BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---TRƯƠNG HOÀNG BÍCH TRÂM ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY BỆNH NÃO GAN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các BN nội trú đủ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định XG có biến chứng BNG lâm sàng tại khoa Nội Tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 12/2018 đến tháng 06/2019.
TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU
BN XG đủ 18 tuổi trở lên có triệu chứng BNG lâm sàng tại khoa Nội Tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán XG:
+ Hội chứng suy tế bào gan + Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa + Siêu âm bụng hay CT scan bụng cho thấy tổn thương gan mạn (cấu trúc thô, nhiều nốt tân sinh, bờ không đều )
- Tiêu chuẩn chẩn đoán BNG lâm sàng: dựa vào đặc điểm lâm sàng của BNG (rối loạn nhận thức, rối loạn giấc ngủ, thay đổi nhân cách, thay đổi hành vi, suy giảm ý thức, lời nói, dấu run vẫy ) và loại trừ các nguyên nhân khác gây rối loạn tâm thần kinh.
Người thân của BN đồng ý tham gia nghiên cứu.
BN XG có biểu hiện rối loạn tâm thần kinh do các nguyên nhân khác như bệnh lý ở não (xuất huyết não, nhồi máu não, viêm màng não, viêm não, áp xe não), nhiễm ceton acid, hạ đường huyết, bệnh lý tâm thần kinh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Nội Tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy.
n: số đối tượng nghiên cứu.
α: xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05.
Z1-α/2: trị số phân phối chuẩn, với α = 0,05 thì Z1-α/2 = 1,96.
p: tỉ lệ ước đoán, chúng tôi chọn p = 0,5 (theo nghiên cứu của Lê Hà Xuân Sơn [7]).
Thay vào công thức ta ước lượng được số đối tượng nghiên cứu là n 96.
KỸ THUẬT CHỌN MẪU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Chọn đối tượng vào nghiên cứu
Tất cả các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo tiêu chuẩn chọn mẫu (tiêu chuẩn đưa vào và tiêu chuẩn loại ra).
Tiêu chuẩn loại ra: các rối loạn tâm thần kinh ở BN XG do các nguyên nhân khác.
Các bệnh lý ở não như xuất huyết não, nhồi máu não, viêm màng não, viêm não, áp xe não: chẩn đoán dựa vào CT/NMR, chụp mạch máu, vi sinh dịch não tủy và huyết thanh học.
Nhiễm ceton acid: chẩn đoán dựa vào đường huyết, ceton máu, khí máu động mạch.
Hạ đường huyết: chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết.
Bệnh lý thần kinh tâm thần: chẩn đoán dựa vào bệnh sử, khám tâm thần.
Các BN thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu Các BN này được thu thập thông tin và điền vào một mẫu thống nhất.
Bệnh sử chi tiết của từng BN được thu thập từ việc hỏi người chăm sóc BN.
Thông tin bệnh sử: tuổi, giới, nôn ra máu, tiêu phân đen hay có máu, sốt, ho, khạc đàm, đau bụng, tiểu gắt buốt, táo bón, tiêu chảy, sử dụng thuốc (thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu), chấn thương gần đây, phẫu thuật.
Thông tin tiền sử: XG, nhiễm siêu vi B, siêu vi C, BNG, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn, đột quỵ, động kinh, chấn thương đầu, bệnh lý thần kinh tâm thần.
Khám lâm sàng chi tiết bao gồm dấu hiệu sinh tồn, tri giác, nhân cách, hành vi, lời nói, dấu run vẫy, thiếu máu, vàng da, sao mạch, phù chân, báng bụng, đau bụng, gan lách to.
Thông tin cận lâm sàng được thu thập từ hồ sơ bệnh án: thu thập kết quả các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, đông máu toàn bộ (PT, INR,aPTT), ion đồ máu, glucose máu, NH3 máu, men gan (AST, ALT), bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp, bilirubin gián tiếp, albumin máu, HBsAg, anti-
HCV, CRP, xét nghiệm chức năng thận (BUN, creatinin máu), tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng tổng quát (đánh giá gan, kích thước lách, đường kính tĩnh mạch cửa, dịch ổ bụng), X quang ngực thẳng, xét nghiệm dịch báng (tế bào, sinh hóa) nếu BN có báng bụng Nếu BN có dấu hiệu nhiễm trùng, tùy theo nguyên nhân sẽ làm thêm các xét nghiệm như cấy máu, cấy nước tiểu.
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, chúng tôi xử lý các dữ liệu theo thống kê y học và phân tích theo các mục tiêu đã đặt ra.
ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ
Bảng 2.4 Các biến số trong nghiên cứu Tên biến số Đơn vị Loại biến Giá trị biến
Giới tính Định tính Nam
BN XG có triệu chứng BNG lâm sàng tại khoa
Nội Tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy
Rối loạn tâm thần kinh do nguyên nhân khác Nhận vào nghiên cứu
Thu thập thông tin bệnh sử, tiền sử, lâm sàng và cận lâm sàng
Xử lý và phân tích số liệu
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
≥ 61 Địa dư Định tính Tỉnh
Nguyên nhân xơ gan Định tính
Rượu Nhiễm HBV Nhiễm HCV Khác
Hemoglobin g/L Định lượng Định tính
K/àL Định lượng Định tính
K/àL Định lượng Định tính
Giây Định lượng Định tính
Bilirubin toàn phần mg/dL Định lượng Định tính
Albumin máu g/dL Định lượng Định tính
Creatinin máu mg/dL Định lượng Định tính
Natri máu mmol/L Định lượng Định tính
Kali máu mmol/L Định lượng Định tính Giảm
NH3 máu àg/dL Định lượng Định tính
Giảm Tăng Bình thường Phân độ bệnh não gan theo tiêu chuẩn West
Haven Định tính Độ II Độ III Độ IV Phân loại xơ gan theo thang điểm Child –
Nhiễm trùng Định tính Có
Nhiễm trùng hô hấp Định tính Có
Nhiễm trùng tiểu Định tính Có
Không Nhiễm trùng da và mô mềm Định tính Có
Nhiễm trùng huyết Định tính Có
Hạ kali máu Định tính Có
Mức độ hạ kali máu Định tính
Hạ natri máu Định tính Có
Mức độ hạ natri máu Định tính
Táo bón Định tính Có
Tiêu chảy Định tính Có
Thuốc an thần Định tính Có
Số lượng YTTĐ Định tính
Chẩn đoán XG dựa trên dữ liệu lâm sàng, sinh hóa, siêu âm bụng hoặc mô học gan từ hồ sơ của BN nội trú.
Tiền sử: bệnh gan mạn gây tổn thương gan kéo dài, sử dụng thuốc,nghiện rượu, bệnh di truyền gia đình.
Hội chứng suy tế bào gan:
- Mệt mỏi, ăn kém, giảm sút khả năng làm việc.
- Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng.
- Phù mềm, ấn lõm, có thể kèm theo báng bụng, tràn dịch đa màng.
- Sao mạch, lòng bàn tay son.
- Da vàng sạm do ứ mật, lắng đọng sắc tố hoặc do ứ sắt.
- Xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc nhiều mức độ.
- Thiếu máu từ nhẹ đến nặng.
- Cận lâm sàng: albumin máu giảm, bilirubin máu tăng, INR tăng, PT kéo dài.
Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
- Lách to, tuần hoàn bàng hệ cửa - chủ.
+ Siêu âm bụng: gan mật độ thô, to hoặc teo, nhiều nốt tân sinh, bờ không đều, báng bụng, lách to, giãn tĩnh mạch cửa.
+ Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng: giãn tĩnh mạch thực quản, giãn tĩnh mạch tâm phình vị hoặc cả hai.
+ Xét nghiệm dịch màng bụng có SAAG > 1,1 g/dL.
Phân loại xơ gan theo thang điểm Child – Pugh
Bảng 2.5 Thang điểm Child – Pugh [2]
Tiêu chuẩn đánh giá Điểm: 1 2 3
Bệnh não gan Không Độ 1-2 Độ 3-4
Báng bụng Không Nhẹ Trung bình/nhiều
Tổng điểm số tương ứng giai đoạn Child
Child A (5-6 điểm) Child B (7-9 điểm) Child C (10-15 điểm)
XG do viêm gan siêu vi B: tiền sử viêm gan siêu vi B, xét nghiệm HBsAg (+).
XG do viêm gan siêu vi C: tiền sử viêm gan siêu vi C, xét nghiệm
XG do rượu: tiền sử nghiện rượu, lượng rượu uống hàng ngày > 60 g/ngày đối với nam, > 40 g/ngày đối với nữ trong hơn 10 năm.
XG do nguyên nhân khác: XG không do các nguyên nhân trên.
BNG là một chẩn đoán loại trừ Những dấu hiệu gợi ý rối loạn chức năng gan, sự hiện diện của YTTĐ và/hoặc tiền sử BNG là những yếu tố cần thiết cho chẩn đoán Kết hợp với các đặc điểm lâm sàng của BNG như rối loạn nhận thức, rối loạn giấc ngủ, thay đổi nhân cách, thay đổi hành vi, suy giảm ý thức, lời nói, dấu run vẫy, tăng phản xạ gân cơ, tăng trương lực cơ. Chẩn đoán BNG sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác gây rối loạn tâm thần kinh [1], [24], [51].
Phân độ bệnh não gan: Bệnh não gan được phân độ theo tiêu chuẩn West
Bảng 2.6 Phân độ bệnh não gan theo tiêu chuẩn West Haven [92] Phân độ bệnh não gan Đặc điểm lâm sàng Tiêu chuẩn Độ I Thiếu nhận thức mức độ nhẹ, hơi lẫn lộn, đãng trí.
Thay đổi nhân cách nhẹ, hưng phấn hoặc lo lắng.
Giảm tập trung và chú ý.
Làm tính cộng hoặc trừ chậm.
Mặc dù định hướng được không gian và thời gian, nhưng BN có sự suy giảm về nhận thức hoặc hành vi qua khám lâm sàng hoặc nhận thấy từ người chăm sóc. Độ II Buồn ngủ, lừ đừ, ngủ gà.
Mất định hướng thời gian.
Thay đổi rõ về nhân cách.
Hành vi không thích hợp.
Nói lắp, nói líu nhíu.
Mất định hướng thời gian (trả lời sai ít nhất 3 trong số những câu hỏi sau: ngày của tháng, ngày của tuần, tháng, mùa, năm) ± những triệu chứng được đề cập khác. Độ III Lơ mơ, hay ngủ nhưng có thể đánh thức được.
Lú lẫn (mất định hướng thời gian và không gian).
Hành vi kì lạ (ảo giác, hung hăng, kích động).
Nói líu nhíu nặng hơn và có thể nói lảm nhảm.
Co rút cơ, cứng cơ, run giống
Mất định hướng không gian (trả lời sai ít nhất 3 trong số những câu hỏi sau: quốc gia, bang(vùng, miền), thành phố,địa điểm) ± những triệu chứng được đề cập khác.
Tăng phản xạ, clonus (+), nystamus (+). Độ IV Hôn mê.
Thở nhanh sâu (rối loạn chuyển hóa).
Không đáp ứng với kích thích đau.
Bệnh não gan lâm sàng: gồm BNG độ II, độ III, độ IV theo tiêu chuẩn
XHTH là tình trạng máu thoát ra khỏi mạch máu chảy vào đường tiêu hóa và được thải ra ngoài bằng cách nôn ra máu hoặc tiêu ra máu.
XHTH trên do tổn thương ở phần trên ống tiêu hóa từ thực quản đến góc Treitz BN có thể vừa nôn ra máu vừa đi tiêu ra máu hoặc chỉ có nôn ra máu ở giai đoạn đầu hoặc chỉ có tiêu ra máu.
XHTH dưới do tổn thương từ góc Treitz trở xuống, BN thường tiêu ra máu đỏ.
Nhiễm trùng: khi BN có bất kỳ bệnh lý nào sau đây
Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát
Chẩn đoán VPMNKNP dựa vào số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch báng ≥ 250 bạch cầu/mm 3 và/hoặc cấy dịch báng dương tính với một loại vi khuẩn [2], [44], [45].
Chẩn đoán dựa vào những triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp và X quang ngực Triệu chứng lâm sàng gồm ho, sốt, khạc đàm, khó thở, đau ngực kiểu màng phổi, khám phổi có ran ẩm, ran nổ [34].
Nhiễm trùng tiểu: khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau [9]
- Triệu chứng lâm sàng: tiểu buốt, gắt, tiểu lắt nhắt, tiểu gấp, đau hông lưng, sốt, ớn lạnh.
- Xét nghiệm xác định có bạch cầu trong nước tiểu:
+ Tổng phân tích nước tiểu (que nhúng-định tính): bạch cầu 10-100- 500/àL (Leukocyte esterase (+)).
+ Cặn lắng nước tiểu: bạch cầu > 5/quang trường 40, trụ bạch cầu. + Cặn Addis: bạch cầu > 2.000/ph.
- Xét nghiệm xác định sự hiện diện vi trùng trong nước tiểu:
+ Que nhúng nước tiểu nitrit (+) (định tính).
+ Nhuộm gram soi tươi nước tiểu ≥ 1 vi khuẩn/quang trường.
+ Cấy nước tiểu: >100.000 khóm vi khuẩn/ml (định danh vi khuẩn + kháng sinh đồ).
Nhiễm trùng da và mô mềm
Chẩn đoán dựa vào sốt, vùng da tổn thương với tình trạng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) Cấy máu, cấy dịch vết thương có thể dương tính [49].
Nhiễm trùng huyết được chẩn đoán khi có ổ nhiễm khuẩn được xác định hoặc nghi ngờ kết hợp ít nhất 2 tiêu chuẩn SIRS.
- Nhịp thở > 20 lần/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg
- Số lượng bạch cầu < 4000/mm 3 hoặc > 12000/mm 3
Hạ kali máu là nồng độ kali máu < 3,5 mmol/L.
Mức độ hạ kali máu:
Hạ natri máu là nồng độ natri máu < 135 mmol/L.
Mức độ hạ natri máu:
Đại tiện dưới 3 lần trong một tuần.
Phân cứng hay vón cục.
Khó thải phân, cần phải rặn mạnh.
Sau khi đại tiện xong vẫn có cảm giác muốn đại tiện.
Tiêu phân lỏng, > 2 lần/ngày, lượng phân > 200g/ngày [3].
Thuốc an thần: BN đang sử dụng các loại thảo dược gây ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn lo âu
XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.
Dùng thống kê mô tả và thống kê phân tích.
Nhận định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
2.8 ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU
Giải thích cho người thân BN đây là nghiên cứu quan sát, không can thiệp, không ảnh hưởng gì đến lợi ích hay nguy cơ điều trị, cũng như chi phí mà BN phải trả.
Nghiên cứu chỉ ghi nhận các kết quả xét nghiệm và các can thiệp lâm sàng thực hiện theo y lệnh của bác sĩ điều trị, không làm chậm trễ chẩn đoán hay điều trị cho BN.
Tất cả các thông tin cá nhân và bệnh tật đều được giữ bí mật để đảm bảo quyền lợi riêng tư của BN.
Người thân BN sẽ ký vào bảng cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y đức Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và PhòngNghiên cứu Khoa học của bệnh viện Chợ Rẫy.
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới tính
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu
Trong tổng số 114 người tham gia nghiên cứu có 84 (73,7%) nam và 30 (26,3%) nữ.
3.1.2 Đặc điểm tuổi của mẫu nghiên cứu
Tuổi nhỏ nhất là 30 tuổi, tuổi lớn nhất là 82 tuổi, tuổi trung bình là 55,5 tuổi.
Biểu đồ 3.2 Phân bố theo nhóm tuổi
Tuổi của đối tượng nghiên cứu trải dài từ 30 đến 82 tuổi.
Trong nhóm nghiên cứu, độ tuổi 21-40 có 13 (11,4%) bệnh nhân, độ tuổi 41-60 có 61 (53,5%) bệnh nhân, độ tuổi ≥ 61 có 40 (35,1%) bệnh nhân.
Như vậy, phần lớn đối tượng nghiên cứu nằm trong độ tuổi 41-60 (53,5%).
Bảng 3.7 Phân bố giới tính theo nhóm tuổi
Kết quả cho thấy, nhóm tuổi 21-40 tuổi có 100% là nam.
Biểu đồ 3.3 Phân bố theo địa dư
Rượu Siêu vi B Siêu vi C Khác
Trong khi đó, nhóm tuổi 41-60 tuổi (nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất) thì tỷ lệ nam nhiều hơn nữ (45,6% > 7,9%).
Ngược lại, ở nhóm tuổi ≥ 61 tuổi, tỷ lệ nữ lại chiếm nhiều hơn nam (18,4% > 16,7%).
3.1.3 Đặc điểm địa dư trong mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy bệnh nhân sống ở tỉnh chiếm phần lớn là 100
(87,7%) bệnh nhân, còn lại 14 (12,3%) bệnh nhân sống ở thành phố.
3.1.4 Đặc điểm nguyên nhân xơ gan trong mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan theo thống kê của chúng tôi là rượu (48,2%), thứ hai là nhiễm HBV (30,7%), thứ ba là nhiễm HCV (13,2%) và các nguyên nhân khác (13,2%) Nếu tính tổng của ba nguyên nhân rượu, nhiễm HBV và nhiễm HCV thì chiếm 92,1% nguyên nhân gây xơ gan.
Tiếp tục phân tích nguyên nhân xơ gan do rượu và không do rượu theo giới tính, chúng tôi thu nhận được các kết quả sau (Biểu đồ 3.5):
Trong nhóm nam, nguyên nhân xơ gan do rượu chiếm 65,5%, nguyên nhân xơ gan không do rượu chiếm 34,5%.
Trong nhóm nữ, không có nguyên nhân xơ gan do rượu, nguyên nhân xơ gan không do rượu chiếm 100%.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
3.2.1 Lý do vào viện trong mẫu nghiên cứu
Biểu đồ 3.5 Nguyên nhân xơ gan do rượu và không do rượu theo giới tính
Bảng 3.8 Lý do vào viện
Xuất huyết tiêu hóa 34 (29,8) Đau bụng 8 (7)
Nhận xét: Kết quả cho thấy, lý do vào viện chiếm tỷ lệ cao là rối loạn tri giác
(48,2%) và xuất huyết tiêu hóa (29,8%) Các lý do vào viện khác chiếm tỷ lệ thấp hơn là đau bụng, sốt, báng bụng, vàng da, phù.
3.2.2 Đặc điểm phân loại Child-Pugh trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.9 Phân loại Child-Pugh theo nhóm tuổi và giới tính Phân loại
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Phân loại Child – Pugh C chiếm 82,5% mẫu nghiên cứu, 17,5% còn lại có phân loại Child – Pugh B.
Trong nhóm phân loại Child – Pugh C, ở nhóm tuổi dưới 60 tuổi thì nam chiếm nhiều hơn nữ, còn nhóm tuổi trên 60 tuổi thì nữ chiếm nhiều hơn nam.
3.2.3 Đặc điểm mức độ bệnh não gan trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.10 Mức độ bệnh não gan theo nhóm tuổi và giới tính Phân độ bệnh não gan
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Độ II 11 (9,7) 0 (0) 0 5 (4,4) 0 (0) 4 (3,5) 2 (1,8) Độ III 69 (60,5) 8 (7) 0 30 (26,3) 6 (5,3) 12 (10,5) 13
Bệnh não gan độ III chiếm đa số với tỷ lệ 60,5%.
Trong nhóm bệnh não gan độ III và độ IV, đối với nhóm tuổi dưới 60 tuổi thì nam chiếm nhiều hơn nữ, nhưng sau 60 tuổi thì nữ chiếm nhiều hơn nam.
3.2.4 Đặc điểm lâm sàng của bệnh não gan trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.11 Một số triệu chứng trong bệnh não gan
Triệu chứng bệnh não gan
Mức độ bệnh não gan n (%) Độ II (n = 11) Độ III (n = 69) Độ IV (n = 34)
Mất định hướng thời gian 7 (63,6) 29 (42) -
Mất định hướng không gian 0 27 (39,1) -
Một bệnh nhân thường có nhiều triệu chứng bệnh não gan.
Trong bệnh não gan độ II, các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất định hướng thời gian và dấu run vẫy thường gặp.
Trong bệnh não gan độ III, các triệu chứng nói lảm nhảm, rối loạn giấc ngủ, dấu run vẫy, mất định hướng không gian và thời gian chiếm đa số.
Ngoài ra, các triệu chứng khác như kích động, run cũng được quan sát thấy nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn.
Trong bệnh não gan độ IV, triệu chứng hôn mê và thở nhanh sâu được ghi nhận với tỷ lệ 100% và 14,7%.
3.2.5 Đặc điểm lâm sàng của xơ gan trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.12 Một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan Tiền sử bệnh nội khoa n (%)
Tăng huyết áp 40 (35,1) Đái tháo đường 40 (35,1)
Bệnh nhân có tiền căn xơ gan chiếm 82,5%, còn lại 17,5% bệnh nhân mới phát hiện xơ gan trong lần nhập viện này.
Các triệu chứng vàng da và báng bụng chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 70,2% và 64% Triệu chứng phù, sốt, đau bụng, sao mạch cũng gặp khá nhiều.
3.2.6 Đặc điểm cận lâm sàng trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.13 Một số giá trị cận lâm sàng
Cận lâm sàng Trung bình Giảm n (%)
Hemoglobin (g/L) 98,3 ± 25,6 88 (77,2) 0 26 (22,8) Bạch cầu (G/L) 11,1 ± 6,2 7 (6,1) 48 (42,1) 59 (51,8) Tiểu cầu (G/L) 93,2 ± 62,8 100 (87,7) 0 14 (12,3)
Albumin máu (g/dL) 2,5 ± 0,5 111 (97,4) 0 3 (2,6) Creatinin máu
Hemoglobin, tiểu cầu và albumin máu giảm ở hầu hết bệnh nhân (77,2%, 87,7% và 97,4%).
Bạch cầu tăng chiếm 42,1% bệnh nhân.
Thời gian prothrombin (PT), bilirubin máu và NH3 máu tăng ở hầu hết bệnh nhân (84,2%, 95,6% và 93,9%).
NH3 máu bình thường chiếm 6,1% bệnh nhân.
Na + máu và K + máu giảm chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,5% và 37,7%.
Bảng 3.14 Giá trị NH 3 máu theo mức độ bệnh não gan
Mức độ bệnh não gan Độ II n (%) Độ III n (%) Độ IV n (%)
NH3 máu tăng chiếm đa số ở cả ba mức độ bệnh não gan.
Trong nhóm bệnh não gan độ II, NH 3 máu bình thường có 2 bệnh nhân (18,2%).
Trong nhóm bệnh não gan độ III, NH 3 máu bình thường có 3 bệnh nhân (4,3%).
Trong nhóm bệnh não gan độ IV, NH 3 máu bình thường có 2 bệnh nhân (5,9%).
3.3 ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
3.3.1 Tỷ lệ các yếu tố thúc đẩy trong mẫu nghiên cứu
VPMNKNP Nhiễm trùng hô hấp Nhiễm trùng tiểu Nhiễm trùng mô mềm Nhiễm trùng huyết 6,1%
Nhận xét: Nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao nhất (53,5%), thứ hai là hạ kali máu
(37,7%), thứ ba là xuất huyết tiêu hóa (34,2%), thứ tư là hạ natri máu (32,5%) Các yếu tố táo bón, tiêu chảy và thuốc an thần chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 17,5%, 12,3% và 5,3%.
Nhận xét: Trong nhóm nhiễm trùng, chúng tôi ghi nhận nhiễm trùng tiểu chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%), kế đến là nhiễm trùng hô hấp (25,4%) Nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát và nhiễm trùng mô mềm chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 14,9%, 6,1%, 3,5%.
Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ các yếu tố nhiễm trùng
0 YTTĐ 1 YTTĐ 2 YTTĐ 3 YTTĐ 4 YTTĐ 2,6%
Nhận xét: Trong nhóm hạ natri máu, mức độ natri máu 130-