tổng quan kiến thức về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài chính I. Bản chất của tài chính 1.1. Biểu hiện Các hiện tượng, hoạt động thu chi bằng tiền của các chủ thể trong xã hội, ví dụ gửi ngân hàng, mua bảo hiểm, huy động, sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh, còn bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh không phải hoạt động tài chính 1.2. Bản chất - Nhận xét từ biểu hiện bên ngoài của tài chính: biểu hiện các hoạt động thu vào và chi ra của tiền thể hiện hai chức năng là phương tiện thanh toán (đối với chi ra) và phương tiện cất trữ (đối với thu vào). Tiền đại diện cho một lượng giá trị tương ứng với một sức mua nhất định và được gọi là + Nguồn tài chính + Nguồn lực tài chính + Nguồn tài lực - Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác và sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình. Nguồn tài chính tồn tại dưới dạng tiền hoặc hiện vật - Các nguồn tài chính luôn luôn vận động (tập trung lại hoặc phân tán ra). Khi nguồn tài chính tập trung lại để quỹ tiền tệ được hình thành, khi nguồn tài chính được phân tán ra, quỹ tiền tệ được sử dụng do đó quá trình vận động của tài chính cũng là quá trình vận động của các quỹ tiền tệ. - Quỹ tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính đã huy động được để sử dụng cho một mục đích nhất định Đặc trưng của quỹ tiền tệ + quỹ tiền tệ luôn gắn với một quan hệ sở hữu nhất định (chủ thể) + Qũy tiền tệ luôn vận động (tạo lập và sử dụng) + Luôn gắn với một mục đích nhất định Kết luận: Mặt bản chất của tài chính được thể hiện thông qua các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội làm thay đổi lợi ích kinh tế giữa các chủ thể đó. Các mối quan hệ kinh tế như vậy gọi là các mối quan hệ tài chính và diễn ra trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị Ví dụ: đóng thuế, đóng Bảo hiểm, đóng quỹ… làm lợi ích của mình giảm, của Nhà nước tăng. 1.3. Khái niệm 1.3.1. Tài chính - Biểu hiện bên ngoài của tài chính: các hoạt động thu chi, là sự vận động của vốn tiền tệ (gọi là mặt vật chất của tài chính) - Tài chính thể hiện ra là sự vận động của quỹ tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội, phản ánh tổng lực các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. Nói cách khác, bản chất của tài chính là các mối quan hệ kinh tế. - Vận dụng phạm trù tài chính: thực chất quản lý tài chính là quản lý các hoạt động thu chi, phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ. Quản lý để các quỹ tiền tệ sử dụng đúng mục đích, hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất. Nói cách khác quản lý tài chính là quản lý tiền - Vai trò của tiền trong tài chính: thúc đẩy quá trình hoạt động của tài chính, thúc đẩy kinh tế phát triển, giúp hoạt động trao đổi dễ dàng hơn - Bản chất của tài chính: Mặt trừu tượng của tài chính hay là bản chất của tài chính chính là các mối quan hệ kinh tế, xã hội trong phân phối các nguồn tài chính. 2.3.2. Nguồn tài chính a. Khái niệm - Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình - Nguồn tài chính được nói đến với nhiều tên gọi khác nhau + Tiết kiệm của dân cư + Doanh thu, lợi nhuận của Doanh nghiệp + Vốn kinh doanh, vốn tín dụng, vốn ngân sách + Các tài sản vật chất có khả năng tiền tệ hóa: đất đai, nhà cửa, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, giấy tờ có giá (sổ đỏ,…) b. Hình thức nguồn tài chính - Nguồn tài chính hữu hình: + Tồn tại dưới hình thái giá trị (tiền, vàng, ngoại tệ…) gọi là nguồn tài chính thực tế + Tồn tại dưới hình thái hiện vật (bất động sản, công sản, tài nguyên, đất đai gọi là nguồn tài chính tiềm năng - Nguồn tài chính vô hình là nguồn tài chính tồn tại dưới dạng những sản phẩm không có hình thái vật chất như dữ liệ thông tin, hình ảnh, lý hiệu, phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật c. Nội dung của nguồn tài chính Bao gồm: - Bộ phận của cải xã hội mới được sáng chế ra trong kỳ (GDP…) - Bộ phận của cải xã hội còn lại từ kỳ trước: là phần tích lũy quá khứ của xã hội và dân cư - Bộ phận của cải xã hội chuyển về từ nước ngoài và bộ phận của cải xã hội trong nước chuyển ra nước ngoài - Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn II. Chức năng của tài chính Chức năng là cái vốn có, bản thân phạm trù tài chính quy định 1. Chức năng phân phối a. Khái niệm Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó các nguồn lực đại diện cho những bộ phận của cả xã hội được đưa vào những quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích, những nhu cầu khác nhau đảm bảo những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội Sản xuất lưu thông phân phối: phân phối lần đầu và phân phối lại b. Đối tượng phân phối: của cải xã hội dưới hình thức giá trị + Về hình thức biểu hiện của tài sản: Tài sản hữu hình Tiền (Việt Nam, ngoại tệ, vàng) Tài sản vô hình + Về nội dung: nguồn tài chính- mặt giá trị của của cải xã hội bao gồm: Tổng sản phẩm xã hội mới được tạo ra trong kỳ (GDP, GNP) Của cải tích lũy còn lại từ kỳ trước Tài sản, TN thiên nhiên có thể cho thuê hoặc nhượng bán có thời hạn Bộ phận của cải được chuyển về từ nước ngoài Bộ phận của cải được chuyển từ trong nước ra nước ngoài + Xét về hình thức, của cải xã hội dưới 2 hình thức giá trị và hiện vật Hữu hình Giá trị: nội tệ, ngoại tệ, vàng Hiện vật: cơ sở vật chất, tài nguyên, đất đai Nhận xét: Nguồn tài chính hình thành dưới dạng giá trị và nguồn tài chính đang vận động dưới dạng tuần hoàn của nền kinh tế dưới dạng tiền tệ. Nhờ có sự vận động này, các quỹ tiền tệ mới được tạo lập và sử dụng Nguồn tài chính tồn tại dưới dạng giá trị gọi là nguồn tài chính thực tế Nguồn tài chính tồn tại dưới hình thái hiện vật gọi là nguồn tài chính tiềm năng do nó có khả năng tạo ra tiền Từ nguồn tài chính tiềm năng có thể chuyển thành nguồn tài chính thực tế và ngược lại Vô hình - Giá trị: thông tin, bản quyền, thương mại, nhãn mác Chủ thể phân phối: là tất cả các chủ thể trong xã hội gồm có Nhà nước, hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân…nhưng bị ràng buộc bởi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với các nguồn tài chính trong lĩnh vực kinh tế hoặc bị chi phối bởi các quan hệ xã hội như quyền lực chính trị của Nhà nước, quan hệ xã hội trong các tổ chức xã hội, trong cộng đồng dân tộc và quốc tế. c. Chủ thể phân phối + Nhà nước: là chủ thể chính trị quản lý Doanh nghiệp, Phân phối tổng sản phẩm quốc dân cho các lĩnh vực, ngành, Ví dụ năm 2008, chi 20% cho giáo dục + Doanh nghiệp: là chủ thể kinh tế + Cá nhân, hộ gia đình chủ thể phân phối bao gồm tất cả các chủ thể trong xã hội + Kết quả phân phối: là việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau ở các chủ thể khác nhau + Đặc điểm phân phối tài chính: ++ Phân phối tài chính chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị (không phải mặt hiện vật): ++ Phân phối tài chính liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau + Phân phối tài chính diễn ra 1 cách thường xuyên và liên tục thông qua 2 quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại Phân phối lần đầu là phân phối được tiến hành trong khu vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hoặc thực hiện dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ - Đối tượng của phân phối lần đầu rất hạn hẹp: qua phân phối lần đầu GDP mới được chia thành những phần thu nhập cơ bản mà chưa đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của xã hội (ví dụ; dịch vụ đơn thuần như cắt tóc…). Do đó cần phải tiến hành phân phối lại Phân phối lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc theo các muc tiêu cụ thể đã định của các quỹ tiền tệ Lý do tiến hành phân phối lại: + Tạo ra công bằng xã hội + Tạo ra phần thưởng khuyến khích người lao động sáng tạo, phát minh, góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế + Để các lĩnh vực sản xuất của cải vật chất cũng có thu nhập - Kết quả phân phối lại: + Hình thành nên ngân sách nhà nước thông qua hình thức huy động thuế và các khoản thu khác. Ngân sách Nhà nước phục vụ cho toàn xã hội và các lĩnh vực không sản xuất vật chất như quốc phòng, an ninh. + Mua Bảo hiểm và thông qua hoạt động Bảo hiểm đời sống con người khi họ gặp rủi ro hoặc khi mất sức lao động tạm thời và vĩnh viễn + Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô đối với thu nhập của các cá nhân trong xã hội (ví dụ tăng lương) tạo ra công bằng trong xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo. + Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô đối với hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tiêu dùng trong xã hội đảm bảo cho các hoạt động đó phát triển phù hợp với định hướng chiến lược của Nhà nước. 2. Chức năng giám đốc (kiểm tra, giám sát) của tài chính - Khái niệm: chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó có thể kiểm tra quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo những mục đích đã định - Đối tượng kiểm tra: + Các quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ + Quá trình vận động của các nguồn tài chính - Kết quả kiểm tra + Phát hiện và giúp cho việc hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính + Phát hiện và giúp cho việc hiệu chỉnh quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo tính mục tiêu được đặt ra theo yêu cầu hiệu quả của việc sử dụng các quỹ tiền tệ. Nói tóm lại là tìm ra những mặt được và chưa được, từ đó tìm ra phương pháp điều chỉnh. - Chủ thể giám đốc tài chính: là chủ thể phân phối (là tất cả các chủ thể trong xã hội, ví dụ; Nhà nước, Doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hộ gia đình, cá nhân… nhưng bị ràng buộc bởi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với các nguồn tài chính trong lĩnh vực kinh tế hoặc bị chi phối bởi các quan hệ xã hội. Nguyên nhân là để quá trình phân phối đạt tối đa tính mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả, ban thân các chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra, xem xét các quá trình phân phối đó. * Đặc điểm của giám đốc tài chính 1/ Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền - Biểu hiện bên ngoài của hoạt đông tài chính là hoạt động thu vào chi ra của đồng tiền nên giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền - Nhưng không giống với giám đốc bằng đồng tiền khác vì giám đốc bằng đồng tiền khác thực hiện các chức năng khác của đồng tiền trong 5 chức năng của tiền, còn giám đốc tài chính thực hiện chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ của tiền 2/ Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi - Toàn diện vì giám đốc tài chính thực hiện thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính- những chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp phản ánh đồng bộ các mặt hoạt động khác nhau của toàn bộ nền kinh tế - Thường xuyên, liên tục vì sự vận động của các nguồn tài chính thông qua hoạt động thu, chi bằng tiền là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục để phục vụ cho các hoạt động kinh tế xã hội. - Rộng rãi vì ở đâu có sự vận động của các nguồn tài chính thì ở đó có giám đốc tài chính mà nguồn tài chính tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. * Mối quan hệ giữa giám đốc tài chính và phân phối tài chính: chức năng phân phối tài chính đòi hỏi có chức năng giám đốc để đảm bảo quá trình phân phối được đúng đắn, hợp lý hơn. Giám đốc tài chính và phân phối tài chính có thể diễn ra đồng thời, có thể giám đốc tài chính diễn ra trước hoặc sau phân phối tài chính. II. Hệ thống tài chính 1. Khái niệm Nguồn tài chính được dùng cho: + Chi tiêu: hàng hóa, dịch vụ - thuế + Gửi tiết kiệm: quỹ tín dụng + Đóng thuế- Ngân sách nhà nước + Sản xuất kinh doanh- Quỹ Doanh nghiệp + Mua Bảo hiểm- Quỹ Bảo hiểm - Khái niệm: hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế- xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó Các lĩnh vực bao gồm: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Hệ thống tài chính quốc gia là 1 thể thống nhất do nhiều khâu, nhiều mắt xích tài chính hợp thành 2. Khâu tài chính. 2.1. Khái niệm Khâu tài chính là nơi hội tụ của các nguồn tài chính, là nơi diễn ra hoạt động sử dụng và tạo lập quỹ tiền tệ gắn liền với các chức năng xã hội của các chủ thể 2.2. Các căn cứ để xác định khâu tài chính - Là nơi hội tụ của các nguồn tài chính Nó được coi là khâu tài chính nếu ở đó có quỹ tiền tệ đặc thù được tạo lập và sử dụng . Ngược lại nơi nào không có quỹ tiền tệ riêng được tạo lập và sử dụng thì không được coi là khâu tài chính - Khâu tài chính luôn gắn với 1 chủ thể nhất định trong xã hội - Nếu tất cả các hoạt động tài chính có các đặc điểm chung về tính chất, vai trò, đồng nhất về hình thứcm các quan hệ tài chính và tính mục đích của quỹ tiền tệ trong hoạt động của mình thì được xét vào khâu tài chính Ví dụ Doanh nghiệp cùng hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng môi trường hoạt động là 1 khâu tài chính 2.3. Các khâu tài chính Ngân sách Nhà nước Tín dụng Thị trường tài chính Bảo hiểm Tài chính Doanh nghiệp tài chính hộ gia đình, các tổ chức xã hội a. Tài chính Doanh nghiệp - Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, trụ sở, tài sản, giấy đăng ký kinh doanh và hoạt động với mục đích nhất định - Các doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực tài chính gọi là doanh nghiệp phi tài chính - Để sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần có vốn. Vốn bao gồm: + Vốn chủ sở hữu + Vốn vay: của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, tổ chức tín dụng, cá nhân + Vốn đầu tư: DN đầu tư: trên thị trường chứng khoán, gửi ngân hàng Đầu tư cho DN: cá nhân, tập thể + Thu hút vốn trên thị trường tài chính * Khái niệm: Tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt mục đích nhất định * Vị trí: là nền tảng cơ sở cho hệ thống tài chính vì nó là khâu trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất đáp ứng yêu cầu của xã hội * Nhiệm vụ: Quỹ tiền tệ của doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng vốn điều lệ, các quỹ dự trữ tài chính, các quỹ dùng cho mục đích tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh, các quỹ cho tiêu dùng. Do đó nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp bao gồm: 1/ Đảm bảo vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất - Vốn của doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bao gồm: Vốn chủ sở hữu Vốn vay Vốn thu hút trên thị trường tài chính - Vốn có 2 bộ phận: [...]... dụ bảo hiểm nhân thọ * Theo luật kinh doanh bảo hiểm: 2 loại - Bảo hiểm nhân thọ - Bảo hiểm phi nhân thọ * Theo tính chất bảo hiểm: 2 loại - Bảo hiểm tự nguyện: theo sự thỏa thuận giữa 2 bên - Bảo hiểm bắt buộc: gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật có quy định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức cá nhân có mối quan hệ nhất định với loại đối tượng bắt buộc phải nhận bảo hiểm Ví dụ bảo hiểm. .. con người Bảo hiểm con người bao gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ * Theo kỹ thuật quản lý hợp đồng bảo hiểm (về mặt thu chi của nghiệp vụ bảo hiểm) chia thành 2 loại - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm áp dụng kỹ thuật phân chia gồm hợp đồng bảo hiểm có thời hạn ngắn (ít hơn 1 năm) ví dụ bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm - Nhóm nghiệp vụ áp dụng kỹ thuật tồn tích gồm hợp đồng bảo hiểm có... lý tài chính của Bảo hiểm xã hội 5.3.2 Bản chất của tài chính Bảo hiểm ch - Chủ thể của nguồn tài chính Bảo hiểm xã hội là các bên tham gia Bảo hiểm xã hội, đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội vì vậy các bên tham gia Bảo hiểm xã hội đều phải có trách nhiệm quản lý quỹ Tuy nhiên trên thực tế để hoạt động quản lý quỹ 1 cách hiệu quả thì chính phủ các nước đều phải thành lập hội đồng quản lý quỹ Bảo hiểm. .. loại - Bảo hiểm phi lợi nhuận - Bảo hiểm thương mại * Theo đối tượng bảo hiểm: 3 loại - Bảo hiểm tài sản: đối tượng là các loại tài sản ví dụ bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm cháy nổ… - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: đối tượng là phần trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về trách nhiệm dân sự của pháp luật - Bảo hiểm con người: đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe, khả... Đặc điểm a Bảo hiểm là một loại dịch vụ tài chính đặc biệt - Doanh thu trước, chi phí sau, do đó luôn tồn tại một lượng tiền nhàn rỗi để đầu tư - Sản phẩm vô hình: là sự đảm bảo về mặt tài chính trước rủi ro, chỉ có cam kết giữa nhà bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm, trong đó người tham gia bảo hiểm cam kết nộp phí, còn nhà bảo hiểm cam kết bồi thường khi có sự cố bảo hiểm xảy ra b Bảo hiểm vừa mang... gia Bảo hiểm xã hội Hoạt động quản lý này ở Việt Nam hiện nay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện - Tài chính Bảo hiểm xã hội là 1 khâu tài chính độc lập trong hệ thống tài chính quốc gia tham gia vào quý trình phân phối, sử dụng các nguồn tài chính quốc gia nhằm ổn định cuộc sống đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội khi gặp phải các rủi ro liên quan đến ốm đau, thai sản… - Phân phối, sử dụng tài chính. .. xảy ra b Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn và không bồi hoàn Trong thời gian được bảo hiểm nếu không có rủi ro ảnh hưởng đến người mua bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm không được bồi thường Ngược lại bên bảo hiểm sẽ bồi thường trong phạm vi bảo hiểm Như vậy quan hệ giữa người bảo hiểm, người được bảo hiểm và người mua bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn - Số đông bù số ít +... tài chính Tài chính quốc tế là 1 tụ điểm của nguồn tài chính nhưng hoạt động tạp lập và sử dụng quỹ tiền tệ lại gắn liền với nhiều chủ thể khác nhau chứ không phải là 1 chủ thể duy nhất vì thế tài chính quốc tế không được coi là 1 khâu tài chính độc lập mà nó hòa vào hoạt động của các khâu tài chính khác 6 Thị trường tài chính - Khái niệm: là nơi diễn ra hoạt động mua bán, quyền sử dụng các nguồn tài. .. hoạt động mua bán, quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định - Đặc điểm thị trường tài chính: + Hàng hóa trên thị trường tài chính là quyền sử dụng các nguồn tài chính + Giá cả của hàng hóa nguồn tài chính là lợi tức Phân loại thị trường tài chính - Căn cứ vào thời hạn sử dụng của nguồn tài chính: + Thị trường tiền tệ: là nơi diễn ra các... khi xảy ra rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm, còn lại sau khi hạch toán, cân đối ngân sách thì dùng cho đầu tư, trả lương… Có nhiều hình thức bảo hiểm, Nếu phân theo mục đích bảo hiểm chia làm 2 loại: Bảo hiểm thương mại Bảo hiểm xã hội Khái niệm: bảo hiểm là các mối quan hệ kinh tế gắn với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố đảm bảo cho quá trình tái sản xuất . thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) hoặc vĩnh viễn (nghỉ hưu, chết), - Đối với BHYT: là một bộ phận của BHXH, nhiệm vụ chi trả cho người lao động khi họ ốm đau - Đối với BHTM: Nhiệm. với nhà nước: BHTM hoạt động vì lợi nhuận do đó đóng tất cả các loại thuế. Nhà nước không bảo hộ, cấp vốn cho BHTM nhưng có thể mua cổ phiếu… + Các doanh nghiệp tín dụng khác: BHXH được giới. trái phiếu của ngân hành nhà nước, còn BHTM thì có mối quan hệ với các doanh nghiệp tín dụng khác như một doanh nghiệp bình thường * Nhiệm vụ - Đối với BHXH: bù đắp về tài chính cho người lao