hội này để tăng gia sản xuất và thúc đNy tiêu thụ sản phNm cả ở trong nước và nước ngoài Mặc
dù có đôi lúc gặp khó khăn, nhưng nhìn chung toàn thể Công ty Biti’s đã làm tốt nhiệm vụ của mình, và giúp cho doanh thu của Công ty có được một sự tăng trưởng đáng kể
Vào năm 2008, sau khi Việt Nam đã chính thức gia tham gia vào các hoạt động của WTO, Công ty Biti’s cũng đã hưởng được nhiều lợi ích nhất định Chỉ trong vòng 1 năm sau năm 2007, tổng doanh thu của Công ty Biti’s
đã tăng hơn 16 tỷ đồng, như vậy doanh thu của Công ty đã tăng lên hơn 20%
so với năm 2007 và đạt hơn 750 tỷ đồng