Tài liệu tham khảo Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp một Việt Nam
Trang 1Trờng Đại học Kinh tế quốc DÂN Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế
chuyên đề tốt nghiệp
Tên đề tài:
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà pHÊ của Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam
Sinh viên thực hiện : đỗ hằng nga
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài :
Ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớimỗi quốc gia và mỗi nền kinh tế trên thế giới Thông qua xuất nhập khẩu, cácquốc gia có thể khai thác được những lợi thế của mình trong việc nâng cao năngsuất và hiệu quả lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần rất lớnvào sự nghiệp của đất nước
Đối với Việt Nam, một nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển thì hoạtđộng xuất nhập khẩu lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Do đó, trong chính sách phát triển kinh tế củamình, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của hoạtđộng xuất nhập khẩu và coi xuất nhập khẩu là một trong những yếu tố quantrọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đờisống của nhân dân
Thực tế đã chứng minh rằng hội nhập kinh tế quốc tế đã trực tiếp góp phầnđưa nước ta vượt qua khủng hoảng trong những năm đầu khi nền kinh tế chuyểnsang nền kinh tế thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần to lớn vào
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời làm thúc đẩy quátrình chuyển dịch cơ cấu và nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam Chỉriêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta đã đạt được nhiều thànhquả đáng ghi nhận, trong đó đặc biệt phải kể đến xuất khẩu mặt hàng cà phê-mộtmặt hàng nông sản chủ lực của ta Tuy nhiên trong mấy năm gần đây hoạt độngxuất khẩu cà phê của nước ta đang gặp phải những vấn đề lớn Đó là tuy khốilượng xuất khẩu lớn nhưng doanh thu cho hoạt động này lại không cao, đồngthời trong những năm gần đây Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong số những
lô hàng bị loại tại các thị trường nhập khẩu cà phê lớn do chất lượng không đảmbảo Điều này gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và đặc
Trang 3biệt là những người nông dân trồng cà phê Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu càphê một cách có hiệu quả vẫn là vấn đề mà Nhà nước và các doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu cà phê và những người trồng cà phê đang nỗ lực thực hiện.Trong rất nhiều công ty xuất nhập khẩu trong nước, công ty cổ phần xuấtnhập khẩu Tổng hợp I là một đơn vị đang ngày càng khẳng định được vị thế củamình mà một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là cà phê.Chính vì lý do này mà em chọn đề tài:“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tạicông ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I”
Mục đích nghiên cứu đề tài
Từ thực trạng xuất khẩu cà phê và các biện phấp mà công ty cổ phần xuấtnhập khẩu Tổng hợp I đã thực hiện để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê, từ
đó tiến hành đánh giá khả năng xuất khẩu cà phê của công ty và đưa ra một sốgiải pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu cà phê của công ty
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ lý luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu
Phân tích, đánh giá việc xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu Tổng hợp I và một số giải pháp công ty đã thực hiện để đẩy mạnh xuấtkhẩu cà phê
Đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu cà phê của công
ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I
Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề thực tập tập trung nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu cà phêcủa công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I
Trang 4Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên đề thực tập này tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu: Thu thập số liệu, thông tin từ nguồn thông tin thứ cấp, phân tíchtổng hợp các báo cáo của công ty kết hợp với tham khảo thông tin từ sách báo,tạp chí, Internet, thực hiện phỏng vấn một số cán bộ thuộc phòng kế hoạch xuấtnhập khẩu và phương pháp sử lý dữ liệu thu được thông qua việc đánh giá cácchỉ tiêu, phương pháp thống kê
Cụ thể là:
Để vẽ được sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty tôi đã tham khảo thông tin từtrang web của công ty và phỏng vấn cô Quyền Thị Thanh-Phó phòng tổ chứccán bộ Để làm rõ hơn về vai trò của từng phòng trong bộ máy, tôi dự kiến lậpbảng biểu thị sự đóng góp của các phòng nghiệp vụ vào doanh thu của công ty,bảng này sẽ dựa trên báo cáo kết quả hàng năm của công ty
Tôi dự kiến vẽ biểu đồ hình tròn biểu thị cơ cấu nguồn vốn của công ty, để
vẽ được biểu đồ đó tôi đã tham khảo thông tin trên trang web công ty Từ những
số liệu thu thập được tôi tiến hành phân tích và đánh giá
Để làm rõ tiềm lực tài chính của công ty tôi dự kiến sẽ lập bảng biểu thị tìnhhình tài chính công ty, dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và trên trang web.Qua bảng đó tôi tiến hành phân tích và đánh giá, rút ra kết luận về khả năng huyđộng vốn, số vốn hiện có của công ty
Cũng tương tự như vậy tôi sẽ lập các bảng đánh giá kết quả kinh doanh củacông ty
Chuyên đề tập trung nghiên cứu các biện pháp mà công ty sử dụng để đẩymạnh xuất khẩu cà phê Vì vậy tôi dự kiến lập các bảng sau: Sản lượng và kimngạch xuất khẩu cà phê và một số mặt hàng nông sản khác của công ty (2005-2007) - nguồn báo cáo tổng kết của công ty Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
cà phê của công ty từ 2002 đến 2007 - nguồn báo cáo kết quả kinh doanh củacông ty Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty sang một số nước (2005-2007)-nguồn báo cáo tổng kết của công ty
Trang 5Kết cấu của chuyên đề thực tập
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết của em gồm 3 chương kết cấu nhưsau:
Chưong 1: Lý luận chung về đẩy mạnh xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Tổng hợp I
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Tổng hợp I
Trang 6Chương 1 : Lý luận chung về đẩy mạnh xuất khẩu
1.1 Một số khái niệm.
1.1.1 Xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốcgia khác.Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi
ro và chi phí thấp Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá
và dịch vụ Dưới giác độ phi kinh doanh như quà tặng hoặc viện trợ không hoànlại thì hoạt động đó lại là việc lưu chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ qua biên giớiquốc gia
(Nguồn: Giáo trình kinh doanh quốc tế-GS.TS Nguyễn Thị Hường).
Khái niệm xuất khẩu theo luật thương mại 2005: Xuất khẩu hàng hóa là việchàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệtnằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy địnhcủa pháp luật
1.1.2 Đẩy mạnh xuất khẩu.
Đẩy mạnh xuất khẩu là các hoạt động mang tính chất định hướng cho tươnglai cho các doanh nghiệp nhằm mục đích tăng số lượng hàng xuất khẩu vào mộtthị trường nào đó, đồng thời nâng cao mức lợi nhuận thu được từ hoạt động kinhdoanh xuất khẩu của doanh nghiệp
(Nguồn: Trần Chí Thành-NXB Thống kê 2000)
1.2 Vai trò của đẩy mạnh xuất khẩu.
1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc gia.
Thúc đẩy xuất khẩu là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và pháttriển kinh tế của Việt Nam
Trang 7Thúc đẩy xuất khẩu là con đường phù hợp nhất để Việt Nam tham gia vào sựphân công lao động quốc tế với điều kiện môi trường kinh tế và những thuận lợivốn có như hiện nay Sự phân công lao động trong giai đoạn đầu tăng trưởngphải dựa trên lợi thế so sánh của từng quốc gia để sản xuất các sản phẩm và traođổi với nhau Xuất phát từ những lợi thế so sánh của Việt Nam và các nước trênthế giới, trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, Việt Nam sẽ sản xuất các sảnphẩm thô và sản phẩm nông nghiệp, một số sản phẩm sử dụng nhiều lao động,công nghệ trung bình, sử dụng ít vốn ngoại tệ thu được thông qua hoạt độngxuất khẩu đó, Việt Nam sẽ nhập khẩu tư liệu sản xuất và công nghệ để sản xuấthàng xuất khẩu hoặc hàng thay thế nhập khẩu.
Thúc đẩy xuất khẩu sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển từ việcsản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô, sảng phẩm sơ chế sang sản phẩm chế biến
Sự chuyển dịch về mặt chiến lược này sẽ được thực hiện trên các định hướngsau đây : (1) chuyển nhu cầu cuối cùng khỏi việc tiêu dùng các sản phẩm nôngnghiệp và sản phẩm sơ chế cùng với sự tăng lên về thu nhập; (2) Chuyển lợi thế
so sánh từ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô, sản phẩm nông nghiệp vàsản phẩm sơ chế, sản phẩm chế biến sử dụng nhiều lao động sang sản xuất vàxuất khẩu các sản phẩm có lợi thế về mặt kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật sảnphẩm; (3) chuyển từ dư cầu sang dư cung vể rất nhiều loại sản phẩm, kể cả sảnphẩm xuất khẩu; (4) chuyển từ sử dụng nhiều lao động không qua đào tạo sangchỗ hoạt động sản xuất đòi hỏi nhiều lao động có kỹ năng hơn và như vậy, tấtyếu lao động phải dịch chuyển từ những ngành có năng suất thấp sang nhữngngành có năng suất cao hơn
Thúc đẩy xuất khẩu sẽ đẩy mạnh sự phát triển của thương mại quốc tế, đưaViệt Nam hội nhập nhanh vào nền kinh tế khu vực và thế giới Thông qua đó,Việt Nam sẽ có điều kiện để nhận chuyển giao công nghệ và vốn từ bên ngoài làhai yếu tố rất quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nềnkinh
Trang 81.2.2 Đối với doanh nghiệp.
Đẩy mạnh xuất khẩu là một hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với hầuhết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khi mà thị trường nội địa đang dần trởnên chật hẹp và sức cạnh tranh từ hàng hoá ngoại nhập ngày càng cao thì đẩymạnh xuất khẩu thực sự là một hướng đi đúng đắn cho hầu hết các doanh nghiệpViệt Nam trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài Sau đây là những tác dụngcủa đẩy mạnh xuất khẩu đối với doanh nghiệp:
Đẩy mạnh xuất khẩu mang lại cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng hoạt độngkinh doanh trên thị trường vô cùng rộng lớn với sức tiêu thụ cao, nhu cầu đadạng, từ đó doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn
Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng mối quan hệ kinh doanh, thương mại vớicác đối tác nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới tiêuthụ sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế
Mang lại cho doanh nghiệp những bài học kinh nghiệm quý báu để hoànthiện hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình, tránh những rủi ro có thể xảy ra.Cùng với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu đời sống của người công nhâncủa doanh nghiệp sẽ được cải thiện với mức lương cao hơn, tỷ lệ thất nghiệpgiảm
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.3.1 Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực sẵn có của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế để thực hiện các mụctiêu xuất khẩu đặt ra Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả là lợi ích tối đa thu đượctrên chí phí tối thiểu, hay hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là kết quả đầu ra tối đatrên chi phí đầu vào tối thiểu
Trang 9Chỉ tiêu lợi nhuận trong hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là có hiệu quả khilợi nhuận thu được không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị
và toàn xã hội
1.3.2 Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu.
Doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện quá trình mua bán hàng hoá với nướcngoài Quá trình này nằm trong khâu lưu thông phân phối và chịu sự chi phốicủa các qui luật thị trường Lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu laphần dôi ra trong hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi toàn bộ chi phí, hay nóikhác đi, lợi nhuận trong kinh doanh xuất khẩu là phần dôi ra của bộ phận giá trịthặng dư do sản xuất nhường lại cho lưu thông và toàn bộ giá trị thặng dư do laođộng có tính chất sản xuất trong lưu thông tạo ra
1.3.3 Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và của sản phẩm.
Uy tín của doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh ( người cung ứng, kháchhàng, đối tác liên minh…) cũng là yếu tố góp phần tạo nên lợi thế và nâng caohiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Chữ “ tín” trong kinh doanhngày nay càng có ỹ nghĩa quan trọng vì nó giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch,nuôi dưỡng các mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp với các đối tác Nhờ
Kết quả đầu ra hoạt động xuất khẩuHiệu quả kinh doanh xuất khẩu =
Chi phí đầu vào hoạt động xuất khẩu
Trang 10có sự tín nhiệm với doanh nghiệp và các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp,khách hàng sẽ quay trở lại mua hàng Khi sự trung thành của khách hàng đượcquan tâm, bồi đắp, sẽ càng khó khăn hơn cho các đối thủ cạnh tranh có thê lôikéo khách hàng của doanh nghiệp về phía họ.
Một vấn đề rất quan trọng liên quan đến nâng cao uy tín của doanh nghiệp làkhả năng doanh nghiệp phát triển thành công các thương hiệu mạnh Nếu sảnphẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người tiêu dùngnhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp giatăng Nhưng đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ ở số lượng cácthương hiệu mạnh mà doanh nghiệp đang có mà quan trọng phải đánh giá đượckhả năng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp Khả năng đó cho thấy sựthành công tiềm tàng của doanh nghiệp trong tương lai Nếu doanh nghiệp cókhả năng phát triển thương hiệu thành công thì các sản phẩm mới trong tươnglai sẽ có khả năng thành công lớn hơn trên thương trường Các chỉ tiêu như chiphí cho hoạt động phát triển thương hiệu, số lượng thương hiệu hiện có, mức độnổi tiếng và được ưu chuộng của thương hiệu… so sánh với các chỉ tiêu tươngứng của đối thủ cạnh tranh có thể được sử dụng để phân tích hiệu quả hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp
1.3.4 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.
Muốn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cần phải xác định cơ cấu sản phẩm chophù hợp với nhu cầu của khách hàng, phục vụ tốt hơn cho khách hàng so với đốithủ cạnh tranh
Khả năng cung cấp cho khách hàng đúng hàng hoá, dịch vụ mà họ cần, vàođúng thời điểm mà họ muốn Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chấtlượng cao, tinh năng ưu việt hơn so với các sản phẩm hiện có trên thị trường vớimức giá chấp nhận được có thể coi là phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng
Do đó, có thể nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tốc độ đổi mới là yếu tố khôngthể thiếu để phục vụ khách hàng tốt hơn
Trang 11Phạm vi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp tức là doanh nghiệp cungứng được nhiều loại và chủng loại sản phẩm sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu đadạng của khách hàng và do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn Tuy nhiên, nếudanh mục sản phẩm của doanh nghiệp quá rộng và trong mỗi loại lại có quánhiều chủng loại khác nhau thì các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp sẽ
bị dàn trải và sử dụng kém hiệu quả, không tận dụng được hiệu quả giảm chi phínhờ tính kinh tế của quy mô Có những loại doanh nghiệp chỉ cung ứng một vàiloại sản phẩm phục vụ nhu cầu đặc thù của khách hàng cũng vẫn có thể coi làđạt hiệu quả kinh doanh cao Vấn đề mấu chốt cần xem xét là doanh nghiệp kinhdoanh nhằm phục vụ đối tượng khách hàng nào, nhu cầu của họ là gì và doanhnghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu đó bằng cách nào Những vấn đề đó cấu thành phạm
vi kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.5 Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng tính từ khi doanh nghiệp nhậnđược đơn đặt hàng đến khi hoàn thành sản phẩm và giao cho khách hàng Tuỳtừng hoạt động đặc thù của doanh nghiệp mà thời gian này dài ngắn khác nhau,thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng càng rút ngắn thì hiệu quả kinh doanh củacông ty càng cao
1.4 Các giải pháp thường được sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu.
Trang 12hoá, tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, uy tín của doanhnghiệp và hiệu quả kinh doanh.
Để hoàn thiện hệ thống khai thác nguồn hàng và bảo quản hàng hoá cácdoanh nghiệp cần làm tốt các công tác sau:
Công tác thu mua hàng phải đảm bảo được lợi ích cho nhà cung ứng,tạo được uy tín cho người mua đồng thời xây dựng mối quan hệ làm ănlâu dài với nhà cung ứng Công tác thu mua tạo nguồn hàng được xem làthực hiện tốt nếu như đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thờihạn giao hàng đã đăng ký trong hợp đồng xuất khẩu Ngoài ra chíi phímua hàng phải là thấp để hợp đồng xuất khẩu thu được lợi nhuận nhiềunhất
Nguồn hàng phải đảm bảo chất lượng và ổn định Tuyệt đối tránhtình trạng mua hàng chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn để xảy ratrường hợp bị nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng dẫn đến mất uy tín và cơhội kinh doanh của công ty
Có đầy đủ danh mục các nhà cung cấp, thường xuyên trao đổi thôngtin nhằm nắm bắt khả năng cung cấp hàng hoá của họ
Trang bị các thiết bị bảo quản hàng hoá hiện đại, mở rộng hệ thốngkho tàng bến bãi
1.4.1.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm hàng hoá là một trongnhững nội dung trọng yếu để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranhxuất khẩu của doanh nghiệp Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sảnphẩm hàng hoá cần sử dụng hiệu quả các giải pháp:
Đầu tư dây chuyền công nghệ phục vụ cho việc sơ chế, để nâng caonăng lực cạnh tranh xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần phải từng bướcthay thế công nghệ cũ; cải tiến các công nghệ, thiết bị đang sử dụng chophù hợp hoàn cảnh của doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ mới,
Trang 13công nghệ tin học vào các khâu của quá trình sản xuất từ thiết kế mẫu
mã đến việc sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, áp dụng các hệthống tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế
Liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến tại các địa phương, xâydựng mối quan hệ với địa phương nơi thu mua nguồn hàng với nguyêntắc hai bên cùng có lợi và đảm bảo lợi ích của nhau
Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu
Chuyên môn hoá, chuyên biệt hoá sản phẩm
Thích nghi hoá sản phẩm với từng thị trường
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu: Mỗi doanh nghiệpcần xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình Điều này càng
có ý nghĩa và đặc biệt quan trọng trong kinh doanh quốc tế Xây dựngđược thương hiệu nổi tiếng góp phàn tạo dựng uy tín doanh nghiệp, qua
đó nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của hàng hoá và doanhnghiệp trên thị trường thế giới
1.4.1.3 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại.
Một trong những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu củadoanh nghiệp đó là xúc tiến thương mại Thực chất, xúc tiến thương mại lànhững kế hoạch định hướng dài hạn được doanh nghiệp xây dựng và áp dụngnhững phương tiện như : thông tin, quảng cáo, tuyên truyền, hội chợ triển lãm,khảo sát thị trường, thuê tư vấn… đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất –lưu thông và tiêu thụ xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người mua
Quảng cáo: Là sự tuyên truyền giới thiệu về sản phẩm và dịch vụnhằm thu hút sự chú ý của những người có thể là người mua, gây sựthích thú đối với hàng hoá và dịch vụ đó và cuối cùng làm cho họ trởthành khách hàng thực tế của tổ chức kinh doanh sản phẩm và dịch vụ
đó Hình thức, phương tiện và phương pháp quảng cáo xuất khẩu là rấtphong phú Có thể dùng lời lẽ bài bản thuyết minh, giới thiệu hay âm
Trang 14thanh, màu sắc, có thể dùng các loại phương tiện như: báo chí, đài phátthanh, vô tuyến truyền hình, phim ảnh, triển lãm…có thể dùng mộttrong những hình thức và phương tiện đó, hoặc có thể kết hợp các hìnhthức và phương tiện quảng cáo đó, trực tiếp giao dịch với khách hànghoặc thông qua một tổ chức trung gian, một nhân vật nổi tiếng để quảngcáo.
Hội trợ, triển lãm quốc tế: Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữacác nước là một tất yếu lịch sử Sự trao đổi hàng hoá giữa các nước làđiều kiện không thể thiếu được Để mở rộng kinh doanh, phát triển sảnxuất, tranh thủ thị trường, từ lâu các nước đã tổ chức các cuộc triển lãm
để trưng bày và quảng cáo hàng hoá của mình một cách quy mô Đồngthời đây cũng là nơi tụ họp, gặp gỡ các nhà kinh doanh để đàm phán, kýkết hợp đồng
Gửi tặng phẩm, quà biếu: Một phần rất nhỏ hàng xuất khẩu đượcdùng làm quà biếu, tặng cho đối tượng quảng cáo hoặc đại lý môi giớibán hàng cho mình Đi kèm với những vật phẩm này có thể là bảnthuyết minh, giới thiệu cho vật phẩm Trong những năm gần đây cácnước phát triển áp dụng các hình thức này rất nhiều Đây là hình thứcquảng cáo khá tinh vi và tế nhị Nó có thể nhanh chóng tranh thủ đượctình cảm của người được quảng cáo để kích thích hoặc mau chóng gâythói quen ưa dùng hàng của mình
Thông qua bạn hàng cũ lâu năm (không chỉ trong lĩnh vực kinhdoanh của mình) để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm xuất khẩu củamình cho những khách hàng khác Cách thức này vừa tiết kiệm được chiphí cho công ty, vừa đem lại hiệu quả cao
Trang 151.4.2 Đối với thị trường.
1.4.2.1 Hoàn thiện hệ thống nghiên cứu thị trường.
Để thực hiện tốt việc phát triển thị trường thì nghiên cứu thị trường cũng làmột công việc đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc nếu muốn phát triển thị trườngmột cách có hiệu quả
Thực hiện nguyên tắc “nhập gia tuỳ tục” Đó là một nguyên tắc không thểkhông biết khi tiếp cận với bất kỳ thị trường nào Chúng ta cần nghiên cứu môitrường kinh doanh, phong tục tập quán, văn hoá tiêu dùng, sở thích, niềm tin,mức độ chi trả để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác khiếncho hàng hoá xuất khẩu có thể nhanh chóng phù hợp với xu hướng tiêu dùng.Việc nghiên cứu thị trường ở đây bao gồm nghiên cứu thị trường theo nước vànghiên cứu theo mặt hàng cụ thể Nghiên cứu thị trường nói một cách đơn giản
là xem xét khả năng công ty trong việc bán sản phẩm và hàng hoá của công ty
có được khách hàng chấp nhận không Trong bước này các doanh nghiệp phảiphân tích các dự báo về thị trường trong nước, các dối thủ cạnh tranh tại thịtrường xuất khẩu dự định và ngoài việc nghiên cứu thị trường công ty phải dựbáo những biến động của thị trường, qua đó tranh thủ được cơ hội, tránh và hạnchế rủi ro có thể xảy ra
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt khốc liệt như hiện nay, công ty phải lựachọn phương pháp nghiên cứu thị trường, thực hiện nghiên cứu thị trường cóhiệu quả trước khi đưa ra quyết định cuối cùng lựa chọn kinh doanh ở thị trườngnào, nếu thực hiện tốt công tác này, công ty sẽ có một quyết định đúng đắn.Phối hợp công tác nghiên cứu tại bàn và tại thị trường Các doanh nghiệp cóthể thu thập thông tin trên các sách báo, tạp chí, ấn phẩm của cả Việt Nam vànước ngoài cùng với các thông tin trên Internet Nếu có thể công ty có thể cửcán bộ đi khảo sát thực tế thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm cả trong vàngoài nước nhằm nắm bắt thông tin về thị trường
Trang 16Tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin, đánh giá một cách nghiêm túc đểđưa ra một quyết định hợp lý và có tính khả thi.
Ngiên cứu thị trường không phải là công việc đơn giản mà nó đòi hỏi nhiều
nỗ lực và phải được thực hiện một cách nghiêm túc Phải thực hiện như vậy vìnếu đánh giá không chính xác nhu cầu thị trường hay là dự báo sai những biếnđộng của thị trường đều có thể dẫn đến hậu quả không lường Do vậy công việcnày đòi hỏi những cán bộ có trình độ thực hiện với những thông tin đầy đủ,chính xác, tin cậy
1.4.2.2 Mở rộng thị trường mới, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với thị trường cũ.
Thi trường là rất rộng lớn nhưng vì có nhiều hạn chế nhất định nên ngoàiviệc chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm để tăng sứccạnh tranh của hàng hoá, công ty phải nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thựchiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường, chủ động tìm kiếmcác đối tác, chào hàng thông qua các hội chợ triển lãm và các cuộc hội thảochuyên đề được tổ chức tại Việt Nam hay ở các thị trường nước ngoài
Bên cạnh việc mở rộng thị trường mới thì duy trì tốt thị trường hiện có làmột điều hết sức quan trọng Để giữ chân những khách hàng này ngoài việcnâng cao chất lượng hàng hoá cần có những ưu đãi hợp lý như khuyến mại chokhách hàng, chiết khấu giảm giá khi mua số lượng lớn và là khách hàng lâunăm
1.4.2.3 Hoàn thiện và phát triển các kênh phân phối, không qua nhiều khâu trung gian.
Kênh phân phối là tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trìnhvận chuyển đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng Kênh phânphối ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí kinh doanh lẫn lợi nhuận của công ty Phânphối theo sự đánh giá của các chuyên gia là có tầm quan trọng thứ 2 đối vớidoanh nghiệp xuất khẩu sau giá Do vậy một doanh nghiệp muốn thành công
Trang 17trong hoạt động xuất khẩu nhất thiết phải xây dựng, lựa chọn hoàn thiện hệthống phân phối cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
1.4.2.4 Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.Các doanh nghiệp phải lựa chọn, vận dụng sáng tạo, phối hợp các hình thức giaodịch trong kinh doanh xuất khẩu để góp phần thúc đẩy xuất khẩu
Ngoài các phương thức buôn bán thông thường, các doanh nghiệp có thể sửdụng phương án đặc thù trong kinh doanh quốc tế để nâng cao sức cạnh tranhtrong hoạt động xuất khẩu trên thị trường quốc tế Có thể là:
Đấu giá
Buôn bán đối ứng
Gửi bán
Thương mại điện tử
Gia công xuất khẩu
Buôn bán hàng hoá giao ngay và thị trường có kỳ hạn
Phương thức kinh doanh hàng hoá chuyển khẩu
1.4.3 Đối với nguồn nhân lực.
1.4.3.2 Xây dựng văn hoá kinh doanh.
Trong bất kỳ tổ chức nào, hoạt động nào, con người luôn đóng vai trò trungtâm Con người là chủ thể của mọi hoạt động quyết định đến sự thành công hay
Trang 18thất bại của tổ chức Chính vì thế, phát triển con người luôn là vấn đề quan trọnghàng đầu nếu muốn đạt hiệu quả cao trong công việc.
Về văn hoá kinh doanh : Doanh nghiệp cần chú trọng giáo dục lề lối tácphong văn hoá, lễ nghi cho cán bộ trong giao tiếp, đàm phán với phương châmlấy chữ tín làm đầu – đây là nguyên tắc kinh doanh Thực hiện được nền nếp vănhoá kinh doanh chính là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp và góp phần tích cực trong việc tăng cường xuất khẩu hàng hoá ra thịtrường thế giới
1.4.3.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Kinh doanh xuất khẩu là công việc đòi hỏi trình độ nghiệp vụ chuyên môncao, chính vì thế phải chăm lo và đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ củadoanh nghiệp bằng mọi cách có thể Tuyển chọn cán bộ kinh doanh thông quacông tác thi tuyển được thực hiện một cách khoa học, khách quan và chỉ lựachọn những người có đủ tiêu chuẩn như: đủ kỹ năng chuyên môn, năng lực tiềmtàng, óc sáng tạo, khả năng phán đoán, có khả năng thích nghi với môi trườnglàm việc và văn hoá của công ty
Gửi cán bộ đi nghiên cứu và học tập tại các lớp tập huấn về nghiệp vụ do các
cơ quan của bộ, cơ quan khác tổ chức Nếu có điều kiện công ty nên cử cán bộ
đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài vừa nâng cao trình đọ nghiệp vụ vừa tiếpxúc tìm hiểu thực tế thị trường
Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnhtranh xuất khẩu của doanh nghiệp Nên các doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũnhân viên Marketing chuyên nghiệp thông thạo ngoại ngữ và tin học
Mở các lớp đào tạo nhân viên thu mua nguồn hàng chuyên nghiệp
Thực hiện tốt công tác khen thưởng cho cán bộ công nhân viên có thành tíchtốt, có đóng góp nhiều cho công ty, đồng thời thẳng thắn phê bình những cán bộ
có biểu hiện không tốt
Trang 19Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hoá.Nên việc nâng cao kiến thức tin học và ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên làmột việc hết sức cần thiết.
1.4.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các doanhnghiệp nên ứng dụng những thành tựu của công nghệ phục vụ cho lĩnh vực quản
lý và kinh doanh xuất khẩu nói chung và công tác phát triển thị trường nói riêng.Với việc sử dụng Internet đã giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được với thịtrường thế giới bằng nguồn thông tin phong phú, hoặc trực tiếp liên lạc với cácbạn hàng trên toàn thế giới Những ứng dụng trong công nghệ giúp doanhnghiệp có thể giảm được chi phí giao dịch cũng như tạo sự phối hợp chặt chẽ,thuận tiện giữa các bộ phận trong công ty Các doanh nghiệp nên xây dựng trangWeb riêng của công ty để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp cho bạn bè thếgiới
Trang 20Chương 2 : Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của
công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
2.1.1.1 Lịch sử hình thành.
Đầu những năm 1980 Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằmđẩy mạnh công tác xuất khẩu, nhờ đó công tác xuất khẩu ở nhiều vùng trong cảnước trở nên khá sôi động và hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những kếtquả khả quan Tuy nhiên bên cạnh những dấu hiệu tích cực, đã nảy sinh nhiềuvấn đề như là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay phá giá thị trường,hiện tượng cạnh tranh nhau mua bán có thể dẫn đến nguy cơ mất thị trường.Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra đó là bên cạnh việc khuyếnkhích phát triển công tác xuất nhập khẩu, Nhà nước phải đồng thời chấn chỉnh
và từng bước lập lại trật tự kỷ cương trong ngành này
Trong hoàn cảnh đó Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I ra đời, nhậnnhiệm vụ góp phần giải quyết mâu thuẫn này bằng các biện pháp kinh tế Công
ty được thành lập vào ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1365/TTCB của BộNgoại Thương (nay là Bộ Công thương) nhưng phải đến tháng 3/1982 Công tymới đi vào hoạt động
Năm 1993, Công ty Promexim được sát nhập vào Công ty và hình thànhCông ty mới nhưng vẫn lấy tên cũ là Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng Hợp I Theoquyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 340/BTM-TCBB ngày31/03/1993, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại, có
tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được mở tàikhoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu riêngtheo mẫu Nhà nước quy định
Trang 21Đầu năm 2006, theo quyết định số 3014/QĐ-BTM và số 0417/QĐ_BTM của
Bộ Thương Mại về chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần XuấtNhập Khẩu Tổng Hợp I chính thức cổ phần hoá lấy tên là Công ty CP XuấtNhập Khẩu Tổng Hợp I
Tên giao dịch tiếng Anh:
THE VIETNAM NATIONAL GENERAL EXPORT – IMPORT JOINT STOCK COMPANY NO 1 (GENERALEXIM)
Số 53 Quang Trung : Trung tâm giao dịch kinh doanh
Số 7 Triệu Việt Vương : Kinh doanh khách sạn
Bộ phận sản xuất:
Xí nghiệp may Đoan Xá - Hải Phòng
Xí nghiệp chế biến hạt điều
ở mức tư duy, chưa cụ thể hoá bằng văn bản nhất là đối với quản lý kinh tế Tuy
Trang 22nhiên từ những khó khăn đó, Công ty dần dần khắc phục những yếu điểm vàphát huy những thành quả đạt được.
Về vấn đề vốn, Công ty đã chủ động kiến nghị để lãnh đạo hai cơ quan liên
bộ (Ngân hàng và Bộ Ngoại thương) họp và đưa ra được văn bản nêu rõ nhữngnguyên tắc riêng về hoạt động của Công ty Trong những phương thức kinhdoanh các tài khoản được mở, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ, lập quỹ hàng hoá là
cơ sở thuận lợi cho việc kinh doanh của Công ty sau này Đồng thời Công ty xâydựng cho mình một số vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vững chắc
Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên: Công ty chú trọng tổ chức bồidưỡng, cử đi đào tạo nước ngoài khi có tiêu chuẩn, chấn chỉnh lại tư tưởng ỷ lạitheo lối mòn của cơ chế kinh doanh bao cấp, đặt ra những yêu cầu cao hơn,chuyên môn cao hơn theo nghiệp vụ, theo mặt hàng, theo xuất nhập khẩu
Giai đoạn II: Giai đoạn phát triển và khắc phục khó khăn (1987 đến 2005).
Từ năm 1987 – 1989 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Công ty về mọi mặt,tổng kim ngạch uỷ thác đạt 18 triệu đôla Đội ngũ cán bộ được trang bị nhiềukiến thức thực tế, chuyên môn cao hơn thời kỳ đầu Một số vấn đề được xem làtrọng điểm là nhân tố thắng lợi của Công ty đó là vấn đề phương thức kinhdoanh, quan hệ sở hữu giữa Công ty với các cơ sở, vấn đề xây dựng quỹ hànghoá, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình kinh doanh, cải thiện đời sống cho cán
bộ công nhân viên
Từ năm 1990 – 1995 trong giai đoạn này tình hình trong nước có nhiều biếnđộng lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế Thị trường lớn Đông Âu vàLiên Xô biến động về chính trị không còn, trong khi khu vực thị trường tư bản
bị các đơn vị khác cạnh tranh khá dữ dội Các mặt hàng uỷ thác xuất khẩu củaCông ty không còn nhiều Tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau trong các tổ chứckinh doanh khá là phổ biến
Trong giai đoạn này Công ty hoạt động trong tình trạng chung diễn biến kháphức tạp nên việc giữ vững phát triển và thoát khỏi vòng bế tắc là một nỗ lựclớn của Công ty
Trang 23Từ năm 1996 – 2005 tiếp theo đà tăng trưởng từ giai đoạn trước, năm 1997kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty lên đến 78,4 triệu đôla cao nhất từ khithành lập đến năm 1997 Tuy nhiên năm 1998 tổng kim ngạch của Công ty giảmxuống còn 44,5 triệu đôla bằng 82,17% kim ngạch năm 1997 Sự giảm xuốngnày là do môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty nói riêng và của cảnước nói chung có nhiều biến động xấu Nền kinh tế trong nước giảm sút do ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng Châu Á và thảm hoạ thiên tai liên tiếp Thị trườngtrong nước giao dịch kém sôi động, nhiều sản phẩm tồn đọng khó tiêu thụ ảnhhưởng đến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.
Từ sau giai đoạn khó khăn đó Công ty đã có nhiều hướng đi mới như mởrộng phạm vi kinh doanh ra các đơn vị bán lẻ, các quận huyện kể cả các thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ uỷ thác sang tư doanh Triển khaigia công các mặt hàng, khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch cho đối tượngngười Việt Nam học tập và công tác tại nước ngoài được hưởng chế độ miễnthuế Bên cạnh đó Công ty còn tham gia khai thác địa sản, khai thác dịch vụ chothuê kho bãi
Giai đoạn III: (2005 đến nay)
Nhận thấy tiềm lực có khả năng đứng vững trên thị trường, Công ty đã làmđơn gửi lên Bộ Thương mại để yêu cầu cho cổ phần hoá nhằm mở rộng hơn quy
mô về vốn cũng như nguồn nhân lực Được sự đồng ý của Bộ Thương mại, đầunăm 2006 Công ty chính thức cổ phần hoá tách khỏi Bộ Thương mại và trởthành một Công ty độc lập lấy tên mới là Công ty CP Xuất Nhập Khẩu TổngHợp I với số vốn điều lệ 70 tỷ đồng
Đến nay Công ty mới cổ phần hoá được một năm nhưng mọi hoạt động kinhdoanh của Công ty trong năm vừa qua cho thấy nhiều kết quả tốt đẹp
Trang 242.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty.
2.1.2.1 Chức năng của công ty.
Trực tiếp xuất khẩu hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nôngsản, hải sản, thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng gia công chế biến tư liệu sản xuất
và hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống theo kế hoạch, theoyêu cầu của địa phương, các ngành, các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tếtheo quy định nhà nước
Cung ứng vật tư, hàng hoá, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục
vụ cho các địa phương, các ngành, các xí nghiệp thanh toán bằng tiền hoặc hànghoá theo các thoả thuận trong hợp đồng kinh tế
Sản xuất và gia công chế biến hàng hoá để xuất khẩu và làm cácdiạch vụ khác liên quan đến nhập khẩu
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty.
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động hoạt động sản xuất kinhdoanh dịch vụ kể cả xuất nhập khẩu tự doanh cũng như uỷ thác xuất nhập khẩu
và các kế hoạch có liên quan
Tự tạo nguồn vốn, quản lý, khai thác sử dụng một cách có hiệu quả, thựchiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước
Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất khẩu và giaodịch đối ngoại
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng kinh tế có liên quan
Nâng cao chất lượng, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trườngnước ngoài, thu hút ngoại tệ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
Đào tạo cán bộ lành nghề, có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho công ty
Làm tốt mọi nghĩa vụ và công tác xã hội khác
Trang 252.1.2.3 Quyền hạn.
Đề xuất với Bộ Thương mại về việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch có liênquan đến hoạt động của công ty
Được phép vay vốn bằng ngoại tệ và tiền mặt
Được ký kết các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước
Được mở rộng buôn bán các sản phẩm hàng hoá theo quy định của nhà nước
Dự các hội chợ triển lãm để giới thiệu các sản phẩm của công ty trong vàngoài nước
Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài
Tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, kỷ luật cán bộ, công nhân viên
2.1.2.4 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Công ty tuy đã cổ phần hoá nhưng Nhà nước vẫn là đối tác nắm cổ phầnnhiều nhất Vì vậy nên cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng gồmnhững phòng ban với các chức năng chuyên ngành riêng biệt dưới sự chỉ đạocủa ban giám đốc Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty là mối quan
hệ bình đẳng, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã đượcgiao để cùng thực hiện tốt những nhiệm vụ chung của Công ty Mô hình này rấthiệu quả, linh hoạt, phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty, vừa pháthuy được tính chủ động sáng tạo của từng phòng ban vừa mang tính thống nhấtchung trong hoạt động của toàn Công ty
Trang 26Hình 2.1:Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy của công ty
(Nguồn: trang web www.generalexim.com.vn)
Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty được xây dựng theo mô hình doanhnghiệp cổ phần, vì vậy các bộ phận cấu thành bộ máy quản lý được tổ chức theođúng quy định của Nhà nước:
BAN GIÁM ĐỐC
Các phòng quản lý
Các phòng Kinh doanh Các CN & XN
trực thuộc
Các đơn vị liên doanh liên kết
Công ty Phát triển Đệ Nhất
Ngân hàng TMCP XNK Eximbank
Trang 27Đại hội cổ đông: Quyết định các vấn đề lớn liên quan đến tổ chức, quản lý
và hoạt động của Công ty
Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh
hàng năm của Công ty; các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt độngcủa Công ty; chịu trách nhiệm báo cáo lại tình hình của Công ty với Đại hội cổđông
Ban kiểm soát: Kiểm tra toàn bộ hoạt động quản lý điều hành hoạt động kinh
doanh của Công ty về tính hợp lý, hợp pháp Đồng thời kiến nghị biện pháp bổsung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành; báo cáo kết quả kiểmsoát với đại hội cổ đông, hội đồng quản trị
Ban giám đốc:
Tổng giám đốc: Người đứng đầu Công ty, quản lý mọi hoạt động của tất cảcác phòng ban, chi nhánh và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọihoạt động của Công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trướcNhà nước
Các phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lýmột lĩnh vực nào đó do giám đốc uỷ quyền Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm
về hoạt động của mình trước tổng giám đốc
Khối các phòng ban nghiệp vụ: tham mưu cho giám đốc gồm:
Trang 28sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao Phòng cũng có nhiệm vụ xây dựng chiếnlược đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo lại nguồn lực Công ty, đưa ra các chínhsách, chế độ về lao động và tiền lương của cán bộ công nhân viên đồng thờituyển dụng lao động và điều tiết lao động phù hợp với các mục tiêu, tình hìnhkinh doanh.
Phòng tổng hợp: Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, lập báocáo các hoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm trình lên ban giám đốc.Ngoài ra phòng còn phải tiến hành nghiên cứu thị trường, đàm phán giao dịchvới khách hàng và lập các chiến lược truyền thống khuyến mại của Công ty.Phòng hành chính: Chức năng của phòng này là phục vụ văn phòng phẩmcủa Công ty, tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty Bên cạnh đóphòng có trách nhiệm theo dõi, sửa chữa lớn, nhỏ và sửa chữa thường xuyênđồng thời giải quyết các vấn đề liên quan dến hành chính sự nghiệp
Phòng kế toán, tài vụ: Nhiệm vụ chính của phòng là hạch toán kế toán, đánhgiá toàn bộ về hoạt động kinh doanh của Công ty Ngoài ra phòng còn có nhiệm
vụ lập bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính theo yêu cầu trình ban giámđốc Tiến hành xây dựng tài chính, quyết toán tài chính với các cơ quan cấp trên
và các cơ quan hữu quan theo quy định
Phòng nghiệp vụ: Có tổng cộng 7 phòng nghiệp vụ có chức năng kinh doanhtổng hợp hoặc đi sâu vào các mặt hàng có thế mạnh của mình:
Phòng nghiệp vụ 1: Khoáng sản, thủ công mỹ nghệ
Phòng nghiệp vụ 2: Thiết bị máy móc, hoá chất, thuốc thú y
Phòng nghiệp vụ 3: Quần áo, gia công may
Phòng nghiệp vụ 4: Ôtô, xe máy, đồ điện gia dụng
Phòng nghiệp vụ 5: Vải sợi, nông sản (chủ yếu là gạo và cà phê)
Phòng nghiệp vụ 6: Nhập khẩu vật tư cho sản xuất các loại máy móc, thiết
bị đồ điện, thiết bị văn phòng
Phòng nghiệp vụ 7: Quản lý toàn bộ hàng hoá kinh doanh của Công ty,kinh doanh vận tải, chuyên chở hàng hoá, quản lý toàn bộ xe của Công ty
Trang 29Sáu tháng đầu năm 2007, 7 phòng nghiệp vụ đã mang lại cho Công ty mộtkhoản doanh thu khá lớn Cụ thể theo nguồn báo cáo kết quả hàng năm, doanhthu của 7 phòng nghiệp vụ là 675.151.023.451 đồng
Bảng 2.1: Sự đóng góp của các phòng nghiệp vụ vào doanh thu của Công ty
6 tháng đầu năm 2007
(Nguồn báo cáo kết quả hàng n ă m của Công ty)
STT Tên Phòng Doanh Thu (đồng) Tỷ Lệ (%)
Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ: Công ty kinh doanh dịch vụ thương mại (tạmnhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, xuất nhập khẩu uỷ thác), đưa đón kháchhàng, vận tải hàng hoá phục vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh bất độngsản, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, cho thuê vănphòng, kho hàng tại Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.Lĩnh vực kinh doanh thương mại (bán buôn, bán lẻ, đại lý tiêu thụ, đại lýphân phối) và xuất nhập khẩu các mặt hàng: Trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác
Trang 30xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, hải sản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ,các mặt hàng gia công chế biến, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng theo kếhoạch, theo yêu cầu của các địa phương, các ngành, các xí nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế theo quy định của Nhà nước.
Hoạt động tài chính: Là cổ đông sáng lập của Ngân hàng TMCP xuất nhậpkhẩu Việt Nam (EXIMBANK), Công ty thành lập quỹ đầu tư chứng khoán Tổnghợp I
GTHT=GTTL/(1+lãi xuất)(số năm với lãi xuất chiết khấu 12%/năm)
thì ta tính được giá trị số tiền 139.000 đồng tại thời điểm hiện nay năm 2008
là 139.000*(1+0,12)27=2.964.158,43 đồng
Từ số tiền ít ỏi như vậy nhưng bằng các biện pháp như tiết kiệm, huy dộngvốn nhàn rỗi ở các CBCNV, vay vốn Ngân hàng, liên doanh với nước ngoài để
có thêm vốn mở rộng sản xuất…Đến nay Công ty đã có số vốn hơn 91 tỷ đồng
Cơ cấu nguồn vốn:
Trang 31Hình 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
(Nguồn: Trang Web www.generalexim.com.vn )
Khả năng tài chính
Bảng 2.2: Tình hình tài chính của Công ty
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty)
Danh mục Giá trị (đồng ) Tỷ lệ (%)
2 Doanh nghiệp tự bổ sung 69.779.860.993 76,05
Qua bảng số liệu trên thấy rằng mức đầu tư của Nhà nước cho Công ty là rất
ít mà chủ yếu nguồn vốn là do Công ty tự huy động Điều này thể hiện sự lớnmạnh, sự chủ động của Công ty trong kinh doanh Với mức vốn hơn 90 tỷ đồngthì Công ty sẽ có nhiều phương án, nhiều hình thức kinh doanh để mang lại hiệuquả cao và khẳng định vị trí của mình
2.1.3.4 Nguồn lực lao động.
Ban đầu khi Công ty mới thành lập chỉ có 50 nhân viên đều chưa có kinhnghiệm, trình độ chuyên môn còn yếu kém chủ yếu làm công tác nhập hàngphục vụ cho xuất khẩu tại chỗ
Công ty đã có nhiều phương án mới cho việc phát triển nguồn nhân lực.Công ty luôn luôn quan tâm tới việc bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ,
Trang 32tin học cho toàn bộ cán bộ công nhân viên đồng thời giữ vững, ổn định bộ máy
tổ chức và nhân sự của đơn vị Đồng thời Công ty còn thực hiện chế độ tănglương, Bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho công nhân viên theo quy địnhcủa Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ yên tâm, phấn khởi tham giacác hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể thu nhập bình quân năm 2004 mớichỉ là 2.075.000 đồng thì đến năm 2005 đạt 3.125.356 đồng
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi 18-35 tăng, tỷ lệ lao động trên 50 tuổi giảm quacác năm nhưng độ tuổi từ 36-50 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất
Hiện nay đội ngũ cán bộ tốt nghiệp Đại học của Công ty tăng mạnh, đặc biệt
số người trình độ sau Đại học đang gia tăng nhanh
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động tại thời điểm Cổ phần hoá Công ty (năm 2005)
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Công ty năm 2005)
STT Phân loại theo trình độ Số người Tỷ lệ %
1 Trình độ đại học và trên đại học 142 41,5
Trang 332.1.3.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hữu hình :
Cơ sở chính đặt tại 46 Ngô Quyền với diện tích 484,92m2, xây 5 tầng, trang
bị gần như đầy đủ trang thiết bị văn phòng và thiết bị phục vụ sản xuất kinhdoanh
Xây dựng và đưa vào sử dụng 20.000m2 kho và 1500 m2 nhà xưởng để đầu
tư sản xuất hàng may mặc tại Đoan Xá - Hải Phòng, cải tạo kho Tương Maithành kho mới khang trang bảo quản hàng hoá giá trị cao
Ngoài ra, Công ty còn mua khu vực 53 Quang Trung, số 7 Triệu Việt Vươngnhằm tạo ra cơ sở vật chất liên doanh khai thác bất động sản, xây dựng khu tậpthể và khu đất có hạ tầng cơ sở tại Lạc Trung – Hà Nội
Năm 1998 Công ty đã đầu tư 4 tỷ VNĐ xây dựng xí nghiệp chế biến Quế vàLâm sản tại Gia Lâm, mở thêm một phân xưởng tại xí nghiệp may Đoan Xátrong đó có hai công trình đã đi vào hoạt động từ cuối năm 1998 đầu năm 1999.Công ty cũng đã đầu tư gần 2 tỷ VNĐ chuyển hướng lắp ráp xe máy từ dạngCKD lên IKD
Vô hình :
Vị trí kinh doanh, uy tín của Công ty: Là một trong các Công ty đầu tiêntham gia hoạt động sản xuất theo cơ chế thị trường nên Công ty luôn thể hiện rõđược vai trò “đầu đàn “ của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhưthực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, qua đó uy tín củaCông ty ngày càng được khẳng định, tạo ra cái nhìn thân thiện trong mắt các đốitác, các khách hàng trong nước và nước ngoài
Nền tảng khách hàng và giao tiếp: Thành lập từ năm 1981, đến nay Công ty
đã có quan hệ với rất nhiều các bạn hàng:
Khách hàng truyền thống: Là các địa phương có nguyên liệu cung cấp choCông ty hay các bạn hàng quốc tế như Mỹ, EU, Nhật Bản, …
Khách hàng mới: Đức, Bỉ, Nga…
Trang 34Thương hiệu: Trong kế hoạch phát triển chung Công ty tự nhận thức đượcviệc phải xậy dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình và đã có các sảnphẩm có đăng ký thương hiệu riêng như: Water, Lexim, Juara…
Tổ chức hệ thống thông tin và hệ thống kế hoạch hoá
Hệ thống thông tin trong Công ty bao gồm các máy tính, điện thoại, máy Faxtrang bị đầy đủ cho tất cả các phòng Mỗi phòng có trang bị 6 máy vi tính kếtnối nội bộ và Internet, 6 máy điện thoại, 2 máy Fax Việc trang bị trên đảm bảocho mỗi một nhân viên trong phòng đều có một máy tính và một điện thoạiriêng, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi một cá nhân làm việc mau chóng và hiệuquả
Hệ thống kế hoạch hoá: Tổ chức công tác nghiên cứu, dự báo thị trường,tăng cường tiếp xúc với các thương nhân có tiềm năng, có các chiến lược, kếhoạch phát triển trong từng thời kỳ (thường là 5 năm)…
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Công ty (2004 – 6 tháng đầu năm 2007)
Đơn vị: đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hàng năm của Công ty)
STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 6 tháng đầu năm 2007
Trang 35Tóm lại trong 26 năm xây dựng và phát triển Công ty đã liên tục hoàn thànhvượt mức kế hoạch Bộ giao, được tặng huân chương Lao Động hạng Hai (1992),huân chương Lao Đông hạng Nhất (1996), giành được giải thưởng Sao vàng ĐấtViệt (2006) và được bình chọn là doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín 3 năm liêntiếp (2004 – 2006) và nhiều phần thưởng cao quý khác…
Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm :
Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm của Công ty
Trang 36(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng n ă m của Công ty)
Tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận của Công ty từ năm 2005 đến nay tăng trưởngmạnh, Công ty đã có lãi rất cao Đây là kết quả của việc triển khai và thực hiệnthành công các chiến lược dài hạn của Công ty, là sự chỉ đạo đúng đắn của banlãnh đạo, việc áp dụng kịp thời các tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuấtđặc biệt là việc chuyển đổi thành công sang mô hình công ty cổ phần giúp choCông ty tăng thêm được vốn kinh doanh, không những vậy việc cải thiện hệthống pháp luật, thay đổi thủ tục hành chính rờm rà của Nhà nước đã tạo điềukiện tốt cho Công ty trong việc triển khai kí kết các hợp đồng Xuất nhập khẩu,tạo môi trường thông thoáng hơn cho hoạt động kinh doanh của Công ty…
2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
2.2.1 Đặc điểm của mặt hàng cà phê.
Trong những năm gần đây, Việt Nam chúng ta được biết đến nhiều hơn trênthị trường xuất khẩu một phần là nhờ kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tatrong đó xuất khẩu cà phê thu được nhiều kết quả đáng chú ý Việt Nam hiện giờ
là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới Thị trường xuất
Trang 37khẩu của chúng ta rất đa dạng, từ châu Âu, châu Á đến châu Mỹ, cà phê củaViệt Nam hiện có mặt trên 80 quốc gia Với khí hậu nhiệt đới, nước ta có rấtnhiều thuận lợi cho cây cà phê phát triển cho năng suất cao và chất lượng khátốt Ở Việt Nam hiện giờ cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên (hơn 80%lượng cà phê của cả nước) với hai loại cà phê chủ yếu là cà phê arabica và càphê robusta, cà phê robusta phù hợp với khí hậu nước ta hơn nên kim ngạch xuấtkhẩu cà phê này chiếm tỷ trọng cao hơn.
Tác dụng chính của chất cafein trong cà phê là kích thích hệ thần kinh trungương, tăng sinh hoạt trí tuệ làm tỉnh táo nhất là khi cơ thể mệt mỏi, nhưng nóđược chứng minh là chất không gây nguy hại cho cơ thể nên ở các nước phươngtây, cà phê là một thứ thức uống không thể thiếu trong đời sống Tại các nướcchâu Á, cà phê cũng đang được sử dụng rộng rãi, chính vì vậy tiềm lực thịtrường xuất khẩu cà phê của Việt Nam là rất lớn
Nhưng thị trường cà phê cũng là một thị trường đầy biến động do giá cả càphê lên xuống rất thất thường, ví dụ như giá cả hiện giờ của cà phê trung bình là1200USD/tấn nhưng cũng có lúc giá lên tới 1800USD/tấn, rồi có lúc rơi xuống700USD/tấn, mà nguyên nhân chính là do những biến động thất thường của thờitiết, chỉ cần rét đậm hay hạn hán là có thể mất cả vụ mùa cà phê, làm đảo lộnhoàn toàn thị trường
2.2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty.
2.2.2.1 Sản lượng xuất khẩu.
Trang 38Bảng 2.6: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê và một số mặt hàng
nông sản khác của công ty (2005-2007)
(Nguồn báo cáo tổng kết của công ty)
Năm Tên mặt hàng Khối lượng (tấn) Kim ngạch (1.000 USD)
Trang 39chính phủ cho Cuba Còn nếu chỉ tính riêng các hợp đồng thương mại thì năm
2006 kim ngạch xuất khẩu cà phê lại đạt cao hơn so với năm 2005
Khối lượng cà phê xuất khẩu của công ty năm 2007 tăng nhiều từ 24.672 tấnlên 35.500 tấn (bằng 147% so với năm 2006) Nguyên nhân là công ty đã vượtqua những bỡ ngỡ ban đầu sau cổ phần hoá, công ty đã định hình rõ chiến lược
và có kế hoạch cụ thể cho hoạt động kinh doanh của mình Vốn là doanh nghiệp
có bề dày kinh nghiệm về xuất khẩu, nhất là hàng nông sản, năm 2007 công ty
đã phát huy thế mạnh truyền thống và vương lên đứng trong topten doanhnghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu cả nước
Đồng thời ta có thể thấy là kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty lớn hơnrất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác, cho thấy xuhướng chú trọng vào hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty Trong những nămtrước đây thì mặt hàng Lạc nhân mới là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớntrong những hàng nông sản Tuy nhiên do nắm bắt được nhu cầu của thị trườngthế giới công ty đã chuyển hướng tập trung vào mặt hàng cà phê Có thể thấyđây là một nhận định đúng đắn của công ty Theo như Tổ chức cà phê thế giới,
dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2007-2008 có thể đạt khoảng 109-112triệu bao, trong khi nhu cầu cà phê khoảng 118-120 triệu bao, vì vậy giá cà phê
có thể tiếp tục tăng Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê
Bảng 2.7: sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty từ 2002 đến
2007
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của công ty)
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Kim ngạch 300 2.583 19.154 30.278 30.027 32.016 Sản lượng 547 4.150 18.721 34.500 24.672 36.500
Qua bảng trên cho thấy sản lượng cà phê xuất khẩu của công ty nhìn chung
là tăng mà nguyên nhân cơ bản là do công ty đã mở rộng được thị trường Ta cóthể thấy năm 2002, sản lượng xuất khẩu 547 tấn, đến năm 2003 tăng lên 4.150