1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích kế toán

50 951 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 509,74 KB

Nội dung

Đề tài Phân tích kế toán nêu cơ sở, điều kiện tiên quyết để xây dựng và lập báo các tài chính, cơ sở để theo dõi, kiểm tra, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ cho nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà tài trợ trong việc đưa ra các quyết định điều hành, đầu tư và tài trợ của mình.

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Chuyên đề: PHÂN TÍCH KẾ TOÁN GVHD : PGS.TS. LÊ THỊ LANH LỚP : TCDN NGÀY 2 Nhóm thực hiện: NHÓM 04 Thành viên Vũ Phạm Hưng Linh Lê Khánh Linh Văn Minh Mẫn Nguyễn Kim Ngân Đỗ Nguyên Thanh Nguyễn Tiến Thành Nguyễn Thế Tuấn Nguyễn Thị Kim Tuyến Võ Ngọc Minh TPHCM, Tháng 05 năm 2013 Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS.TS. Lê Thị Lanh Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 MỤC LỤC 1. Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của phân tích kế toán 1 1.1 Mục tiêu của phân tích kế t oán 1 1.2 Ý nghĩa của phân tích kế toán 1 1.3 Sự cần thiết 1 2. Các nguyên nhân gây sai lệch và biện pháp xử lý giúp tăng tính hiệu quả của nguồn thông tin 2 2.1 Nguyên nhân tạo ra sai lệch 2 2.2 Hoạt động tài trợ 2 2.2.1 Tài sản thuê hoạt động và tài sản thuê tài chính 3 2.2.2 N ợ vay 7 2.2.3 Phân tích nợ phát sinh ngẫu nhiên và những cam kết của DN 10 2.2.4 Khoản mục tài trợ bằng vốn cổ phần 11 2.3 Hoạt động đầu tư 15 2.3.1 Tài sản ngắn hạn 15 2.3.2 Chứng khoán thị trường 20 2.3.3 Hàng tồn kho 24 2.3.4 Tài sản dài hạn 27 2.3.5 Tài sản cố định (TSCĐ) và các nguồn lực tự nhiên 28 2.3.6 Tài sản vô hình (TSVH) 31 2.4 Hoạt động kinh doanh 33 2.4.1 Khái niệm và đo lường 34 2.4.2 Các khoản không có tính lặp lại 38 2.4.3 Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác 41 2.4.4 Các khoản phí trả chậm 43 2.4.5 Chi phí lãi vay 44 2.4.6 Thuế thu nhập 44 2.4.7 Tính toánphân tích thu nhập trên vốn cổ phần 45 3. Kết luận 48 Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS.TS. Lê Thị Lanh Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 Trang 1 1. Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của phân tích kế toán 1.1 Mục tiêu của phân tích kế toán Trước hết, kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật. Theo đó, phân tích kế toán là một tiến trình đánh giá quy mô các số liệu kế toán của một công ty, phản ánh thực trạng kinh tế, là cách mà nhà phân tích sử dụng để đánh giá các biến dạng của kế toán trong các báo cáo tài chính của một DN. Ở đây, cần chú ý “thông tin”. Đây là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc lột tả tình hình tài chính của m ột công ty. Ở Việt Nam, việc tách biệt giữa bộ phận kế toán và bộ phận tài chính hiện này hầu như chưa có, và việc lập báo cáo phân tích tài chính đều do bộ phận kế toán làm. Thêm vào đó là các báo cáo này phục vụ cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Vì vậy, mục tiêu của phân tích kế toán là: - Đánh giá các rủi ro kế toán và chất lượng thu nhập của một DN, ước tính khả năng tạo thu nhập trong tương lại. - Tìm hiểu những tác động tiêu cực do kế toán gây ra đối với các báo các tài chính, trên cở sở đó thực hiện một số biện pháp xử lý, điều chỉnh cần thiết nhằm tăng cường tính hiệu quả, chính xác của nguồn thông tin hỗ trợ cho phân tích t ài chính. - Tìm ra các nguyên nhân gây sai lệch báo cáo tài chính giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình thực tế của công ty. 1.2 Ý nghĩa của phân tích kế toán - Cơ sở, điều kiện tiên quyết để xây dựng và lập báo các tài chính. - Cơ sở để theo dõi, kiểm tra, quản lý hoạt động kinh doanh của DN. - Là nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ cho nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà tài trợ trong việc đưa ra các quy ết định điều hành, đầu tư và tài trợ của mình. 1.3 Sự cần thiết Xuất phát từ những nguyên nhân: - Chuẩn mực kế toán khác nhau sẽ gây nên các sai lệch khác nhau trên kết quả của báo cáo tài chính. - Phương pháp hạch toán kế toán khác nhau cũng dẫn tới các kết quả khác nhau của báo cáo tài chính. - Mục đích, đối tượng mà người lập báo cáo hướng tới (nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà tài trợ) mà việc lập báo cáo sẽ có những sai lệch với tình hình thực t ế của DN Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS.TS. Lê Thị Lanh Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 Trang 2 do tính chủ quan của người lập báo cáo. - Mặt khác, phân tích kế toán đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức về kế toán. Trong trường hợp các nhà phân tích thiếu những kiến thức này thì họ thường có khuynh hướng bỏ qua phân tích kế toán. Vì vậy họ sẽ không thấy được hết ý nghĩa của các báo cáo tài chính và điều này sẽ rất nguy hiểm cho phân tích tài chính. 2. Các nguyên nhân gây sai lệch và biện pháp xử lý giúp tăng tính hiệu quả của nguồn thông tin 2.1 Nguyên nhân tạo ra sai lệch Hiện tại có thể liệt 3 nguyên nhân gây sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính: - Do các chuẩn mực kế toán - Do phương pháp hạch toán kế toán - Do chủ quan của người lập. Thật ra nguyên nhân thứ ba cũng xuất phát từ hai nguyên nhân đầu tiên. Bởi vì kế toán viên không thể làm trái với những điều chuẩn mực và phương pháp hạch toán đã quy định. Do đó họ sẽ lợi dụng những khe hở của chuẩn mực kế toán, của phương pháp hạch toán để lập báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho công ty. Chúng ta sẽ tìm hiểu sự sai lệch đó thể hiện ra sao trên các báo cáo tài chính qua việc nghiên cứu từng hoạt động của DN và hướng xử lý cho từng trường hợp cụ thể. Bài viết này sẽ tìm hiểu sự sai lệch đó thể hiện ra sao và biện pháp xử lý như thế nào thông qua phân tích ba hoạt động chính của DN là: - Hoạt động tài trợ - Hoạt động đầu tư - Hoạt động kinh doanh 2.2 Hoạt động tài trợ M ục tiêu của phân tích hoạt động tài trợ là phân tích cơ cấu hoạt động tài trợ của doanh nghiệp để thấy được những nghĩa vụ nợ ngắn hạn và dài hạn cũng như các nghĩa vụ tiềm tàng mà doanh nghiệp phải thực hiện. Việc phân tích các thành phần này giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp khi xem xét sự tương thích giữa những nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp và các tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Việc phân tích này cũng giúp chúng ta đưa ra những điều chỉnh cần thiết để các số liệu phản ánh tốt hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS.TS. Lê Thị Lanh Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 Trang 3 2.2.1 Tài sản thuê hoạt động và tài sản thuê tài chính: Theo chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản” thì tài sản thuê có 02 loại: Thuê hoạt động Thuê tài chính N ếu nội dung của hợp đ ồng thu ê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quy ền sở hữu tài sản. Là thuê tài s ản m à bên cho thuê có s ự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Phân lo ại các h ình th ức thu ê ho ạt động:  Những hợp đồng thuê tài sản không thỏa mãn đồng thời các điều kiện của hợp đồng thuê tài chính được xem là thuê hoạt động.  Thuê tài sản là quyền sử dụng đất thường được phân loại là thuê hoạt động vì quyền sử dụng đất thường có thời gian sử dụng kinh tế vô hạn và quyền sở hữu sẽ không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạn thuê M ột hợp đồng thu ê tài chính ph ải thỏa m ãn 1 trong 5 điều kiện sau:  Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.  Thời hạn thuê t ài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê.  Tài sản t huê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào. Hợp đồng thuê tài sản được xem là hợp đồng thuê tài chính nếu thỏa mãn ít nhất một trong ba điều kiện:  Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc hủy hợp đồng cho bên cho thuê;  Thu nhập/tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê; Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS.TS. Lê Thị Lanh Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 Trang 4 Thuê ho ạt động Thuê tài chính  Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường. Đặc điểm của thuê tài sản: Thuê ho ạt động Thuê tài chính  Doanh nghiệp thuê không phản ánh giá trị tài sản đi thuê trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp  Chỉ phản ánh chi phí tiền thuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền thuê (Trả tiền thuê từng kỳ hay trả trước, trả sau).  TS thuê hoạt động sẽ không được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của DN.  Tại thời điểm nhận tài sản thuê, bên thuê ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê.  Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.  Bên thuê có trách nhiệm tính và trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí SXKD trong kỳ nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của bên đi thuê.  TS thuê tài chính sẽ được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của DN.  Phân tí ch hoạt động thuê tài sản: Do sự khác biệt lớn nhất giữa 02 loại hình thuê tài sản này mà DN thường có xu hướng chọn hình thức thuê hoạt động vì những lợi ích sau: - DN không phải ghi nhận giá trị tài sản vào bảng cân đối kế toán như vậy sẽ làm giảm mức độ nợ vay của DN và sẽ làm tăng tỷ số thanh toán nợ cho DN. - Thuê hoạt động sẽ làm giảm tổng tài sản của DN so với mức lẽ ra DN phải báo cáo vì vậy sẽ làm tăng các tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư. - Thuê hoạt động sẽ làm trì hoãn việc ghi nhận chi phí so với hình thức thuê tài chính. Nghĩa là thuê hoạt động sẽ làm tăng thu nhập trong những năm đầu tiên khi đi thuê và hạ thấp thu nhập vào những năm cuối của hợp đồng thuê. Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS.TS. Lê Thị Lanh Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 Trang 5 - Thuê hoạt động sẽ làm giảm bớt nợ ngắn hạn cho DN do những khoản thanh toán ngắn hạn này sẽ nằm ngoài bảng cân đối kế toán. Như vậy sẽ làm gia tăng tỷ số thanh toán hiện hành của DN. - DN sẽ thanh toán chi phí thuê hoạt động như là chi phí hoạt động. Hệ quả là hình thức thuê hoạt động sẽ làm giảm thu nhập từ hoạt động và làm giảm chi phí lãi vay. Cuối cùng sẽ làm tăng các tỷ số thanh toán lãi vay. - Không phải thực hiện trích khấu hao cho TSCĐ đi thuê. Chính vì vậy thông thường các DN hay “tránh né” hình thức thuê tài chính mà họ thường thiết kế hợp đồng thành thuê hoạt động.  Ví dụ minh họa: Giả sử đầu năm N, một DN có nhu cầu tăng thêm một TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng với giá trị là 200 triệu đồng. Thời gian khấu hao ước tính là 10 năm và giá trị còn lại vào cuối năm thứ 10 là 0, lãi suất 10%/năm. Chi phí thuê hàng năm của công ty là 32,55 triệu đồng (cả gốc và lãi). Công ty sẽ khấu hao tài sản này theo phương pháp tuyến tính cố định trong suốt đời sống kinh tế của nó. Để có tài sản này, DN có thể sử dụng hình thức thuê hoạt động và thuê tài chính. Bảng tính tiền lãi và gốc phải trả hàng năm đối với hình thức thuê tài chính TT Kho ản nợ vay đầu mỗi năm Tiền lãi Nợ gốc Tống số Kho ản nợ v ào cuối mỗi năm 1 200 20 12.55 32.55 187,45 2 187,45 19 13,55 32.55 173,9 3 173,9 17 15,56 32.55 158,35 4 158,35 16 16,55 32.55 141,8 5 141,8 14 18,55 32.55 123,25 6 123,25 12 20,55 32.55 102,7 7 102,7 10 22,55 32.55 80,15 8 80,15 8 24,55 32.55 55,6 9 55,6 6 26,55 32.55 29,05 10 29,05 3,5 29,55 32.55 0 T ổng 125,5 200 325,5 Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS.TS. Lê Thị Lanh Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 Trang 6 Ta có bảng tính chi phí DN phải chi ra đối với từng hình thức thuê tài sản: ĐVT: Triệu đồng Năm Thuê hoạt động Thuê tài chính Lãi vay Chi phí kh ấu hao T ổng 1 32,55 20 20 40 2 32,55 19 20 39 3 32,55 17 20 37 4 32,55 16 20 36 5 32,55 14 20 34 6 32,55 12 20 32 7 32,55 10 20 30 8 32,55 8 20 28 9 32,55 6 20 26 10 32,55 3.5 20 23.5 T ổng 325.5 125,5 200 325.5 Như vậy, tổng chi phí của 02 hình thức này là bằng nhau, tuy nhiên khi xét từng năm thì chi phí thanh toán cho từng loại hình thuê tài sản có sự khác nhau. Thuê tài chính sẽ cho chi phí cao hơn thuê hoạt động vào những năm đầu (từ năm thứ 1 đến năm thứ 5) và ngược lại vào những năm tiếp theo (từ năm thứ 6 đến năm thứ 10). Giả sử các yếu tố khác không đổi trong năm N-1 và năm N ta có bảng cân đối kế toán tóm lược được lập vào cuối năm như sau: Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Thuê ho ạt động Thuê tài chính A – Tài sản ngắn hạn 300 300 300 B – Tài s ản d ài h ạn, trong đó: 700 700 880 T ổng t ài s ản 1.000 1.000 1.180 A – N ợ phải trả 400 400 580 B – Nguồn vốn CSH 600 600 600 T ổng nguồn vốn 1.000 1.000 1.180 Do hình thức thuê hoạt động không yêu cầu ghi nhận tài sản và nợ phải trả vào bảng cân đối kế toán do đó bảng cân đối kế toán năm N khi DN đã thuê tài sản dưới hình thức thuê hoạt động không t hay đổi so với bảng cân đối kế toán năm N-1. Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS.TS. Lê Thị Lanh Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 Trang 7 Đối với hình thức thuê tài chính: Trong năm N, DN phải ghi nhận tăng ở phần tài sản một khoản 180 (= 200 – 20) đây chính là nguyên giá trừ cho hao mòn của TSCĐ đi thuê. Tương ứng phần nguồn vốn của DN cũng tăng 180.  Cách xử lý: Tóm lại việc hạch toán không chính xác TSCĐ thuê hoạt động và thuê tài chính sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số sau trên báo cáo tài chính: - Phản ảnh thấp hơn giá trị Tổng tài sản nếu chuy ển TS từ thuê tài chính sang thuê hoạt động, làm tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ. - Phản ảnh thấp hơn giá trị Tổng nợ nếu chuy ển TS từ thuê tài chính sang thuê hoạt động, làm tăng khả năng vay nợ cho DN. - Giảm chi phí hoạt động tài chính tương ứng với mức lãi vay. - Tăng chi phí sản xuất trực tiếp, quản lý hoặc bán hàng tùy thuộc vào khu vực mà tài sản thuê trực tiếp phục vụ. Như vậy giải pháp đối với vấn đề này: - Đối với các tài sản đi thuê đỏi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trên hợp đồng thuê để đánh giá đây là TS thuộc loại thuê hoạt động hay thuê tài chính. Và DN có phản ánh chính xác hình thức thuê hay không. - Trong quá trình phân tích cũng phải xem xét việc DN có bán TS rồi thuê lại chính TS đó nhằm mục đích gia tăng lượng tiền hoạt động hay không. - Do chuẩn mực kế toán cho phép DN có thể lựa chọn hình thức TS thuê hoạt động hoặc thuê tài chính, nên nếu DN hạch toán TS đi thuê theo đúng chuẩn mực quy định thì chỉ cần lưu ý những chỉ số bị ảnh hưởng trong quá trình phân tích. - Sau khi xem xét ý nghĩa thực sự của các thông tin tài chính, chúng ta có thể điều chỉnh thuê hoạt động thành thuê tài chính hay ngược lại để kết quả phân tích t ài chính phản ánh tốt hơn thực trạng tài chính của công ty được phân tích. 2.2.2 Nợ vay Nợ vay là khoản tiền mà doanh nghiệp (DN) phải trả trong thời gian 01 năm hoặc trên 01 năm phụ thuộc vào loại hình nợ đó. Như vậy có 02 loại nợ vay tại doanh nghiệp: nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn. Nợ ngắn hạn có thể chia ra thành 02 loại: - Loại nợ ngắn hạn thứ nhất phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: thuế phải trả, chi phí phải trả, nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn, khoản phải Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS.TS. Lê Thị Lanh Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 Trang 8 trả người bán và các chi phí hoạt động tích lũy khác. - Loại nợ ngắn hạn thứ hai phát sinh từ các hoạt động t ài trợ bao gồm các khoản vay mượn ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả. Nợ dài hạn: là các nghĩa vụ tài chính mà người vay hay các dự án doanh nghiệp không phải thanh toán trong thời hạn một năm hoặt trong một chu kỳ hoạt động sản suất kinh doanh. Nợ dài hạn bao gồm các khoản vay nợ dài hạn, các loại trái phiếu, giấy chứng nhận nợ và các loại tín phiếu.  Phân tí ch nợ vay và hướng xử lý: - Việc phân lọai nợ vay thành ngắn hạn và dài hạn sẽ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp chẳng hạn như chỉ số Nợ/VCP. Nếu phân loại nợ dài hạn (NDH) thành nợ ngắn hạn (NNH) thì khi tính toản chỉ số NDH/VCP sẽ có giá trị nhỏ hơn là khi phân loại đúng là NDH. - Bởi vì các khoản nợ luôn đi kèm với những nghĩa vụ tài chính cố định mà công ty bắt buộc phải thực hiện, và trên bảng cân đối kế toán không thể hiện thời gian của các khoản nợ nói trên, nên chúng ta cần đảm bảo rằng các công ty khai báo và giải thích đầy đủ các nghĩa vụ tài chính này. Các khai báo này bao gồm: tổng số nợ vay, ngày đến hạn, các điều khoản giới hạn, các điều kiện, các trở ngại, và các giới hạn mà chủ nợ áp đặt đối với công ty đi vay. Cần chú ý đối chiếu xem xét tình phù hợp với mục đích vay nợ và dòng tiền của DN để đáp ứng với nghĩa vụ nợ của DN theo thời gian, tránh trường hợp các khoản vay ngắn hạn tài trợ cho dự án dài hạn. Thêm một vấn đề cần lưu ý rằng, nhiều doanh nghiệp cố gắng giảm tổng số nợ vay khi đưa ra các báo cáo tài chính của mình cũng như một vài khoản nợ có khuynh hướng được phân loại sai hoặc được mô tả không đầy đủ tài trợ nợ của DN khi công bố ra thị trường dẫn đến loại bỏ tính chủ quan của người lập báo cáo. - Trong báo cáo tài chính của Việt Nam, bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ không cung cấp thông tin về mục đích của các khoản vay cũng như các khoản tài trợ khác như các khoản phải trả, phải nộp khác, phải trả dài hạn khác…Cần lưu ý xem xét và phân tích trong các thuyết minh báo cáo tài chính để đánh giá nghĩa vụ nợ liên quan. Tuy nhiên, cần chú ý đối chiếu với các hợp đồng vay nợ của DN. Nếu các khoản vay để tài trợ cho các dự án có tính khả thi cao thì hoàn toàn không đáng lo ngại. Ngược lại, trong trường hợp các khoản vay này nhằm mục đích đảo nợ (vay để trả các khoản nợ cũ). Đây là dấu hiệu cho thấy tình [...]... chỉnh giá trị lợi nhuận hạch toán trên báo cáo Vì vậy, khi phân tích báo cáo cần gắn kết thành quả lợi nhuận trong kỳ với tính bất Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 Trang 26 Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS TS Lê Thị Lanh ổn trong giá trị hàng t ồn kho (ii).Tác động của chi phí hàng tồn k ho lên bảng cân đối kế toán Ví dụ: Xem giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán cuối tháng 12/2012 của Công... định  Phân tích các biến dạng kế toán từ chứng khoán Dù trong chuẩn mự c kế toán có đề cập đến giá trị hợp lý khi phản ánh chứng khoán thị trường như ng không báo quát hết kế t oán giá trị hợp lý mà v ẫn còn là sự thỏa hiệp giữa giá gốc và gia hợp lý nên để lại nhiều vấn đề chưa giải quyết Nhằm tránh các biến đạn g tiềm ẩn do phương pháp kế toán lẫn quá trình quản trị thu nhập gây ra, khi phân tích, ... Hàng tồn kho cuối kỳ được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 Trang 25 Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS TS Lê Thị Lanh d Phân tí ch hàng tồn kho Việc áp dụng các phư ơng pháp định giá hàng tồn kho khác nhau sẽ tạo ra các dịch chuyển khác nhau về giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán sang chi phí tr ên Báo cáo kết quả kinh doanh Do phương pháp thực tế đích danh... đầu tư (**) Việc trình bày báo cáo hợp nhất đư ợc quy định trong chuẩn mực kế toán số 25 được ban hành theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày 2 – K21 Trang 22 Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS TS Lê Thị Lanh c Phân tích chứng khoán thị trường Ít nhất có 3 mục tiêu cần hướng đến khi phân tích chứng khoán thị trư ờng:  Tách thành quả hoạt động ra khỏi thành quả và... Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS TS Lê Thị Lanh phục vụ được, chẳng hạn như chi phí m ua, chuyên chở, lắp đặt, thuế, Các nguồn lực tự nhiên được xác định giá trị bằng cách cộng nguyên giá với chi phí thăm dò, khai thác và phát triển  Phân tí ch TSCĐ: M ỗi TSCĐ phải đư ợc quản lý theo nguyên giá, số hao m òn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của T... này hạch toán độc lập thì việc bán các khoản phải thu sẽ có lợi cho công ty mẹ vì giảm đư ợc số phải thu trên bảng cân đối kế toán Cách xử lý đối với việc phân loại khoản nợ phải thu khó đòi: Nhà p hân tích nên tập hợp các thông tin về k hoản phải thu từ hợp đồng của DN, các thông tin trình bày trên thuyết minh BCT C, tiểu sử” trả nợ và đánh giá tính hợp lý của việc phân loại DN Nhà phân tích cũng... nhắc khi phân tích hoạt động tài trợ nợ của DN - Khi phân tích cần t ham khảo nguồn thông t in từ các nhà kiểm toán để nhận diện và đo lư ờng các khoản nợ của doanh nghiệp Một nguồn thông tin đảm bảo khác là hệ thống kế toán kép mà theo đó nó sẽ yêu cầu rằng đối với mọi tài sản, tài nguyên hoặc chi phí ph át sinh, th ì sẽ luôn có một bút toán đối ứng làm phát sinh nợ hoặc huy động thêm vốn Phân t ích... tương lai của DN Trong phân tích họat đồng đầu tư, bài phân viết này tập trung phân tích các khoản mục của hoạt động đầu tư như TSNH, TSCĐ và phương pháp trích khấu hao của DN ảnh hư ởng như thế nào đến bảng cân đối kế toán, cũng như tác động của các khoản chi phí trả trư ớc, đồng thời đư a ra biện pháp xử lý, điều chỉnh nhằm có những đánh giá chính xác trong quá trình phân tích 2.3.1 Tài sản ngắn... phư ơng pháp kế toán đư ợc sử dụng, từ đó tăng cường khả năng dự báo cho nhà quản trị, nhà đầu tư và tài trợ Trong phần này, trước hết, bài viết phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm của thu nhập giúp cho ngư ời phân t ích có được định hướng rõ ràng khi tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của DN (do mỗi một loại thu nhập có cách xác định khác nhau và ý nghĩa khác nhau trong phân tích) Đồng thời,... DN  Phân tí ch vốn cổ phần VCP thư ờng không có tác động rõ rệt đến kết quả lợi nhuận, và do đó không có tác động nghiêm trọng đến kết quả phân tích lợi nhuận Tuy nhiên, để có được cái nhìn chính xác nhất về hiệu quả của hoạt động tài trợ của DN, cần chú ý phân tích kết cấu của vốn cổ phần bởi vì nhữ ng điều khoản liên quan đến kết cấu này đều ảnh hưởng đến quyền lợi còn lại của vốn cổ phần thư ờng, . 31 2 .4 Hoạt động kinh doanh 33 2 .4. 1 Khái niệm và đo lường 34 2 .4. 2 Các khoản không có tính lặp lại 38 2 .4. 3 Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác 41 2 .4. 4 Các khoản phí trả chậm 43 2 .4. 5 Chi. Chi phí lãi vay 44 2 .4. 6 Thuế thu nhập 44 2 .4. 7 Tính toán và phân tích thu nhập trên vốn cổ phần 45 3. Kết luận 48 Chuyên đề phân tích kế toán GVHD: PGS.TS. Lê Thị Lanh Nhóm 4 Lớp TCDN Ngày. 20 12.55 32.55 187 ,45 2 187 ,45 19 13,55 32.55 173,9 3 173,9 17 15,56 32.55 158,35 4 158,35 16 16,55 32.55 141 ,8 5 141 ,8 14 18,55 32.55 123,25

Ngày đăng: 28/04/2014, 17:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tính tiền lãi và gốc phải trả hàng năm đối với hình thức thuê tài chính  TT - Tiểu luận: Phân tích kế toán
Bảng t ính tiền lãi và gốc phải trả hàng năm đối với hình thức thuê tài chính TT (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w