1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò và địa vị của cá nhân trong nhóm

12 5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 140,5 KB

Nội dung

Vai trò và địa vị của cá nhân trong nhóm

Trang 1

I Địa vị của cá nhân trong nhóm.

1 Định nghĩa địa vị.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về địa vị:

- Địa vị là vị trí xã hội của một người hay một nhóm người trong kết cấu xã hội, được sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của xã hội nơi người đó sinh sống ( Pgs

Ts Nguyễn Đình Tấn )

- Theo G Lenski: Địa vị xã hội của một người là cái mà xã hội công nhận nơi người này một cách tương đối tổng quát xét trong thang bậc xã hội

Tóm lại: Địa vị của con người được định nghĩa như giá trị của vị trí vai mà người đó thực hiện trong hoạt động nhóm ( Ts Vũ Dũng )

2 Đặc điểm của địa vị.

Những đặc điểm quan trọng của địa vị là thể diện và uy tín của cá nhân, những đặc điểm này biểu hiện như thước đo, đặc biệt về sự thừa nhận của những người xung quanh đối với công lao của người đó Mặt khác, địa vị của cá nhân trong nhóm gắn liền với trách nhiệm của cá nhân đối với nhóm và những quyền lợi mà người đó được hưởng

- Địa vị cá nhân không bao giờ đứng độc lập mà nó nằm trong mối quan hệ với các địa vị khác trong xã hội Một địa vị xã hội sẽ không mang đầy đủ ý nghĩa của

nó nếu không đặt trong mối quan hệ với các địa vị khác Ví dụ: Địa vị của người

vợ, người mẹ chỉ có ý nghĩa đầy đủ trong quan hệ với địa vị người chồng, người con Địa vị của bcs sĩ có ý nghĩa đầy đủ trong quan hệ với bệnh nhân Địa vị người giáo viên chỉ đầy đủ ý nghĩa trong quan hệ với học sinh…

- Mỗi địa vị bao gồm một số quyền lợi và nghĩa vị mà mỗi cá nhân nếu nắm giữ địa vị đó phải thực hiện Đồng thời, địa vị xã hội còn mang đặc điểm của sự phân cấp, trong đó một số địa vị có uy tín và quyền hành nhiều hơn địa vị khác

- Những gì xảy ra trong một bối cảnh xã hội bất kỳ được định hướng bằng mối quan hệ giữa những địa vị mà con người đó nắm giữ Ví dụ: Trong gia đình tương tác xã hội dựa trên các địa vị chủ yếu là vợ - chồng, cha – con Trong lớp học tương tác xã hội dụa trên hai địa vị chính là thầy – trò…

Trang 2

- Con người liên kết với người khác trong nhiều tình huống xã hội khác nhau vì vậy mỗi người có thể nắm giữ nhiều địa vị cùng lúc Ví dụ: Cô gái có thể nắm giữ những địa vị kà con gái trong mối quan hệ với cha mẹ, là bạn trong quan hệ với bạn bè, là đồng nghiệp với các nhân viên khác cùng công ty, là thư kí trong quan hệ với giám đốc…

- Tập hợp điạ vị rất phức tạp và có thể thay đổi.Việc cá nhân gia nhập vào một tổ chức hay nhóm xã hội sẽ mở rộng tập hợp địa vị ngược lại nếu rút lui khỏi một số hoạt động sẽ làm giảm địa vị của cá nhân ấy Cá nhân có được và đánh mất nhiều địa vị trong thời gian sống của mình

- Một địa vị có khả năng thực sự tạo nên sự phù hợp với trang phục, hình thức và cách ứng xử của cá nhân ấy trong xã hội Ví dụ: Một giám đốc sẽ có cách ăn mặc sanh trọng, đắt tiền hơn so với công nhân nặc những bộ đồ rẻ tiền

- Địa vị qui định phạm vi mà các thành viên khác của nhóm phản ứng lại đối với

cá nhân và cá nhân có địa vị đó tác động trở lại các thành viên của nhóm Những

cá nhân có địa vị cao thì được hưởng các đặc quyền mà những cá nhân có địa vị thấp không có được Ví dụ: Giam đốc của một công ty sẽ được hưởng những đặc quyền như: có phòng làm việc riêng, có trang thiết bị trong phòng làm việc, có xe

ô tô con đưa đón, có thư ký văn phòng riêng… Những quyền lợi này các nhân viên khác trong công ty không có được Người ta thường có thói quen liên tưởng địa với những đặc quyền của cá nhân giữ cương vị đứng đầu tổ chức Sự liên tưởng này vô hình dung đã tạo ra người có địa vị cao được hưởng những đặc quyền (mà đáng lẽ ra họ không được hưởng) Mặt khác, điều này cũng tạo ra sự ngộ nhận của người có địa vị cao về các đặc quyền của mình

- Địa vị tác động đến kiểu cách và số lượng giao tiếp trong nhóm Điểm xuất phát của giao tiếp trong nhóm thường được bắt đầu từ những địa vị thấp trong nhóm.Các thành viên có địa vị thấp thường cố gắng giao tiếp với những người có địa vị cao trong nhóm, trong khi đó các cá nhân có địa vị cao hướng đến việc giao tiếp với các thành viên của nhóm Cá nhân có địa cao thường muốn biết nhiều thông tin về những gì đang xảy ra trong nhóm hơn là những cá nhân có địa

vị thấp Theo J.W Thibaut, những thông tin mà cá nhân có địa cao nhận được thường bị thiên lệch Những cá nhân có địa vị thấp không muốn phê bình những

Trang 3

cá nhân có địa vị cao bởi vì họ sợ những ứng xử của cá nhân có địa vị cao trở lại với họ Do vậy, nội dung của các thông tin đến với những cá nhân có địa vị coa thường có xu hướng tích cực nhiều hơn là những thông tin có nội dung tiêu cực

Cá nhân có địa vị cao có thể nhận được nhiều thông tin, nhưng vấn đề chứa đựng trong các thông tin đó (những vấn đề mà cá nhân có địa vị cao muốn nghe) lại không đúng sự thật

3 Phân loại địa vị.

Theo Sevey, Brigham và Schlenker thì địa vị được chia làm 2 loại: địa vị do

cá nhân đạt được và địa vị được gán cho

a Địa vị do cá nhân đạt được.

Địa vị do cá nhân đạt được là địa vị cá nhân có được thông qua lao động vất

vả và bằng khả năng của mình Ví dụ: Giao sư, tiến sĩ, kỹ sư, giám đốc, sinh viên… là những địa vị đạt được

Thế nhưng, một vấn đề trong sự phân biệt này là nhiều địa vị thực ra là kết quả của cả hai sự gán cho và đạt được Ví dụ một người sinh ra trong một gia đình có địa vị xã hội cao thường có nhiều thuận lợi rất có khả năng dẫn đến kết quả trong những địa vị đạt được chẳng hạn như là người có nghề hưởng lương cao và là thành viên của một câu lạc bộ xã hội đặc quyền – mỗi một địa vị đối với một người sinh ra không có đặc quyền như thế còn khó khăn hơn rất nhiều mới đạt được

b Địa vị gán cho.

Định nghĩa: Địa vị gán cho là địa vị cá nhân nhận được không phải do sai lầm khuyết điểm hoặc không phải do sự cố gắng và nỗ lực của bản thân

Ví dụ: Một người gia đình sinh ra trong một gia đình nghèo thì tất yếu cá nhân

đó là một người có địa vị được người ta gán cho ở mức độ thấp, trong khi đó một người sinh ra trong gia đình triệu phú thì cá nhân đó được gán cho một địa vị cao, sang trọng Những đặc điểm khác như tôn giáo, chủng tộc, dòng họ xuất thân và địa vị kinh tế xã hội cũng là cơ sở chung cho sự qui định các địa vị đối với cá nhân

Một địa vị gán cho bất kỳ là một vị trí xã hội mà cá nhân ít có hay không

Trang 4

có sự lựa chọn Ví dụ: Một cậu bé sinh ra trong hoàng tộc sẽ có ngay một tước hiệu gán cho (hoàng tử, công tước, hầu tước…)mà cậu nhóc tì đó không phải mất một chút nỗ lực phấn đấu nào và đương nhiên cậu bé đó sẽ ở một vị thế cao hơn người khác

c Một số địa vị khác.

- Địa vị chính là địa vị có vai trò quyết định, chi phối các vị thế khác Có thể nói địa vị chính là một địa vị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc định dạng toàn bộ đời sống của một người Vì thế, địa vị chính thường là một yếu tố qui định trong sự ý niệm và nhận dạng xã hội của một người Sự tạo lập một vị thế chính yếu của mỗi người một mặt phụ thuộc vào sự phấn đấu, hoạt động tích cực của họ, mặt khác tùy thuộc vào thang giá trị mà xã hội tôn trọng Ví dụ: Người lãnh đạo cơ quan, xí nghiệp thời bao cấp chỉ biết phục tùng vô điều kiện cấp trên

và tập thể coi đó là nguyên tắc tối hậu, thậm chí sống “tròn vo” không biết đến lợi ích riêng, xem đó như tội lỗi Xã hội thời ấy đề cao mẫu người như vậy, do đó lớp người này rất được tôn sùng, có vị thế xã hội cao

4 Xung đột địa vị.

Xung đột một cách chung nhất có thể hiểu là sự tranh chấp, mâu thuẫn giữa hai hoặc nhiều yếu tố trở nên Xung đột địa vị là sự mâu thuẫn đối nghịch nhau giữa những điều mong đợi về các địa vị xã hội Trong cùng một khoảng thời gian một cá nhân có thể có cùng một lúc nhiều địa vị xã hội rất khác nhau Những lợi ích của địa này có thể không phù hợp nhau, địa vị này đối nghịch với địa khác do những điều mong đợi về các địa vị xung đột nhau

II Vai trò của cá nhân trong nhóm.

Vai trò của cá nhân như một vai diễn là một hay nhiều chức năng mà cá nhân

ấy phải đảm nhiệm trong nhiều nhóm khác nhau.Khái niệm vai trò bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu.Vai diễn trên sân khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chước và học tập đóng vai của những nhân vật được đạo diễn phân đóng.Những vai trò của cá nhân trong nhóm không có tính chất tưởng tượng, bắt chước cứng nhắt và nhất thời mà đó là những hành vi thực tế của một người nhờ học hỏi được của những cá nhân trong nhóm nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thực hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế

Trang 5

cá nhân của người đó Đồng thời cá nhân đó cũng được những quyền lợi xã hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của mình.Mỗi cá nhân có vô vàn vai trò, có bao nhiêu mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu vai trò Địa vị và vai trò của cá nhân trong xã hội bắt nguồn từ vị trí kinh tế, chính trị, xã hội của họ, từ địa vị của các cá nhân thuộc các giai cấp và các nhóm xã hội khác mà quy định nên Mỗi cá nhân có nhiều vị thế và vai trò khác nhau ở gia đình và ngoài xã hội…và tuỳ theo vai trò của mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động tương ứng với vai trò mà cá nhân đảm trách Địa vị và vai trò luôn gắn bó mật thiết với nhau, không thể nói tới địa vị mà không nói đến vai trò và ngược lại Vai trò và địa vị là hai mặt của một vấn đề Địa vị của cá nhân được xác định bằng việc trả lời cho câu hỏi: người đó là ai? Còn vai trò của cá nhân được xác định bằng việc trả lời câu hỏi: người đó phải làm gì? Trong mối quan hệ giữa vị thế và vai trò thì vị thế thường ổn định hơn, ít biến đổi hơn, còn vai trò thì biến động hơn Thông thường thì sự biến đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biến đổi của

vị thế

1 Khái niệm vai.

Theo nhà tâm lý học Mỹ J.P.chaplin: “Vai là chức năng hoặc nhiệm vụ của cá nhân trong nhóm; là chức năng hoặc hành vi mà qua đó thể hiện sự mong muốn hoặc tính cách của cá nhân; là chức năng tạo nên một số biến đổi trong quan hệ nguyên nhân - kết quả

Theo các nhà tâm lý học Xô Viết: “Vai là chức năng xã hội của cá nhân, nó phản ánh phương thức hoạt động của cá nhân tương ứng với những tiêu chuẩn được quy định bởi vị trí hay chỗ đứng của cá nhân ấy trong xã hội nói chung và trong các nghệ lien nhân cách nói riêng

2 Sự thể hiện vai trong nhóm.

Trong cấu trúc của nhóm phân ra các vai khác nhau.Mỗi chúng ta ở trong nhiều nhóm khác nhau ví thế đóng nhiều vai khác nhau.Chẳng hạn trong một công ty, có cá nhân giữ vai giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, nhân viên…

Có một số thành viên của nhóm ở vị trí cao hơn những thành viên khác và tuỳ theo vai của mình mà họ có thể ảnh hưởng ít hay nhiều đến các thành viên khác

Trang 6

trong nhóm.Ví dụ: người dữ vai giám đốc, phó giám đốc sẽ có phạm vi ảnh hưởng đến các thành viên của nhóm rộng hơn những người giữ vai trưởng phòng hoặc phó phòng…Vì thế sự phân vai trong nhóm và thể hiện các vai đó giống như một hình chóp, càng ở gần đỉnh cáng có vị thế cao hơn (giữ vai trò quan trọng hơn) và đáy hình hình chóp là các thành viên của nhóm (người có vai ở vị trí thấp nhất)

Trong nhóm, một số thành viên có thể có nhiều vai khác nhau.Một số cá nhân

có thể vừa là hiệu trưởng trường THCS vừa là trưởng thôn, một người công nhân

có thể vừa là đảng viên, vừa là nhân viên làm việc trong một công ty

Sự nhập vai trong nhóm mang màu sắc cá nhân rõ rệt.Nó phụ thuộc vào hiểu biết và khả năng của cá nhân, vào tầm quan trọng của vai, vào nguyện vọng thoả mãn và sự chờ đợi của mọi người xung quanh

3 Đặc điểm của vai trò.

- Đối với con người, đóng vai trò xã hội và thay đổi vai trò là công việc hằng ngày, diễn ra liên tục, kế tiếp nhau và không trùng lặp về thời gian Mỗi cá nhân

có vô vàn vai trò, có bao nhiêu mối quan hệ xã hội là bấy nhiêu vai trò xã hội Ở mỗi hoàn cảnh không gian và thời gian khác nhau con người sẽ có những vai trò

xã hội khác nhau VD: Khi ở nhà cô bé đóng vai trò của một người con nhưng lên lớp vai trò của cô bé lại là học sinh

- Vai trò xã hội phát sinh theo nhu cầu cá nhân Theo George Herbert Mead,

người đứng đầu học thuyết Tương tác tượng trưng trong xã hội học cho rằng sự tăng thêm các vai trò xã hội trong một cá thể là bởi con người “ một mặt thừa nhận tính mong manh và hạn chế của bản thân khiến họ phải tìm kiếm những quan hệ với với người khác đểcó thể sống còn Mặt khác là xu hướng đi tìm và lựa chọn những kiểu hành động có lợi cho sự hợp tác, giao dịch xã hội” Do vậy

tính đa phức của vai trò xã hội phát sinh theo hai nhu cầu:

+ Nhu cầu bổ sung những mặt hạn chế của bản thân

+ Nhu cầu giao dịch vì lợi ích

- Vai trò xã hội được thể hiện ở nhiều mặt:

+ Vai trò thật là vai trò diễn ra trong đời sống hằng ngày, ngược lại là các vai trò giả tưởng xuất hiện trong các mối quan hệ ngoại giao …

Trang 7

+ Vai trò định chế là vai trò của một cá nhân do một tổ chức quy định Ngoài ra

là các vai trò do các nhân tự chon VD: Một cảnh sát giao thông trong lúc làm việc phải thực hiện vai trò do cơ quan quy định còn khi không làm việc thì anh ta

có thể đóng nhiều vai trò khác nhau

- Một vai trò xã hội có thể có nhiều mức độ biểu hiện, hay sắc thái khác nhau về khuôn mẫu tác phong VD: Cùng là vai trò giảng dạy của một giáo viên nhưng người này dạy theo kiểu độc thoại bằng cách đọc bài giảng từ đầu đến cuối, còn người khác lại vừa giảng vừa đặt câu hỏi thảo luận và lắng nghe ý kiến phát biểu của học sinh

- Vai trò không chỉ bao gồm những khuôn mẫu tác phong biểu hiện ra bên ngoài

mà còn bao hàm cả những khuôn mẫu nội dung tinh thần ở bên trong VD: Người

ta không chỉ chấp nhận mệnh lệnh của người lãnh đạo không chỉ vì mệnh lệnh đó

có tính chất quyền uy, áp đặt mà còn vì đức độ, sự độ lượng, vị tha trong cách ứng xử hay trí tuệ sắc bén khôn ngoan, dày dạn kinh nghiệm của người lãnh đạo

- Khi người nào đó thực hiện vai trò của mình thì đồng thời họ đã hành động trong sự tương quan với vai trò của người khác Nói cách khác, người ta không thể tách rời một cách cô lập ra khỏi người khác mà có thể thực hiện được vai trò của mình Người thầy chỉ có thể làm tốt vai trò của mình khi hiểu rõ yêu cầu của học sinh

- Mức độ thực hiện vai trò có sự co giãn nhất định, nhưng mức độ của sự co giãn được chấp nhận đến một giới hạn nhất định, vượt khỏi giới hạn đó thì sẽ dẫn đến sai lệch; có nghĩa là người ta sẽ không làm đúng vai trò của mình nữa VD: Người mẹ tôn trọng sự tự lập của con mà bỏ bê phó mặc, thiếu trách nhiệm với con cái thì sẽ bị xã hội phê phán

- Căng thẳng và xung đột vai trò Căng thẳng vai trò chỉ xảy ra khi cá nhân thấy rằng vai trò không còn thích hợp và họ khó khăn trong việc thực hiện vai trò đó, nhất là những vai trò được nhiều người mong đợi, kỳ vọng quá nhiều Xung đột vai trò xảy ra khi cá nhân cùng lúc chiếm giữ hai hay nhiều vị thế, vai trò và khi

cá nhân tham gia nhiều nhóm xã hội khác nhau, họ phải đáp ứng những mong đợi của những nhóm xã hội khác nhau, nhiều khi những trông đơi đó xung đột với nhau về lợi ích VD: Sự xung đột vai trò của một nữ doanh nhân, một mặt họ

Trang 8

phải thực hiện vai trò của một người lãnh đạo trong kinh doanh mặt khác lại là sự mong đợi của gia đình về sự quan tâm chăm sóc của một người vợ, một người mẹ

- Tất cả những vai trò của một người nào đó tạo thành nhân cách xã hội của họ Nhân cách là sự phối hợp của các vai trò

4 Các loại vai trò.

Có nhiều cách phân loại vai trò

* Vai trò chỉ định và vai trò lựa chọn:

- Vai trò chỉ định là vai trò gán cho một người nào đó từ bên ngoài mang tính

chất tự nhiên mà người đó dù có muốn hay không muốn cũng không thể tự mình lựa chọn được,Ví dụ: Vai trò còn … theo một nghĩa khác, vai trò chỉ định là vai trò đươc tạo nên từ sự bàn bạc thoả thuận của những người khác dưới một người nào đó.Hay như quy định ai đó làm người quản lý nhân sự

- Vai trò lựa chọn là vai trò được hình thành do một cá nhân chủ động nắm lấy vai trò bằng những nỗ lực và quy định cả người của mình.Ví dụ: quyết định chọn nghề giáo viên hay thường nhân

* Nếu xét theo mức độ cao thấp của thang giá trị thì ta có những vai trò cao và vai trò thấp.Ví dụ: Vai trò của tổng giám đốc, vai trò của bộ trưởng…vai trò thấp như vai trò của bảo vệ, lao công

- Nếu nhận xét theo tính phức tạp thì chúng ta có vai trò phức tạp của các nhà sang chế, phát minh… cũng có những vai trò đơn giản hơn như vai trò của thợ bốc vác, vai trò của người gác cổng

* Vai trò then chốt và vai trò tổng quát

- Vai trò then chốt: trong một phức hợp các vai trò ở một người luôn nổi lên một vai trò then chốt.Ví dụ: trong gia đình, người chồng đóng vai trò chính làm kinh

tế thì công việc chính của người vợ la nội chợ Có những người đóng nhiều vai trò then chốt ở các nhiều nhóm xã hội VD: một người vừa làm giám đốc của một

xí nghiệp, vừa là chủ tịch câu lạc bộ…

- Vai trò tổng quát: sự phối hợp các vai trò khác nhau trong một người tạo ra ra

bộ mặt chung-đặc trưng cho người đó gọi là vai trò tổng quát

Trang 9

5 Xung đột giữa các vai trò.

Trong thực tế có thể xảy ra sự xung đột giữa các vai Chẳng hạn một sinh viên

nữ của trường đại học, cô ta tự nhận thấy mình với vai của một người trưởng thành trẻ tuổi - một người mà có thể hành động một cách độc lập và tự đưa ra quyết định hành động của mình Nhưng ở nhà cô phải ý thức bản thân mình trong

vai một “cô con gái ngoan ngoãn”, chiều theo những phán xử cha me Như vậy ở

người sinh viên này cần phải hiểu khi nào cô ta được hành động một cách độc lập, khi nào phải hành động phụ thuộc vào yêu cầu của cha mẹ Tức là cô ta phải thực hiên những vai rất trái ngược nhau Nhiều sinh viên đã có những hành vi nổi loạn trong những ngày trước kì nghỉ hè để cố gắng khẳng định cá tính của mình, nhưng sau đó họ lại bắt đầu cảm thấy phải tập làm quen với vai của cậu con trai hoặc cô con gái (trong thời gian nghỉ hè) ở gia đình Khi trở lại trường đại học họ lại thực hiện vai của một người trưởng thành tre tuổi mang tính độc lập (trong quan hệ với những người bạn đồng lứa) Sự xung đột vai còn nhận thấy ở nhiều phụ nữ hiện nay Họ cảm thấy xung đột giữa vai truyền thống của một người vợ, người mẹ, người quản lý gia đình và vai mới trong nghề nghiệp của họ ở cơ quan Đặc biệt, những người phụ nữ giữ cương vị quản lý cơ quan Họ cảm thấy có sự xung đột giữa vị thế của mình trong gia đình với vị thế cao trong cơ quan mà họ đang đảm nhận

6 Phân biệt giữa địa vị và vai trò.

- Là một vị trí xã hội, là chỗ đứng của

một người trong nhóm xã hội

- Là kết quả của sự phối hợp và áp

dụng những tiêu chuẩn về giá trị đang

hiện diện và thịnh hành trong xã hội

VD: học vấn cao, dòng dõi quyền quý,

tài sản nhiều

- Là tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi của một người trên cơ sở địa vị của người đó

- Trong nhiều trường hợp là những tiêu chuẩn tạo ra địa vị Bên cạnh tiền tài, dòng dõi, đẳng cấp… người ta còn tính đến những lợi ích xã hội do việc đảm nhận vai trò mang lai

Trang 10

III Mối quan hệ giữa địa vị và vai trò:

Địa vị và vai trò luôn gắn bó mật thiết với nhau Không thể nói tới vị thế mà

không nói tới vai trò và ngược lại Vai trò và địa vị là hai mặt của vấn đề

Một địa vị có thể có nhiều vai trò VD: một giáo sư có thể đảm nhiệm nhiều vai trò như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phát minh…

Địa vị thường ổn định hơn, ít biến đổi hơn còn vai trò thì động hơn hay biến đổi hơn.VD: một người đang làm bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư sang làm bộ trưởng bộ Công thương, ở đây vị thế không có gì thay đổi nhưng vai trò và nhiệm

vụ đã thay đổi do tính chất hoat động của từng lĩnh vực khác nhau

Sự biến đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biến đổi của địa vị Địa vị biến đổi vai trò cũng biến đổi…Sự biến đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biến đổi của địa

vị qua mỗi giai đoạn cụ thể của từng cá nhân cũng như nhóm xã hội

Vai trò và địa vị thường thống nhất với nhau, song đôi khi cũng gặp nhiều mâu thuẫn VD: một giám đốc cùng một lúc có thái độ thân thiện, gần gũi với cấp dưới nhưng lại cũng phải đưa ra những quyết sách mà có thể làm cấp dưới bất bình

IV Ứng dụng.

Vai trò của làm việc nhóm trong doanh nghiệp:

Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, thế kỉ XXI là thế kỉ làm việc theo nhóm Nền sản xuất hiện đại với những cỗ máy công suất cực lớn hoạt động phối hợp nhịp nhàng trong dây truyền sản xuất đồ sộ buộc chúng ta phải có tư duy và thói quen văn hóa mới Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học

và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được Khi mọi người làm việc như một nhóm, họ sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn khi họ làm việc một cách độc lập

Tuy nhiên, mô hình làm việc theo nhóm đang là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động, bắt nguồn từ những thói quen và hành vi văn hóa của một nền sản xuất nhỏ, manh mún Để thay đổi được nét tư duy cố hữu ấy, điều kiện tiên quyết là bản thân doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò của mô hình làm việc này với hoạt động của tổ chức

Ngày đăng: 29/04/2014, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w